Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

8000 người đang online, trong đó có 1039 thành viên. 14:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 66768 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. nhadatuytin

    nhadatuytin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    3.879
    Bác có câu hỏi rất hiểm...Khi chưa có nguồn thống kê khác thì chúng ta buộc phải tin những công bố chính thống thôi....
    ngoi_sao_co_doc, FBV, GiaoThong1 người khác thích bài này.
  2. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Thực ra nếu phương pháp chính xác tương đối nhưng qua các năm kết quả của nó tăng trưởng thì tôi nghĩ vẫn OK (so sánh tương đối giữa các năm).

    Tuy nhiên nếu phương pháp thống kê thay đổi thì...
    Vuthanhnguyen, Songsanhnhadatuytin thích bài này.
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Thực ra xét trên qui mô toàn tt thì thanh khoản toàn tt thể hiện sự sôi động hay không của cái chợ ck mà thôi. Thanh khoản tăng không có nghĩa tiền vào ck nhiều hơn hay ngược lại. VD thế này một dn pht tăng vốn lên và thành công thì đó thể hiện tiền vào ck đã tăng lên, nó không cần biết sau đó cp của dn đó được gd nhiều hay ít. Còn nói theo cảm nhận của những người theo dõi tt thì vào hay ra của dòng tiền có thể hiểu như sự lên hay xuống của chỉ số chung, vì khi tt tăng tổng ts (vốn hóa) toàn tt tăng, khi tt giảm thì tổng vốn hóa giảm.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.688
    Them 1 Cau hoi : có TINH du K°
    GiaoThong thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.688
    Sở huu cheo se ko bao gio het. Nhung triet tieu anh huong va tac dong cua so huu cheo la hoan toan co the lam duoc
    VuthanhnguyenSongsanh thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.688
    Cai nay cung tinh roi. Chinh vi muc do no xau khac nhau nen co NH thi mua no qua VAMC; co ngan hang thi mua 0 dong
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.688
    Bác thử chơi trò cây cầu bập bênh FA-FO-TA của tôi thử đi. Bác ngâm cứu nó như thiền học và dịch học thử vài lần xem. Tôi nóino1 thú vị lắm đấy
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.688
    Bác làm vậy thì giai đoạn 1990 đã làm rồi đó. Nhưng giờ hội nhập quốc tế rồi. Chiêu bài phải khác. Phải có quy chuẩn chư ko phải muốn làm gì thì làm đâu bác ạ
    --- Gộp bài viết, 20/09/2015, Bài cũ: 20/09/2015 ---
    Có mấy con ok đó. Bác cứ mua chứ đề cập mua con nào mà hok được
    VuthanhnguyenSongsanh thích bài này.
  9. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Trò bập bênh của bác để giải bài toán toàn thị trường, còn tôi đang xem trường hợp cá biệt của cổ phiếu thôi.

    Nếu xét trường hợp cổ phiếu thì tiền "vào" là khi phát hành thêm, khi chênh lệch giữa giá phát hành và giá bán, khi giá cổ phiếu tăng mạnh và phân phối.

    Tiền rút ra khi cổ phiếu ở chu kỳ phân phối và giảm mạnh làm tổng vốn hóa thị trường bị suy giảm không có khả năng hồi phục nên khi giao dịch mua bán thì tổng giá trị giao dịch thấp hơn so với trong lịch sử.

    Nói tóm lại nếu vốn hóa tăng lên với volume giao dịch tăng là tiền vào, khi vốn hóa giảm mà volume không giảm là tiền ra. Đúng không các bác?
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác hiểu đúng ý tôi muốn nói rồi đó. Đối với hệ thống NH VN, nợ xấu là một vấn đề thôi. Một vấn đề khác không kém phần nguy hiểm đó là vốn ảo. Trong khoảng tg trước đây, nếu ai để ý thì sẽ thấy rõ cả hệ thống NH TMCP của VN theo một lộ trình rất gấp phải tăng vốn lên tối thiểu 3000 tỷ, với xuất phát điểm ban đầu chỉ vài trăm tỷ. Các cổ đông không phải ai cũng có đủ tiền để nộp vào mỗi khi cần tăng vốn, cổ đông càng lớn thì nghĩa vụ góp vốn càng cao, vậy nhưng cuối cùng thì mọi chuyện đều giải quyết được êm xuôi nhờ phép thần vốn ảo. Người ta làm thế nào để có thể có hàng trăm tỷ góp vào NH trong khi lúc đầu dốc cả ts gia đình cũng chỉ có vài tỷ góp vốn? Nếu có đem cầm cố ts thì cũng không đủ. Trước thực trạng như vậy, một chiêu trò lách được làm thế này: NH A cần tăng vốn sẽ làm việc trước với NHB để có được cam kết là NH B sẽ cho cổ đông của NH A vay với tstc là cp của NH A. Vì các NH đã được bảo kê là không bao giờ phá sản nên NH B rất sẵn lòng vì tự dưng được một món vay không nhỏ lại chắc chắn gần như không có rủi ro. Sau khi có được cam kết, NH A lên lộ trình tăng vốn phát hành khống cho các cổ đông lớn để họ có cp đem thế chấp tại NH B lấy tiền về nộp. Cứ như thế ông A vay của ông B, ông B vay của ông C, ... thế là làm được việc tăng vốn, tổng ts cả hệ thống lại bị khống tiếp lên gấp nhiều lần vì một món tiền vừa giúp A tăng vốn vừa giúp B tăng dư nợ.
    Việc tăng vốn ảo sẽ không tác động ngay tới hoạt động của cả hệ thống vì vốn của NH thường nhỏ hơn khá nhiều so với tổng ts, tuy nhiên nó làm cho NH trở nên rất yếu và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tiền huy động vì đó mới thực sự là máu để nuôi cơ thể. Mặt khác việc tăng vốn ảo tạo ra một thế hệ các ông chủ khổng lồ chân đất sét. Nếu bạn có 10 tỷ, suy nghĩ và hành động của bạn sẽ khác rất nhiều khi bạn nghĩ mình có 1000 tỷ, dù rằng thực chất trong 1000 tỷ đứng tên bạn thì có đến trên 900 tỷ là đi vay. Hơn nữa áp lực trả lãi khoản vay cũng không hề nhỏ sẽ buộc các ông chủ này liều lĩnh hơn và tìm mọi cách kiếm tiền điều đó sẽ giúp chúng ta thấy được tại sao nhiều ông chủ NH có thể liều bất chấp hậu quả đến như thế. Trên con đường tìm kiếm tiền để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nhiều vị đã phát hiện ra rằng để kiếm được tiền thực thì gần như vô vọng, vậy chỉ còn con đường thao túng ngân hàng lập các cty của gia đình rồi rót tiền của NH vào đó, phần thì kd phần thì mang đi trả lãi vay. Họ vay ra 100 đồng thì mất vài chục đi trả nợ lãi rồi nên tiền vào kd sẽ ít đi nên cơ hội kiếm đủ lợi nhuận để trả lại tiền vay mới gần như không có, trong cái vòng luẩn quẩn đó nên số tiền vay của cty sân sau ngày 1 lớn và đến lúc nó bục ra thì gần như đã thất thoát cả rồi, làm gì còn nữa để mà hy vọng thu hồi?
    Tất nhiên câu chuyện trên không đúng cho tất cả nhưng hầu hết các đại gia NH VN ít nhiều đều đi theo công thức vốn ảo. Nếu qui mô vốn vay họ biết ks hợp lý kết hợp sxkd ngành khác đủ bù đắp thì họ đủ sức vượt qua, nhưng những đại gia NH đổ tiền vay vào BDS thì đều phá sản hết vì sự đi xuống của tt BDS những năm qua.
    Việc thế chấp cp qua lại giữa các NH chính là tiền đề cho việc sở hữu chéo vì nhiều người không chịu nổi áp lực trả nợ lãi đã phải nhượng lại cp để giảm nợ vay. Việc này NHNN biết rõ hơn ai hết, nên bây giờ họ lớn tiếng đổ lỗi cho sở hữu chéo chính là họ đang tự mắng mình đó thôi.

Chia sẻ trang này