1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

2926 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 02:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 67201 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Vũng Tàu em làm 7 ngày ko mất đồng nào bác à! Đấy là chẳng cần quan hệ ai cả! Công bằng như nhau! Nhập HKTT là 3 tuần ok lun! Nhanh thì họ gọi đến sớm mà lấy! Ko nhũng nhiễu!
    FBV thích bài này.
  2. magyar

    magyar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Đã được thích:
    3.075
    Xin phép bác cho em hỗn một câu với bác
    "Nguơi nói chính hợp ý ta"
    Songsanh, FBVVuthanhnguyen thích bài này.
  3. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Vấn đề bác nêu rất hay và cũng thể hiện quan điểm đầu tư của bác, ở đây mình đồng ý với bác một nửa và quan điểm cá nhân của mình như sau:
    1. Xét về mặt vĩ mô, có thể nói kinh tế Việt Nam đã tạo đáy và bắt đầu có xu hướng đi lên, điều này thể hiện qua các chỉ số vĩ mô 2010-2015 tốt dần lên như chúng ta đều đã biết.
    2. Hệ thống tài chính ổn định hơn nhiều qua cuộc cải tổ và đã không để cho ngân hàng nào phá sản, đây là một vấn đề rất quan trọng đối với tâm lý hành vi tài chính của người Việt (mặc dù rất bình thường đối với TG). Chắc các bác còn nhớ thời kỳ lãi suất qua đêm ở mức 20-30% thậm trí còn cao hơn nữa, còn bây giờ tính thanh khoản của các ngân hàng đã tạm ổn, nhờ sự can thiệp của NHNN, và đổ vỡ tài chính dây chuyền sẽ không xảy ra.
    3. Việc liên tục sáp nhập, nâng vốn điều lệ, đề nghị nới room.. của ba ngân hàng chủ chốt là VCB, CTG và BID cho thấy quyết tâm đưa ba ngân hàng này trở về vị trí dẫn dắt TTTC và theo nguyên tắc "nước chảy trỗ trũng" thì thị phần của ba ông lớn này sẽ ngày càng tăng còn các ngân hàng còn lại chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Điều nay đã thể hiện ngay khi một số ngân hàng TMCP vừa và nhỏ bắt đầu phải tăng LS huy động nhằm lôi kéo khách hàng đến với mình.

    Trở lại việc đầu tư vào CP ngân hàng, mình xin chia sẻ vài quan điểm:
    1. Như đã nói trong topic này, việc hệ thống tài chính ổn định là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chúng ta cần theo dõi các chỉ số các ngành công, nông nghiệp, bất động sản và dịch vụ.. có sự phát triển như thế nào sau khi tăng trưởng tín dụng ngày càng cao, nhưng việc này cần có thời gian đủ cho một chu kỳ ngắn hạn. Ngoài ra, những ảnh hưởng của sự suy thoái của kinh tế Trung quốc và các khu vực khác hay hành động của FED chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế nước ta nhưng mức độ của nó sẽ thể hiện rõ hơn trong một vài tháng tới.
    2. Chỉ trong gần 1 năm mà giá của VCB, BID và CTG (tính trung bình) đã tăng trên hai lần và đẩy P/E của các CP này lên quanh mức 15-20 (riêng VCB gần đây dao động từ 25-35), điều này cho thấy việc đầu tư theo cổ tức vào các NH này là không hiệu quả và kể cả trong trường hợp tốt nhất (nợ xấu giảm dẫn đến giảm trích lập dự phòng, kết quả kinh doanh tăng vọt...) thì P/E của các CP này cũng không thể về dưới 10, tức là điểm hấp dẫn để đầu tư cổ tức khi lãi suất tiền gửi hiện quanh mức 5%/năm.
    3. Như vậy, nếu đầu tư vào CP ngân hàng hiện nay phải chờ đợi vào lợi nhuận thứ 2, tức là tăng trưởng thị giá và điều này chỉ xảy ra khi dòng tiền phải chảy mạnh vào CP ngân hàng trong thời gian tới và như chúng ta đã trao đổi lần trước cũng trong topic này, việc đó hơi khó dự báo.
    4. Mặc dù vậy, trong năm nay và sắp tới mình vẫn chưa thấy cơ hội dòng tiền lớn ở các ngành chủ chốt khác như năng lượng hay bất động sản, thậm trí ở các dòng CP đầu cơ, còn các dòng TPP hay room không phải các CP dẫn dắt nên dòng tiền có vào thì cũng sẽ ra rất nhanh.

    Như vậy quan điểm của mình cũng trùng với bác Gà mới là ở thời điểm hiện tại đầu tư ăn cổ tức vào các CP ngân hàng là không hiệu quả, tuy nhiên nếu không có các dòng dẫn dắt khác mà dòng tiền tiếp tục chảy vào các CP tài chính thì anh em ta cũng nên tận dụng cơ hội để đầu tư chênh lệch thị giá.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.803
    Việc mua lại một NH giá 0 đồng , hoặc mua lại một DN với giá tượng trưng 01 Usd ...thiết nghĩ cũng là chuyện bình thường và khá phổ biến .
    Nếu loại bỏ cái tác dụng ảnh hưởng về nhiều mặt đ/v nền kinh tế và niềm tin của XH . Thì riêng góc độ kinh tế , tài chính , nỏ cũng có ý nghĩa rất thiết thực. Ở các nước tư bản , kinh tế TT toàn diện, các nhà tư bản cũng thường mua một NH , một DN với giá 0 đ hoặc một giá tượng trưng ( 1-100Usd).
    Khi một NH , một DN có lỗ luỹ kế vượt vốn CSH ( ví dụ là -1.000 ) , điều đó có nghĩa là, giả sử bán hết tài sản có để trả cho toàn bộ nợ phải trả thì sẽ hụt (- 1.000) . Nếu ai mua và sở hữu NH hay DN đó với giá 0 đ sẽ phải bỏ thêm 1.000 mới đủ để đáp ứng nghĩa vụ.
    Người mua với giá 0 đ , họ biết rằng NH hay Cty CP kia là trách nhiệm hữu hạn, phá sản thì cũng chỉ đến dừng lại ở con số 0 . Nhưng tại sao họ lại mua 0 đ để phải gánh một nghĩa vụ tài chính ( thêm 1.000 ) ?
    Họ chỉ làm điều đó khi và chỉ khi họ tính ra chi phí thành lập mới, một hệ thống phân phối mới, một đội ngũ CBCNV mới, một chi phí tuyển dụng và đào tạo mới, một danh sách khách hàng mới v.v... Tất cả những thứ ấy nếu phải triển khai, thì chi phí vốn và thời gian phải hơn nhiều lần con số 1.000 nói trên .

    Do vậy, nói sang việc của nđt chúng ta....
    Trong một số trường hợp, mua CP của 1 cty lỗ ( ngang bằng , xấp xỉ Vốn ĐL ...) với giá rẻ mạt nào đó...chưa chắc là một quyết định tồi .
    Bằng cái nhìn ĐỘNG về tài chính, chúng ta thử đi tìm trên 2 sàn của chúng ta , xem có những cơ hội như vậy không ?
    binhnguyenpnam, kts_hha, magyar6 người khác thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917

    Có nhiều cổ phiếu và DN dạng này lắm đó bác.
    --- Gộp bài viết, 20/09/2015, Bài cũ: 20/09/2015 ---
    Hôm nào tôi làm việc ở Vũng tàu chắc phải nhờ vả bác đấy
    phambaohuyenVuthanhnguyen thích bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.803
    @FBV nếu có dịp đi VT thì pm cho tôi trước , nhé .
    Songsanh thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Về việc nhân viên ngân hàng nhưng họ ko nắm cổ phiếu ngân hàng thì thật ra nó đơn giản. Vì ko phải ai cũng biết đầu tư. Nhân viên ngân hàng kophải ai cũng đủ trình độ về tài chính kể cả ông giám đốc chi nhánh. Khả năng mỗi người là khác nhau. Hơn nữa nhân viên ngân hàng ko thích mạo hiểm do tính chất nghề nghiệp. Cho nên họ tập trung vào đầu tư bất động sản . Về chứng khoán lâu lâu họ thấy chắc chắn thì họ mới làm 1 quả.
    --- Gộp bài viết, 20/09/2015, Bài cũ: 20/09/2015 ---
    Ok bác. Tôi có 1 nhóm các anh em có 1 cty ở dưới đó. chắc trong tháng tới tôi triển khai kế hoạch cho các anh em xong sẽ xuống.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Isaren là 1 trong các quốc gia có nền nông nghiệp thuộc top tiến bộ và tốt nhất thế giới đó. Bác đừng đùa. Cái gốc nông nghiệp họ rất mạnh. Ho làm ko vì xuất khẩu nông nghiệp mà tự cung đủ cho cả nền kinh tế của họ. Họ ko nhập khẩu nông nghiệp như VN ta đâu
    binhnguyenpnam, SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    [QUOTE="gerbermark2, post: 16838927, member: 52675thu75c ran đề bác nêu rất hay và cũng thể hiện quan điểm đầu tư của bác, ở đây mình đồng ý với bác một nửa và quan điểm cá nhân của mình như sau:
    1. Xét về mặt vĩ mô, có thể nói kinh tế Việt Nam đã tạo đáy và bắt đầu có xu hướng đi lên, điều này thể hiện qua các chỉ số vĩ mô 2010-2015 tốt dần lên như chúng ta đều đã biết.
    2. Hệ thống tài chính ổn định hơn nhiều qua cuộc cải tổ và đã không để cho ngân hàng nào phá sản, đây là một vấn đề rất quan trọng đối với tâm lý hành vi tài chính của người Việt (mặc dù rất bình thường đối với TG). Chắc các bác còn nhớ thời kỳ lãi suất qua đêm ở mức 20-30% thậm trí còn cao hơn nữa, còn bây giờ tính thanh khoản của các ngân hàng đã tạm ổn, nhờ sự can thiệp của NHNN, và đổ vỡ tài chính dây chuyền sẽ không xảy ra.
    3. Việc liên tục sáp nhập, nâng vốn điều lệ, đề nghị nới room.. của ba ngân hàng chủ chốt là VCB, CTG và BID cho thấy quyết tâm đưa ba ngân hàng này trở về vị trí dẫn dắt TTTC và theo nguyên tắc "nước chảy trỗ trũng" thì thị phần của ba ông lớn này sẽ ngày càng tăng còn các ngân hàng còn lại chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Điều nay đã thể hiện ngay khi một số ngân hàng TMCP vừa và nhỏ bắt đầu phải tăng LS huy động nhằm lôi kéo khách hàng đến với mình.

    Trở lại việc đầu tư vào CP ngân hàng, mình xin chia sẻ vài quan điểm:
    1. Như đã nói trong topic này, việc hệ thống tài chính ổn định là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chúng ta cần theo dõi các chỉ số các ngành công, nông nghiệp, bất động sản và dịch vụ.. có sự phát triển như thế nào sau khi tăng trưởng tín dụng ngày càng cao, nhưng việc này cần có thời gian đủ cho một chu kỳ ngắn hạn. Ngoài ra, những ảnh hưởng của sự suy thoái của kinh tế Trung quốc và các khu vực khác hay hành động của FED chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế nước ta nhưng mức độ của nó sẽ thể hiện rõ hơn trong một vài tháng tới.
    2. Chỉ trong gần 1 năm mà giá của VCB, BID và CTG (tính trung bình) đã tăng trên hai lần và đẩy P/E của các CP này lên quanh mức 15-20 (riêng VCB gần đây dao động từ 25-35), điều này cho thấy việc đầu tư theo cổ tức vào các NH này là không hiệu quả và kể cả trong trường hợp tốt nhất (nợ xấu giảm dẫn đến giảm trích lập dự phòng, kết quả kinh doanh tăng vọt...) thì P/E của các CP này cũng không thể về dưới 10, tức là điểm hấp dẫn để đầu tư cổ tức khi lãi suất tiền gửi hiện quanh mức 5%/năm.
    3. Như vậy, nếu đầu tư vào CP ngân hàng hiện nay phải chờ đợi vào lợi nhuận thứ 2, tức là tăng trưởng thị giá và điều này chỉ xảy ra khi dòng tiền phải chảy mạnh vào CP ngân hàng trong thời gian tới và như chúng ta đã trao đổi lần trước cũng trong topic này, việc đó hơi khó dự báo.
    4. Mặc dù vậy, trong năm nay và sắp tới mình vẫn chưa thấy cơ hội dòng tiền lớn ở các ngành chủ chốt khác như năng lượng hay bất động sản, thậm trí ở các dòng CP đầu cơ, còn các dòng TPP hay room không phải các CP dẫn dắt nên dòng tiền có vào thì cũng sẽ ra rất nhanh.

    Như vậy quan điểm của mình cũng trùng với bác Gà mới là ở thời điểm hiện tại đầu tư ăn cổ tức vào các CP ngân hàng là không hiệu quả, tuy nhiên nếu không có các dòng dẫn dắt khác mà dòng tiền tiếp tục chảy vào các CP tài chính thì anh em ta cũng nên tận dụng cơ hội để đầu tư chênh lệch thị giá.[/QUOTE]
    Việc cổ phiếu NH tăng giá thời gian qua thực ra tôi xem nó là quá trình trả lại mức giá thật khi dòng ttền ổn định
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  10. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Có lẽ bác hiểu nhầm ý mình do mình viết không rõ, ở đây là nền nông nghiệp Israel không dựa trên tài nguyên là đất và nước mà dựa trên công nghệ. Ở đây nói một cách chính xác là công nghệ nông nghiệp của Israel rất phát triển, mình có nghe nói (không nhớ rõ lắm) là một số đại gia của VN cũng đang tiếp cận để chuyển giao về nước ta.

Chia sẻ trang này