Những suy nghĩ lệch lạc vô căn cứ trên TTCK VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 19/08/2015.

6194 người đang online, trong đó có 831 thành viên. 08:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 23161 lượt đọc và 266 bài trả lời
  1. swift_bn

    swift_bn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2015
    Đã được thích:
    620
    các bác chắc nhiều tuổi và nhiều kiến thức kinh nghiệm hơn e rất rất nhiều, nên chắc bác bác hiểu và buồn nhiều lắm về....
    Bác Hồ nói k sai bác bác nhỉ : vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm phải thì phải trồng người
    chẳng hiểu môn tư tưởng HCM dạy gì nữa.....
    Vuthanhnguyennhadautugiatri25061990 thích bài này.
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.200
    Tôi đã bảo , hãy thống kê tất cả các cuộc họp giao ban tháng và bất thường của Chính Phủ trong suốt 15 năm , xem có mấy lần bàn về TTCK . (Nhắc thoáng qua cái chữ TTCK thì có được khoảng gần 10 lần . Nhưng nhắc tên nó thôi chứ không phải bàn bạc .... Đây chính là cái điều lạ lùng nhất trong lịch sử cận đại ).
    phipham, GiaoThong, FBV2 người khác thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.017
    Ở đây các bác nào làm trong chuyên ngành tài chính chứng khoán, các bác nào đã từng đọc cuốn sách: "chiến tranh Tiền tệ" thì sẽ rất rõ: cơ hội đầu tư cho những lúc như thế này, gia tộc Rothschild từng mua cổ phiếu trước khi tin chiến thắng của quân đội anh về đến Thành phố LOndon. “Cuộc chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild - với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê gớm. Nhưng cuối cùng, quốc gia còn, chính trị còn, dân tộc còn, thị trường vẫn còn, không có gì phải lo lắng.
    bác nào chưa đọc thì nên đọc để hiểu rõ bản chất của đồng tiền, tuy nhiên sách này còn một cái nhượt là được viết bởi tác giả của TRung Quốc, có những tư tưởng chủ quan và lồng ghép nhận định thì cần hiểu cho đúng bản chất hơn. Đó là cuốn sách nếu các bạn làm ngành tài chính thì nên đọc để hiểu bản chất đồng tiền, tôi không quảng cáo cho cuốn sách này, chỉ mong các bác đọc nó để hiểu hơn về tài chính, sự trồi sụt và biến động của tài chính.
    --- Gộp bài viết, 24/08/2015, Bài cũ: 24/08/2015 ---
    10 năm trồng cây, 100 năm trồng người,!
    Thanhks bác quá khen, có nhiều người giỏi và rất giỏi tôi từng gặp, vấn đề như tôi nói: họ im lặng các bác, còn chúng ta thấy nó có cái gì đó không ổn nên cần trao đổi để hiểu hơn cho nó tốt hơn ít ra là các nhà đầu tư cá nhìn có một góc nhìn chính quy hơn. Còn im lặng thì cũng phải đúng lúc, chứ im lặng mãi mãi thì như tôi nói: chúng ta sẽ trả giá rất đắc cho tương lai và cho con cháu chúng ta.
    --- Gộp bài viết, 24/08/2015 ---
    Nói thêm bác thế này: nếu chiến tranh thì không đánh đấm mịa đi, bà đặt đi thương lượng, có ai đời chiến tranh mà đi thương lượng trước khi quánh ko?
    --- Gộp bài viết, 24/08/2015 ---
    tạm trích bài viết trên VNEXPress: "Cuộc đàm phán sẽ không giảm bớt mức độ hùng hổ trong tuyên bố của cả hai bên. Tuy nhiên, họ có thể tìm ra cách để rút lui an toàn khỏi tình trạng nguy hiểm hiện nay, trước khi chiến tranh nổ ra", ông nói.
    FBV đã loan bài này
  4. Can_motcaiten

    Can_motcaiten Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2015
    Đã được thích:
    2.181
    Em đoán bác làm trong nghành ngân hàng ,bác có thể chia sẻ giúp e mở mang tầm mắt được tại sao những con hàng này lại là đầu tư giá trị ko bác,e thấy P/E nó cao quá rồi,cộng thêm những bê bối trong ngân hàng gần đây chứng tỏ nội tại bên trong nó còn nhiều vấn đề mà nhìn bên ngoài chưa thể thấy hết được như 1 doanh nghiệp đơn thuần
    Songsanh thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.017
    Bác đứng đoán già đoán non làm gì cho nó mệt xác. Làm ở đâu không quan trọng, học ở đâu không quan trọng, nhân tiện bác nói về Ngân hàng thì cũng là một thành phần kinh tế cấu thành trên thị trường chứng khoán này, nói đến ngân hàng thì nó nhiều vấn đề nhạy cảm của nền kinh tế vì nó là một doanh nghiệp rất đặc biệt và rất đặc thù. Bác có thấy cái doanh nghiệp nào mà bị chi phối bởi nhiều nghị định thông tư và luật giống như Ngân hàng chưa?
    Đi vào trọng tâm vấn đề, trước khi trả lời cho bác các con hàng này lại là đầu tư giá trị, xin trả lời là đầu tư giá trị là chính xác và nó rất tốt cho đầu tư giá trị, tôi không cổ súy hay bênh vực Ngân hàng ma 2nó là sự thật. Xin phân tích một số cái mà các bác gọi là bê bối ngân hàng!!!.

    1. Thứ nhất: ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, một Doanh nghiệp đặc biệt, chức năng của nó là huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo tiền trong hệ số cơ số tiền M2, ( xin nói chuyên sâu chút, bác nào nghiên cứu Tiền tệ thì biết về cung tiền), làm trung gian thanh toán và các dịch vụ tài chính. VN từ trước 1990 không có Ngânhàng TMCP đúng nghĩa vì nền kinh tế từ 1990 trở về trước là nền kinh tế tập trung bao cấp( xem thêm: đêm trắng trước khi đổi mới và Những Việc cần làm ngay của cố tổng bí ttư Nguyễn Văn Linh) ( gọi là trước khi đổi mới toàn tập). Vậy sau 1990 cùng với sự sụp đổ của hệ thống các hợp tác xã tín dụng ( như nước hoa thanh Hương) thì hoàng loạt Ngân hàng ra đời, Trong dó có Ngân Hàng TM nhà nước và Ngân hàng TM Tư Nhân. Giai đoạn từ 1990 -2000: 10 năm này kinh tế mới bước vào thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi, nhưng hệ thống ngân hàng chưa thật sự mạnh, các bác biết cái cảnh các doanh nghiệp VN thời đó mà mở LC ở các Ngân hàng tư nhân thì không có một tổ chức hay đối tác nước ngoài nào chấp nhận mà phải có Ngân hàng CTG, VCB hay Nông nghiệp xác nhận L/c mới được chấp nhận. Sân chơi ngân hàng chỉ thật sự dành cho Nhà nước, nhưng của nhà nước thì ỳ ạch, không đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế và sử dụng vốn ít hiệu quả vì các Ngân hàng thương mại nhà nước giai đoạn này vừa kinh doanh vừa thực thi các chính sách cho nhà nước. Giai đoạn 2000 -2006 thì bắt đầu hội nhập và kinh tế đi vào tăng tốc để chuẩn bị cho WTO, các ngân hàng cần lượng vốn lớn hơn, vốn điều lệ bắt buộc tăng lên 3000 tỷ là điều kiện tiên quyết. Thế là hoàng lọat ngân hàng nâng cấp nhưng số lượng thì nhiều, chất lượng thì ít, vì 3000 tỷ nếu lấy tỷ gia 15000 đồng thì chỉ có 300triệu USD, một con số chưa bằng số lẻ của một công ty quốc tế chứ chưa nói đến ngân hàng quốc tế. Giai đoạn 2006 đến 2012: tiếp tục nâng vốn lên nhưng vốn không thực chất vì vay mượn lòng vòng, kết quả là nguồn vốn tự có chưa thật sự ổn định ngoại trừ các Ngân hàng nhà nước có cổ phần chi phối. Cho nên đề án tái cấu trúc ngân hàng được xây dựng làm lành mạnh hoá ngân hàng và vốn tự có và trong cấu trúc dư nợ cho vay. Như vậy có thể nói: đề an này tốt và đang ngày phát huy hiệu quả. Vậy thì có gì phải sợ?

    2. Thứ hai: Nợ xấu ngân hàng: có vấn đề nợ xấu hiện tại các bác hiểu như thế nào? TRước đây, nợ xấu được hiểu là nợ từ nhóm 03,04,05 ( nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ khả năng mất vốn) nhưng nay theo thông tư 02, nợ xấu phải đánh giá theo: bản chất hồ sơ: ví dụ Hồ sơ không tuân thủ theo pháp luật cũng bị xếp vào nợ xấu, hồ sơ tài sản đảm bảo không có đầy đủ pháp lý cũng nợ xấu, ... v.v như vậy, bản chất nợ xấu theo phân loại mới tiến sát theo tiêu chuẩn Basel 2 và hướng tới basel 3 thì tốt hơn trước đây, có gì mà ngại?
    Một khoản nợ từ khi quá hạn đến khi thu hồi nếu có tài sản ở VN thì bình quân là 03 năm, vậy thì bản chất 1 món nợ xấu và nợ không xấu khi quá hạn thực ra là gần như nhau nếu có tài sản ổn định.
    Tôi lấy ví dụ: trước đây bạn vay 100 tỷ, bạn quá hạn 181 ngày thì bị xếp vào nợ xấu. Nay bạn vay 100 tỷ, bạn trả nợ tốt nhưng tài sản không ổn, pháp lý mục đích vay không rõ ràng, theo quy định: phải phân loại nợ nhóm cao hơn và trích lập nhiều hơn.
    hầu hết các khoản vay của Ngân hàng đề có tài sản, mà tài sản ở VN hết 60% là bất động sản, nên nơ xấu phụ thuộc vào thị trường bất động sản. Nghĩa là tiền ko mất đi nhưng thu hồi thì rất chậm. vậy là bình thường và đặc thù kinh doanh ngân hàng VN nó khác do chính sách kinh tế và đất đai khác thế giới.
    Một ví dụ nữa: bạn vay 70 tỷ, tài sản định giá 100 tỷ, trả nợ bình thường, theo lẽ bạn chỉ trích lập dự phòng chung 0.75%. Nhưng thanh tra Ngân hàng nhà nước vào họ đánh giá, họ có cơ sở xác định : tài sản này ko ổn về pháp lý, định giá cao...v.v vậy phải xếp loại nhóm cao hơn và trích lập dự phòng cụ thể thêm 50% sau khi khấu trừ tài sản? Như vậy thì dự phòng bản chất nó vẫn là tiền vào tính vào ch phí tăng lên chứ đâu có mất đi phần lợi nnận này? đúng không? Vậy nếu thu hồi hết khoản nợ này, Ngân hàng được 02 cái lợi nhuận: lợi nnuận từ lãi vay và lợi nhuận từ sau khi hoàn nhập dự phòng. Vậy thì hiện tại ngân hàng đang khó khăn không phải lợi nhuận ít mà lợi nhuận bị tính vào dự phòng cao lên để tăng sức đề kháng ch ngân hàng. KHi bạn đầu tư giá trị thì sau này khoản hoàn nhập dự phòng này là lợi nhuận rất lớn.
    3. Thứ 03. Có nền kinh tế nào không cần tiền để phát triển? có học thyết kinh tế học hiện đại nào nói là không cần tiền? vậy tiền là mạch máu nền kinh tế, là xương sống của mọi doanh nghiệp. Theo F.Mishkin ngay như thị trường chứng khoán Mỹ cũng chỉ chiếm 20% trong tổng huy động nền kinh tế, còn toàn bộ phải qua Ngân hàng. Như vậy các bác biết tầm quan trọng của Ngân hàng.
    Thứ 04. Chính vì các kỳ vọng như trên nên các cổ Phiếu Ngân hàng hiện đang nằm ở mức giá trị đúng và có kỳ vọng rất lớn trong tương lai. vậy đầu tư cơ bản vào cổ phiếu Ngân hàng là một trong những đầu tư giá trị tốt nhất nếu kinh tế phục hồi và ngân hàng ổn định mạnh lên sau tái cấu trúc.

    Chỉ rất tiếc là dòng tiền trong thị trường chứng khoán hiện hữu không đủ lớn để phản ảnh đúng giá trị của nền kình tế ( giá trị nền kinh tế đực phản ánh qua giá trị của thị trường chứng khoán).
    Thứ nữa, các bác làm kinh tế,các doanh nghiệp nhà ta hiểu sai về ngân hàng nên cứ nghĩ thâu tóm làm sân sau, điều này là sai lầm trầm trọng. Trong kinh doanh, bạn chỉ được chuyên môn 1 ngành, nhất là ngành ngân hàng.3

    Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc trong thời gian qua quá nhanh nên bà con sợ (việc các ngân hàng bị 0 đồng). Nhưng thật ra nó có lý do của nó, tại sao không tin vào chính quy mà tin vào tin đồn?
    Vậy đó, đầu tư giá trị vào ngành Ngân hàng để khi nó mạnh lên thì xu hướng xác định đầu tư chắc chắn hơn.

    tigon84, hoatuyetden, tinh tam5 người khác thích bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.200
    Cám ơn bạn @FBV , một bài viết giá trị , và một sự nhiệt tình quí hoá trong cái ý muốn chia sẻ với đám đông.
    phiphamnhadautugiatri25061990 thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.017
    Thực ra cái bê bối của Ngân hàng hiện tại đang xử lý là: sở hữu chéo, ( sân xau) và nợ xấu cũng từ xân sau và sở hữu chéo mà ra.
    Đề án tái cấu trúc đã xác định đây là trọng tâm, và đã làm sạch được 90% đoạn đường, thế thì còn gì đẹp hơn lúc này để đầu tư, thế các bác muốn nó tăng lên rồi nhảy vào nhỉ? thế thì lúc đó lại nói nó quá cao!! rốt cuộc thì mâu thuẩn quá đúng không?
    phipham, GiaoThongVuthanhnguyen thích bài này.
  8. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Bác phân tích hay lắm, tuy nhiên cũng cần chờ việc triển khai QTRR của 10 ngân hàng với Basel II xem kết quả như thế nào, nếu không hàng năm trích phần lớn lợi nhuận đắp vào trích lập dự phòng rồi đợi đến hoàn nhập thì toi.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.200
    Tuy quan điểm của tôi là ủng hộ VN nên mạnh dạn phá giá thêm đồng VN , điều chỉnh tỷ giá thêm 1% nữa, mạnh dạn tăng cung tiền trong tình huống chỉ số CPI tăng chậm , nhằm ưu tiên cho tăng trưởng GDP . Nhưng, việc NHNN cam kết bằng mọi phương án đối phó, vẫn giữ vững tỷ giá cho đến cuối năm, cho thấy một ý chí mãnh liệt trong việc ổn định tiền tệ, hy sinh một chút tham vọng và lợi ích ngắn hạn cho một toàn cục dài hạn đạt được mục tiêu ổn định và bền vững.
    Chọn trạng thái chậm mà chắc thay cho nhanh mà thiếu vững vàng , trong bối cảnh Thế giới chạy đua phá giá , cho thấy bản lĩnh trầm tĩnh của NHNN hiện nay .
    Điều hành vĩ mô của VN bắt đầu có thể bắt Trung Quốc quay lại lót dép ngồi học được rồi.:-bd:-bd**==**==**==

    tinh tam, binhnguyenpnam, FBV1 người khác thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.017
    Thanks bác khích lệ. Hihi
    binhnguyenpnamVuthanhnguyen thích bài này.

Chia sẻ trang này