Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

2822 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 03:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 66972 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. phuocan80

    phuocan80 Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    27/05/2015
    Đã được thích:
    17
    vâng em cám ơn Bác nhiều lắm ạ:p:p:p
  2. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    CTG chưa lên ngay được đâu bác, vì nhỏ lẻ đang đu bám quá nhiều. Mặc dù VN30 đã điều chỉnh xuống mức F 61.8 nhưng dòng banks mới điều chỉnh ở mức F38.2 do đó có thể sẽ có một cú wash out mạnh trước khi tăng giá ổn định.
    FBV, magyarSongsanh thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.698
    Bài toán ở đây là một phường trình nhiều ẩn số, đấy bác @Ga_moi.
    Nói tới cái câu chuỵên Ngân hàng của chúng ta vì đâu nên nông nỗi này là 1 câu chuyện rất dài và nó rất bi hài, mà chung quy cũng tại cơ chế nó ra như vậy, nó bắt đầu từ năm 2003 kia chứ ko phải là bây giờ, bây giờ là nó đã vỡ xong và đang giải quyết, hàn gắn vết thương. Hôm nào có dịp tôi kể cho các bác nghe 1 câu chuyện dài về Ngân hàng và về nợ xấu.

    Quay lại cái bài toán và caí hỏi của bác là tại sao NHNN lại nâng lên như vậy? và cơ sở từ đâu?

    Tôi nói, khi các bác nghiên cứu kinh tế Vi mô, vĩ mô, và FA, các bác đã từng nghe nói đến 1 lý thuyết:
    "Các cơ chế tác động dẫn truyền của thị trường bất động sản lên thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ ( ở VN thì thị trường tiền tệ chủ yếu là NH)?" chưa? (bằng chứng lớn nhất của cơ chế này là cuộc khủng hoảng nhà đất kéo theo tài chính, chứng khoán, ngân hàng , bảo hiểm ở Mỹ năm 2008, và người ta dựa vào cái này để dự đoán cho Trung Quốc sắp tới)
    Tôi không nhác tới lý thuyết trên nhiều, chỉ nêu ra như vậy để các bác nào quan tâm có thể tìm hiểu, và NHNN làm cũng là xuất phát từ các cơ sở như vậy.

    Quay lại câu hỏi của bác, để trả lời cho câu hỏi của bác, bác xem xét 1 ví dụ nho nhỏ để bác hình dung nhé và hiểu bản chất NHNN muốn gì, làm gì và tại sao, cái chiêu bài nó nằm ở đâu nhé:
    Nếu tôi là 1 NHNN thì tôi sẽ làm gì? điề gì cần làm nếu tôi làm theo cái ví dụ dưới đây?
    1. Giả sử Ngân hàng A có 1 món nợ xấu từ bất động sản của dự án B là 1000 tỷ ( 1000 tỷ là bình thường nhé đối với 1 dự án). Món nợ này là nợ xấu không phải vì nó ko khả thi, mà là vì nó nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là năng lực thực hiện dự án ( tiền) và đầu ra thị trường bất động sản.
    2. Để đưa tỷ lệ nợ xấu về 3%, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu NH A bán món nợ B này cho VAMC với cái giá là tối đa bằng: Dư nợ - mức trích lập dự phòng đã trích và bắt buộc phải trích: giả sử mức trích lập dự phòng là 400 tỷ, vậy giá bán là 600 tỷ.
    a. Tuy nhiên, NHNN ko chuyển 600 tỷ này cho Ngân Hàng A, mà NHNN yêu cầu anh VAMC mua nợ bằng cách phát hành 1 lượng tín phiếu/trái phiếu tương đương với 600tỷ cho NH A. Như vậy, tại thời điểm này bác thấy NHNN chưa có bơm tiền ra, cơ số M1 vẫn y nguyên, tiền trong lưu thông chưa tăng, mặc dù trên sổ sách, đã tăng).
    b.Về phía NH A: trên cân đối có bút toán : bán nợ và chuyển trạng thái khoản vay như sau:
    ghi nợ: Tài sản tín phiếu/trái phiếu: tăng 600 tỷ.
    Ghi nợ: sử dụng dự phòng rủi ro: 400tỷ
    ghi có: KHoản vay B: giảm 1000 tỷ
    Đồng thời xuất nội bảng khoản vay này chuyển sang theo dõi ngoại bảng để tiếp tục thu hồi nợ bình thường: 1000 tỷ.
    hàng năm, dùng lợi nhậun trích lập thêm và chuyển cho VAMC tương ứng 20% của khoản dư nợ cho VAMC cho đến hết 5 năm đủ 100% hoặc khi khoản vay đực thu hồi.
    c. Như vậy thông qua nghiệp vụ trên, rõ ràng Nợ xấu đã được dọn khỏi cân đối, nhưng bản chất nó vẫn là nợ xấu, nó chuyển từ trạng thái rủi ro từ anh NH A sang cho cả NHA và NHNN ( mà VAMC đang mua nợ) gánh. nhưng nó chưa làm giảm khoản nợ xấu đó được. bản thân cái gốc là dự án B đó phải có đầu ra, có tiền tiếp tục. Nhưng đến tr6en tổng thể, NHNN ko thể lo cho một mình ông A được, vậy thì ông NHNN mới là 1 cái tiếp theo.
    d. Ngân hàng nhà nước cho phép các NH TM CP trong đó có NHA dùng 600 tỷ tín phiếu/trái phiếu này (thông qua nghiệp vụ thị trường mở) để thế chấp, cầm cố tại NHNN để lấy tiền về cho vay!!!!, mà trong nghiệp vụ này, tổng cung tiền từ trước giờ thì đã ổn so với nền kinh tế, vậy muốn dòng tiền này vào các dự án bất động sản thì chỉ còn cái là mở rông cái tỷ lệ cho vay dài hạn này ra. Vì tiền 600 tỷ này thông qua nghiệp vụ thị trường mở cũng là nguồn vốn ngắn hạn!!!!
    e. Như vậy, nó vừa linh hoạt mà điều hướng được dòng tiền vào bất động sản và dự án trung dài hạn. KHi đó dòng tiền hướng vào, thì bất động sản được dẫn dắt sẽ rã đông lần lần và tiếp nhận các dòng tiền khác cùng chảy vào bất động sản. Còn mức độ bao nhiêu thì tùy.
    f. Lo sợ câu chuyện hậu bất động sản, đẻ tiếp ra 1 cái nữa: cho phép người nước ngoài được mua nhà để tăng dòng tiền vào và dùng USD để hấp thu dòng tiền VND chảy vào Bất động sản để phân tán cung tiền m1 do có USD đối ứng, bên cạnh đó tạm giữ ổn định tỷ giá, neo nó biên độ từ 2% đến 5%.
    g. Nhưng luật nhà ở 2015 hiệu lực mà chậm quá, ông NHNN sốt ruột: bồi thêm 1 cái: cho phép bán các dự án nợ xấu cho các tổ chức nhà đầu tư nứơc ngoài. Để làm gì: nếu tiền vào, 1 là món nợ xấu kia tự thân vận động thoát nợ xấu, không thì bán cho nước ngoài hoặc dòng tiền thật khác, khi đó NH A thu hồi được món nợ này mà ko ảnh hưởng đến kinh tế.

    Như vậy, việc bơm tiền ra nhưng có chủ đích và giữ kẻ, đúng lúc, đúng nhịp là cáci đích mong muốn nhắm đến, nhưng liều lượng bao nhiêu thì các bước làm cũng đơn giản:
    1. Năm 2012 cho ra cái đề án và chỉ thị, nghị quyết giải quyết nợ xấu, 2013 cho ra cái thông tư 02 về phân loại tài sản có, phân loại nợ ( 2014 có điều chỉnh tý)
    2. Năm 2013-2014 cho thanh tra toàn bộ các Ngân hàng, xác định nợ xấu theo tiêu chí của thông tư 02 ( cho nên mới có chuyện lệch pha số liệu nợ xâu của NH và NHNN và câu chuyện 0 đồng của các NH cũng bắt đầu từ đây).
    3. Sau thanh tra, tổng hợp được tổng dư nợ xấu, tính toán có bao nhiêu nợ xấu, sức lực các NH bao nhiêu? dự phòng đã trích bao nhiêu? vậy cần dùng bao nhiêu tiền của VAMC để tính lại tổng mức cung tiền cho nền kinh tế là bao nhiêu? tỏng tiền cần đẩy vào là bao nhieu để cân bằng mà ko gây lạm phát? Tất cả phải tính, biện pháp mạnh là gì? công cụ nào để làm? lãi suất sẽ bao nhiêu? bắt đầu từ đâu....v.v có chi tiết hết.
    Đồng thời thống kê tổng mức dư nợ trung dài hạn là bao nhiêu, trong đó tiêu dùng là bao nhiêu? mua bất động sản là bao nhiêu? cho vay dự án là bao nhiêu, có tất tần tật.
    4. Như vậy có số liệu thì ra quyết định: mở tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là bao nhiêu để khống chế cái tổng?
    5. bắt đầu thằng nào cho vay dự án nhiều nhất thì tôi làm: BID, VCB, CTG.... v.v cứ mấy thằng to đầu bắt nó làm trướ, mấy thằng kia, thằng nào ko nghe thì chết ráng chịu, ko ai lo!!!! Đó là lý do phản ánh dòng tiền trên thị trường chứng khoán vào BID từ đầu năm đến nay là nhiều nhất ( thế quay lại cái câu chuyện cái bập bênh FA-FO-TA tôi từng đề cập đó, chứ đầu năm giờ BID nó cũng vậy, chứ có khác gì nhiều đâu? thế mà giá từ 11.5 năm ngoái vọt lên tới 28.5, mấy thằng đầu cơ nó biết là nóng mà cũng nhảy vào, ko lẽ nó điên thật? ( đương nhiên nhiều cái nữa, nhưng cái gốc từ đó mà ra).

    Tuy nhiên, quay lại câu hỏi của bác @Ga_moi chúng ta, thì rõ ràng rằng, những cái trên đương nhiên chưa thỏa mãn, mà đơn giản là: trong chính sách tiền tệ thì phải kết hợp nhiều chính sách tiền tệ lại mới hiệu quả, nhưng cái bài nỗi trội là ở trên cần quan tâm nhất.

    Thứ đến, như tôi nói ở các bài trước: 2008: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặc, nó làm 1 cú sốc với nền kinh tế quá đột ngột, nên 2009, 2010: thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt trong đó ưu tiên điều hướng dòng tiền vào sản xuất kinh doanh ( lúa này không ưu tiên cho vay bất động sản, chứng khoán, cho nên nó ội cái nợ xấu bất động sản lên mà hậu quả giờ phải giải quyết).
    năm 2013 -2014 tiếp tục thực hiện vừa bơm vừa hút thông qua nghiệp vụ thị trường và công cụ lãi suất huy động.
    2015 tiếp tục linh hoạt điều tiết dòng tiền vào Bất động sản và cơ chế để dẫn dòng vốn vào BĐS nhằm từng bước làm phát tan bănng bất động sản mà chủ yếu là các dự án.

    như vậy, qua câu chuyện trên, hy vọng bác @Ga_moi và các bác hiểu thêm 1 phần về nợ xấu BD(S và Ngân hàng, nó ko quá xấu như mọi người nghĩ, chỉ đơn giản là: thay vì bơm tiền nhiều thì nó gây ra lạm phát và trả giá, thế thì bơm có số lượng và dẫn dắt các dòng tiền bên ngoài vào cùng với đó là cởi trói nền kinh tế để nó phát triển, đợi khi kinh tế phát triển thì có dòng tiền đối ứng và dòng tiền mói được bơm vào thêm sẽ ko gây bất ổn hay lạm phát tr6en toàn nền kinh tế, phải cân bằng được các yếu tố vỹ mô!!!!
    Cho nên, tôi nói, năm này là năm tốt nhất đầu tư giá trị ngành ngân hàng nói chung và thị trường chứng khoán chúng ta nói riêng, vì đơn giản, nó đang dưới giá trị thật rất nhiều, vì dòng tiền chung chưa vào là do yếu tố kinh tế Vĩ mô.
    --- Gộp bài viết, 17/09/2015, Bài cũ: 17/09/2015 ---
    CTG sẽ ko có mức giá 17 nữa đâu nha bác,
    anhntls đã loan bài này
  4. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Về căn bản chúng ta đều ngầm hiểu với nhau là khi nâng hạn mức cho vay trung và dài hạn lên tức là NHNN muốn cởi trói cho dòng vốn vào BDS. Tất cả những điều bác pt ở trên nếu ai theo dõi sát chính sách thì không lạ gì và nó cũng được tuyên truyền rộng rãi như vậy. Tuy nhiên cái mà tôi muốn biết hay muốn tiếp cận đó là việc tăng hạn mức từ 30% lên 60% liệu có giữ được mức an toàn thanh khoản cho các NH về lâu dài hay không? Mức độ rủi ro của chính sách này tác động cỡ nào tới ngành NH và cả nền kinh tế?
    Điều này không dễ thấy ngay, nhưng nếu đặt bút tính về dòng tiền của 1 NH thì có thể mường tượng phần nào độ rủi ro thanh khoản. Tôi cung cấp 1 số dữ liệu để các bác cùng tính nhé:
    - Vì nói chung các NH VN không huy động được nguồn vốn dài hạn, nên sai số sẽ rất nhỏ nếu ta giả định 1 NH chỉ huy động được nguồn vốn ngắn hạn 100% tức là không quá 12 tháng. Khi NH huy động được 100 đồng, họ sẽ mất 10 đồng dự trữ bắt buộc tại NHNN, 10 đồng để tại quĩ để lưu chuyển hàng ngày, 5 đồng dự phòng đột biến, nên tối đa còn được sử dụng 75 dồng để cho vay
    - Nếu NH này sử dụng tối đa hạn mức là 60% cho vay kỳ hạn 5 năm tức là cho vay 60 đồng còn lại 15 đồng dành để cho vay ngắn hạn. Vào thời điểm 12 tháng sau, họ sẽ thu lại được 16.5 đồng cả vốn lẫn lãi của việc cho vay ngắn hạn, 13.2 đồng là 1 phần vốn và lãi từ việc cho vay trung hạn 5 năm, cộng lại là 29.7 đồng trong khi sẽ phải chi trả 100 đồng vốn và 5 đồng lãi tiền huy động -> mức thiếu hụt thanh khoản sẽ là 75.3 đồng. Điều này cho thấy nếu việc huy động đột nhiên sụt giảm 25% thì NH sẽ mất thanh khoản. Tất nhiên đây là những tính toán rất thô sơ, nhưng cũng cho ta thấy phần nào bức tranh dòng tiền của NH. Vấn đề là rút ra được gì từ điều này? VD khi nào dòng vốn huy động của các NH đột nhiên bị sụt giảm mạnh? Nếu điều đó xảy ra với một vài NH thì tác động ngược lên hệ thống thế nào? ... Các bác cho ý kiến xem sao.
    ngoi_sao_co_doc, FBV, magyar7 người khác thích bài này.
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.799
    Hay quá !
    @FBV có một bài viết thật sâu, thật rõ ràng .

    Tôi chỉ thắc mắc một chút là : Theo ví dụ , NH A đã bán nợ , nhận một số trái phiếu / tín phiếu , thì xem như đã xong chuyện đối với NH A . Chuyện còn lại là của VAMC và NHNN chứ sao lại còn dính dáng trách nhiệm, nghĩa vụ lòng thòng ở các giai đoạn sau (theo diễn tả của FBV) vậy ?
    @};-@};-@};-:drm2:drm2:drm2
    FBV, magyarphambaohuyen thích bài này.
  6. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bạn đọc lại qui định mua - bán nợ xấu của các NH sẽ rõ ngay. VAMC nó chỉ mua kiểu treo thôi chứ không chịu trách nhiệm thay NH A. Nếu VAMC nó bán được cục nợ xấu đó thì mới xong, còn nếu không NHA vẫn tiếp tục trích dần lãi để xử lý cục nợ đó trong vòng 3 năm thì phải. Động tác mua qua trung gian chỉ để gạt cục nợ đó ra khỏi bảng cân đối của NHA giúp NHA đủ đk hoạt động tiếp. NHA có thể dùng trái phiếu nhận được từ VAMC thế chấp cho NHNN vay 1 khoản vốn để bổ sung nguồn vốn hoạt động, nhưng tỷ lệ vay được rất thấp để tránh rủi ro cho NHNN.
    magyar, anhntls, FBV2 người khác thích bài này.
  7. tranthaibinh

    tranthaibinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2014
    Đã được thích:
    3.566
    Các cụ trong Pic này là bậc đại cao thủ, nhưng có thể hiểu về các bank ( 3 ông lớn - BID,VCB,CTG) còn chưa đầy đủ. Tiếc thay!
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  8. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Ai dám nói hiểu hết được các mã này? Bạn muốn chia sẻ gì cứ tự nhiên đi.
    Songsanh thích bài này.
    luckyman0214 đã loan bài này
  9. tranthaibinh

    tranthaibinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2014
    Đã được thích:
    3.566
    Tôi thành thật xin lỗi các bác vì ko đủ trình độ để phân tích giá trị của DN của các Bank này. Tuy nhiên TTCK VN ko phải vậy. Tôi dám tin rằng chẳng mấy ông làm ở 3 bank này vừa rồi ăn sóng bank. Thực sự nhiều người trong giới biết CTG hoạt động tốt hơn các bank kia nhưng thị giá hiện tại thấp nhất. Kể cả về tương lai về room là ông CTG và VCB sẽ được mở hơn ông BID. Vụ sáp nhập đã và sẽ của các ông này đều là thực hiện "nhiệm vụ chính trị"- Yếu hơn đi chứ ko khỏe hơn đâu.
    FBV, Songsanh, gerbermark23 người khác thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.698
    Chỉ phản ánh 1 phần bản chất thôi nha bác. Ko phải cái gì cũng phát ngôn được. Chia sẽ 1 góc để bà con hiểu chính quy. Còn bộ 3 này cho dù là gì thì vẫn ko có gì phải lo cả
    Songsanh, NAPSGiaoThong thích bài này.

Chia sẻ trang này