Niềm tin bắt đầu từ Bộ trưởng Vương Đình Huệ

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi lehero, 22/09/2011.

3558 người đang online, trong đó có 280 thành viên. 19:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 794 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://vneconomy.vn/20110922021520404P0C5/doanh-nghiep-nha-nuoc-phai-duoc-xa-hoi-giam-sat.htm

    “Doanh nghiệp nhà nước phải được xã hội giám sát!”

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)

    MAI MINH
    22/09/2011 14:23 (GMT+7)

    [​IMG] Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú tại cuộc hội thảo về giá xăng dầu hôm 19/9. Nhiều doanh nghiệp xăng dầu kêu bị lỗ vì một phần phải gánh trách nhiệm xã hội - Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Phó viện trưởng CIEM nhấn mạnh cần công khai thông tin hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước
    Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ông Nguyễn Đình Cung, cho rằng việc công khai thông tin hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước “nhìn thì tưởng đó là việc đơn giản, dễ làm, nhưng nếu thực hiện được, đó sẽ là “cú nhảy vọt” cho sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước”.

    Ông Cung nói:

    - Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước luôn có “lợi thế” là khi làm ăn có lãi thì họ cho đó là sự thành công của họ, nhưng lúc thua lỗ lại đổ tại vì phải gánh vác những trách nhiệm xã hội mà Nhà nước giao cho, và yêu cầu giải cứu...

    Như thế là không sòng phẳng, và vô hình trung trở thành rào cản cho chính họ trên con đường tiến tới sự phát triển tích cực hơn.

    Muốn tốt cho doanh nghiệp nhà nước, cần đặt các doanh nghiệp này vào áp lực cạnh tranh và bình đẳng với các thành phần doanh nghiệp khác. Và khi cũng phải đối mặt với những rủi ro thị trường, tôi nghĩ họ sẽ có những thay đổi theo hướng tốt lên đối với người dân cũng như dư luận xã hội trong cách ứng xử.

    Muốn làm được điều này, công khai hoạt động của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước là một trong những cách làm mang tính chất quyết định nhất. Các doanh nghiệp nhà nước không thể vận hành theo cơ chế thị trường chừng nào họ chưa công khai minh bạch hoạt động của mình và luôn mang nặng tư tưởng rằng không cần dấn thân, có sáng kiến đổi mới, họ vẫn được hưởng thành quả xứng đáng hơn những gì họ đã bỏ ra, và nếu có gây ra sai sót, họ có thể cũng không phải chịu trừng phạt gì.

    Không có công khai, minh bạch thì hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ vẫn còn tồn tại những hành vi mua bán dự án, tìm kiếm mối quan hệ, đầu cơ... Vì vậy, cần buộc các doanh nghiệp nhà nước phải công khai hóa, minh bạch thông tin với một tiêu chuẩn khắt khe về tình hình sản xuất, tài chính.

    Tôi nhấn mạnh đến sự “khắt khe” là vì doanh nghiệp nhà nước không phải sở hữu của cá nhân, tập thể nào mà là sở hữu của toàn xã hội, nên cần phải được xã hội giám sát quá trình hoạt động, kinh doanh của họ. Các mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp nhà nước cũng cần được công bố và cả những chương trình kế hoạch cho 5 năm.

    Nhưng, nếu buộc các doanh nghiệp nhà nước cũng phải chịu áp lực cạnh tranh như các thành phần kinh tế khác, đồng thời công khai, minh bạch hoạt động, thì liệu có là bất công với họ vì các doanh nghiệp nhà nước còn phải gánh trách nhiệm xã hội?

    Tôi cho rằng Nhà nước không nên tiếp tục giao trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp nhà nước như trách nhiệm điều tiết thị trường, điều tiết vĩ mô..., bởi sử dụng họ như thế là trái với quy luật thị trường.

    Chúng ta vẫn phải quản lý thị trường bằng luật pháp, chứ không phải chỉ là giao trách nhiệm này riêng cho khối doanh nghiệp nhà nước.

    Tốt nhất, đã là doanh nghiệp thì nên để họ hoạt động thuần túy theo nguyên tắc kinh doanh, không nên sử dụng doanh nghiệp như một công cụ điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường hay thực hiện chính sách xã hội.

    Chẳng hạn với việc cung cấp điện, đã đến lúc Nhà nước phải đảm bảo tất cả các doanh nghiệp đều có cơ hội phân phối điện như nhau chứ không phải chỉ giao cho một công ty độc quyền... Như thế, Nhà nước vừa đỡ mất công quản lý để doanh nghiệp này không dùng vị thế độc quyền chi phối thị trường, hoặc lợi dụng vị trí độc quyền để gây tổn hại cho người tiêu dùng, vừa đỡ gánh nặng cho doanh nghiệp...

    Đã và đang nghiên cứu rất sâu về đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, ông có thể cho biết tâm tư khi thực hiện nghiên cứu này?

    Đầu tư nhà nước, trong đó có đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng vào thành công của mô hình tăng trưởng hiện nay. Tuy vậy, thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư, năng suất thấp, hiệu quả thấp đã đến mức tận khai và cần được thay đổi.

    Đầu tư nhà nước gia tăng là một trong các nguyên nhân làm mất cân đối vĩ mô, qua đó, làm cho kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên bất ổn định. Đầu tư nhà nước tăng làm tăng bội chi ngân sách, tăng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, làm trầm trọng thêm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai; làm gia tăng nợ quốc gia...

    Tất cả diễn biến này đã và đang làm suy yếu các yếu tố nền tảng vĩ mô của nền kinh tế, làm suy yếu vị thế và khả năng của Chính phủ trong quản lý kinh tế vĩ mô; làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các tác động bất lợi từ bên ngoài; khiến kinh tế vĩ mô mong manh, thiếu ổn định.

    Điều đáng lưu ý là trong những năm gần đây vốn đầu tư thực tế từ ngân sách luôn cao hơn khá nhiều so với vốn đầu tư dự kiến theo kế hoạch. Ví dụ, năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách dự kiến là 125,5 ngàn tỷ đồng, thì thực tế thực hiện lại vào khoảng hơn 180 ngàn tỷ đồng, tức là 55,5 ngàn tỷ cao hơn dự kiến, tương đương 2,7 tỷ USD, bằng khoảng 2,7% GDP năm 2010.

    Câu hỏi đặt ra là ai, cơ quan nào có thẩm quyền thay đổi các khoản chi của ngân sách đã được phê duyệt?

    Nếu chỉ đầu tư theo kế hoạch, thì bội chi ngân sách năm 2010 chỉ khoảng 3,5%, một tỷ lệ lý tưởng trong bối cảnh hiện nay để ổn định kinh tế vĩ mô.

    Và nếu bội chi ngân sách chỉ khoảng 3,5% GDP, thì chính sách tài khóa đã bổ sung, phối hợp tốt với chính sách tiền tệ trong chống lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô; qua đó, tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện, không bất ổn đến mức báo động như những gì chúng ta đang chứng kiến.
  2. AxlRose_Guy

    AxlRose_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Đã được thích:
    5
  3. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Chúng ta đã nghe các vị sau phát biểu, tất cả đều ủng hộ Vương Bộ trưởng:
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]TS NGUYỄN MINH PHONG (Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội)[/FONT]
    [FONT=&quot]Tiến sĩ Nguyễn Quang A[/FONT]
    [FONT=&quot]TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)[/FONT]

    Sẽ còn nữa.
  4. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/...i-nghe-phat-bieu-cua-bo-truong-vuong-đinh-hue

    'Tôi thấy rất sướng khi nghe phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ'

    "Tôi thấy rất sướng khi nghe phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ...".
    [​IMG]
    Hội thảo về điều hành giá xăng dầu hôm 20/9 hứa hẹn sẽ đưa thị trường xăng dần trở nên minh bạch hơn - Ảnh: T.H. - Tuổi Trẻ
    >> ‘Bí ẩn’ đằng sau việc giảm giá xăng dầu vừa qua
    Đại biểu Quốc hội Lê Đình Khanh (Hải Dương): Chờ Bộ Tài chính làm rõ

    Tôi không được dự cuộc hội thảo hôm qua (20-9) nhưng sáng nay đọc các báo tôi thấy rất sướng khi nghe phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khi ông nói “nếu cần công bố gian lận, tôi sẽ cho công bố gian lận”, “doanh nghiệp nào có ý định rút khỏi thị trường vì lỗ thì lên tiếng để Bộ Tài chính biết”, “quan điểm điều hành của Bộ Tài chính sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”...

    Tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Huệ là phải yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu báo cáo cụ thể, chi tiết chuyện lãi, lỗ từng mặt hàng chứ không thể mù mờ được. Tôi chờ đợi bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ làm rõ và cho công bố tất cả các vấn đề trên, có như vậy cử tri và nhân dân mới biết được thực hư của câu chuyện giá xăng dầu.

    Qua nhiều kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã nhiều lần nêu ý kiến về việc này nhưng chưa từng có câu trả lời thỏa đáng. Cứ khi giá xăng dầu thế giới tăng là doanh nghiệp lập tức kêu lỗ, kêu bị buôn lậu tràn qua biên giới và đề nghị tăng giá ngay, nhưng khi giá xăng dầu thế giới hạ thì doanh nghiệp lại lấy lý do cần thêm thời gian để bù lỗ, rồi chuyện luôn kêu lỗ nhưng khi cổ phần hóa lại báo lãi to... khiến dư luận không thể hiểu được các doanh nghiệp đang lãi lỗ thế nào. Tôi nghĩ rằng nhiều người ủng hộ điều hành giá xăng dầu theo thị trường nhưng điều kiện là phải thật sự minh bạch, giải trình rõ ràng, thuyết phục người tiêu dùng.

    Ông Nguyễn Lộc An chưa từng đi thi toán quốc tế

    Trả lời Tuổi Trẻ về thông tin thi toán quốc tế, ông Nguyễn Lộc An nói: “Tôi phát biểu là từng trong đội tuyển đi thi toán quốc tế. Trong đội tuyển có tuyển chọn một vài cá nhân đi thi và tôi chưa nói tôi đi thi. Tuy nhiên, tôi nói điều này không có ý gì khoe khoang mà chỉ muốn mọi người hiểu rõ một điều là tôi hoàn toàn hiểu được các công thức của Bộ Tài chính đưa ra để tính giá xăng dầu.

    Tôi cũng có khả năng tính toán nhưng vẫn không hiểu vì lý do gì Bộ Tài chính lại có thể tính ra doanh nghiệp lãi để quyết định giảm giá ngày 26-8-2011. Tôi rất buồn vì nếu nói như Bộ trưởng Bộ Tài chính thì tôi không biết tính giá cơ sở, vì ông ấy tính doanh nghiệp lãi hơn 700 đồng/lít trong khi tôi tính thì doanh nghiệp lỗ gần 200 đồng/lít”.

    Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Minh (Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, người phụ trách môn toán và đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic toán quốc tế - IMO) cho biết ông đã kiểm tra toàn bộ danh sách đoàn học sinh tham dự tất cả các kỳ thi Olympic toán quốc tế và khẳng định không hề có tên Nguyễn Lộc An trong thành phần đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự IMO từ trước đến nay.




    Theo Lê Kiên - C.V.Kình - T.Hà - Tuổi Trẻ
  5. beden2007

    beden2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Đã được thích:
    60
    TÔi có thể kiểm soát cả nền kinh tế -------> câu nói đầy bản lĩnh + hoc thức
  6. nhadatuytin

    nhadatuytin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    3.879
    Các lãnh đạo chủ chốt có khoảng 10 bác như VĐH thì VN nay đã khác rất khác rồi
  7. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/40383/quy-binh-on-xang--nguoi-tieu-dung-nam-dao-dang-luoi.html

    Quỹ bình ổn xăng: Người tiêu dùng nắm dao đằng lưỡi

    (VEF.VN) - Trong cuộc họp “nảy lửa” về cơ chế điều hành giá xăng dầu ngày 20/9, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định phải tiếp tục duy trì quỹ bình ổn xăng dầu nhưng cần thay đổi cơ chế quản lý để tránh mập mờ như vừa qua. Những bất cập trong quản lý quỹ bình ổn đang khiến người tiêu dùng bị thiệt bởi các DN đang nắm dao đằng chuôi.

    Ý nghĩa bình ổn giá xăng dầu
    Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã được một số nước trên thế giới, như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Chile, Mexico sử dụng như là một công cụ tài chính hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu trong nước khi giá xăng dầu thế giới tăng cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang chịu nhiều lời chỉ trích hơn là khen ngợi, cả về cơ sở pháp lý, cách thức trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ.
    Những động thái về giá xăng dầu phản ánh và cho thấy sự minh bạch, cũng như sự lành mạnh trong cơ chế thị trường Hơn nữa, giá xăng dầu còn là thước đo và ảnh hưởng đến uy tín, cũng như hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế- xã hội của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi...
    Đằng sau giá xăng dầu là bức tranh về những triển vọng lạm phát, về sự minh bạch của môi trường đầu tư và cơ chế thị trường, cũng như của uy tín, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước...
    Hơn 2 năm qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (gọi tắt là Quỹ) được thiết kế và vận hành như một giải pháp thử nghiệm từ vận dụng kinh nghiệm quốc tế, cũng như kế thừa thực tiễn vận hành Quỹ bình ổn giá quốc gia. Quỹ Bình ổn này không thu vào Ngân sách Nhà nước. Nhưng việc trích lập và sử dụng quỹ là bắt buộc và theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, chứ không phải không phụ thuộc ý chí của doanh nghiệp.
    Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước đang tiến hành kiểm toán việc trích lập, sử dụng, quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối và tại Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Kết quả cuối cùng chưa được công bố; song bước đầu, Kiểm toán Nhà nước cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa thấy có vi phạm về hướng dẫn trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá của Liên Bộ Tài chính - Công Thương.
    Bảng 1-Mức trích Quỹ Bình ổn giá qua các thời kỳ (đơn vị tính: đồng/lít,kg)
    STT
    Thời gian
    Xăng
    Điêzen
    Dầu hoả
    Ma Dút

    1
    Từ 27/3/2009
    đến 03/4/2009 (dieden)
    đến 09/5/2009
    (madút)
    đến 29/5/2009
    (dầu hoả)


    250
    460
    230



    dừng trích
    460
    230





    460
    dừng trích



    0
    dừng trích
    0

    2
    Từ ngày 19/09/2009 đến 30/9/2009


    100
    200
    0

    3
    Từ ngày 01/10/2009 đến hết 14/12/2009
    200
    300
    200
    200

    4
    Từ ngày 15/12/2009 đến hết 9/6/2011
    300
    300
    300
    300

    5
    Từ ngày 10/6/2011 đến 21h ngày 26/8/2011
    400
    300
    300
    300

    6
    Từ 21h ngày 26/8/2011 đến nay
    300
    300
    300
    300

    Bảng 2-Mức sử dụng Quỹ bình ổn giá qua các thời kỳ: (đơn vị tính: đồng/lít,kg)
    STT
    Thời gian
    Xăng
    Điêzen
    Dầu hoả
    Ma Dút

    1
    Từ ngày 1/4 đến ngày 27/5/2010
    500
    400
    400
    0

    2
    Từ ngày 28/5/2010 đến 8/6/2010
    200
    400
    400
    0

    3
    Từ ngày 22/10 đến 12/11/2010
    550
    550
    700
    250

    4
    Từ ngày 13/11/2010 đến 14/1/2011
    1200
    1000
    1200
    700

    5
    Từ ngày 15/1/2011 đến ngày 10/2/2011
    1200
    1600
    1200
    700

    6
    Từ ngày 11/2/2011 đến 10h ngày 24/2/2011
    1650
    2300
    2150
    1400
    Nguồn: Cổng TTĐT-BTC ngày 14/9/2011
    Thực tế cũng cho cho thấy, hoạt động của Quỹ đã góp phần nhất định vào việc bình ổn giá thị trường xăng dầu trong một số thời gian nhạy cảm và ở mức cần thiết. Nhờ sử dụng Quỹ và các giải pháp khác, giá xăng dầu đã giữ ổn định cho đến ngày 24/2/2011 mới điều chỉnh giá với mức tăng từ 2.110 - 3.550 đồng/lít,kg thay vì mức giá phải tăng từ 3.510 - 5.850 đồng/lít,kg. Hơn nữa, nếu không có Quỹ Bình ổn giá sẽ phải nhiều lần liên tiếp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, ví dụ: sẽ phải điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu ít nhất 4 lần (tương ứng với các lần tăng mức sử dụng Quỹ như đã nêu tại bảng 2 trên đây) trong thời gian từ ngày 22/10/2010 đến ngày 24/2/2011.
    "Mượn đầu heo nấu cháo"
    Bên cạnh những thông tin dường như khá minh bạch và an lòng trên đây, người ta vẫn thấy có những bất cập cả trong cơ chế hiện hành, lẫn trong triển vọng hoạt động và vị thế của Quỹ, cụ thể:
    Thứ nhất, hoạt động trích lập Quỹ qua giá xăng dầu khiến người tiêu dùng chịu thiệt nhiều hơn lợi.
    Về bản chất, nguồn thu của Quỹ là giá xăng dầu thực mua mà người tiêu dùng phải trả và ứng trước cho Quỹ xét theo sự trọn vẹn của một quy trình trích lập và "xả" Quỹ để giữ bình ổn giá về danh nghĩa. Nói cách khác, thực chất người tiêu dùng đã phải mua đắt giá xăng cho thời điểm trích lập quỹ, để rồi được trả lại số tiền đó nhờ mua xăng dầu với giá "rẻ" hơn khi "xả" Quỹ.
    Cảnh 'mượn đầu heo nấu cháo" này khiến người tiêu dùng, dù có thể hưởng lợi ích ít nhiều nhờ không tăng giá xăng dầu khi xả quỹ, xong lại luôn chịu thiệt thòi do phải tạm ứng nguồn vốn hoạt động cho Quỹ, như kiểu "cho vay không lãi". Rốt cuộc, dường như chỉ có doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu luôn được bảo đảm lợi ích cả từ mức trích lợi nhuận định mức, cũng như "không có gì để mất" từ mọi hoạt động thu-chi Quỹ.
    Thứ hai, cơ chế quản lý hành chính của Quỹ đi ngược xu hướng và làm méo mó giá cả thị trường.
    Cơ chế hoạt động hiện hành của Quỹ mang đậm tính can thiệp hành chính trực tiếp với thiên hướng mục tiêu thường ngược với xu hướng động thái thị trường thế giới. Cụ thể, nó làm tăng giá bán do yêu cầu tăng trích lập quỹ trong khi giá cả dầu mỏ thế gới giảm, hoặc làm giảm giá bán do yêu cầu xả quỹ để giữ ổn định giá khi giá thế giới tăng.
    Chính tính chất đặc trưng này của Quỹ đã trực tiếp và gián tiếp làm méo mó giá cả thị trường mỗi khi Quỹ vận hành, cả lúc trích và xả quỹ, khiến các động thái cung - cầu xăng dầu, cũng như hoạt động dự báo và hạch toán kinh doanh thị trường khác dễ trở nên nhiễu loạn.
    Hơn nữa, cơ chế này của Quỹ còn làm tổn hại và chậm lại quá trình tạo đột phá để hoàn thiện thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường, theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước (2011-2015).
    [​IMG]
    Những bất cập trong quản lý quỹ bình ổn đang khiến người tiêu dùng bị thiệt bởi các DN đang nắm dao đằng chuôi (Ảnh: DĐDN)
    Thứ ba, việc ủy thác quản lý thu trích lập và chi dùng Quỹ cho doanh nghiệp có thể tạo nhiều kẽ hở cho sự lạm dụng và tham nhũng, hoặc làm phát sinh chi phí quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ. Sự lạm dụng có thể đến từ hai phía. Thứ nhất là lạm dụng từ kẽ hở khó lấp đầy của quy trình hành chính theo "cơ chế xin-cho" cả về mức, cũng như về thời điểm trích lập và chi tiêu Quỹ trong quan hệ giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp khi giá cả biến động dù tăng hay giảm. Hai là lạm dụng từ những "mẹo mực" kế toán, sự tính toán, khai báo, đo lường và thủ thuật gian lận khác về mức độ, thời điểm và số lượng xăng dầu nhập khẩu, tiêu thụ và tồn kho thực với số liệu báo cáo khi trích lập và xả Quỹ.
    Hơn nữa, việc để Quỹ lại tài khoản (dù riêng) của doanh nghiệp, cũng khiến không phải chỉ có một nguồn Quỹ tập trung, mà có tới nhiều Quỹ khác nhau ứng với số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được ủy thác quyền quản lý. Tình trạng phân tán Quỹ này làm phát sinh các chi phí quản lý của cả doanh nghiệp, cũng như của cơ quan chức năng Nhà nước.
    Thứ tư, hiệu quả và vị thế của Quỹ là chưa thật rõ ràng và thiểu ổn định.
    Bất chấp những cố gắng giải trình của cơ quan hữu quan cả về cơ sở pháp lý, cũng như hiệu quả hoạt động của Quỹ, dư luận dường như đặt nghi ngờ nhiều hơn vào tính hiệu quả thực sự của Quỹ trên thực tế, cũng như ngay cả vị thế ổn định của Quỹ trong tương lai. Phần lớn thời gian và mức độ những chỉ trích về Quỹ dường như đều gắn với sự thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình và khó thuyết phục của những biện minh cho việc cần trích mức bao nhiêu và đã đến lúc tăng hay giảm giá, lỗ hay lãi của kinh doanh xăng dầu...
    Thậm chí, nói cho công bằng, thì ngay cả thành tích "nán níu", làm chậm lại quá trình tăng giá cuối năm 2010-đầu năm 2011 kể trên cũng không phải do sử dụng Quỹ, mà còn là hệ quả của các công cụ tài chính và hành chính Nhà nước khác. Cuối cùng thì, cú sốc tăng giá xăng dầu đầu tháng 2/2011, cũng như áp lực tăng, giảm giá xăng dầu về sau đã và sẽ mặc nhiên phủ định "tác dụng kỹ thuật" có tính hình thức của cái gọi là hiệu quả bình ổn giá của Quỹ trong thời điểm trước đó.
    Hơn nữa, khi mà Quỹ bình ổn giá quốc gia đã bị dừng hoạt động do không còn phù hợp với cam kết WTO, thì liệu Quỹ bình ổn giá xăng dầu và một loạt quỹ khác tương tự (có thể là Quỹ bình ổn giá điện...) liệu có được phép tồn tại lâu dài, nhất là trong lộ trình thị trường hóa giá cả và cạnh tranh thị trường đầy đủ ngày càng kề cận và chẳng thể đặng đừng.
    Ngoài ra, xét về nguyên tắc đột phá thể chế, hoàn thiện thể chế và cơ chế quản lý kinh tế-giá cả thị trường theo tinh thần mới nhất của Đại hội Đảng XI (năm 2011-2015), thì liệu những nguyên tắc hiện hành của cơ chế Quỹ được xây dựng từ trước đó có trở nên "cũ" đi.
    Đặc biệt, cơ chế Quỹ cũng như phân cấp quản lý xăng dầu hiện hành khó cho phép bóc tách, phân biệt các hoạt động kinh doanh xăng dầu với quản lý dự trữ xăng dầu cho bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Điều này dễ gây lãng phí, chồng chéo trong hoạt động quản lý nhà nước, cũng như dễ tạo cơ hội cho sự lạm dụng và hạch toán thiếu minh bạch vì lợi ích nhóm, cục bộ trong lĩnh vực xăng dầu.
    Phải coi đây là quỹ quốc gia
    Sự phân tích trên cho thấy, rõ ràng nhu cầu đổi mới mục tiêu và cơ chế hoạt động của Quỹ là hết sức bức thiết và cần quán triệt một số điểm nhấn nguyên tắc.
    Thứ nhất, thay vì lấy sự ổn định hình thức của giá xăng dầu làm mục tiêu hàng đầu, thì Quỹ cần lấy việc hỗ trợ chuyển nhanh hoạt động kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường làm ưu tiên số 1. Đồng thời, Quỹ ngày càng chuyển sang mục tiêu hỗ trợ tích cực trực tiếp cho hoạt động dự trữ bảo đảm an ninh xăng dầu nói riêng, an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
    Với mục tiêu này và để tập trung nguồn lực từ các loại quỹ tương tự (như Quỹ bình ổn giá điện, than...), có thể xem xét mở rộng và đổi tên Quỹ thành Quỹ An ninh năng lượng Quốc gia.
    Về cơ chế quản lý Quỹ, cần nhấn mạnh rằng, dù là Quỹ bình ổn giá xăng dầu hay Quỹ An ninh năng lượng Quốc gia, thì cũng cần bãi bỏ ngay cơ chế như hiện nay vì vừa yếu, vừa thiếu năng lực và trách nhiệm về pháp lý. Tức là, phải coi đây là Quỹ Quốc gia và phải được quản lý trực tiếp, tập trung bởi Hội đồng Quỹ liên ngành và trực thuộc một cơ quan quản lý Nhà nước thích hợp, trong đó tốt nhất là Bộ Tài chính, hoặc Bộ Công Thương.
    Đặc biệt, cần lồng ghép việc thu lập Quỹ qua giá xăng dầu vào một khoản thu ngân sách trực tiếp trong các nguồn thu Ngân sách Nhà nước trung ương hiện nay theo Luật Ngân sách Nhà nước. Có thể giữ nguyên tên gọi khoản thu này như một khoản thu NSNN chính thức mới, nhưng "mềm" về mức thu và thời gian áp dụng, hoặc tiện nhất là lồng ghép với thu qua thuế xuất-nhập khẩu xăng dầu.
    Mức thu này có thể được dự toán theo kế hoạch, với sự điều chỉnh bổ sung tùy theo bối cảnh và mục tiêu quản lý Nhà nước cụ thể. Sau đó, sẽ tiến hành trích lập và bổ sung Quỹ từ nguồn NSNN TW hàng năm cho cơ quan quản lý Quỹ. Điều này tạo sự linh hoạt trong quản lý Quỹ cho mục tiêu mới nêu trên của Quỹ, cũng như cho các mục tiêu quản lý nhà nước khác có thể đặt ra. Đồng thời, nó còn giúp giải tỏa tâm lý xã hội đầy bức xúc trước quá nhiều các khoản thu phức tạp cộng vào giá xăng dầu, nhất là tâm lý cho rằng việc thu và quản lý Quỹ như hiện nay làm tăng quyền hạn và sự phiền hà, cũng như chỉ có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
    Ngoài ra, Quỹ cũng có thể tài trợ cho hoạt động khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh thị trường bình đẳng, lành mạnh trong quá trình mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
    Đồng thời, cần tách bạch nhiệm vụ, cơ chế quản lý xăng dầu cho mục tiêu dự trữ bảo đảm an ninh xăng dầu với nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu vì mục tiêu thương mại của các đầu mối về xăng dầu hiện nay và trong tương lai.
    TS.Nguyễn Minh Phong
    Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
  8. dex_tran

    dex_tran Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    4
    Petrolimex cần phải nhìn lại xem mình đã làm được gì, đã xứng đáng với nhiệm vụ được giao phó chưa. Một tổng công ty chiếm tới 60% thị phần, không phải cạnh tranh với ai nhưng suốt ngày đi kêu lỗ. Trong khi DN này được vay lãi suất ưu đãi để nhập khẩu xăng dầu.
    chém , chém thoai

Chia sẻ trang này