Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

2569 người đang online, trong đó có 141 thành viên. 01:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 66897 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    VCB,BID,CTG chất lượng gần giống nhau mà bài chơi khác nhau đấy bác, chung quy gốc nó ở đợt cải tổ hệ thống và sáp nhập này thôi. Mình nghĩ CTG có thể nắm giữ lâu dài chờ bài chơi sau.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Nói thật, tôi chưa bao giờ thấy mấy NH QD hay ho ở điểm nào cả. Bác nói VCB, BID và CTG chất lượng gần như nhau thì bác là dân "ngoại đạo" rồi
    Songsanh, VuthanhnguyenFBV thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.912
    Tôi ko PR, nhưng qua nghiên cứu của tôi, CTG xứng đáng là cánh chim đầu đàn, hơn cả VCB.
    SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.
  4. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Mỗi người một quan điểm thôi bác, chắc bác thích ACB hay STB phải không? Mình chọn CP còn cân nhắc cả những yếu tố khác ngoài kinh tế nữa, nếu có dịp gặp nhau face to face thì sẽ dễ hiểu nhau hơn.
    --- Gộp bài viết, 17/09/2015, Bài cũ: 17/09/2015 ---
    Bác chắc nhìn về mặt tài chính đúng không, theo mình trên TTCK VN mà không cân nhắc các yếu tố xã hội dẫn dắt dòng tiền nữa thì không đánh CK được đâu.
    SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.912
    Tôi nhìn toàn cục, và tôi xét trên toàn diện, nói về kinh doanh, nếu CTG và VCB, BID giả sử đều cổ phần toàn diện, nhà nước ko nắm giữ 1 cổ phần nào, tôi cá với bác, VCB hay BID phải xách dép chẹy theo CTG ít nhất là 5 - 10 năm nếu mà muốn qua mặt CTG.
    Bác hãy phân tích các yếu tố sau đây thấy được 1 phần:
    1. Đối tựng KH hiện tại của các NH này đang phục vụ.
    2. Mạng lưới.
    3. Trình độ lõi của cán bộ cấp trung gian.
    4. Quy mô và chất lượng tài sản.
    5. Thời gian, lịch sử hoạt động.
    ShenLong9119, SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.
  6. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    He he he, bác lại giả định một điều không tưởng như vậy thì đã sai ngay từ đầu mất rồi. Đánh giá và lựa chọn CP để đầu tư lâu dài thì ngoài báo cáo tài chính ra phải đặt nó trong một vị trí kinh tế-xã hội cụ thể và xem xét tương lai phát triển, hệ thống lãnh đạo, cơ chế vận hành và rất nhiều điểm khác nữa. Những ngân hàng này là trụ cột của ngành tài chính nước ta và có các vị trí và nhiệm vụ khác nhau...tóm lại là vô số những mặt khác nữa.
    ShenLong9119, SongsanhFBV thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.912
    Ko phải Ngẫu nhiên mà Ngân hàng của nhật OUB mua cổ phần CTG với cái giá 25nghìn cách đây 2 năm ( giá trên sàn là 17.5)
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.912
    Ý tôi đang nói là cái thực chất, vấn đề là cái chất nó là thật hơn những cái chất khác.
    Còn đồng ý là phải nhiều yếu tố rồi, nhưng chung quy lại, thị trường nó bị méo như méo miệng vậy đó.
    Songsanh thích bài này.
  9. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Đồng ý với bác về các yếu tố ngoài tc. Tuy nhiên tôi giữ quan điểm là ndt cá nhân không nên đầu tư vào cp NH. Còn đầu cơ theo sóng thì tuỳ khẩu vị.
    ngoi_sao_co_doc thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.912
    bài báo này tôi khoáy nhất mục 1, 2, 7, 10.
    Gửi các bác tham khảo cho vui!!!
    http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...-nguoi-nuoc-ngoai-de-dat-mua-nha-3280033.html
    10 rào cản khiến kiều bào, người nước ngoài dè dặt mua nhà
    Luật Nhà ở năm 2014 đã có hiệu lực và mở rộng điều kiện cho người Việt ở hải ngoại, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, nhưng theo các chuyên gia vẫn còn nhiều chướng ngại vật phía trước.
    Thứ nhất: Chậm triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015). Hiện nay do chưa có Nghị định và Thông tư hướng dẫn việc bán nhà cho người nước ngoài nên hầu hết các giao dịch cho nhóm khách hàng này chỉ dừng lại ở khâu đặt cọc, chưa ký hợp đồng mua bán. Việc tư vấn pháp lý cho nhóm khách hàng cũng phải chờ đợi thêm.

    Thứ hai: Các thủ tục hành chính còn nhiều khâu rườm rà, mất nhiều thời gian. Quy trình thụ lý hồ sơ dù một cửa nhưng chưa được đơn giản hóa, có giấy "mẹ" thì bị yêu cầu xuất trình thêm các giấy “con”. Theo thống kê của các chuyên gia, tại Mỹ, thời gian thực sự người mua nhà phải bỏ ra lo thủ tục, ký giấy tờ chừng 5, 6 tiếng đồng hồ. Thế nhưng tại Việt Nam, kiều bào và người nước ngoài phải mất nhiều thời gian chờ tính hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

    Thứ ba: Tình trạng chung tại Việt Nam là mỗi địa phương vận dụng luật và văn bản dưới luật (các Thông tư, Nghị định) theo một kiểu khác nhau, thiếu nhất quán. Điều này khiến người nước ngoài và kiều bào từ xa về cảm thấy hoang mang, khó hiểu.

    Thứ tư: Các chỉ số cạnh tranh, khả năng tăng giá, sinh lời, thanh khoản trên thị trường thứ cấp, hậu mãi... của bất động sản Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Thậm chí giá nhà Việt Nam rẻ hơn các nước nhưng hiệu quả khai thác (giá thuê, thời gian hoàn vốn) không cao sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc, so sánh với các thị trường xung quanh.

    [​IMG]
    Theo các chuyên gia, để hấp dẫn kiều bào và người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm, trước tiên là nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở. Ảnh: Lucas Nguyễn

    Thứ năm: Quy định bảo vệ quyền lợi của các chủ đầu tư dự án bất động sản là người Việt ở nước ngoài và nhà đầu tư ngoại vẫn chưa cụ thể, cần phải có những cam kết mạnh hơn để họ yên tâm.

    Thứ sáu: Chưa quốc tế hóa ngôn ngữ cho các quy định về mua bán nhà tại Việt Nam. Nếu chuyển ngữ những quy trình này sang ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh sẽ hỗ trợ nhóm khách hàng người nước ngoài nhiều hơn. Thậm chí có doanh nghiệp đã chủ động soạn thảo hợp đồng tiếng Anh đi kèm với bản gốc bằng tiếng Việt. Đây là cách tăng thêm niềm tin của nhà đầu tư ngoại đối với thị trường bất động sản Việt Nam.

    Thứ bảy: Phương thức thanh toán chưa linh hoạt. Người nước ngoài được chuyển tiền về Việt Nam mua nhà, nhưng đến khâu chuyển tiền ngược lại sau khi bán bất động sản khá phức tạp.

    Thứ tám: Người nước ngoài chưa được vay tiền mua nhà ở từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Bất động sản là tài sản lớn và vì vậy, không phải người nước ngoài hay kiều bào nào cũng có thể mua bằng tiền mặt. Có nhiều trường hợp người Việt ở Mỹ, châu Âu và người nước ngoài cần vay thêm một khoản tiền khi mua nhà. Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước chưa có hướng dẫn cụ thể cho tình huống này. Trong khi đó, nếu muốn vay các ngân hàng nước ngoài cần xuất trình giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho căn nhà đang mua thì Việt Nam chưa có tiền lệ.

    Thứ chín: Chất lượng cuộc sống tại Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Với người nước ngoài mua nhà dưỡng già, trú đông hoặc kiều bào hồi hương vốn đã quen với chất lượng sống cao ở các nước phát triển, sẽ là trăn trở, băn khoăn không nhỏ khi họ quyết định mua nhà về sống tại Việt Nam.

    Thứ mười: Tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam chưa cao. Có quá nhiều hình thức môi giới: cò đất, cò nhà, cò ngân hàng, cò giấy phép..., nhưng thiếu các công ty và chuyên viên bất động sản có kinh nghiệm, có bằng cấp và giấy phép hành nghề. Chất lượng tư vấn vì vậy cũng bị hạn chế. Điều này khiến người nước ngoài và kiều bào không cảm thấy thoải mái.

    Vũ Lê
    --- Gộp bài viết, 17/09/2015, Bài cũ: 17/09/2015 ---
    Tôi thì ngược lại bác, lúc này là đầu tư giá trị vào cổ phiếu Ngân hàng là tốt nhất, tốt chưa từng có.
    Vuthanhnguyen thích bài này.

Chia sẻ trang này