1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

5352 người đang online, trong đó có 366 thành viên. 14:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67185 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Vì năm nay có chương trình cải tổ hệ thống banks của chính phủ bác ạ, có thể nói là các ngân hàng chủ chốt đã tốt lên và hệ thống tài chính đã mạch lạc và an toàn hơn nên mấy mã này lên cũng phải thôi bác, nhưng P/E trên 30 như VCB thì quả thật tôi không dám đầu tư.
    --- Gộp bài viết, 17/09/2015, Bài cũ: 17/09/2015 ---
    Bác thử nghĩ xem có cách nào anh em có thể trao đổi rõ ràng hơn được không? Nói mà đeo khẩu trang thì người khác dễ hiểu không đúng ý lắm.
    thatha_chamchi, SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.792
    Tôi cũng như anh Ga_moi , đang mong @FBV tóm tắc các nguyên nhân dẫn tới nợ xấu NH thời gian qua. Và nếu được, chỉ ra những cải thiện rõ nét và mức độ đã cải thiện được . @};-@};-:drm2:drm2
    binhnguyenpnamSongsanh thích bài này.
  3. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Cái bác này viết gì mà dài và quá hay!!! Như nhà hoạch định chiến lược!
    magyar, phambaohuyenVuthanhnguyen thích bài này.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.901
    Sorry các bác là tôi bận nên chưa replay được nhiều,
    Mới có cái
    Sory các bác vì tôi hơi bận.
    bác @Ga_moi qua lo xa về cái vụ thanh khoản của Ngân hàng từ cái nguyên nhân là tăng tỷ lệ mức sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ 30% lên 60%!!!
    vấn đề bác @Ga_moi lo xa chỉ có cái tỷ lệ này thì trước khi đi vào cái quan ngại về thanh khoản, tôi xin trả lời ngay về cái tỷ lệ đó có làm cho thanh khoản đáng quan ngại hay ko? có rủi ro về thanh khoản vì cái tỷ lệ đó hay ko? thì xin thưa là, lo thì có lo, nhưng ko quan trọng.

    Chỉ vì rất đơn giản, quay lại cái câu chuyện tôi kể ở bài trước: Ngân hàng NHNN yêu cầu Ngân hàng A bán nợ cho VAMC là 600 tỷ, VAMC đã phát hành 1 lượng trái phiếu/tín phiếu là 600tỷ, vậy NH A có thể dùng tín phiếu này vay tại NHNN để bù đắp cái thiếu hụt thanh khoản này rồi.
    TRong quá trình hoạt động, bản chất là vẫn tiếp tục xử lý cái mónn nợ xấu B kia để thu hồi vốn.
    Ta xem xét tiếp câu chuyện như sau:

    1. Sau khi bán nợ, Trên bảng cân đối của ngân hàng A có 600 tỷ bằng tín phiếu/trái phiếu do VAMC phát hành, Ngân hàng A có thể đề nghị NHNN xin vay và thế chấp cầm cố bởi các tín phiếu này thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên việc này phải được NHNN thống nhất từ trước, và khi nào NHA muốn dùng khoản tiên vay này thì dùng, đó là quyền của NH A, vì nếu NH A huy động tốt, thanh khoản tốt thì ko cần vay của NHNN, nghĩa là có thể ko dùng tới cái trái phiếu do VAMC phát hành, việc này phụ thuộc vào chiến lượt quản trị tài sản nợ, tài sản có của NHA. TRong trường hợp NHA thiếu thanh khoản hoàn toàn có thể đem cái trái phiếu/tín phiếu VAMC phát hành đó đi vay từ NHNN để bù đắp thanh khoản. Còn lại thì có thể cất tủ, cũng có thể để dự phòng, cũng có thể vay ngay để lấy tiền cho vay lại. Tóml ại là việc sử dụng trái phiếu/tín phiếu đó hoàn toàn do NHA quyết định. Như vậy, trong ngắn hạn thì có gì phải lo thanh khoản từ số tiền này?
    2. Giả sử sau khi bán nợ cho VAMC, trách nhiệm thu hồi nợ vẫn còn, lúc này trên ngoại bảng Ngân hàng A vẫn còn ghi có ngoại bảng khoảng vay 1000 tỷ của Món nợ B,
    Giả sử trong 1 khoản thời gian, 1 ngày đẹp trời, thủ tục hoàn tất và Ngân hàng A thanh lý được cái tài sản của mon 1nợ B hoặc chủ dự án B này trả được số nợ là 1000 tỷ thì sao:
    vậy lúc này: Ngân hàng A: hạch toán
    Nợ TK :tiền mặt/TG liên ngân hàng/tiền gửi thanh toán...: số tiền thu nợ: 1000tỷ ( hoặc ít hơn, tùy vào số tiền thu nợ)
    Có: tài khoản : thu nhập bất thường trong hoat động cấp tín dụng: 1000 tỷ.( có thể ít hơn, tùy vào số tiền thu nợ)

    Đồng thời:
    Ghi Nợ: tài khoản hoàn trả tiền cho VAMC: sồ tiền là 600 tỷ - số tiền đã trích lập cho VAMC (tương ứng 20%/năm)
    Ghi có: tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ tại NHNN/ hoặc 1 tK khác thích hợp chuyển cho VAMC: 600 tỷ - số tiền đã trích lập)

    Cơ bản là như vậy, do đó các bác hình dung rằng, trong quá trình hoạt động, mức cho vay mở rộng tỷ lệ từ 30% lên 60% của tổng mức cho vay trung dài hạn trong nền kinh tế là 1 con số cụ thể, vậy tổng mức tiền đưa vào thông qua việc phát hành trái phiếu của VAMC nó tương ứng, đồng thời quá trình hoạt động thu hồi nợ cũng thu được tiền, vậy thì việc thanh khoản từ việc mở rộng tỷ lệ nguồn vốn cho huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là đã có bài toán cân đối tương ứng ngay trong cái đề án này rồi!!!!
    Cho nên ko quá lo lắng như bác @Ga_moi lo nghĩ.
    Tuy nhiên, nói đi thì nói lại, cái NHNN tính là tính trên tổng tiền của nến kinh tế, tổng nợ xấu của nền kinh tế và tổng cho vay trung dài hạn của nền kinh tế, về tổng tiền vào ra và thanh khoản trong 1 thời gian nó sẽ cân đối trên tổng thể, còn rủi ro thanh khoản từng Ngân hàng vẫn có, cái này là phụ thuộc vào bản thân nội tại của từng Ngân hàng, vì NHNN đã cân đối giúp chi tiết từng dòng tiền rồi, còn trình độ quản trị của mỗi anh là trách nhiệm của từng anh quản lý phải tự gánh lấy, nhưng nó ko tác động ghê gớm. tại sao?

    Quay lại với cái thanh khoản.
    Ngân hàng sợ nhất là thanh khoản, và rủi ro thanh khoản phải đặt lên hàng đầu, sau đó là những rủi ro khác, và có thể những rủi ro khác sẽ tác động đến thanh khoản.

    Tuy nhiên, nói về rủi ro thanh khoản thì chúng ta nên xét 2 dòng tiền chính:
    Rủi ro thanh khoản tiền mặt: tiền mặt là cái lớn nhất ( ngay như các Ngân hàng Hy lạp vừa qua cũng bị cái này)
    Rủi ro thanh khoản trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn và tính lõng, cụ thể là tiền gửi sẵn sàng thanh toán, các tài sản có sẵn sàng chuyển thành tiền mặt và tiền gửi mà không đáp ứng được nhu cầu thanh toán ( cho nên mới đẻ ra cái liên ngân hàng và vay liê ngân hàng)

    Do đó, ngân hàng nào cũng phải lo quản chặt cái này, cụ thể thanh khoản này phụ thuộc vào tiền gửi, tiền huy động, tiền hoạt động hàng ngày của dân cư.

    Ví dụ như: 1 ngày có 10 người gửi tiền là 100 tỷ, nhưng cũng có 20 người rút chuyển khoản là 60 tỷ, vậy thì dư 40 tỷ, NH sẽ kinh doanh tr6en cái này sau khi cân đối thanh khoản. vậy vấn đề NH phải làm sao: nhiều người gửi càng tốt và ít người gửi càng tốt ( xét yếu tố thanh khoản) thì vấn đề thanh khoản hàng ngày luôn luôn dư ra để cho vay và dự trữ thanh khoản tốt, mà cái này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ quản trị và quy mô, lãi suất, chính sách của Nhà nước...v.v và tóm lại là trình độ mỗi ngân hàng.
    Còn xét trên tổng thể, giả sử cung tiền m1 trong nền kinh tế là 1 con số cố định thì tiền nó chỉ chuyển từ bút toán sang tiền mặt và ngược lại, chứ nó ko đi đâu, và nó cũng ko nằm trong ngân hàng này thì nằm trong nGân hàng khác, vì có ai nắm giữ tiền mặt 2 tỷ đâu? bạn rút ra 2 tỷ bạn sử dụng thì nó cũng vào lại trong Ngân hàng, hay nói nôm na là: Ngân hàng và kho bạc là cái bị đựng tiền của cả nền kinh tế, nó nằm trong Ngân hàng hay trong kho bạc cũng là như nhau!!! Chì có những lúc khủng hoảng trầm trọng thì tùy vào mức độ khủng hoảng mà mức nắm giữ tiền mặt của dân chúng cao hay thấp, còn lại, mức nắm giữ tiền mặt này đã tính toán rồi, trong cơ số m1, có 1 anh là C; ( C: là Cash), cái tiền mặt C này là lương cung tiền cơ sở ban đầu đưa vào lưu thông hay phát hành thêm mỗi năm thì đã tính toán hết rồi.
    vậy tóm lại, bái toán thanh khoản là nhiều yếu tố, còn việc tác động của việc mở rộng tỷ lệ mức sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn từ 30 lên 60% trong 1 khoản thời gian đủ lâu để xử lý nợ xấu là ko lo do đã định lượng và tính toán hết rồi, vấn đề còn lại là phối hợp và điều hành các giải pháp khác sao cho nó ổn định cân bằng tương đối thì ko có tác động nhiều, vì sau khi xử lý xong hoặc thực hiện xong, NHNN tính lại và xem xét sẽ điều chỉnh cái tỷ lệ này có thể về lại 20% là bình thường!!!!!
    vậy là bài toán thanh khoản cho vụ mở rộng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đã được giải quyết, ko gì phải lo, chỉ lo về phía thanh khoản chung từ nền kinh tế vỹ mô nếu xãy ra khủng hoảng mới lo, nhưng đó là 1 câu chuyện khác và biện pháp tổng thể sẽ là bài toán khác, bài toán đó nhiều ẩn số hơn nữa và bài toán tr6en sẽ là bài toán con của bài toán chung đó!!!!
    Hy vọng thỏa mãn nhãn các bác và bác @Ga_moi!!!
    Mặc dầu còn nhiều cái tác động nữa, và cái hạch toán của tôi là bản chất, còn thực tế các bác tìm hiểu thêm hướng dẫn của NHNN về việc hạch toánm ua bán nợ xâu1, cái tôi viết là để các bác nào ko chuyên ngành cũng có thể đọc và hiểu!!!! Mong các bác nào trong ngành gặp thì đừng cười cho!!!!
  5. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Các thông tin bác cung cấp hay quá. Cảm ơn bác.

    Trong bài hình như bác viết vội nên có lẽ phần nhiều người gửi càng tốt và ít người RÚT càng tốt, đúng không bác?
    Vuthanhnguyen, SongsanhFBV thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.901
    Gửi bác @Vuthanhnguyen.
    Về vấn đề thắc mắc của bác cũng là đúng, bởi đơn giản là như sau:
    1. Về nguyên tắt: Anh Ngân hàng A gây ra cái món nợ quá hạn B này, vậy anh phải chịu trách nhiệm tới cùng, tôi là NHNN tôi không có đi buôn tiền, bởi vì tôi là anh phát hành tiền, cái tôi cần là 1 cái khác, là điều hành, là chính sách ổn định, và quan trọng là cái trách nhiệm của anh, và 1 điều quan trọng hơn nữa là cái đồng tiền tôi phát hành ra về nguyên tắt cơ bản phải có hàng hóa đối ứng, có nghĩa là anh phải thu hồi tận gốc.
    2. Chính vì buột trách nhiệm nên: trong hợp đồng mua bán nợ giữa VAMC với NHA luôn có 1 điều ràng buộc, mà trách nhiệm của NHA là tới cùng, và việc bán nợ và mua nợ này được quyền truy đòi người bán. Nghĩa là NHA bán món nợ B cho VAMC, nhưng chủ nợ B ko có trả, tài sản không thanh lý được thì buộc tôi quay qua tôi đòi lại từ NHA. ( tập quán này gọi chung là truy đòi từ gốc)
    3. thông qua việc thu hồi nợ, bản chất là NHA thu hồi, VAMC chỉ là cái pháp lý, trong trường hợp VAMC bán trực tiếp thì việc hạch toán thu hồi như bài viết trước có khác chút và thực hiện cấn trừ sau khi trích lập dự phòng.
    VAMC này bản chất vẫn là của Nhà nước, không phải là công ty mua bán nợ thông thường như 1 công ty mua bán nợ, mà là một công ty mua bán nợ để xử lý nợ!!! Cho nên hoạt động của nó không phải là mua đức bán đoạn thông thường, mà là cơ chế, bác nên đọc quy chế thành lập hoạt động và điều lệ của VAMC do chính phủ phê duyệt ban hành sẽ rõ hơn

    ừ gốc
    --- Gộp bài viết, 17/09/2015, Bài cũ: 17/09/2015 ---
    đúng rồi, nguyên tắt là nhiều người gửi càng tốt, ít người rút càng tốt, như vậy: chăm sóc khách hàng cũ để khỏi rút đi, tiếp thị thêm khách hàng mới để tăng số lượng gửi
  7. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Thằng TIC góp vốn các nhà máy thủy điện để ăn cổ tức nên doanh thu sẽ bằng lợi nhuận luôn thường đc chia vào quý 4
    Vuthanhnguyen, anhmauhicmagyar thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.901
    Trong nguyên tắc tự do ngôn luận của VN mình nó có giới hạn đó bác, có những phát ngôn thì phải có trách nhiệm, trong ngành tài chính càng nhạy cảm, mà nguy hiểm là có người hiểu ko đúng bản chất thì mệt lắm, có những cái bác hiểu cảm nhận biết thôi chứ không thể phát ngôn được, cùng lắm thì gặp nhà cafe bà tám thì chả nói gì, chứ trên phương tiện truyền thông và trong phạm vy, chúng ta chỉ có thể trao đổi lý luận và thực tiễn theo kiến thức, tuyệt đối ko quy kết
    magyar, 911vnn, binhnguyenpnam5 người khác thích bài này.
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Các bác có định chờ tin FED không thế ? mình bị mất ngủ nên hay thức khuya.
    FBV thích bài này.
  10. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Ý mình nói khác, chẳng hạn off cùng nhau uống bia cho vui cơ...he he he.
    FBV thích bài này.

Chia sẻ trang này