...Niềm tin chiến thắng...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xlight, 10/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2846 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 03:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 53899 lượt đọc và 996 bài trả lời
  1. BULLBEAR68

    BULLBEAR68 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/08/2009
    Đã được thích:
    747
  2. uran

    uran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    457
    Ớ, em cũng chẳng rõ, chỉ hiểu đơn thuần, khi tăng mà khối lượng tăng cùng đều đặn thì xu thể tăng được khẳng định, còn khối lượng tăng đột biến thì phân phối, khối lượng giảm đột ngột thì sắp đảo chiều. Chả biết đúng ko :))
  3. congacity

    congacity Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    636
    Lại cutloss ở giá 6
  4. uran

    uran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    457
    Vẫn nhởn nhơ gặm cỏ hả bác ;))
  5. congacity

    congacity Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    636
    Anh Lai đợt này không chuẩn rồi, dễ bị BBs lùa lắm.
  6. vitngan_choick

    vitngan_choick Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Khó khăn vốn: Ngân hàng đang ngồi trên lửa




    [​IMG]
    Diễn biến tăng nóng của lãi suất liên ngân hàng (NH)và thực trạng nguồn vốn huy động bị giảm sút, theo phản ánh của nhiều ngân hàng, sẽ làm bi đát thêm thanh khoản của không ít ngân hàng nhỏ.
    Giới đầu tư bắt đầu nhắc nhiều đến khả năng tái cơ cấu các ngân hàng trong nước.
    Không ngoài dự đoán
    Diễn biến tăng mạnh của lãi suất trên thị trường liên NH trong các ngày cuối tuần qua thực tế không nằm ngoài các dự đoán được đưa ra ngay sau khi NHNN tiến hành điều tăng một số lãi suất điều hành. Cụ thể kể từ ngày 10.10, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ 14%/năm lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH cũng tăng từ 14%/năm lên 16%/năm.

    Ngay sau ngày này, một số tổ chức đầu tư ghi nhận các mức lãi suất tăng đáng kể trong hai ngày 11 và 12.10. Ước tính lãi suất các kỳ hạn giao dịch như qua đêm, 1 tuần và 1 tháng đều lần lượt tăng mạnh trong đó có lãi qua đêm thậm chỉ lên tới 16%/năm, kỳ hạn 1 tuần lên quanh mức 18%/năm và thậm chí lên tới 20%/năm ở kỳ hạn 1 tháng.

    Chưa dừng ở mức trên, trong hai ngày cuối tuần, lãi suất giao dịch trên thị trường liên NH theo ghi nhận của một số Cty chứng khoán thậm chí còn lên tới 22%/năm ở kỳ hạn 1 tháng và dạo động quanh mức 18-21%/năm một số kỳ hạn giao dịch ngắn khác.

    NHNN cũng ghi nhận các biến động của mặt bằng lãi suất giao dịch trên thị trường liên NH sau khi có các điều chỉnh lãi suất. Số liệu mới nhất được cơ quan này cập nhật trong ngày 12.10 cho thấy, lãi suất bình quân liên NH các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần đến 1 tháng tăng dần từ mức 13,4% đến 14,69%.

    Trong đó, hai kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng lần lượt có lãi suất bình quân là 14,07% và 14,69%/năm. So với hai ngày trước đó, ngày 10.10, lãi suất cao nhất ở các kỳ hạn này chỉ là 13,78% trong lúc lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn qua đêm chỉ ở mức 12,09%. Doanh số giao dịch ở kỳ hạn qua đêm trong ngày 12.10 vẫn chiếm chủ yếu với 12.259 tỉ đồng và kỳ hạn 1 tuần có doanh số giao dịch là 6.568 tỉ đồng. Trên thị trường này, doanh số vay mượn các kỳ hạn dài 3-12 tháng chỉ ở mức thấp với vài trăm tỉ đồng cho mỗi kỳ hạn.

    Tái cơ cấu ngành ngân hàng?
    Tác động dây chuyền của lãi suất liên NH tăng cao với bài toán thanh khoản của các NH trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đầu vào nhà nhà giống nhau thực tế được nhiều tổ chức đầu tư đưa ra từ rất sớm. Động thái tăng lãi suất điều hành sẽ làm tăng lãi suất liên NH, theo nhiều đánh giá, sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản các NH nhỏ nhiều nhất, bởi các nhà băng nhóm này thường không nắm giữ nhiều giấy tờ có giá và do đó việc huy động thanh khoản chủ yếu phụ thuộc vào vay liên NH và tái cấp vốn.
    Cùng với việc hút ròng trên thị trường mở, động thái nâng một số lãi suất điều hành của NHNN mang đến giả thiết là cơ quan này muốn sàng lọc để tái cơ cấu lại các NH là hoàn toàn hợp lý. Khi đưa ra giả thiết này, nhóm chuyên gia của Cty Chứng khoán Thăng Long cũng cho rằng, việc nâng lãi suất tái cấp vốn còn khiến cho kỳ vọng lãi suất giảm nhanh trở nên khó khăn hơn.
    Trong báo cáo được đưa ra cuối tuần qua, Cty Chứng khoán TPHCM (HSC) cho rằng, với việc các NH nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản do vốn huy động tiền đồng dần giảm sút và lãi suất liên NH kỳ hạn ngắn tăng mạnh trong 10 ngày gần đây, chủ trương củng cố ngành NH trở nên cấp bách hơn. Việc trần lãi suất 14% được áp dụng chặt được cho là sẽ buộc các NH nhỏ phải dùng đến kênh tái cấp vốn để có vốn hoạt động và đây được coi là công cụ chính để thực hiện mục tiêu loại bỏ các NH nhỏ và yếu kém.
    Trên tinh thần cuộc họp của BCH Trung ương Đảng mới đây nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết của việc củng cố ngành ngân hàng, HSC cho rằng, NHNN đang chuẩn bị thực hiện một lộ trình theo đó sẽ có các bước chuẩn bị cần thiết cho việc sáp nhập và tái cơ cấu ngành NH.

    “Thành thực mà nói, NHNN đã và đang chuẩn bị cho điều này trong nhiều năm” – HSC viết trong báo cáo tuần qua. Cũng theo đơn vị này, khung pháp lý cho phép NHNN nắm cổ phần tại các NH yếu kém đã được ban hành từ đầu năm và hiện tại, dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi hiện tại đang được Quốc hội xem xét sẽ là một trong những bước chuẩn bị cuối cùng cho một khung pháp lý hoàn chỉnh.
    Theo Văn Nguyễn
    Lao động
  7. hoacuctrangnd

    hoacuctrangnd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Đã được thích:
    2
    Xlight giờ cứ đăng đàn là bà con sợ, thúi quá
  8. vitngan_choick

    vitngan_choick Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Những bất ổn trên thị trường vốn




    [​IMG]
    Trong những ngày đầu tháng 10.2011, tình hình thị trường tài chính của Việt Nam đã xuất hiện nhiều bất ổn. Tỷ giá chợ đen cũng như liên ngân hàng đều tăng mạnh.
    Chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới tuy có giảm nhưng vẫn chưa bền vững như mong đợi. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng vọt trong tuần qua, lên tới 16 – 17%. Lãi suất cho vay hầu hết vẫn ở mức trên 20%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải bơm ròng ra thị trường mở lên tới 16.000 tỉ đồng trong tuần từ 10 – 14.10.2011, trong khi vẫn tiếp tục phải hỗ trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng nhỏ. Đâu là nguyên nhân của những diễn biến kém tích cực này?
    Những hệ quả ngoài dự tính
    Từ cuối tháng 8.20111, thống đốc NHNN đã tuyên bố một loạt các mục tiêu về tỷ giá và lãi suất cho những tháng cuối năm 2011 như đảm bảo tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ không vượt quá 1% (so với mức 20.628 ở thời điểm tuyên bố), đưa lãi suất cho vay về mức 17 – 19%, và kéo chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước dưới 400.000. Nhưng những biến động của lãi suất, tỷ giá và giá vàng trong những ngày qua cho thấy các mục tiêu mà NHNN đặt ra đều chưa đạt được.
    Đối với tỷ giá, NHNN tự tin đảm bảo mức biến động dưới 1% xuất phát từ diễn biến khả quan của cán cân thanh toán cũng như sự gia tăng đáng kể của dự trữ ngoại hối trong những tháng trước đó. Với vấn đề lãi suất cho vay cao, NHNN đưa ra giải pháp áp trần triệt để lãi suất huy động kỳ hạn trên 1 tháng là 14% và các kỳ hạn ngắn hơn là 6%.

    Còn với vấn đề chênh lệch giá vàng, NHNN giải quyết bằng cách cho phép một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã huy động nhiều vàng trong dân được phép bán ra để bình ổn giá; lượng vàng bán ra cho dân sẽ được các NHTM này cân đối bằng việc mua bán vàng qua tài khoản đối ứng ở nước ngoài.
    Giải pháp cho phép các NHTM được phép tham gia thị trường vàng được xem là tích cực đối với tỷ giá và lãi suất, vì xét đến cùng biện pháp này làm giảm lợi nhuận từ việc đầu cơ vàng, giúp cho lượng ngoại tệ cũng như tiền gửi tiết kiệm đổ vào vàng sẽ có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên, việc áp trần cứng nhắc lãi suất huy động theo tháng 14% cho tất cả các tổ chức tín dụng lại không đem lại kết quả như vậy.
    Áp trần lãi suất 14%, một mức thấp hơn 2 – 3% so với mức cân bằng được thiết lập trước đó, gây ra hai hậu quả.

    Thứ nhất, nó khiến cho người gửi tiền bị hẫng vì lãi suất bị giảm đột ngột. Một bộ phận dân chúng sẽ có xu hướng rút tiền để chuyển sang các kênh giữ tiền khác như ngoại tệ và vàng. Điều này khiến cho tỷ giá bị tác động xấu.

    Thứ hai, nó khiến cho dòng tiền trong hệ thống ngân hàng bị dịch chuyển từ ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn, có uy tín. Việc dịch chuyển này khiến cho các NHTM nhỏ bị mất thanh khoản và buộc phải tìm đến các NHTM lớn trên thị trường liên ngân hàng, đẩy lãi suất trên thị trường này lên cao.

    Điều này dẫn đến một số hệ luỵ trước mắt. Đầu tiên, khả năng các doanh nghiệp được vay với lãi suất 17 – 19% ngày càng xa vời. Các NHTM nhỏ không thể cho vay được đã đành, còn các NHTM thay vì tăng lượng tiền cho doanh nghiệp vay với mức lãi suất 17 – 19% thì nay lại giữ lại và cho các NHTM nhỏ vay trên thị trường liên ngân hàng. Trong bối cảnh nợ xấu hệ thống ngân hàng lên cao, rõ ràng cách cho vay này an toàn hơn.
    Tiếp đến, để vay được trên trên thị trường liên ngân hàng, trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, các NHTM bị mất thanh khoản còn bị yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Vàng và ngoại tệ được dùng cho mục đích này. Vô tình, một lượng lớn ngoại tệ của các NHTM nhỏ bị giữ lại và không thể giao dịch. Việc giữ trạng thái ngoại tệ dương lớn tại các NHTM trong bối cảnh tỷ giá vào xu hướng tăng trong thời điểm cuối năm càng khiến cho tỷ giá bị đẩy lên cao.
    Một hệ luỵ khác là NHNN đã phải bơm tiền mạnh ra thị trường qua kênh thị trường mở cũng như thực hiện tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản cho các NHTM nhỏ. Nếu như chính sách này tiếp tục được duy trì, nó sẽ khiến cho cung tiền tăng và lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng tăng. Áp lực lạm phát trong năm 2012 lại xuất hiện.

    Mục tiêu thị trường
    Dường như NHNN đang nhầm lẫn giữa hai loại mục tiêu: mục tiêu công cụ chính sách và mục tiêu kết quả thị trường. Mục tiêu công cụ chính sách là mục tiêu mà NHNN có thể can thiệp vào để cho kết quả như ý muốn. Chẳng hạn, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thể coi là một loại mục tiêu công cụ chính sách. Vì về cơ bản, thông qua các nghiệp vụ thị trường mở hoặc tái cấp vốn, NHNN có thể đảm bảo rằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ dao động quanh một mức nào đó.

    Còn mục tiêu kết quả thị trường là kỳ vọng về sự chuyển dịch của thị trường theo hướng của các cơ quan nhà nước khi thực thi chính sách. Nếu thị trường vận động đúng hướng mong muốn thì có thể công cụ chính sách là hợp lý, còn nếu không thì công cụ chính sách chắc chắn đang có vấn đề.
    Trong khi mục tiêu công cụ chính sách có thể dễ dàng đạt được thì mục tiêu kết quả thị trường lại không hề dễ dàng. NHNN Việt Nam, thay vì định hướng lãi suất liên ngân hàng ở mức mục tiêu nào đó, chẳng hạn 14%, thì lại định hướng lãi suất cho vay phải kéo về 17 – 19%. Và để thực hiện mục tiêu này thì NHNN thực hiện việc ép các NHTM chỉ được huy động lãi suất không quá 14%. Đây rõ ràng là một hành vi can thiệp mạnh vào kết quả thị trường. Sự can thiệp này sẽ gây ra những hệ quả không mong muốn như đã đề cập ở trên.
    Tương tự tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là mục tiêu kết quả thị trường. NHNN khó có thể kiểm soát được kết quả thị trường hoàn toàn theo ý mình. Tuy nhiên, NHNN có thể đặt ra một ngưỡng tỷ giá nào đó thì sẽ can thiệp bằng các hành vi mua và bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối để định hướng kết quả thị trường. Ngưỡng tỷ giá chính sách trên có thể không cần thiết phải công bố công khai. Khi tỷ giá vượt qua ngưỡng đó thì NHNN sẽ thực hiện hành vi can thiệp. Nhưng nếu thị trường không phản ứng tích cực thì NHNN phải xem lại bối cảnh kinh tế hoặc sự hợp lý của chính sách can thiệp thay vì ép kết quả thị trường phải tuân theo mong muốn của mình.
    Như đã được xác định rõ ràng bởi nghị quyết 11 của Chính phủ, mục tiêu trước mắt của nền kinh tế Việt Nam vẫn là kiềm chế lạm phát. Với mục tiêu này thì lãi suất huy động vẫn cần phải cao để giảm tổng cầu và để tỷ giá được ổn định. Một khi lạm phát giảm thì lãi suất huy động và cho vay sẽ tự động giảm.

    Giảm lãi suất thì ai cũng mong, nhưng có lẽ các doanh nghiệp Việt Nam cần một lộ trình giảm lãi suất, tuy có thể dài hơn vài tháng, nhưng chắc chắn còn hơn là một lộ trình bất ổn do chính sách. Đã đến lúc NHNN cần tôn trọng và lắng nghe thị trường hơn; xác định lại các mục tiêu công cụ chính sách của mình và để kết quả thị trường tự hình thành, dưới sự tác động ít nhiều của công cụ chính sách, theo các tương tác của các lực lượng thị trường.

    Theo Đinh Tuấn Minh
    SGTT
  9. solomong

    solomong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    8.440
    À, thấy bác hô múc kinh quá em cũng làm ít 8.4 giờ móm rồi :((
  10. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.237
    Tiếp tục là 1 phiên đè rung...Bác nào hôm nay có hàng chắc xoắn hết roài...[:D]

    Túc tắc nhặt, gom đến khi đủ cơ số là chào các bác em đi du lịch đấy...:)>-

    Bye cả nhà. [r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này