Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

8002 người đang online, trong đó có 1030 thành viên. 14:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 66768 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Cái này chính là goodwill mà hôm trước chúng ta đã bàn đấy, tuy nhiên ở đây có sự khác biệt giữa chủ động và bị động.
    Songsanh, VuthanhnguyenGa_moi thích bài này.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Cảm ơn bác đã cho mọi người một cách nhìn khá cụ thể về 1 nguyên nhân dẫn tới 1 NH có thể thay đổi kq sxkd lớn đến mức thế nào tùy cách nhìn nhận và đánh giá. Điều này cho chúng ta một kinh nghiệm, đó là xem bctc của các NH đừng vội tin vào kq sxkd thể hiện trên đó, nhất là các bctc các quí trong năm vì có rất nhiều kỹ thuật để chuyển lỗ thành lãi hay ngược lại. Về nguyên tắc, NHNN có qui định rất rõ các tiêu chí để các NH tự phân loại nợ theo nhóm, ai thích hiểu chi tiết hãy tìm đọc các bài báo có rất sẵn. Trong thực tế, từ khi qui định và buộc các NH phải tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự phòng thì người ta mới quan tâm tới chi tiết các nhóm nợ của 1 NH. Trước đó, con số báo cáo về các nhóm nợ này có độ tin cậy rất thấp, vì các NH nói chung đều tìm cách che dấu nợ xấu để giảm nghĩa vụ trích lập dự phòng rủi ro và vì nhiều quyền lợi khác nữa của NH liên quan tới kq sxkd hàng năm. Việc che dấu nợ xấu thường được thực hiện thông qua hình thức gia hạn nợ, đảo nợ, có nghĩa là hợp thức hóa việc kéo dài thời điểm trả nợ và lãi vay cho kh với hy vọng tình hình tốt lên sẽ tự thu hồi được nợ xấu.
    Nói như thế để chúng ta nên biết rằng, ngay cả khi được theo dõi và ks chặt chẽ, các con số về nợ xấu vẫn chỉ là tương đối, sự thật thế nào thì vẫn chỉ có giời biết, đất biết và tự bản thân NH biết, thậm chí nhiều khi chính các NH cũng không có được con số chính xác vì ngay các cấp trong NH đã có những điều thiếu trung thực trong bc rồi.
    Quay trở lại vấn đề với các NH bị mua 0 đồng. Bác @FBV pt như trên mới chỉ nói ra được một phần thôi. Do sự che đậy trong nhiều năm nên nợ xấu của các NH này có một tỷ lệ không nhỏ đã thực sự mất, con số cụ thể là bao nhiêu không được công bố, tuy nhiên căn cứ vào thực tế là các NH này đã được cho cơ hội trong 3 năm từ 2012-2015 để tự giải quyết nhưng không làm nổi và phải buông tay sau nhiều lần tranh cãi với NHNN, chúng ta có thể thấy số tiền thực sự mất là lớn, đủ để những người trong cuộc thấy rằng không còn cơ hội vãn hồi với các tài sản còn lại và với hiện trạng hiện nay.
    Đến đây chắc nhiều người sẽ thắc mắc một vấn đề: trước khi bị mua lại 0 đồng, các NH này vẫn hoạt động được "bình thường" đó thôi, tại sao lại phải can thiệp vào rồi bố trí người khác điều hành thay cả những người không có lỗi trực tiếp tới thua lỗ giai đoạn trước? Để giải thích cho việc này chúng ta cần nhắc lại vấn đề thanh khoản. Khi một NH đã thua lỗ và có nợ xấu tới qui mô rất lớn như vậy thì thực tế nó đã mất thanh khoản lâu rồi, nó chưa phá sản và vẫn duy trì được cái bộ mặt bình thường thì chỉ có 2 khả năng xảy ra: hoặc nó đã thỏa thuận được với các chủ nợ để giãn nợ hoặc phải có một nguồn tc bí mật hỗ trợ mỗi khi nguy cơ mất khả năng chi trả xảy ra. Thông thường với các NH này cả 2 khả năng đó đều xảy ra, một mặt các NH sẽ tìm cách thỏa thuận với các chủ nợ lớn để đảo nợ khoản vay, tức là cùng lắm chỉ trả lãi của kỳ trước còn vốn vay thì tái tục 1 kỳ nữa, mặt khác đối với các khách hàng có tiền gửi đến hạn thì cố gắng chi trả bằng tiền huy động mới được, phần thiếu hụt sẽ vay của NHNN. Đồng thời với đó là tích cực thu hồi nợ xấu để giảm bớt áp lực thanh khoản. Đề cập tới vấn đề giải quyết nợ xấu, các NH này lại vướng vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Như bác @FBV pt dùm ở trên, các món nợ xấu liên quan đến BDS là một loại nợ xấu có cơ giải quyết dễ nhất. Tuy nhiên do thị trường BDS vẫn ở giai đoạn sao cú nổ của bong bóng nên giá cả và thanh khoản đều không ủng hộ cho việc NH bán tstc để thu hồi nợ xấu. Nếu không bán thì tức là tiếp tục phải đi vay bù đắp thanh khoản cho các khoản nợ này, nếu muốn bán được thì buộc phải bán lỗ, tức là một dạng cắt lỗ tương tự trên ttck, và khi đó ngay lập tức cái khoản lỗ ảo nấp dưới nợ xấu sẽ bộc lộ trực tiếp trên lỗ thật ở kq sxkd. Cánh cửa giải thoát duy nhất là nếu tt BDS hồi phục thật sự, các tstc có thể bán đi dễ dàng và đủ để bù đắp vốn vay, nhưng bao giờ điều đó mới xảy ra thì không ai nói được.
    Thực tế NHNN có thể tiếp tục trợ giúp họ để chờ đến lúc tt tốt hơn, tuy nhiên trong trường hợp đó NHNN sẽ phải trả một số điều như sau:
    - Cấp vốn gần như không lãi suất cho họ để cứu thanh khoản khi cần thiết
    - Mạo hiểm với niềm tin vào những người đã có vết trong quá khứ, không chắc được liệu họ còn làm điều gì khiến tình hình có thể xấu hơn hay không?
    - Năng lực NHNN cũng có hạn, nếu diễn biến tt không như mong đợi sẽ có nguy cơ mọi thứ sẽ vượt tầm ks của NHNN, khi đó sẽ là đổ vỡ cả hệ thống.
    Có lẽ vì vậy NHNN đã buộc phải ra tay mua lại 0 đồng, cơ cấu lại nhân sự, cố gắng duy trì hoạt động (ở đây thực chất là huy động vốn mới và hoàn thành nghĩa vụ chi trả cho các món đến hạn), chờ sự thay đổi tích cực từ tt BDS để hỗ trợ giải quyết nợ xấu, ...
    Qua phân tích trên, chúng ta có thể rút ra mấy điều sau:
    - Việc NHNN tuyên bố sẽ bán lại các NH này chỉ là bánh vẽ vì nó không hề khả thi trong tương lai gần và bản thân NHNN cũng không hề muốn trao niềm tin để đối mặt nguy cơ có thể tồi tệ hơn
    - NHNN hiện nay đang bị áp lực rất lớn để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống nên sẽ bị ảnh hưởng khá lớn tới khả năng cứu trợ nếu có bất chắc xảy ra
    - Các NH bị mua lại 0 đồng tg tới sẽ hoạt động chủ yếu như các quĩ tiết kiệm cộng với mảng xử lý thu hồi nợ.
  3. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Trong việc sáp nhập MHB vào BIDV với tỷ lệ 1:1 chẳng hạn thì mình mong là cổ đông của MHB hơn...he he he.
    Songsanh thích bài này.
  4. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    79.959
    Thanks ý bác . Mình chém gió chút :
    * Bong bóng từng ngành hàng có tính chất khác nhau , trong đó BDS thời gian vỡ bong bóng phải khoảng 5 năm ( có ngành chỉ vỡ trong 1 tháng là xong ) . Nhà nước biết hết cách giải quyết nợ xấu BDS , giải quyết vỡ bong bóng vì nhà nước là người cầm trịch thị trường :) . Cách giải quyết nợ xấu BDS hiện nay là tái cơ cấu các ngân hàng và xây dựng dần dân cơ sở hạ tầng . Vì 2 mảng này sẽ quyết định tương lai BDS . Đương nhiên về mặt vĩ mô nhà nước phải chú trọng phát triển kinh tế dồi :)
    Khi ngân hàng ổn định và khi cơ sở hạ tầng thuận lợi thì tự nhiên BDS sẽ ấm lên . Nhà nước có thể tác động thêm bằng cách tăng gía đất chút thôi cũng đủ làm BDS nhúc nhích dồi :) . Cở sở hạ tầng ngon hơn thì nhà nước sẽ tăng giá đất lên . Điều này thoạt nhìn thì thấy đúng là khách quan , nhưng thực tế là do cầm trịch của nhà nước thôi :) . Nhà nước có thể bơm tiền thẳng để cứu BDS nhưng cách này không an toàn và không vững lâu dài được :) .
    Mình thấy các ngân hàng sẽ ngon đới vì cả hệ thống chính trị của nhà nước quan tâm và ngân hàng phải ổn thì mới giái quyết nợ xấu BDS và làm mạch máu cho nên KT được :)
  5. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Bác phân tích hay lắm.
    Không nhiều NDDT hiểu được những điều này.
    Vuthanhnguyen, magyarFBV thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.688
    Cái vụ NH 0 đồng chúng ta bàn ở trên thật ra nó chỉ về mặt kỷ thuật. Nó còn những góc khuat sâu xa hơn nhiều mà khó có thể chia sẽ hết.
    Nhưng chung quy lại, cái gốc vẫn muốn là triệt tiêu sở hữu chéo trong ngân hàng. Triệt tiêu sức ảnh hưởng của sở hữu chéo là cái đích nhắm đến.
    1 khoản vay nếu chưa trả nợ gốc thì đảo nợ, giản nợ, tái tài trợ để tạo điều kiện cho nó tốt lên để thu hồi là 1 việc làm rất rất bình thường. Miễn sao nó đúng các chuẩn mực và quy định của NH và Pháp luật. Đây là bản chất của việc vay mượn. Trên thế giới ko có ngân hàbg nào ko làm cái việc này. Ko có chủ nợ nào ko thực hiện cái việc này.
    Vấn đề là ngay từ cái gôc, việc 1 khoản vay ko trả được nợ do nguyên nhân khách quan nó khác với 1 khoản vay ko trả nơ do bị chi phối bởi lợi ích nhóm cổ đông và sở hữu chéo.
    Còn nói về che dấu nợ xấu theo tôi, nếu tôi là ông chủ thật sự và ko có lợi ích sân sau, tôi ko ngu gì che cái cục nợ xấu này, tôi càng trích lập thì càng có lợi vì ko đóng thuế. Việc đó tôi phảu cân nhắc.
    Vấn đề là khi 1 khoản vay bị chi phối thì khó mà xử lý được. Muốn vật phải xử lý anh nài chi phối trước. Đó là cái gốc.
    Còn tôi là NHNN. Mọi cung tiền đều nắm, biện pháo đều do mình đưa ra, có gì mà ko giải quyết được.
    Còn thật ra, vấn đề xử lý tài sản là bất động sản chúng ta bị vướng do cơ thế và luật nó kỳ cục vs2 tốn mất 3 năm trở lên nên NH chọn giải pháp nài phù hợp nhất
  7. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Mình cũng không đồng ý hoàn toàn với bác vì nhà nước có rất nhiều việc phải làm chứ không chỉ có bài toán của các ngân hàng đâu, chẳng qua vì chúng ta tham gia TTCK nên quan tâm hơn đến các tin tức liên quan đến dòng banks mà thôi. Mặt khác dù NN có thể đưa ra nhưng chính sách hỗ trợ nhưng thị trường nó vẫn có quy luật lên xuống của nó, như BĐS chẳng hạn, không phải cứ hô hào tác động là được. Ngay cả TPP hay nới room cũng là những vấn đề đã triển khai hàng mấy năm rồi, mà đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Nói chung mình cũng không quá lạc quan như bác, chứng cứ là dòng tiền vào TTCK cũng không mạnh và liên tục nên VNI vẫn chưa vượt được ngưỡng cản 640.
    binhnguyenpnam, thatha_chamchiFBV thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.688
    Nói chung cái bụng cho nhân dân phải lo trước, phải no đã. Công nghiệp hoá hiện đại hoá mà chưa làm được cái gốc nông nghiệp đối với 1 nước nông nghiệp như việt Nam thì xem như thất bại
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Việc NHNN mua các ngân hàng yếu kém với giá bằng 0 đồng nếu mổ xẻ thì phức tạp (chỉ về mặt nghiệp vụ) nhưng bản chất lại rất đơn giản. Theo mình thì thay vì việc buộc các ngân hàng này phá sản thì NHNN sẽ gánh vác các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng đó, tức là đảm bảo khả năng chi trả và xử lý tài sản của họ. Đây là công việc mà NHNN có thể không muốn nhưng lại phải làm để đảm bảo sự an toàn của hệ thống.
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Vâng, tôi đồng ý là còn nhiều chuyện lùm xùm đằng sau hiện tượng bị lộ diện. Tuy nhiên không có việc gì là việc không có góc khuất. Vì vậy tôi đặt vấn đề chính là muốn chúng ta bàn để hiểu được càng nhiều càng tốt những góc khuất đó từ những cái được công bố.
    Cơ cấu nợ vay để tạo đk cho khách hàng có thêm tg và đk pt thì không ai gọi là che dấu nợ xấu bác ạ. Nợ xấu nó có loại do khách quan mang lại, loại này nó là 1 phần của cuộc chơi và đã được tính toán dự phòng ngay từ đầu thông qua các đk ràng buộc các bên và cũng chỉ là chấp nhận được khi nằm dưới ngưỡng. Ở VN mình thì đại bộ phận nợ xấu đều có tí nguyên nhân chủ quan, nên việc giải quyết nó mới trở nên vô cùng rắc rối, bàn chi tiết hay nêu vd cụ thể thì cả ngày không hết.
    Như hôm trước tôi đã nói rồi, nhưng bác vẫn cứ khăng khăng đổ lỗi cho cái sở hữu chéo và bác lại tin rằng hết sở hữu chéo thì ngân hàng sẽ trong sạch thì đúng là một suy nghĩ quá ngây thơ. Tôi xin nói với bác rằng những cụm từ như sở hữu chéo, lợi ích nhóm bác đừng cứng nhắc và đánh đồng nó với cái gì đó xấu xa đáng ghê tởm. Bản chất của kinh tế là luôn tồn tại lợi ích nhóm, nếu có một việc gì đó mà tất cả các nhóm đều có lợi thì mọi qui luật kinh tế hay suy luận chúng ta sử dụng đã chẳng còn đúng nữa rồi. Vấn đề ở đây là đạo đức và triết lý kinh doanh của những người làm kinh doanh. Cơ chế nào, thể chế nào cũng vẫn không thể ngăn cản được nếu chính tự những người trong cuộc cố tình làm điều sai, điều xấu.
    Về vấn đề NH có nên che dấu nợ xấu hay không, tôi nghĩ là bác nhìn vấn đề hơi đơn giản và không biết hết những qui định của ngành NH dành cho các NH kd không có lãi. Thực tế, các NH đều sử dụng qui định trích lập dự phòng rủi ro để làm công cụ điều tiết lợi nhuận được công bố ra media. Đây cũng là một vấn đề phức tạp nói cả ngày không hết chuyện, nó thế nào phụ thuộc chủ yếu vào cân nhắc lợi ích ẩn đằng sau con số lợi nhuận được công bố hàng năm. NH không có lãi thì sẽ bị siết mọi cơ hội pt nên không NH nào dám công bố lỗ giả đâu, chỉ có lãi giả là nhiều thôi.
    Nói thêm chút về NHNN, bác đừng nghĩ mấy ông ở NHNN là thánh, họ cũng là người thôi, giai đoạn trước đây thì tội nhiều hơn công. Tội thì cũng có nhiều loại, loại do thiếu kinh nghiệm, hiểu biết mà ra quyết định sai, cũng có loại tội biết sai vẫn làm vì phải theo chỉ đạo phục vụ lợi ích nhóm có quyền lực nào đó, chưa kể tội do mưu lợi cá nhân gây nên. Công của NHNN thì chỉ gói gọn chung vào một câu, đó là họ đã phần cơ bản dọn dẹp được đống rác do chính họ tạo ra. Về năng lực tc thì NHNN VN không có nhiều nguồn lực để dám ví như nắm cây gậy phép trong tay, muốn làm gì cũng được như bác nghĩ đâu. Ở tầm vĩ mô và hệ thống, nhiều việc không thể dùng ý chí mà điều tiết được. Cứu vãn tt BDS VN thời gian vừa rồi là một việc như vậy.

Chia sẻ trang này