Những tia sáng đã dần lộ diện

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 04/08/2011.

2775 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 02:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 14204 lượt đọc và 242 bài trả lời
  1. chualon

    chualon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    0
    :)):)):))=))=))=))=))=))chết thật =))=))=))
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chắc các ngân hàng dư tiền nên lãi suất liên ngân hàng mới giảm mạnh từ cuối tháng 7 đến nay
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
  4. i_like_gals

    i_like_gals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    2.651
    Được đến đâu hay đến đó bác ơi, kỳ vọng làm gì... >:D<
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134


    Tân Bộ trưởng Tài chính: 'Ưu tiên số một là kiểm soát giá'

    Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, kiểm soát giá cả là nhiệm vụ quan trọng, nhất là đối với các mặt hàng nhạy cảm như xăng, dầu, điện. Do vậy, cơ quan đầu tiên ông sẽ vào làm việc là Cục Quản lý Giá thuộc Bộ Tài chính.

    - Ngồi vào chiếc ghế "nóng" - Bộ trưởng Tài chính trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn, ông lường trước mình sẽ gặp những thách thức nào?
    - Nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều khó khăn, tất nhiên, thách thức đặt ra sẽ là rất lớn. Nguồn thu ngân sách tới đây sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Chẳng hạn, nguồn thu từ đất, dư địa càng ngày càng giảm đi; thu về xuất khẩu, tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, Việt Nam đã bắt đầu phải nhập than rồi. Chưa kể, với những nước có thu nhập trung bình thì vốn ODA chảy vào cũng sẽ giảm đi. Tôi cho rằng nguồn thu ngân sách trong thời gian tới sẽ cực kỳ khó khăn.
    [​IMG]Tân Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ. Ảnh: Việt Anh.
    Thách thức thứ 2 tôi cho rằng đó là vấn đề phân bổ và sử dụng ngân sách. Việc sử dụng sao cho hiệu quả nhất còn quan trọng hơn cả việc tạo ra nguồn thu. Do vậy, chính sách tài chính quốc gia luôn tính đến việc huy động hợp lý mọi nguồn lực của xã hội sao cho hiệu quả chứ không phải chỉ có ngân sách Nhà nước, mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Nhất là để tạo ra 3 đột phá chiến lược, chúng ta cần tới nguồn ngân sách khổng lồ. Rõ ràng, việc huy động mọi nguồn lực của xã hội, bên cạnh ngân sách Nhà nước rất là quan trọng. Nguyên tắc là thu nhiều hơn thì chúng ta sẽ chi được nhiều hơn.
    Thách thức nữa với chúng ta là các vấn đề liên quan đến trái phiếu Chính phủ, nợ công của Việt Nam đã ở mức cao, bên cạnh các vấn đề khác về sử dụng hiệu quả nhất chi tiêu công, giảm dần bội chi ngân sách...
    Tôi cho rằng việc quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ quốc gia, nợ công, nợ nước ngoài cũng là vấn đề quan trọng để đảm bảo giới hạn an toàn không để rơi vào tình trạng như một số nước châu Âu hiện nay. Bên cạnh đó, việc đổi mới hiệu quả mô hình doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn, tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa.... Tất cả những phần việc trên đều là nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong thời gian tới.
    - Việc đầu tiên ông dự định làm khi đảm nhận cương vị người đứng đầu ngành tài chính là gì?
    - Công việc đầu tiên của tôi là rà soát toàn bộ những phần việc của Bộ Tài chính trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trước đây, Bộ Tài chính đã làm rất nhiều việc rồi nhưng từ giờ đến cuối năm theo tinh thần của Chính phủ việc kiềm chế lạm phát vẫn cần phải thực hiện quyết liệt.
    Tuy nhiên, một trong những ưu tiên đặc biệt của tôi khi đảm nhận cương vị mới sẽ cùng với các đồng chí trong ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ rà soát lại triển khai quyết liệt các nhiệm vụ liên quan đến ngành. Và một trong những cơ quan đầu tiên tôi dự kiến sẽ vào làm việc là Cục Quản lý Giá thuộc Bộ Tài chính.
    Kiểm soát giá đang là vấn đề rất quan trọng. Bộ Tài chính và cá nhân tôi rất tán thành với ý kiến chúng ta phải quản lý giá theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường phải gắn liền với các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo...
    Việc điều hành giá cả, nhất là với những mặt hàng như điện, xăng dầu cần phải dựa trên yếu tố minh bạch chi phí và giá thành. Hiện nay, tôi biết dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến chuyện lỗ lãi của Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex). Do đó, một trong những công việc tôi ưu tiên là làm việc với Cục Quản lý Giá Bộ Tài chính, rà soát lại các số liệu về giá điện, giá xăng cũng như kiểm soát giá một số mặt hàng khác rất quan trọng như thuốc chữa bệnh, giá lương thực, thóc lúa...
    - Lâu nay, chỉ thấy doanh nghiệp xăng dầu kêu lỗ để tăng giá bán, các thông tin đưa ra cũng mang tính một chiều. Tới đây, Bộ Tài chính có kế hoạch công khai các khoản chi phí thực tế?
    - Như tôi đã nói ở trên, một trong những ưu tiên của tôi là sẽ làm việc với các cơ quan quản lý về giá thuộc Bộ Tài chính để làm rõ câu chuyện của Petrolimex cũng như giá thành, chi phí, lãi lỗ của điện lực.
    Tôi nói ví dụ, đối với mặt hàng điện, hiện nay, chúng tôi đã có kết quả kiểm toán, đã chốt được số liệu của năm 2010. Chúng tôi đang yêu cầu kiểm soát tiếp tục số liệu của năm 2011. Theo tôi hằng năm, chúng ta sẽ phải kiểm soát kỹ chi phí giá thành của các doanh nghiệp đang kinh doanh những mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng dầu.
    Kiểm toán Nhà nước cũng đang kiểm toán việc trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Khi kiểm toán chắc chắn sẽ động tới doanh thu, chi phí của các doanh nghiệp kinh doanh mặt này. Khi đó, số liệu sẽ minh bạch ra. Với những kinh nghiệm tôi có được trong thời gian tham gia lĩnh vực kiểm toán thì thì chắc chắn tới đây chuyện giá cả, lỗ lãi sẽ đảm bảo tính minh bạch hơn.
    - Đối với mặt hàng điện, EVN đang kêu lỗ trong 6 tháng đầu năm lên tới 3.500 tỷ đồng, điều này cho thấy sức ép tăng giá đang đến gần, Bộ trưởng có bình luận gì?
    - Đối với điện, hiện nay chúng tôi đã có kết quả kiểm toán EVN. Kiểm toán đang yêu cầu cung cấp số liệu để đánh giá doanh thu, chi phí lợi nhuận. Theo tôi từ nay đến cuối năm, áp lực tăng giá điện, nói chính xác hơn là áp lực tăng giá cao đối với điện đã giảm bớt. Nguyên nhân quan trọng là năm nay nước về hồ sớm. Nhiều tổ máy sản xuất điện đã đi vào hoạt động. Chúng ta mua được điện với giá rẻ. Vì vậy, mức độ dự báo lỗ của điện theo đó cũng sẽ giảm bớt.
    - Năm 2012 sẽ có nhiều mặt hàng quan trọng sẽ được "thả" giá theo cơ chế thị trường. Điều này liệu có tạo ra áp lực lớn cho nền kinh tế, thưa ông?
    - Xăng chúng ta đã điều hành theo thị trường từ năm 2009 rồi. Tôi cho rằng, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ cần làm rõ tính minh bạch về lỗ lãi của doanh nghiệp.
    Theo tôi, doanh nghiệp kêu lỗ thì cũng cần làm rõ khái niệm lỗ ở đây là gì. Vì giá bán rẻ xăng dầu được xây dựng trên cơ sở giá định hướng, giá cơ sở. Giá cơ sở được tính toán bao gồm giá CIF, cộng với thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, nhân với tỷ giá, sau đó cộng với chi phí lưu thông xăng dầu. Sau đó, doanh nghiệp được cộng thêm lãi định mức 300 đồng một lít, cộng thêm quỹ bình ổn giá với mức cao nhất 500 đồng và một số khoản phụ phí khác.
    Cách thức điều hành của chúng ta lâu nay là khi giá định hướng này cao hơn giá bán lẻ trong nước do yếu tố khách quan như giá thế giới tăng, khi đó có các biện pháp như giảm thuế, ngừng trích lập quỹ hoặc tăng giá được áp dụng. Còn khi giá cơ sở hơn giá bán lẻ nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp tăng chi phí bán hàng, thì cái này doanh nghiệp phải chịu. Tương tự khi giá cơ sở thấp hơn giá bán lẻ do yếu tố như giá thế giới giảm khi đó cần điều chỉnh giá bán lẻ xuống.
    Như vậy, nói lỗ ở đây là chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ chứ không phải là doanh nghiệp lỗ, bởi họ đã có lợi nhuận định mức ở trong giá là 300 đồng mỗi lít rồi. Nếu không minh bạch cái này ra sẽ rất khó trong quản lý. Tôi sẽ yêu cầu Cục Quản lý Giá báo cáo kỹ hơn về vấn đề này.
    - Liên quan đến vấn đề chi tiêu công, theo Bộ trưởng, lĩnh vực nào, các khoản chi nào, chúng ta sẽ ưu tiên thắt chặt?
    - Việc cắt giảm chi tiêu công Chính phủ đã triển khai từ đầu năm rồi. Chúng ta cũng đã điều chỉnh tỷ tiêu tăng trưởng, giảm GDP. Giảm GDP tức là giảm tổng cầu, đây là cái lớn nhất. Chấp nhận giảm tổng cầu là chấp nhận giảm đầu tư công nên trong báo cáo của Chính phủ đã nêu con số này là 86.000 tỷ đồng.
    Thứ 2 chúng ta đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên đối với các bộ, ngành. Tới đây các gói miễn giảm được Bộ Tài chính trình Quốc hội thông qua cũng là biện pháp của chính sách tài khóa.
    - Thưa Bộ trưởng, việc thắt chặt tiền tệ khiến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Tới đây khi tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ giải quyết vấn đề về vốn cho doanh nghiệp như thế nào?
    - Tư tưởng chung của chúng ta là điều hành vẫn quyết liệt, kiên trì thực hiện Nghị quyết 11. Nếu chúng ta lơ là, buông lỏng là lạm phát quay trở lại ngay. Tuy nhiên về chỉ tiêu tín dụng 20% chúng ta nên cơ cấu lại, không cào bằng, công trình, dự án của doanh nghiệp nào có hiệu quả sẽ tiếp tục phải cho vay.
    Ngoài ra, cũng cần có tín hiệu để giảm lãi suất huy động tiến tới giảm lãi suất cho vay. Tôi cho rằng cũng phải thận trọng xem xét lại vấn đề lãi suất. Hiện nay, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn, tiếp cận vốn rồi không biết kinh doanh cái gì để ra lãi mà trả vốn.
    Chúng ta cũng phải thông cảm cho các ngân hàng thương mại, họ đã phải huy động vốn với lãi suất cao. Với điều kiện lạm phát hiện nay, việc giảm ngay lãi suất huy động để giảm lãi suất vay cũng khó. Chưa kể, hoạt động ngân hàng rủi ro cao nên chúng ta cũng cần thông cảm.
    Tuy nhiên, mặt khác các tổ chức tín dụng cũng phải chia sẻ với đất nước với doanh nghiệp. Hiện nay đã có một số yếu tố tích cực có thể xem xét việc giảm lãi suất, ví dụ lãi suất liên ngân hàng, trái phiếu chính phủ đã giảm... Ngoài ra, cũng cần xem xét nghiêm túc, rà soát lại chi phí ngân hàng. Chỉ cần tiết kiệm chút thôi cũng giảm bớt được lãi suất cho vay, giảm được áp lực cho doanh nghiệp.
    Hồng Anh - Việt Anh
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Bác Huệ xuất thân từ kiểm toán nhà nước nên Petrolimex và các doanh nghiệp xăng dầu khó mà qua mặt, ngoài ra là tổng kiểm toán nhà nước nên tính minh bạch sẽ cao hơn
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Lực cầu trên sàn Hà nội tăng mạnh, gần 45 triệu đơn vị đặt mua hôm nay, cao nhất từ đầu tháng 7 đến nay
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chuyện về Bộ trưởng trẻ nhất tân nội các






    [​IMG]
    Trong số 22 bộ trưởng khóa mới Quốc hội vừa thông qua, ông Vũ Đức Đam, 48 tuổi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là Bộ trưởng trẻ nhất của Chính phủ khóa mới.
    Trong suốt những năm công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông được đánh giá là người nhiệt huyết, có tầm nhìn, giàu niềm tin với ICT Việt Nam. Ông cũng được xem là người “có duyên” với những sự kiện công nghệ thông tin lớn của nước ta như: mở cửa internet tại Việt Nam, Intel, Foxcom, Microsoft đầu tư vào Việt Nam… Năm 2010 ông vừa nhận giải Sao Khuê duy nhất dành cho cá nhân.

    Không chỉ được ghi nhận công lao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông Đam còn được biết đến là một lãnh đạo nhiệt tình. Từ năm 1993 đến nay, ông Vũ Đức Đam lần lượt giữ các chức Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế Tổng cục Bưu điện; Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, rồi Vụ trưởng vụ Asean, Văn phòng Chính phủ.

    Ông Đam cũng từng làm Thư ký, trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trợ lý Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, Bí thư kiêm chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
    Lãnh đạo với “bàn làm việc không giấy”
    Nhiều người cho rằng ông là một người gắn bó với công nghệ thông tin nên khi làm lãnh đạo ông đặt nặng việc phát triển công nghệ thông tin tại tỉnh ông đang điều hành. Thế nhưng, ông cho biết, ông chỉ dành 1% suy nghĩ của ông cho việc phát triển công nghệ thông tin tại địa phương mà thôi. “Ở tỉnh vừa có biển, vừa có núi, vừa có mỏ, vừa có du lịch, vừa phải bảo vệ biên giới vừa gánh trọng trách phát triển kinh tế…, tôi có bao nhiêu công việc phải làm, bao nhiêu ngành cần quan tâm. Tôi đâu thể làm tốt nếu chỉ nghĩ đến phát triển công nghệ thông tin”, ông nói.
    Mặc dù chỉ dành 1% suy nghĩ nhưng ông đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc điều hành công việc và phát triển tỉnh nhà khá hiệu quả. Do đó, ông đã đưa Quảng Ninh thành tỉnh đầu tiên có những cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh với chính quyền các địa phương kể cả các huyện đảo xa xôi. Mọi việc điều hành quản lý công việc của ủy ban nhân dân khi ông làm chủ tịch tỉnh cũng hoàn toàn thực hiện bằng công nghệ thông tin.
    Cũng do ảnh hưởng từ con người của công nghệ thông tin mà ông đã tự xây dựng chính bản thân mình thành lãnh đạo với “bàn làm việc không giấy”. Nhiều người lần đầu đến phòng làm việc của ông không khỏi ngạc nhiên khi thấy bàn làm việc của ông trống trơn, chỉ có mỗi màn hình máy tính nhấp nháy. Thế nhưng như triển khai công việc thì tất cả công văn, giấy tờ đều đầy đủ, lấy ra nhanh gọn.
    Ông tâm sự: “Với tôi, ứng dụng công nghệ thông tin rấ đơn giản. Giải quyết các vấn đề về công nghệ càng đơn giản hơn. Quan trọng là con người, con người có sợ hãi khi phải đối diện với công nghệ hay không? Có quyết tâm để sử dụng nó để đem lại thuận lợi cho công việc của mình hay không mà thôi”
    Muốn làm... chủ tịch huyện
    Trong một cuộc trò chuyện với báo chí về Bill Gates, ông Đam khiêm tốn cho biết, ông chẳng bảo giờ so sánh mình với Bill Gates. Thế nhưng có điều chắc Bill Gates cũng như ông và nhiều bạn khác đều mong muốn mình vượt lên được khỏi những “giấc mơ con” để sống một cuộc sống thật ý nghĩa, để đóng góp nhiều nhất có thể cho những giá trị lớn lao hơn.
    “Không nhất thiết cứ phải trở thành Bill Gates hay lãnh đạo. Mỗi người đều có giá trị của mình. Giá trị đó không đơn thuần đo đếm hay tỉ lệ với sự nổi tiếng, tài sản hay địa vị. Tất nhiên, nhiều khi có những điều đó thì người ta có điều kiện đóng góp tốt hơn. Nhưng hãy coi đó chỉ như phương tiện chứ đừng đặt ra như mục đích. Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng hãy có hoài bão và quyết tâm với hoài bão của mình”, ông Đam nhắn nhủ các bạn trẻ.
    Với một tinh thần làm việc có trách nhiệm, ông Đam đã thật thà chia sẻ với báo chí khi ông đương chức là bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch tỉnh Quảng Ninh rằng có lẽ ông là vị Chủ tịch nhàn nhất trong tất cả các vị Chủ tịch của 64 tỉnh thành. “Tôi vẫn có thời gian đi đá bóng buổi chiều, vẫn có thời gian học hát, học nhảy buổi tối và vẫn có thời gian giao lưu với bạn bè”.
    Thế nhưng ông cũng thừa nhận làm một Bí thư tốt không dễ dàng.
    “Làm bí thư có 2 điều cần quan tâm, thứ nhất phải là chỗ dựa khi đảng viên khó khăn. Khi khó khăn người ta nghĩ đến mình, ít nhất phải cho người ta ấm lòng. Điều thứ 2, là thuyết phục được Đảng viên làm theo ý mình mà không phải ra lệnh. Vì thế, làm tròn vai một Bí thư thì dễ - nhưng làm một Bí thư tốt thì không dễ dàng chút nào”, ông Đam giải thích.

    Ông cũng không ngần ngại khi nói rằng nếu cho ông chọn việc, ông muốn được làm một chủ tịch huyện. “Tôi nghĩ rằng, chỉ một năm thôi, huyện của tôi sẽ là điểm đến yêu thích của mọi người. Còn làm Chủ tịch một tỉnh như bây giờ - thật là khó để làm thật tốt mọi việc, chỉ dám nghĩ rằng mình đã làm hết sức trong khả năng và quyền lực cho phép”, ông chia sẻ.
    Tiểu sử của ông Vũ Đức Đam
    Ông Vũ Đức Đam sinh ngày 3/2/1963, tại xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

    Năm 1982 - 1988: học Đại học ULB tại Brussel, Bỉ.

    Năm 1993, ông làm Phó Vụ trưởng Phụ trách khoa học công nghệ của Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế của Tổng Cục Bưu điện. Từ năm 1994, ông công tác tại Văn phòng Chính phủ, làm Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Asean.

    Từ năm 1996, ông làm Thư ký rồi làm Trợ lý (năm 1998) cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

    Đầu năm 2003, ông làm Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh theo chương trình luân chuyển cán bộ.

    Cuối năm 2005, ông làm Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. Năm 2006, tại Đại hội X được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương ********************** khóa X.

    Từ 5/5/2008 ông Vũ Đức Đam giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Từ 17/3/2010 đến nay ông làm Bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch tỉnh Quảng Ninh.

    Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội ********************** XI được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
    Theo Hải An
    Đất Việt
  9. ck-01-xu

    ck-01-xu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2011
    Đã được thích:
    0

    Mới chỉ có 1 phiên và có KLGDTT lớn ..... chưa là tất cả ....:-":-":-" ....
    Nếu có thể giữ lửa 2-3 phiên nữa thì mới mong .... :-w:-w:-w
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Ok, thị trường sẽ kiểm chứng lại trong phiên giao dịch cuối tuần

Chia sẻ trang này