1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

3214 người đang online, trong đó có 122 thành viên. 05:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67253 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Mình cũng chỉ là một nhà đầu tư nhỏ thôi nhưng do đặc thù công việc nên cũng có điều kiện được nói chuyện với một vài đại gia và một số chuyên gia tài chính có thể gọi là hàng đầu. Một điều kỳ lạ là các đại gia quyết định đầu tư dựa trên cảm tính còn các chuyên gia thường khuyên đầu tư dựa trên phân tích. Trước đây mình không hiểu điều này nhưng hiện nay mình cho rằng hóa ra đầu tư là một nghệ thuật chứ không phải là kỹ thuật, vì các đại gia có năng khiếu bẩm sinh nên họ ngày càng giàu, còn đa số các chuyên gia thì chỉ đủ ăn đủ tiêu thôi. Điều này có vẻ đúng với Steve Jobs khi ông coi máy tính hay điện thoại sản xuất ra phải là tác phẩm chứ không phải là sản phẩm, hay không phải ai cứ học vẽ là sẽ trở thành Leonardo Da Vinci vậy.
    ngoi_sao_co_doc, Bonmua, Ga_moi2 người khác thích bài này.
  2. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Theo em thì bác đã khái quát nhưng chưa bao hàm cái cần diễn tả. Khi họ đầu tư mà sự nhìn nhận quen thuộc thì trở thành bản năng - mà cái gì mà là bản năng thì nó sẽ tồn tại lâu hơn! Còn năng khiếu thì em ko đồng tình cho lắm, con nông dân sẽ trở thành doanh nhân ít hơn con ông thương gia!
    gerbermark2 thích bài này.
  3. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.984
    Mình đồng ý với bác . Mình thêm chơi theo TA thì nên phát triển kiểu TA riêng cho mình dựa trên TA cơ bản mà sách vở đã dạy thì sẽ có cái nhìn chính xác hơn và tự tin hơn khi chơi chứng
    Vuthanhnguyen, Songsanhgerbermark2 thích bài này.
  4. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Theo tôi, bác Ngọc này muốn phản bác lại một số thói xấu của dân VN mình như lười nhác, hay đổ lỗi, thiếu cố gắng, ... Đồng thời bác này cũng cổ suý cho tư tưởng tự thân vận động là chính, qua đó có thể thấy bác ý là một người mạnh mẽ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Lý luận bác Ngọc này đưa ra thì cũng không sai, nhưng hơi quá tả, kiểu như lý luận của những người CS ngày trước: "Bạn đừng đòi hỏi xã hội đã làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi mình đã đóng góp gì cho xã hội". Cách đặt vấn đề của bác Ngọc, đúng như bác FBV nhận xét, là hơi một chiều, gộp hết tất cả những người phê phán xã hội (vd như giáo dục chưa tốt) vào làm một, không có sự chia tách họ ra theo các động cơ phê phán khác nhau. Ai dám nói rằng những người đang lên tiếng phản biện xã hội là những người chưa cố gắng trong công việc hay thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc hàng ngày của họ?
    Ngay cả khi nếu như họ cũng đúng là những người chưa nỗ lực hết sức nhưng những ý kiến của họ là xác thực thì cũng không thể gạt bỏ bằng lý luận là ông chưa cố gắng trong công việc thì ông không được quyền phê phán người khác. Cái cách đặt vấn đề và cách tiếp thu ý kiến phản biện của bác Ngọc này rất giống cách hành xử của các vị lãnh đạo xã hội ngày nay. Họ đứng ở tư thế của người trên (hoặc có quyền lực hoặc đã thành đạt hơn nhiều người khác) để áp đặt suy nghĩ và tư tưởng của mình cho tất cả mà không thèm quan tâm nhiều tới quan điểm của người khác, dù quan điểm đó có thể cũng không hề sai. Ví dụ: một người trải qua 12 năm học phổ thông rồi 5 năm học đại học mà khi vào đời không xin nổi một công việc hay có việc thì không đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc thì họ có quyền được lên tiếng phê phán việc đào tạo của xã hội hay không? Điều đó đâu có liên quan gì tới việc họ đã gắng hết sức trong c/s hay không, đúng không? Lại nữa nếu họ có thành công với sự cố gắng của bản thân đi chăng nữa thì tại sao không nghĩ rằng với sự cố gắng ấy của họ nếu họ được đào tạo tốt hơn thì họ đã có thể đạt được nhiều thành công hơn nữa và đã có thể đóng góp nhiều hơn rất nhiều cho xã hội?
  5. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Mình đâu có dám khái quát đâu bác, vì mình chỉ gặp được một số ít người và cũng chưa chắc mình hiểu được họ (vì mình không phải là đại gia nên không biết được đại gia sẽ nghĩ như thế nào) mà đây chỉ là cảm nhận của cá nhân mình thôi.
    --- Gộp bài viết, 12/09/2015, Bài cũ: 12/09/2015 ---
    Mình học TA hơn 1 năm, bây giờ cũng sử dụng theo cách của mình và phải ghép với FA và nhiều thứ khác mới khử nhiễu được.
    anhmauhic, Vuthanhnguyen, FBV3 người khác thích bài này.
  6. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Theo tôi, cũng không cần phải phân tích rõ xem công việc đầu tư nó là kỹ thuật hay nghệ thuật, vì điều đó nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận và thực hiện của mỗi người. Nếu bạn đủ yêu thích, say mê với nó và có thể tìm thấy nguồn cảm hứng để sáng tạo trong công việc đầu tư thì với bạn công việc đầu tư là một nghệ thuật. Nếu bạn nhìn nhận công việc đầu tư là khô khan với những hành vi tuân theo một kỷ luật khắc nghiệt nào đó, thì đầu tư đúng là một dạng kỹ thuật đối với bạn. Với tôi thì đầu tư đơn giản là một công việc cần làm và nên làm trong cuộc sống, bởi vì nó không chỉ đem lại tiền bạc mà còn nhiều kiến thức cần thiết khác để giúp tôi có thể sống một c/s vui vẻ hơn.
  7. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Hình như câu nói nguyên bản là của Tổng thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy " Đừng hỏi đất nước sẽ làm gì cho chúng ta mà hãy hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước" nguyên văn: " Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country"
    kts_hha thích bài này.
  8. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Bác nói đúng nhưng ý mình là ở chỗ đầu tư đúng và thành công lớn lại dựa trên cảm tính chính xác chứ không phải phân tích chính xác, điều này trước đây hơi khó hiểu đối với người học chuyên ngành kỹ thuật như mình.
    --- Gộp bài viết, 12/09/2015, Bài cũ: 12/09/2015 ---
    Thôi cũng muộn rồi, xin chúc anh em ngủ ngon và hẹn gặp lại.
    anhmauhicVuthanhnguyen thích bài này.
  9. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tôi không rõ lắm, nhưng ngày trước còn đi học rất hay thấy mọi người trích dẫn câu nói ấy trong các buổi họp Đoàn, Đội nên tôi vẫn cứ cho là đó là tư tưởng của mấy bác CS kiểu như Pavel trong Thép đã tôi thế đấy.
    Câu nói đó nếu chỉ dùng để nhắc nhở mọi người phải sống có trách nhiệm hơn với xã hội thì rất đúng, nhưng nếu dùng để bác bỏ phản biện của người khác thì lại rất khiên cưỡng.
    binhnguyenpnam, anhmauhicVuthanhnguyen thích bài này.
  10. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Về điểm này mình không thể đồng ý với bác vì nếu bác nói như vậy thì chẳng khác nào dân TA là chuyên nghiệp còn dân FA là nghiệp dư hay sao? Theo mình thì để sử dụng được TA từ cơ bán như vẽ trend rồi Ichimoku cho đến đếm được sóng Elliott mất khoảng 6 tháng, trong khi muốn sử dụng được FA (vĩ mô và vi mô doanh nghiệp) phải mất ít nhất là 1 năm vì FA phức tạp hơn rất nhiều. Với FA không những phải hiểu rõ các chỉ số mà còn phải đánh giá được các tác động của các sự kiện nội tại và toàn cầu lên kinh tế vĩ mô của một quốc gia, rồi từ đó lại thêm nội tại của doanh nghiệp mà xác định xu hướng của một CP, chưa kể phải cập nhật thường xuyên các biến động quốc tế, quốc gia và cả doanh nghiệp. Sau khi đã nắm được các kiến thức cơ bản thì việc xây dựng và phân tích một đồ thị TA dễ hơn nhiều so với phân tích một báo cáo tài chính của một doanh nghiệp vì TA luôn nhất quán và không phụ thuộc vào tính cơ bản của chỉ số, trong khi các hoạt động của doanh nghiệp lại đa dạng và rất khó nhận thức. Chính vì phân tích FA rất khó nên đối với một sự kiện ví dụ như giá dầu chẳng hạn thì cũng có nhiều công ty hay chuyên gia hàng đầu thế giới vẫn đưa ra những quan điểm trái ngược nhau, trong khi phân tích một đồ thị thì dễ tìm thấy sự đồng thuận hơn nhiều.

Chia sẻ trang này