1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những TT lung tung vào đây mà hiểu !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuananhdao, 28/03/2008.

5548 người đang online, trong đó có 555 thành viên. 21:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1865 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Ngân hàng thế giới: "Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát"
    Thứ bảy, 29/3/2008, 15:55 GMT+7
    Đại diện cao nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN - ông Ajay Chhibber - cho rằng, với những nỗ lực mà Chính phủ đang thực hiện, VN sẽ kiểm soát được lạm phát.

    >> Lạm phát đang ở mức nào?

    Tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp như thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt; tăng thu ngân sách và thắt chặt chi tiêu công; tăng cường quản lý thị trường giá cả; đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu; và thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo.

    ?oĐây là một nhóm các giải pháp tốt. Điểm nổi bật là Chính phủ đã tập trung bảo vệ người nghèo và cắt giảm chi tiêu công?, ông Chhibber nhấn mạnh với báo giới hôm 27/3.

    Theo ông Chhibber, yếu tố lành mạnh của nền kinh tế VN thể hiện ở chỗ VN hiện là một trong những nhà xuất khẩu hàng hóa của thế giới. Khi giá hàng hóa thế giới tăng dẫn tới tình trạng lạm phát trong nước trở nên nghiêm trọng hơn, mặt khác giá hàng hóa tăng lại mang lại lợi thế cho các nhà xuất khẩu của VN.

    Đại diện WB đưa ra dự đoán rằng, đến cuối năm 2008, VN sẽ không khác với các nước khác trên thế giới, đó là phải đối mặt với lạm phát có thể sẽ cao hơn và tăng trưởng có thể sẽ thấp hơn một chút. Tuy nhiên, ông Chhibber khẳng định, điều quan trọng là hạn chế ảnh hưởng xấu của lạm phát đến tăng trưởng và để làm được điều này cần đảm bảo rằng tín dụng phải phục vụ cho xuất khẩu và cho sản xuất.

    ?oChừng nào mà tất cả mọi người phối hợp với nhau cùng thực hiện các giải pháp và kiểm soát được tình hình lạm phát, chừng đó chúng tôi hy vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn?, ông Chhibber nói.

  2. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Đại diện WB: Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát
    Thứ sáu, 28/3/2008, 14:59 GMT+7
    Đại diện cao nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng cơ sở của nền kinh tế Việt Nam rất tốt, do đó với những nỗ lực mà chính phủ Việt Nam đang thực hiện, Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát.



    Chính phủ Việt Nam đã công bố một loạt các giải pháp và ?oChúng tôi hy vọng với những biện pháp này, Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát,? Giám đốc quốc gia WB Ajay Chhibber nói khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN ngày 27/3 tại Hà Nội, 4 ngày trước khi ngân hàng này công bố Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó có nhận xét về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam.


    Tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp như thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt; tăng thu ngân sách và thắt chặt chi tiêu công; tăng cường quản lý thị trường giá cả; đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu; và thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo.


    ?oĐây là một nhóm các giải pháp tốt,? ông Chhibber nói và cho biết thêm rằng điểm nổi bật của nhóm giải pháp thể hiện ở việc chính phủ đã tập trung bảo vệ người nghèo và cắt giảm chi tiêu công.


    Theo ông Chhibber, yếu tố lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam thể hiện ở chỗ Việt Nam hiện là một trong những nhà xuất khẩu hàng hóa của thế giới. Ông giải thích rằng một mặt, giá hàng hóa thế giới tăng dẫn tới tình trạng lạm phát trong nước trở nên nghiêm trọng hơn, mặt khác giá hàng hóa tăng lại mang lại lợi thế cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam.


    Đại diện WB đưa ra dự đoán rằng đến cuối năm 2008, Việt Nam sẽ không khác với các nước khác trên thế giới, đó là phải đối mặt với lạm phát có thể sẽ cao hơn và tăng trưởng có thể sẽ thấp hơn một chút.


    Tuy nhiên, ông Chhibber cũng khẳng định rằng, điều quan trọng là hạn chế ảnh hưởng xấu của lạm phát đến tăng trưởng và để làm được điều này cần đảm bảo rằng tín dụng phải phục vụ cho xuất khẩu và cho sản xuất.


    ?oChừng nào mà tất cả mọi người phối hợp với nhau cùng thực hiện các giải pháp và kiểm soát được tình hình lạm phát, chừng đó chúng tôi hy vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn,? ông Chhibber nói.(Nguồn: TTX, 28/3)

  3. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Một lãnh đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho hay, trong một tuần trở lại đây, nhà băng này mua vào đôla với giá gần như đến trần, mà vẫn không có người bán. "Đôla qua chuyển khoản hầu như không có, mà thu mua từ thị trường tự do cũng không sẵn", vị lãnh đạo này cho hay. Hôm 27/3, giá mua mỗi đôla tại Vietinbank là 16.120 đồng. Chỉ từ sáng đến chiều, nhà băng đã phải nâng giá lên thêm 100 đồng.


    Trên thị trường thế giới, đôla tăng giá trở lại khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm 0,75% lãi suất cơ bản hôm 18/3 vừa qua. Nhưng ngay sau đó, đồng tiền của nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục trượt giá, trung bình mỗi ngày giảm 1,5% so với euro.


    Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, sau khi tăng cùng xu hướng thế giới, giá đôla giữ đà đi lên và tăng tốc mạnh trong 3 ngày gần đây. Hôm 26/3, tỷ giá với USD tăng tới 50 VND so với ngày hôm trước. Chiều 27/3, giá đôla được chào bán trên thị trường liên ngân hàng lên tới 16.230 đồng.


    Diễn biến của tỷ giá quá nhanh khiến nhiều nhà băng không kịp trở tay. Giám đốc một ngân hàng cho hay, khách hàng quen, vốn mở LC tại nhà băng này, cần đôla để nhập hàng về, nhưng nhân viên ở đây đành đề nghị đợi thêm vài ngày để huy động đủ vốn.


    Vị giám đốc cũng cho hay, ông đã gửi văn bản khẩn cấp lên Ngân hàng Nhà nước đề nghị cơ quan này cung ứng ngoại tệ, giúp các nhà băng giải quyết tình hình.


    Cách đây vài ngày, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo, cơ quan này sẽ tiếp tục mua vào đôla để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Từ tháng 9/2007 đến hết tháng 1/2008, lượng ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước mua vào ở mức khiêm tốn, do lo ngại làm tăng lạm phát. Tuy nhiên, đến cuối tháng 2, đầu tháng 3, cơ quan kiểm soát tiền tệ quốc gia đã mua vào khá nhiều.


    Bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 27/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng, đôla tăng giá mạnh chủ yếu do cung cầu. "Trong quý I, nhập siêu gia tăng nên cầu đôla lớn", ông Giàu nói. Cũng theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đến nay tình hình đã cân bằng hơn và nguồn vốn của các nhà đầu tư vẫn đang ổn định. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi tiếp tình hình.


    Trong quý I năm nay, Việt Nam nhập siêu 7,4 tỷ USD, trong đó khoảng 2 tỷ USD xuất phát từ kiều hối, nguồn đôla còn lại phần nhiều từ vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như gián tiếp.


    Quan chức Vietinbank cho rằng, trong thời gian trước, khi tỷ giá xuống thấp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có bao nhiêu đôla vội bán ra bấy nhiêu. Vì thế, đến nay các doanh nghiệp này cũng không còn để bán.


    Một lãnh đạo ngân hàng cho rằng, đôla tăng giá có thể do nhiều nhà đầu tư chứng khoán chuyển vốn sang vàng, khiến cung tăng mạnh và doanh nghiệp vàng bạc đang phải huy động nhiều đôla để nhập khẩu vàng. Theo ông Lưu Quang Điền, Giám đốc Công ty SJC Hà Nội, dù cách đây khoảng một tháng các doanh nghiệp vàng bạc nhập lượng vàng lớn đột biến, song đến nay việc nhập hàng gần như đã trở lại bình thường.


    Trong thời gian từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, Việt Nam nhập trên 30 tấn vàng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ hằng năm, do cầu trong nước tăng đột biến và đôla mất giá mạnh. Cũng theo ông Điền, việc nhập khẩu vàng phi mậu dịch qua biên giới ít có khả năng tác động đến giá đôla trong nước, do khối lượng không lớn.


    Trong khi đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình cho rằng, đôla tăng giá mạnh một phần bắt nguồn từ nghịch lý diễn ra từ những tháng trước. "Một nền kinh tế nhập siêu, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại không bán được ngoại tệ", ông Bình nói. Theo ông, trong thời điểm đôla mất giá, không ít ngân hàng không thực sự dư thừa đôla, song vẫn hạn chế gom vào, để ép mua được đôla giá thấp từ các doanh nghiệp xuất khẩu.


    Theo ông Trần Phương Bình, việc đôla tăng giá hiện nay cũng có mặt tích cực, là giúp giảm lạm phát. Theo đó, nếu Ngân hàng Nhà nước cung ứng đôla cho các nhà băng và thu tiền đồng về, thì vừa đảm bảo có đủ đôla cho các doanh nghiệp nhập khẩu mua hàng, tăng cung hàng hóa trên thị trường trong nước và hạ nhiệt cơn bão giá, vừa làm giảm cung tiền đồng trong lưu thông.(Nguồn: VNE, 28/3)

Chia sẻ trang này