1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

4045 người đang online, trong đó có 363 thành viên. 10:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67213 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. maghilop63

    maghilop63 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.798
    + tôi không hay chém học thuật, nên chém không hay,
    nhũng gì mọi nguòi đang trao đổi trong top pic này nhiều nguòi có thể không biết những gì trao đổi có 1 phần trong hệ thông phân tích TOP - DOWN
    + trong hệ thống phân tích TOP- DOWN nó sử dụng để phân tíhc xếp loại DÒNG TIỀN theo TA
    +
    --- Gộp bài viết, 21/09/2015 ---
    Các bác thấy. Trong vòng 2 tháng mà chỉ số VNindex biến động ko ngừng. Ko có cái TA nào trở tay cho kịp. Vậy mà vẫn có người rao bán phần mêm phân tích. Hài thật. Kinh doanh cũng lắm trò.[/QUOTE]
    . DO BẠN KHÔNG BIẾT .
    -TẤT CẢ NHƯNG BIẾN ĐỘNG CỦA VNINDEX mấy tháng qua.
    CÒN dân TA đều biết truóc và dự báo truóc nhung gì nó sảy ra.
  2. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.933
    Thanks bác . Chơi kiểu nào cũng OK , nhưng tránh kiểu theo room vì các anh lái oánh cho cả room ngôi bệt luôn :)
    Bác nói chuẩn là nếu chiụ khó ngâm cứu chút và biết chút về cấu bập bênh sẽ thấy xu hướng dịch chuyển và thấy FED mà nâng lãi suất thì vẫn có dòng đã ngon lại càng ngon :)
    FBV thích bài này.
  3. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Phần mềm phân tích dùng để lọc cổ phiếu cũng được chứ bác nhỉ. Các quỹ lớn có dùng phần mềm phân tích không bác?
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.933
    Tuỳ theo quỹ bác, như các quỹ lớn nước ngoài trước đây tôi thấy thì:
    1. Có 1 bộ phận quản trị cơ sở dữ liệu riêng, chỉ làm mỗi cái công việc: tập hợp dữ liệu, xây dựng dữ liệu ( bao gồm: dữ liệu danh mục, dữ liệu thị trường, và dữ liệu công ty, dữ liệu vỹ mô. thậm chí họ phân công 1 nhân viên theo dõi 1 mã cổ phiếu/nhóm mã cổ phiếu đó hàng ngày để notes các chú thích khi biến động giá trong cơ sở dữ liệu. sau đó họ chuyển dữ liệu qua các bộ phận khác.
    2. Bộ phận Phân tích, xây dựng chiến lượt và kỹ thuật giá riêng, sau đó đề xuất các phương án duyệt, rồi giao kế hoạch cho bộ phận, khối đầu tư ( nó không gọi là tự doanh như mình).
    3. Bộ phận/khối đầu tư họ thực hiện theo chiến lượt và các kỹ thuật đề sẵn nhưng các lệnh đều được kiểm soát bởi trưởng khối/giám đốc khối.
    4. Bộ phận quản trị rủi ro nằm riêng sẽ xem xét toàn bộ các kỹ thuật và chiến lượt trước khi trình duyệt cho một doanh mục,
    5. Họ đều dùng các phần mềm, hoặc mua phần mền để lấy số liệu, thống kê và xử lý, phân tích, nhưng họ mua là mua cái code, và cái lõi của phần mềm, toàn bộ họ đa số đều viết lại, nghĩa là họ ko phụ thuộc vào 1 phần mềm của bất cứ ai. Trong hợp đồng giữa bên bán và bên mua luôn có những điều khoản tương tác nhưng về can thiệp phần mềm là 1 chiều. Những phần mềm phân tích hoặc xây dựng mô hình của họ đương nhiên dựa trên các lý thuyết và các mô hình hiện tại, nhưng cái lõi và cái gốc nó khách, cách thức xử lý, điều chỉnh dữ liệu khác.
    vấn đề ở đây là 1 số bác rao bán cái phần mềm ko phải là phân tích như vậy mà là nói là chỉ rõ điểm cần mua, cần bán và thắng 100% thì là quảng cáo nó quá sự thật.
    Tôi lấy ví dụ: Cổ phiếu sau A khi vào chân sóng, Phấn mềm xác định là đã vào chân sóng tăng, nghĩa là mua vào sẽ thắng. Tuy nhiên, khoảng cách 2 chân sóng và 2 điểm kháng cự gần nhất của bước giá: giả sử là 15-18, TA phân tích cho rằng thị giá sẽ vượt qua 18, mục tiêu các dealer sau khi giao chỉ tiêu sẽ phải chốt 1 mức giá là 17.5 chẳng hạn, nhưng ở đời nó có nhiều chữ ngờ lắm, vì khi vào chân sóng từ 15 lên 16, thị trường bị tác động 1 biến cố nào đó, tôi lấy ví dụ cái vụ biền đông chẳng hạn: thế thì giá nó tèo 1 phát kịch sản từ 16 xuống 14, rồi xuống 13, theo lẽ thì nó sẽ lên lại, nhưng Thị trường Vn nó ko lên lại cũng có,
    Cho nên tất cả các mô hình chỉ là xác định xu hướng, nhưng xu hướng thì phải xem xét tác động của FA nữa, trong đó FO là xương sống. nếu ko thì các bác cứ hình dung: nếu dùng T/A ai mua cũng thắng, thì thiên hạ giàu hết rồi.
    Một phân tích T/A là cho nhiều thứ, nhưng quan trọng là xu hướng và cho các quyết định về chiến lượt của kỹ thuật giao dịch là chính.
    ừ 16 xuống 14
    ứ hình dù
  5. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Cảm ơn bác, thông tin rất thú vị.
    VuthanhnguyenFBV thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.933
    Bác này nói đúng 1 phần nè!!! bản chất cấu trúc tài chính thị trường vốn chúng ta đang có vấn đề, chung quy lại là: chưa hoàn thiện đúng nghĩa!!!
    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...eng-ba-chan-khap-khieng-20150922175627469.chn
    Thị trường vốn Việt Nam: Kiềng ba chân... khập khiễng

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    [​IMG]
    TS Cấn Văn Lực

    Phó TGĐ, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV
    Cùng tác giả

    Xem tiếp »
    Thị trường vốn tại Việt Nam đang thể hiện sự bất cân xứng, mặc dù cơ cấu theo kiềng ba chân nhưng hai "chân" chứng khoán và trái phiếu lại khập khiễng, "chân" ngân hàng thì đang bị đè nặng.
    Tại Hội thảo hội thảo "Cơ chế và giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp" tổ chức sáng 22/9, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm 2015 đạt 10,23%, cao hơn nhiều so với mức 5,62% của cùng kỳ năm 2014 và tăng đều ngay từ những tháng đầu năm 2015.

    Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực theo mục tiêu của Chính phủ, dòng vốn tín dụng của các ngân hàng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu.

    Tỷ trọng dư nợ đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần, đến nay chỉ còn khoảng 16%; Tỷ trọng dư nợ của khối doanh nghiệp dân doanh ngày càng tăng, hiện chiếm khoảng 77%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 5% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

    Ông Đông cũng khẳng định, tăng trưởng tín dụng năm nay chắc chắn đạt được 16,5%.

    Số liệu Vụ Tín Dụng NHNN.

    Kiềng ba chân nhưng… khập khiễng

    Theo số liệu của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, tại thời điểm cuối thời điểm tháng 6/2015, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng chiếm 75% tổng tài sản hệ thống tài chính Việt Nam, khối chứng khoán chiếm 14%, thị trường trái phiếu 9% và bảo hiểm chiếm 2%.

    Ông Lực nhận định rằng thị trường vốn đang thể hiện sự bất cân xứng. Cơ cấu theo kiềng ba chân nhưng hai "chân" chứng khoán và trái phiếu lại khập khiễng, "chân" ngân hàng thì đang bị đè nặng.

    Ông chỉ ra, khối chứng khoán cuối năm 2014 mới chiếm 32% GDP, trong khi các nước khác chiếm 50-60%, có những nước chiếm trên 100% GDP.

    Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam cũng hết sức nhỏ bé so với các nước trong khu vực, chỉ chiếm 22% GDP; trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ với 87% và 13% là trái phiếu doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra vậy doanh nghiệp lấy vốn ở đâu đặc biệt trung và dài hạn nếu như chỉ trông chờ vào ngân hàng, xét về lâu dài là rất khó? Cho nên, Việt Nam cần phải phát triển mạnh thị trường trái phiếu đặc biệt trái phiếu doanh nghiệp.

    Nhận xét về tín dụng, ông Lực cho rằng theo nghiên cứu định lượng của 5 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thailand, Singapore và Việt Nam) cho thấy nếu tín dụng tăng 10% thì GDP tăng 1,3%. Riêng Việt Nam tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn vì vai trò của tín dụng ngành ngân hàng chiếm đến 75%, cao hơn bình quân 4 nước kia.

    Ông Lực nhận định tín dụng tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm cao hơn so với năm ngoái nhưng không "nóng" mà ở mức tương đối phù hợp. Ông chỉ ra 6 nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng mạnh trong thời gian qua bao gồm: kinh tế tiếp đà phục hồi; Lãi suất tiếp tục giảm, năm 2012 khoảng 15% đến nay còn 9-11% trung và dài hạn, ngắn hạn còn 7-8%; Vướng mắc cho vay về pháp lý, nợ xấu cơ bản đã được xử lý phần nào, môi trường kinh doanh đang dần cải thiện.

    Ngoài ra, Chính phủ phát hành trái phiếu từ 5 năm trở lên để huy động vốn, thay đổi về cấu trúc thời hạn. Các ngân hàng quay trở về tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn, đây được xem là chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua.

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang đón đầu các FTA và hội nhập sâu rộng hơn, và quan trọng theo ông là nỗ lực từ 4 bên: NHNN, TCTD, địa phương và doanh nghiệp.

    Về quan ngại về rủi ro khi tín dụng bất động sản có dấu hiệu tăng mạnh, ông Lực cho biết tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm khoảng 8,5% tổng dư nợ. Theo NHNN, dư nợ cho vay bất động sản 8 tháng đầu năm tăng 13%, trong khi đó tín dụng toàn hệ thống tăng trên 10%.

    "Rõ ràng tín dụng bất động sản có tăng hơn một chút nhưng không phải quá nóng. Hiện các chủ đầu tư và hệ thống ngân hàng đã cẩn trọng hơn khi đã có những bài học kinh nghiệm trước đây", ông cho hay.

    "5-6 tháng nữa, lãi suất không thể giảm được"
    Mai Ngọc

    Theo Trí thức trẻ

    Từ khóa
    binhnguyenpnamVuthanhnguyen thích bài này.
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.812
    Cám ơn @FBV .
    Bài viết hay quá !@};-@};-@};-=D>=D>=D>~o)~o)~o)
    FBV thích bài này.
  8. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Vậy theo bác thế nào thì tt vốn được gọi là hoàn thiện? Không lẽ tt vốn phải phân đều trên 3 cái chân như bài báo đưa ra mới là đúng?
    binhnguyenpnamFBV thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.812
    Tôi không nghĩ TT vốn phân đều có nghĩa là tỷ lệ giữa chúng cần tương đương nhau, mà là một tỷ lệ nào đó cân đối hơn .
    Tôi đồng ý với ông Lực , kênh trái phiếu DN còn quá ít ỏi . Huy động qua TTCK cũng quá bé bỏng . Bé bỏng thế mà còn ảnh hưởng đến dòng tiền trong TT thứ cấp . Điều này cho thấy, giải pháp để phát triển TTcK là vô cùng quan trọng đ/v VN . Ấy thế mà từ trung ương Đảng đến quốc hội đến Chính Phủ đều có vẻ dững dưng xem TTCK là một thằng nhóc xa lạ hàng xóm chứ không phải là đứa con cần chăm sóc của nền kte.
    binhnguyenpnamFBV thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.933
    .

    Nó nhiều vấn đề cần làm lắm, khó mà chỉ hết, nếu viết thì nó là 1 đề án và bác nào đó có thể làm 1 luận văn tiến sỹ: " Giải pháp và cơ chế để hoàn thiện cho cấu trúc thị trường tài chính VN phát triển bền vững" là ok đó ( bác nào làm thì nhớ Pm tôi, ặc ặc).
    Tôi nói ở đây là nói về cấu trúc của chúng ta nó chưa hoàn thiện.

    Một thị trường tài chính muốn hoàn thiện, phát triển thì nó có các vấn đề sau:

    1. Hoàn thiện về cấu trúc.
    2. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, thành phần tạo lập và thành phần tham gia, chính sách và thể chế.
    3. Hoàn thiện về các công cụ tài chính phục vụ cho giao dịch trên thị trường và công cụ giám sát, quản lý nó.

    Trên cơ sở đó, 1 thị trường tài chính hoàn thiện, nó sẽ cân đối được vấn đề quan trọng nhất của tài chính là : nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung dài hạn!!!

    mà cái này, các thị trường tài chính chúng ta ko làm được, chỉ đơn giản cấu trúc chúng ta chưa hoàn chỉnh.

    Tôi lấy 1 ví dụ: ước qua thống kê: hết 90% huy động Ngân hàng là Ngắn hạn, 2-3% là Ngân hàng lách để chuyển Ngắn hạn sang trung hạn, còn lại là huy động Trung dài hạn thật sự. vậy thì quá mất cân đối.
    Nhưng vấn đề là tạisao NH ko huy động được nguồn vốn tiền gửi dài hạn? Câu trả lời ko nằm ở Ngân hàng, ko do lỗi Ngân hàng, mà do lỗi của hệ thống tài chính, hay nói thẳng ra là chính sách, thể chế chưa cho ra đời, hoặc ko tạo được các kênh vốn dài hạn để cho NH huy động.
    Cụ thể: chính sách lãi suất, tỷ giá ko ổn định làm cho lạm phát cơ bản ( tính tr6en các chỉ số các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu: Ăn, mặc, đi lại, .. phục vu nhu cầu tối thiểu cho con người) tăng liên tục trong 15 năm qua không dưới 8-10% 1 năm, khi đó lãi suất huy động niêm yết 12 tháng = lãi suất huy động niêm yết 24 tháng/36 tháng thì người gửi tiền ngu gì gửi 24 tháng?.
    Thứ nữa, muốn huy động tiền gửi dài hạn thì phải có nguồn gửi dài hạn, vậy chính phủ phải tạo ra nó thông qua chính sách và công cụ, ví dụ: yêu cầu tất cả các công ty Bảo Hiểm sử dụng tiền BH gửi 24 tháng trở lên dưới dạng CDs. vậy NH sẽ có 1 kênh huy động ( ví dụ thôi, chứ làm thì phải có cách làm sao thỏa mãn lợi của cảhai: anh Ngân hàng và anh Bảo Hiểm và người được BH.
    Như vậy, về thị trường tiền tệ, làm sao tỷ lệ huy động trung dài hạn từ 40-60% tổng nguồn là bềnh vững, khi đó các thị trường khác chạy theo cơ cấu này.
    ền tệ, làm sao

Chia sẻ trang này