1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

3920 người đang online, trong đó có 214 thành viên. 08:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67210 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Nói như bác thì cuộc chơi mất 50% thú vị. Vì khi bác quan sát được vốn hóa tăng; khối lượng tăng thì tiền vào tồi. Vào rồi thì mất 50% cơ hội. Ngược lại khi nó ra rồi theo khối lượng giảm vốn hóa giảm cũng là xong chuyện rồi. Mần ăn gì nữa nếu xét theo việc đầu tư. Đúbg ko?
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Vấn đề các bác nói; tôi nói cũng ko lớn lắm. Bản chất nó còn 1 góc khuất tối tăm lắm lắm và bao trùm cả cái nền kinh tế này trong đó có dính tới Ngân hàng nhưng sẽ ko có trong đề án cải cách và sẽ ko bao giờ được đề cập mà chỉ gói gọn trong 2 từ sở hữu chéo và lợi ích nhóm. Vì như bác nói thì đều giải quyết được và nó chỉ xảy ra ở các NHTMCP tư nhân thôi. Đằng này nó có cả trong NHTM CP nhà nước. Và vấn đề bác nói người ta thật ra ko đổ lỗi cho sở hữu chéo nà là nói đến như nó là hiện tượng. Sở hữu chéo và lợi ích nhóm nó đi với nhau. Tôi nói về kỷ thuật và nền kinh tế thì toàn bộ những điều bác nói đều giải quyết được. Nhưng kết quả là người ta bảo rất khó và đang giải quyết từ từ? Vì đâu nên nỗi? Chỉ đơn giản là chúng ta đang cỡi trói. Vì làm 1 phát thì ok nhưng nó ko khác gì chặ tay chân chính mình nên buột phải phân tán kéo dài thời gian. Gỡ rối tơ vò từ từ
    VuthanhnguyenSongsanh thích bài này.
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác rất chủ quan khi nói nền kinh tế tự nó điều tiết được. Có thể có nhiều vấn đề thâm cung bí sử không ai nói rõ ra nó thế nào nhưng tưu chung lại thì cũng đều là một dạng của hình thức tay không bắt giặc. Dòng tiền của xã hội nó không phải vô cùng vô tận nên mỗi người cấu véo một ít thì cũng phải đến ngưỡng nó không chịu nổi. Liều thuốc thời gian nhiều khi cũng không đủ để xóa hết vì người ta ăn cắp nhiều hơn cả sự tăng trưởng thực của xh.
    Dòng tiền của VN trong cả chục năm gần đây năm nào cũng được bơm thêm trên 10 tỷ USD tiền kiều hối (đó là chưa tính tới lượng tiền mặt Việt kiều cầm tay về), ngoài ra còn vốn vay nước ngoài, vốn ODA, FDI, ... vậy mà nền kinh tế vẫn đì đẹt không khá nên được cũng một phần vì cái tư tưởng như bác phát biểu. Ai cũng nghĩ chuyện này nhỏ, mình chén đáng bao nhiêu, thằng to hơn mình nó còn giàu bằng mấy lần mình, ... ai cũng tưởng giời sinh voi rồi giời sẽ sinh cỏ nên VN nó thành cái oẳn tà roằn như hiện nay.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Tôi không chủ quan đâu bác. Mà sự thật là chuyện nó ko như chúng ta thấy; ko như chúng ta nghĩ. Cái chúng ta nói và thảo luận chỉ là bề mặt và biể hiện cái gốc, còn cái bản chất nữa, cái bản chất nó quan trọng vì nó có thể làm thay đổi cấu trúc, làm thay đổi toàn bộ câu chuyện, làm thay đổi cả cái gốc.
    binhnguyenpnamSongsanh thích bài này.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Nếu bác nói thế thì khỏi cần bàn gì nữa. Những gì tôi biết, tôi thấy nó giải thích được cho tôi khá rõ nguyên nhân dẫn tới thực trạng hệ thống NH hiện nay. Cũng có thể cái bản chất nó không giống như cái nó thể hiện như bác nói nhưng tôi chẳng biết đến khi nào mới thấy được cái bản chất ấy. NH VN trải qua cũng khá đủ thăng trầm rồi, ngay cả những thời điểm hoàng kim nhất để người ta khoác cho nó cái tên mỹ miều là cp vua thì nó vẫn chứa đầy vấn đề cần giải quyết và còn cách rất xa chuẩn mực thế giới.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Thật ra, chuẩn mực Ngân hàng người ta nói này, nói nọ, rằng chưa đạt chuẩn mực thế giới. cái tôi ko lo về chuẩn mực Ngân hàng đâu bác ạ, mà cái lo là chuẩn mực kinh tế VN nó ko như thế giới. Anh Ngân hàng phụ thuộc vào nền kinh tế, cho nên chuẩn mực Ngân hàng phụ thuộc vào chuân 3mực nền kinh tế, vào chuẩn mực tài chính kinh doanh của DN hiện tại. Khi nào cái này nó tốt, tự thân Ngân hàng sẽ vào chuẩn mực thôi bác ạ, vì đơn giản: chuẩn mực các NH thế giới đã có rồi, tại sao họ ko áp dụng được? đơn giản 1 điều: họ mà áp dụng thì họ đi trước nền kinh tế hiện tại quá xa, mà như vậy thì ko bao giờ kinh doanh Ngân hàng được!!!
    Tôi ví dụ nhé:

    bác vay mua nhà ở VN, lương bác 12tr, vợ bác lương 8 tr. hai vợ chồng bác 20 triệu ( sau thuế). Bác có 2 con ăn học, 1 đứa phổ thông, 1 đứa đại học, tạm tính hết cũng 4tr cho 2 đứa. sinh hoạt gia đình cũng hết 10 tr ( nếu ở SG) đó là chưa kể phải ko, đám tiệc, nhậu nhẹc, lai rai tiệc tùng này nọ theo cái văn hóa Việt. vạy bác còn 6 tr.
    Với 6 tr này bác có đủ tự tin vay 1 tỷ mua căn nhà 1.5 tỷ ko? Giả sử tôi là Ngân hàng, tôi áp dụng các tiêu chuẩn theo thế giới thì có cho vay nỗi ko?
    1. Vay 1 tỷ trả 6 -10 năm theo thông lệ thế giới? sau khi cân nguồn và so sánh: 100% khoản vay này bị loại.
    2. Vay 1 tỷ trả 20-25 năm thì sao? cũng bị loại nốt.
    3. vậy chỉ có vay 25-30 năm và cân lại tài chính như thế nào? chắc chắn làm được và phù hợp hiện tại
    Nghịch lý hiện tại nhé:
    Thế giới: Với khoản vay trên, áp tiêu chuẩn thế giới: họ trả 10 năm, nghĩa là đúng 8-10 năm sẽ hết nợ.
    Việt Nam: qua thống kê, những khoản vay 20-30 năm thì trong 5 năm họ tất toán trả hết nợ!!! Đó là cái đặc thù văn hóa Việt Nam, và nó cũng lý giải 1 phần: tại sao HSBC, ANZ xâm nhập vào VN 20 năm nay mà chưa phát triển được về kinh doanh!!!! ( vì cái chuẩn của họ cao giá quá, giống như 1 cô gái chảnh!!!)

    Còn kinh tế phát triển, minh bạch: thu nhập ròng 2 vọ chống bác tăng lên là 50tr 1 tháng thì rõ ràng khỏi bàn cải.
    binhnguyenpnamSongsanh thích bài này.
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tôi cũng chẳng quan tâm nhiều tới chi tiết các chuẩn mực TG. Tuy nhiên cái cốt lõi nhất ở các chuẩn mực cho ngành NH đó là vấn đề phòng tránh rủi ro. Đó là vấn đề cốt tử đối với NH, nhưng cũng là khâu yếu kém nhất của NH VN. Việc chúng ta pt sau thì yếu kém không có gì là lạ, nhưng cái khác biệt nằm ở chỗ liệu chúng ta có muốn thay đổi để tiến lên hay không? Là người cầm chịch cho cả hệ thống nhưng bản thân NHNN cũng không muốn nhìn thẳng vào vấn đề cần thiết đó. Vì một số vấn đề nào đó họ sẵn sàng hy sinh cả yếu tố quan trọng nhất đó là sự an toàn hệ thống. Đó mới là cái đáng để nói.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Cái này tôi hoàn toàn đồng ý với bác. Rất ok về cái phòng tránh rủi ro là số 1.
    Còn về NHN tôi nghĩ họ biết và thông cảm chia sẽ với NH và các DN hơn để quản lý, chứ ko phải là ko muốn nhìn thẳng vào sự thật.
    Đúng trên góc độ quản lý, nếu bác tập trung quá vào cho sự phát triển, nó sẽ phá vỡ cân bằng nhanh quá mà ko có trạng thái cân bằng mới thì bác ko kiểm soát được cũng chết, cái người ta đang bị là bị vướng ở chỗ này mà ai cũng thấy nhưng ko ai giám nói ra đó thôi.
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Về mặt lý thuyết thì trong TTTC nói chung và TTCK nói riêng thì dòng tiền là quan trọng nhất, nếu không có dòng tiền mạnh và liên tục chảy vào thì tất cả các CP trên TT sẽ dần dần trở thành mớ giấy lộn, bất kể chúng có tốt đến đâu chăng nữa, điều này thể hiện rất rõ khi xảy ra nhưng biến cố như chiến tranh hay khủng hoảng tài chính thì mọi CP đều bị bán tháo.
    Vì vậy việc xác định xu hướng của dòng tiền trong một khoảng thời gian là quan trọng nhất (ở đây không tính từng phiên giao dịch vì có hai chiều cân bằng với nhau, một ra từ CP và một vào từ TT) và theo mình phải dùng nhiều phương pháp phối hợp với nhau:
    1. Dùng FA có thể xác định xu hướng của dòng tiền vĩ mô sẽ vào TTCK tùy theo mức hấp dẫn của nó so với các kênh đầu tư khác, tuy nhiên đây chỉ mang tính định tính chứ không phải định lượng đối với toàn TT. Đối với CP, FA có thể xác định khá chính xác CP nào sẽ được chọn làm đích của dòng tiền và mức thị giá phù hợp nhưng lại không thể xác định được thời gian cụ thể để đầu tư.
    2. Dùng TA có thể nhìn thấy xu hướng của dòng tiền vào ra nhưng nó lại là quá khứ, tức là đã xảy ra nên có thể chúng ta đã bị mất cơ hội kiếm lời tối ưu hoặc cắt lỗ hợp lý. Mặt khác TA còn bị nhiễu thanh khoản do hiện tượng đầu cơ, chẳng hạn khi bị quay tay ở một số mã CP nhất định hay kéo đạp các mã trụ làm VNI không phản ánh trung thực TT.
    3. Phân tích dòng tiền theo ý chí và lợi ích của dòng tiền chi phối có thể đánh giá được khả năng tăng giảm của một số CP mang tính đầu cơ, nhưng lại không thể xác định được điểm ra vào của các CP này.
    4. Phân tích tâm lý TT dựa theo tâm lý học hành vi có thể tìm ra điểm mua vào và bán ra, tức là khi dòng tiền vào và ra, trong TA gọi là hiện tượng swing của một CP, nhưng phương pháp này chỉ có thể áp dụng với 1 số CP cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
    5. Phân tích dòng tiền thực tế sẽ cho kết quả tương đối chính xác nhưng hiện nay chưa có công cụ thống kê nào để có được thông tin này (ít nhất là đối với các NĐT nhỏ lẻ).
    Như mình đã trình bày thì các phương pháp trên đều có điểm mạnh và điểm yếu, phối hợp chúng lại thì có thể phân tích được dòng tiền ra vào TT hay một số CP nhất định qua từng thời điểm, tuy nhiên cần phải khẳng định rằng không có một dự báo nào cho TTCK có thể chính xác hoàn toàn và điều này là hết sức bình thường, ngay cả đối với những nhà phân tích hàng đầu thế giới.
    Đê khắc phục điều này (sự thiếu chính xác trong dự báo) thì cần đến chiến thuật đầu tư hợp lý (bao gồm cả kiểm soát tâm lý NĐT) dựa trên nguyên lý kiểm soát rủi ro RRR. Mặc dù việc xây dựng chiến thuật chỉ chiếm 20% thời gian so với 80% dành cho phân tích, nó lại đảm bảo 80% việc kiểm soát lợi nhuận và thiệt hại, tức là đảm bảo 80% của sự thành công trong đầu tư CK.
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Cái khác biệt nằm ở triết lý làm việc. Đáng lẽ ra NHNN cần phải lấy yếu tố an toàn làm trọng, mọi quyết sách phải được dựa trên cái nền tảng đó thì mới mong sự pt vững bền, mục đích chính là phải tìm cách kiểm soát được rủi ro chứ không phải cứ làm bừa đi để rủi ro xảy ra rồi mới tìm cách tháo gỡ.
    Có rất nhiều việc vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, người ta nhắm mắt làm liều với hy vọng mong manh là tt sẽ tự điều tiết, để đến khi bung bét ra mới vội vàng cứu chữa, sau đó lại kể công là tôi đã cứu cả nền kinh tế. 40 năm kết thúc chiến tranh mà nay vẫn còn ra rả nói về khó khăn sau chiến tranh mà không hề biết ngượng, ngửa tay xin ăn khắp cả TG mà không thấy nhục, đó là căn nguyên cốt lõi hay cái gọi là bản chất của ta.

Chia sẻ trang này