Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

6875 người đang online, trong đó có 773 thành viên. 12:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 66791 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. brokervnn01

    brokervnn01 Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    14/08/2015
    Đã được thích:
    53
    Xin góp ý: Trên sàn có nhiều cặp CP blue chip mà khi con này tăng, con kia sẽ giảm hoặc sẽ không tăng, lý do: Một vài quỹ nào đó đã đảo, và điều này luôn luôn diễn ra. Bám theo nó mà hành sự.
    --- Gộp bài viết, 14/09/2015, Bài cũ: 14/09/2015 ---
    http://f319.com/threads/thien-nhan-...dau-nganh-vcb-bid-ctg-good-luck.660029/page-3
    http://f319.com/threads/thien-nhan-...dau-nganh-vcb-bid-ctg-good-luck.660029/page-4

    và một chú em ngoài ngành Bank nữa, sẽ gợi ý khi chuẩn bị.
  2. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Đó chỉ là lý thuyết thôi, vẫn phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nữa bác ạ, nói chung từ ngày sử dụng ổn định thì ít nhất là chưa bị thua lỗ đồng nào...he he he. Hồi mình mới vào lại TT đầu tháng 7 do trình độ kém nên vào hai lần cũng bị mất ngay khoảng 10% tổng TK sau 4 tuần (mình vào 70% TK và đặt cắt lỗ 7%), sau đó hiệu chỉnh rồi thì chỉ cần dùng 30% TK là gỡ lại được hết trong hai tuần.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.783
    lướtt web, có bài này mới, trả lời thay cho ông Ngọc!!!
    Năng suất lao động: 50 năm nữa, Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan

    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nan...m-moi-duoi-kip-thai-lan-20150912110311778.htm
    Đây là khẳng định của TS Hồ Đình Bảo, Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra trong Tọa đàm “Kinh tế Việt Nam 9 tháng” và năng suất lao động diễn ra ngày 11/9.

    Theo TS Bảo, không cần phải so sánh với các nước phát triển, ngay cả với các nước trong khu vực, NSLĐ của Việt Nam đã rất thấp. Nếu tăng trưởng NSLĐ của các nước Indonesia, Philippines dậm chân tại chỗ thì 10 năm nữa, chúng ta mới bằng họ. Nhưng họ không đứng yên để chờ ta mà họ còn tăng trưởng nhanh hơn, mạnh hơn.

    [​IMG]
    Theo báo cáo của các chuyên gia, NSLĐ của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực ASEAN và Châu Á. Nếu tính NSLĐ theo giờ công trong năm 2012, một giờ lao động của một người Singapore tạo ra khoảng 49,5 USD giá trị gia tăng, trong khi đó ở Việt Nam là 3,4 USD. Chỉ số này của Việt Nam chỉ hơn so với Campuchia là 1,8 USD và thấp hơn Philipines 6,9 USD.

    NSLĐ tổng hợp của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực, năm 2012, NSLĐ của Việt Nam thấp hơn 18 lần so với Singapore, 11 lần so với Hàn Quốc, 7 lần so với Malaysia, 3 lần so với Thái Lan, Trung Quốc và 2 lần so với Indonesia, Philippines và chỉ xấp xỉ Lào và cao hơn Campuchia 36,4%.

    Nếu không quy đổi ngang bằng sức mua, NSLĐ Việt Nam năm 2012 là 1.834 USD theo giá thực tế, tương đương 38,2 triệu đồng. Đến năm 2014, năng suất lao động ở Việt Nam đạt 51,11 triệu đồng (2.400 USD).

    Theo báo cáo nghiên cứu trên, nếu xét theo giai đoạn, tốc độ tăng trưởng NSLĐ Việt Nam có dấu hiệu giảm dần, giai đoạn 2008-2012 chỉ còn 0,4%, trong khi giai đoạn trước 1997-2008 là 0,5% và giai đoạn 1991-1997 là 0,06%.

    Với dữ liệu này, “nếu giả định các nước có cùng tốc độ tăng trưởng NSLĐ như Việt Nam thì phải 20 năm nữa Việt Nam mới xoá bỏ được sự cách biệt về NSLĐ so với Indonesia và Philippines và mất thêm 50 năm nữa mới đuổi kịp Thái Lan", ông Bảo nói.

    Các chuyên gia cũng chỉ rõ, cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn, khai thác tài nguyên; lao động thiếu kỹ năng, nghề nghiệp, chậm chuyển đổi, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; Bộ máy quản lý cồng kềnh, hàm lượng gia công thấp trong sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ cao... đang là những nguyên nhân khiến NSLĐ thấp và cải thiện chỉ số này gặp khó khăn.

    Mặc dù cơ cấu kinh tế và lao động, lao động trong nông nghiệp đang giảm nhanh tại Việt Nam, từ 70% năm 1996 đến năm 2012 chỉ còn 47% lao động trong nông nghiệp, trong khi đó, lao động công nghiệp tăng từ 10,6% lên 21,1%, dịch vụ từ 19,4 lên 31,5% năm 2012.

    Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng NLLĐ nhanh nhất trong khu vực, điều này cho thấy Việt Nam có tiềm năng bắt kịp với các quốc gia có năng suất cao hơn. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế và lao động của Việt Nam năm 2012 chỉ tương đương với Thái Lan và Trung Quốc đầu những năm 90.

    Trong các ngành, nông nghiệp vẫn là nơi có NSLĐ thấp nhất. Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia từu Đại học Kinh tế Quốc dân, nếu năm 2014, NSLĐ trung bình của người lao động Việt Nam đạt 51 triệu đồng/năm, thì khu vực nông nghiệp chỉ đạt 18,9 triệu đồng, thua xa lao động trong các lĩnh vực như công nghiệp 92,9 triệu đồng, dịch vụ 79,5 triệu đồng.

    Báo cáo cũng chỉ ra, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có NSLĐ cao hơn so với kinh tế trong nước. Trong đó, kinh tế ngoài nhà nước có NSLĐ rất thấp. Khu vực kinh tế Nhà nước tốc độ tăng NSLĐ bình quân cao hơn so với các khu vực khác, tuy nhiên có xu hướng giảm dần. Ngược lại, khu vực ngoài Nhà nước mặc dù NSLĐ thấp nhưng tốc độ cải thiện ngày càng tăng.

    Một nghịch lý khác là, phải tăng NSLĐ mới có cơ sở để tăng lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều này hoàn toàn ngược lại. Lương tối thiểu tăng và tăng mạnh, trong khi NSLĐ tăng chậm hoặc dậm chân tại chỗ. Giai đoạn 2010 – 2012, tốc độ tăng lương tối thiểu vùng 1 vượt xa tốc độ tăng NSLĐ tương ứng. Đến giai đoạn 2013 – 2014, khoảng cách này rút ngắn lại còn 6,23 và 5,48 điểm %

    TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cũng thừa nhận: NSLĐ thấp là đúng. Nhìn từ 2010 đến nay NSLĐ của ASEAN vẫn gấp 2/3 lần Việt Nam. Trong khi đó, nhiều nước như Lào trong mấy năm liên tục tăng, NSLĐ của họ luôn bám sát Việt Nam. NSLĐ của Myanmar thấp hơn Việt Nam 1 bậc, nhưng đến năm 2014 họ đã gần bằng Việt Nam, nếu cứ đà này, họ sẽ vượt qua cả Việt Nam.

    GS.TS Lương Xuân Quỳ - Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, muốn cải thiện được NSLĐ, phải tính đến yếu tố biên chế hành chính. Biên chế của ta cực kì cồng kềnh, càng kêu gọi giảm càng phình ra. "Để NSLĐ tăng nhanh, một trong những vấn đề trực diện nhất là tăng người làm, giảm những người chỉ tay 5 ngón này đi. Đây là câu chuyện nói bao năm nhưng chúng ta chưa làm được", ông Quỳ nhấn mạnh.

    Vị chuyên gia này nói thêm, với cơ cấu kinh tế tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn, khai thác tài nguyên, lao động không có kỹ năng, trình độ nhiều như hiện nay thì việc cải thiện NSLĐ là rất khó. Muốn cải thiện, phải bắt tay vào làm và thực hiện, còn chỉ dừng lại ở khẩu hiệu “còn lâu mới làm được”.

    Nguyễn Tuyền
    brokervnn01Vuthanhnguyen thích bài này.
  4. willstrong

    willstrong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Đã được thích:
    7.666
    Ý Bác là như này phải không?
    ...
    "NHỮNG NGUÒI THÀNH CÔNG THEO TA là bậc thầy VỀ FA
    - trong FA k cần có TA
    nhung trong TA , FA là 1 phần của TA..."
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  5. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Cảm ơn bác. Một số người cũng có nhận định giống như bác nói.

    Tuy nhiên tôi muốn nhận được ý kiến của nhiều người, đặc biệt nếu bác nào đã có các thống kê của các trường hợp đã xảy ra trong quá khứ thì càng tốt.
  6. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Tôi không muốn đi sâu vào tranh luận xem FA hay TA ai là bậc thầy vì nó không mang lại ích lợi cho các trao đổi của chúng ta ở đây.

    Trước đây tôi đã từng đọc một cuốn sách "Một nửa đàn ông là đàn bà" nên có thể khái quát cho TTCKVN là "Một nửa nhà đầu tư là nhà đầu cơ" vì trong mỗi chúng ta đều có một phần là đầu cơ, dù đấy là dạng lướt lát giảm giá vốn hay là tái cấu trúc danh mục. Cho nên có thể nói rất nhiều người sử dụng cả FA lẫn TA (tuy nhiên trình độ thì tùy từng cá nhân).

    Các NĐT dùng phương pháp FA thông thường sẽ có hệ thống theo dõi hiệu quả của doanh nghiệp và so sánh với các biến động về giá trên thị trường. Do đó có thể nói họ cũng có những công cụ nhất định giúp đưa ra quyết định mua - bán.

    Quay lại vấn đề liệu FA có xác định được điểm mua - bán hay cơ cấu lại tỷ trọng của cổ phiếu XYZ nào đó trong danh mục hay không, tôi cho là hoàn toàn có thể. Mặc dù nó (FA) không chỉ ra cụ thể chính xác được từng phiên, từng ngày giá cổ phiếu lên - xuống nhưng chúng ta cũng có thể lựa chọn được khoảng thời gian giao dịch.

    Nói ví dụ, khi phân tích doanh nghiệp, chúng ta thường thấy nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào mùa vụ. Những doanh nghiệp xây dựng chẳng hạn thường có kết quả 3 quý đầu thấp và doanh thu, lợi nhuận sẽ được dồn vào quý 4.

    Đồng thời trong năm thì sẽ có một số tháng "trũng", ví dụ tháng 5 hàng năm thị trường rất chậm và như các năm gần đây thường trong chu kỳ giảm điểm. Nếu kết hợp kết quả quý 1 của doanh nghiệp XYZ trung bình, họp ĐHCĐ và các tin tốt liên quan tới cổ tức đã ra vào tháng 4, thì đến tháng 5 sẽ là lúc giá cổ phiếu của doanh nghiệp có thể xuống thấp. Nếu khi đó NĐT xác định hoạt động XSKD của doanh nghiệp vẫn tốt, không có biến động xấu và giá cổ phiếu đang xuống mức hấp dẫn thì có thể tiếp tục mua vào thêm khi MOS tốt lên. Vào các giai đoạn kết thúc Q3 hoặc Q4 có nhiều tin tốt ra và giá cổ phiếu tăng vọt thì có thể cân nhắc bán bớt cổ phiếu hiện tại để mua vào các cổ phiếu khác (giống phương pháp của bác @magyar đưa ra bên trên).
    Vuthanhnguyenmagyar thích bài này.
  7. phade

    phade Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2014
    Đã được thích:
    724
    Quý 3 này cổ phiếu sách giáo dục thường có kqkd tốt. EBS, DAE, SGD dự kiến đều vượt kế hoạch. Bác @Ga_moi cho ae vài ý kiến về 3 mã này giúp.
  8. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Chúng ta đều biết rằng thị trường tài chính được quyết định bởi dòng tiền, mà TTCK cũng chỉ là một phần của TTTC. Đầu tư vào một CP nghĩa là chúng ta chờ đợi ở lợi nhuận kép, nghĩa là từ cả cổ tức và tăng trưởng thị giá. Tuy nhiên thị giá lại không thể tăng nếu không có dòng tiền chảy vào CP đó, thậm trí còn giảm, như vậy tuy chúng ta được lợi về dòng tiền từ cổ tức nhưng lại bị thiệt về tổng tài sản khi giá trị CP nắm giữ bị giảm.
    Mặc dù cả FA và TA đều có thể đưa ra dự báo về dòng tiền, ví dụ FA cho rằng 1 CP tốt chắc chắn sẽ được nhiều NĐT quan tâm hoặc TA cho rằng dòng tiền đang tạo đáy và sẽ tăng trưởng nhưng theo mình cả hai phương pháp đều chưa đủ độ tin cậy vì nó phụ thuộc vào dòng tiền xã hội và cách nhìn của các NĐT, chưa kể đến các yếu tố đầu cơ.
    Câu hỏi mình xin đặt ra là" liệu có cách nào dự báo được dòng tiền sẽ chảy vào một CP hay không?"
    Theo mình đây mới là vấn đề khó nhất trong TTCK chứ không phải FA hay TA, vậy xin mời anh em cùng tranh luận nhé.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  9. maghilop63

    maghilop63 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.470
    + đúng vậy. những nguòi thành công NHẤT đánh theo trường phái TA,
    ĐỀU LÀ những người thành thạo , đánh giá giá trị của doanh nghiệp theo trường phái FA
    trước khi họ đánh theo TA
    - câu hỏi về dự báo dòng tiền sẽ chảy vào, chảy ra , 1 cp hay 1 nhóm ngành nào đó -
    cực kỳ đơn giảm, không có gì là khó . đối với dân TA
    - cổ phiếu tốt chưa chắc đã đuọc nhiều nhà đầu tư quan tâm - nhưng một khi có một cổ phiếu có dòng tiền vào tốt hơn cp khác thì chứng tở nó được quan tâm.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  10. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    Ví dụ thực tế đi bác????Ai????

Chia sẻ trang này