Niềm tin là sức mạnh để vượt qua khó khăn ( phần I )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuSuCaRot, 02/11/2014.

5237 người đang online, trong đó có 532 thành viên. 19:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 164326 lượt đọc và 2513 bài trả lời
  1. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.692
    Sẽ giảm giá xăng dầu trước ngày 16/11
    Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải trong buổi họp báo chiều nay.
    Chiều nay (3/11), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết có thể sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu.
    Theo đó, đại diện Bộ Công thương khẳng định giá xăng dầu phải gắn với thị trường, dù được điều chỉnh theo Nghị định 84 cũ hay Nghị định 83 mới. Thời gian qua, liên bộ Tài chính - Công thương đã điều chỉnh giảm 8 lần liên tiếp.
    Từ 1/11/2014, theo quy định của NĐ 83 thì phải sau 15 ngày mới được điều chỉnh giá xăng dầu. Như vậy, nếu theo NĐ 83 thì phải tới 16/11 mới được điều chỉnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ đang xin phép vì quyền lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng, đề xuất vận dụng tính luôn cả thời gian của NĐ 84 để giảm giá sớm nhất có thể chứ không chờ tới ngày 16.
    Thứ trưởng khẳng định đây là quan điểm của Bộ Công thương trong việc quản lý thị trường xăng dầu. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chỉ ra những điểm mới trong NĐ 83 là định hướng thị trường, tăng cường công khai minh bạch và giá xăng dầu trong nước phải bám theo thị trường thế giới, tăng số đầu mối xăng dầu.
    Được biết, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang có lãi 1.067 đồng/lít và đến hôm nay (3/11) thì theo NĐ 84 là có thể điều chỉnh giá xăng dầu.

    Theo Gafin.vn
    hoangda, bannhabancua, vannghe5 người khác thích bài này.
  2. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.692
    Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh trong phiên đầu tuần
    Thứ Hai, 03/11/2014, 16:06 RSS Gửi email In tin
    [​IMG]
    Khối ngoại vẫn là nhân tố tích cực trong phiên giao dịch đầu tiền của tháng 11 (ngày 3/11) khi tiếp tục rót ròng gần 100 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch mua-bán của khối vẫn tập trung mạnh ở các bluechip.


    Cụ thể, trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 10.673.980 đơn vị, giá trị 450,04 tỷ đồng, tăng 21,11% về lượng và 75,45% về giá trị so với phiên 31/10. Ngược lại, khối này bán 7.439.950 đơn vị, giá trị 359,12 tỷ đồng, tăng 25,53% về lượng và 144,47% về giá trị so với phiên 31/10.

    Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 3.234.030 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 90,92 tỷ đồng, tăng 12,02% về lượng và giảm 16,44% về giá trị so với phiên 31/10.

    Trong đó, HPG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất cả về khối lượng và giá trị với 481.410 đơn vị, tương ứng 27,17 tỷ đồng.

    Tiếp đó, PVD và VCB cùng được mua ròng đến hàng chục tỷ đồng lần lượt đạt hơn 16 tỷ đồng và 10,42 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, HSG là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 284.790 đơn vị với tổng giá trị tương ứng hơn 14,74 tỷ đồng.

    Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong phiên trước là HAG với khối lượng hơn triệu đơn vị, thì sang phiên hôm nay đã được nhà đầu tư nước ngoài quay ra mua vào. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng 159.500 cổ phiếu HAG với tổng giá trị tương ứng 3,95 tỷ đồng. Đồng thời, khối này cũng đã trở lại mua ròng OGC với khối lượng 116.490 đơn vị, trị giá tương ứng 1,14 tỷ đồng.

    Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 925.260 đơn vị và tổng giá trị đạt 10,79 tỷ đồng, giảm 56,42% về lượng và tăng 76,96% về giá trị so với phiên 31/10. Ngược lại, khối này bán ra 289.300 đơn vị và tổng giá trị đạt 5,22 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 72% về lượng và 87,55% về giá trị so với phiên 31/10.

    Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 635.960 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,57 tỷ đồng, giảm 41,59% về lượng và tăng 13,91% về giá trị so với phiên 31/10.

    Sau phiên mua ròng kỷ lục PVS, khối ngoại đã quay ra chốt lời cổ phiếu này. Cụ thể, PVS bị bán ròng 16.600 đơn vị với tổng giá trị hơn 684 triệu đồng. Tuy nhiên, SLS là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với 30.000 đơn vị, trị giá 864 triệu đồng.

    Mặt khác, SHB là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất cả về khối lượng và giá trị với 488.600 đơn vị, tương ứng 4,3 tỷ đồng. Tiếp đó, IVS được mua ròng 175.800 đơn vị, trị giá hơn 2 tỷ đồng.

    Tính chung trên 2 sàn, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 3.869.990 đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng 96,49 tỷ đồng, giảm 2,66% về lượng và 16,02% về giá trị so với phiên trước.

    Theo Tinnhanhchungkhoan
    hoangda, bannhabancua, vannghe5 người khác thích bài này.
  3. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.692
    Tăng trưởng kinh tế 2014 có được như kỳ vọng?
    Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm nay là khá khả thi.

    Tại hội thảo quốc tế “Kinh tế thế giới và Việt Nam, thực trạng 2014 và triển vọng 2015” do Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức ngày 4/11 tới, các chuyên gia trong nước và thế giới sẽ phân tích về thực trạng kinh tế thế giới và Việt Nam, từ đó nhận định về tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP 2014.
    Từ triển vọng toàn cầu…
    Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 10/2014, dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2014 sẽ ở vào khoảng 3,3%, giảm 0,4% so với báo cáo hồi tháng 4.
    Nguyên nhân của việc tăng trưởng thấp hơn so với dự kiến là do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn, do đó cầu hiện tại thấp, cộng với diễn biến khó lường của các thị trường tài chính, nhân tố đặc thù của từng quốc gia.
    Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, những động lực chính cho hồi phục kinh tế tại các nền kinh tế phát triển vẫn còn, rủi ro suy giảm kinh tế đã tăng, IMF dự báo GDP toàn cầu năm 2015 sẽ ở vào khoảng 3,8%.
    Chính những động lực này khiến cho điều kiện tài chính được nới lỏng tại các nước có nền kinh tế phát triển cũng như kinh tế mới nổi. Nền kinh tế toàn cầu đang có những khởi sắc nhất định, tuy không nhiều nhưng là dấu hiệu tích cực, những chỉ số chính (thương mại thế giới, sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI của khu vực chế tạo) cho thấy các hoạt động kinh tế toàn cầu đang tăng lên, tuy vẫn còn yếu và không đều.
    Nhưng để đạt được sự tăng trưởng như mức dự báo, các nền kinh tế phát triển cũng như mới nổi trên toàn cầu cần cải cách cơ cấu để nâng cao năng suất và sản lượng tiềm năng, giúp tăng trưởng bền vững hơn. Đầu tư công nếu các điều kiện thuận lợi sẽ làm tăng cầu về ngắn hạn, giúp nâng cao tăng trưởng tiềm năng về dài hạn.
    Tuy nhiên, mọi dự đoán cũng chỉ là lý thuyết, vì thế, việc nâng cao mức tăng trưởng thực và tiềm năng vẫn là ưu tiên hàng đầu, ngay cả Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
    Đến triển vọng Việt Nam
    Ở Việt Nam, trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Chính phủ trình Quốc hội hằng năm, tăng trưởng GDP luôn giữ vị trí số một. Các dự báo về chỉ tiêu này cũng được điều chỉnh theo từng quý, bởi các ban ngành, tổ chức trong nước cũng như quốc tế.
    Đây cũng chính là nội dung được các diễn đàn kinh tế, báo chí cũng như các nhà kinh tế học đặc biệt quan tâm trong bối cảnh phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 đang diễn ra.
    Đầu tháng 10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015. Theo đó, từ đầu năm đến nay, kinh tế xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp tục phục hồi.
    Bộ trưởng Vinh cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng ấn tượng trong quý 3/2014, ước tính tăng 6,19%, giúp GDP cả năm 2014 dự kiến sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, thậm chí cao hơn.
    Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đã đề ra, cần coi xuất khẩu là lực đẩy chính, đặc biệt từ khu vực có vốn FDI. Cần ổn định kinh tế vĩ mô như tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá…
    Có được sự tự tin đó, là bởi những chỉ số kinh tế ở Việt Nam năm 2014 đã có dấu hiệu khá tích cực, qua 3 yếu tố.
    Thứ nhất, lần đầu tiên kể từ năm 2011, khu vực sản xuất và công nghệp xây dựng có mức tăng cao hơn khu vực dịch vụ. Trong lĩnh vực tiêu dùng, doanh thu bán lẻ đang tăng, thu nhập cũng tăng nhanh hơn chi tiêu cho đời sống, thị trường bất động sản xuất hiện những tín hiệu phục hồi, đặc biệt là phân khúc bình dân.
    Thứ hai, nguồn vốn FDI ở quý 3/2014 cũng được sử dụng hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm ngoái: vốn đăng ký và cấp mới đạt 11,18 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,9 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 15 tỷ USD và 8,62 tỷ USD.
    Thứ ba, trong chi tiêu chính phủ, Chính phủ đã có những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế thâm hụt, chỉ tiêu trong năm 2012 và 2013 tăng do thu ngân sách giảm.
    Trong trái phiếu chính phủ, lãi suất thấp hơn giúp chính phủ tăng vay nợ mà không làm thâm hụt ngân sách tăng quá nhiều.
    Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm nay là khá khả thi.

    Theo VnEconomy
    bannhabancua, vannghe, Frank724 người khác thích bài này.
  4. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.692
    Ngày 3/11: Khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp trên HOSE, đạt gần 91 tỷ đồng
    (NDH) Phiên giao dịch đầu tháng 11, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả hai sàn, với tổng giá trị đạt hơn 96,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại đã có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp trên sàn HOSE.

    Phiên giao dịch ngày 3/11, khối ngoại giao dịch vẫn khá sôi động, họ thực hiện mua vào 11,6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 460,8 tỷ đồng, trong khi bán ra 7,7 triệu cổ phiếu, trị giá 364,3 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt hơn 3,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt hơn 96,5 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 91 tỷ đồng, giảm 17,3% so với giá trị mua ròng phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng đạt hơn 3,2 triệu cổ phiếu. Trong đó, họ thực hiện mua vào 10,6 triệu cổ phiếu và bán ra 7,4 triệu cổ phiếu. Giá trị mua vào đạt 450 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là 359 tỷ đồng.

    Như vậy, khối ngoại trên sàn HOSE đã có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp, với tổng giá trị mua ròng đạt hơn 483 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Khối ngoại trên sàn HOSE đẩy mạnh mua ròng mã HPG, đạt 481.410 cổ phiếu. Khép phiên giao dịch, HPG tăng 1.500 đồng lên 56.500 đồng/CP. Hai mã PVD và VCB được mua ròng lần lượt 168.120 cổ phiếu và 371.720 cổ phiếu. Phiên hôm nay, PVD tăng 2.000 đồng lên 96.000 đồng/CP, còn VCB tăng 500 đồng lên 28.200 đồng/CP.

    Chiều ngược lại, HSG bất ngờ bị khối ngoại bán ròng 284.790 cổ phiếu. Tuy nhiên, nhờ lực cầu khá mạnh từ khối nội mã HSG vẫn tăng mạnh 2.100 đồng lên 52.000 đồng/CP. Bên cạnh đó, GAS và BVH bị bán ròng lần lượt 79.310 cổ phiếu và 117.560 cổ phiếu.

    Trên sàn HNX, khối ngoại đã tiếp tục mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp, đạt gần 5,6 tỷ đồng (tăng 14% so với giá trị mua ròng phiên hôm trước), tương ứng khối lượng mua ròng đạt 635.960 cổ phiếu. Phiên hôm nay, khối ngoại trên HNX mua vào 925.26 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra 289.300 cổ phiếu, với giá trị mua vào đạt hơn 10,7 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là 5,2 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại mua ròng chủ yếu hai mã SHB và IVS, đạt lần lượt 488.600 cổ phiếu và 175.800 cổ phiếu. Khép phiên giao dịch, SHB đứng giá tham chiếu, còn IVS chạm mức giá trần (12.500 đồng/CP). Trong khi đó, khối ngoại trên HNX bán ròng không quá mạnh.

    Bình Minh - NDH

    [​IMG]
    hoangda, bannhabancua, vannghe5 người khác thích bài này.
  5. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.692
    Fitch nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB-, triển vọng ổn định
    (NDH) Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa nâng bậc xếp hạng nhà phát hành (IDR) tiền tệ dài hạn của Việt Nam từ mức ‘B+’ lên mức ‘BB-’, và điều chỉnh triển vọng từ “tích cực” sang “ổn định”.

    Thông tin trên vừa được hãng tin Reuters đăng tải ngày 3/11.
    Bậc xếp hạng trái phiếu không bảo đảm của Việt Nam cũng được Fitch nâng từ mức ‘B+’ lên ‘BB-’.
    Fitch cũng nâng trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ mức ‘B+’ lên ‘BB-’ trong khi giữ nguyên bậc xếp hạng IDR ngắn hạn bằng ngoại tệ ở mức ‘B’.
    Việc nâng bậc xếp hạng IDR của Việt Nam lên 'BB-' được Fitch giải thích là nhờ sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện.
    "Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã được điều chỉnh theo hướng đạt được sự ổn định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thắt chặt tiền tệ, khiến tăng trưởng tín dụng giảm từ mức 32% năm 2010 xuống còn khoảng 12% vào năm nay" - Fitch nhận xét.
    Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế vẫn tương đối cao, ở mức bình quân 3 năm là 5,6%, cao hơn mức bình quân 3,7% của các nước mà Fitch xếp hạng bậc ‘BB’. Lạm phát đã giảm xuống mức 3,2% vào tháng 10/2014 từ mức bình quân là 6,6% của năm 2013.
    Fitch cho rằng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao so với các nước khác cũng góp phần hỗ trợ triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
    Tiếp tục cập nhật.



    Trung Nghĩa - NDH

    [​IMG]
    hoangda, bannhabancua, vannghe5 người khác thích bài này.
  6. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.692
    Nhiều doanh nghiệp FDI coi Việt Nam là quê hương thứ hai

    Ông Vũ Tiến Lộc nhận định Việt Nam cần phải cực kỳ nghiêm túc trong việc thu hút FDI, để cho các doanh nghiệp FDI đầu tư tại VN coi đây là quê hương thứ 2 đế họ cống hiến và xây dựng.
    Tại toạ đàm "Đẳng cấp quốc tế-Lời giải từ sản phẩm Việt” được tổ chức ngày 1/11, các chuyên gia đều có chung nhận định rằng trong thời đại hội nhập, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả của doanh nghiệp.

    Trong thời hội nhập mỗi sản phẩm Việt là một vị đại sứ tại nước ngoài

    Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định suy cho cùng tái cấu trúc nền kinh tế cũng chỉ là tái cơ cấu từng doanh nghiệp. Vậy thì câu chuyện được đặt ra là làm sao doanh nghiệp có sức mạnh tài chính, công nghệ…để có thể chinh phục được thị trường ngoại, góp phần làm giàu đất nước.

    Ông Lộc kể, vừa rồi Samsung công bố 170 linh kiện cần nhưng doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được. Trước đó, ngay cả Canon, Sony…cũng đã có nhu cầu về nhiều linh kiện lắp ráp ở Việt Nam.

    "Nói doanh nghiệp Việt không làm được con ốc vít, cục sạc…cho samsung là đã động đến lòng tự ái của doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam. Trên thực tế không phải là như vậy, Việt Nam có thể làm được. Người lao động Việt Nam với sự thông minh, nhanh nhạy hoàn toàn có thể làm hơn thế”, ông Lộc lạc quan.

    Ông Lộc khẳng định, nếu nói doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được các phụ kiện cho Samsung, Canon, Sony…là không đúng với thực trạng, trình độ của các doanh nghiệp Việt.

    Như vậy, vấn đề đặt ra là khả năng là có nhưng làm sao Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, công nghệ cao của thế giới từ đó sáng tạo ra chuỗi giá trị riêng cho doanh nghiệp Việt.

    Ông Lộc kể: Tôi đã từng sang Ấn Độ, giờ giải lao có ra khu bán hàng của một khách sạn 5 sao tại đây và có một cô bán hàng hỏi tôi có phải người Nhật Bản không? Tôi nói tôi là người Việt Nam thì cô ấy hỏi luôn Việt Nam ở đâu ông nhỉ? Tôi cảm thấy vô cùng tự ái, hỏi tại sao cô không biết Việt Nam.

    Sau đó, tôi hỏi tại sao cô biết Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hong Kong…mà không biết Việt Nam thì được cô gái trả lời rằng cô ấy biết Hàn Quốc bởi ngày nào cũng nhìn thấy xe ô tô của nước này chạy trên đường, cô ấy biết Nhật Bản bởi các sản phẩm được bán nhiều trong khách sạn 5 sao, cô ấy biết các nước này qua sản phẩm của họ… Cô ấy giải thích không biết Việt Nam vì không có những sản phẩm nổi tiếng ở đây.

    Ông Lộc kết luận: "Trong hội nhập kinh tế toàn cầu, những vị đại sứ của Việt Nam ở nước ngoài không ai khác đó là các sản phẩm Việt, các sản phẩm Made in Việt Nam”.

    Phải làm cho các doanh nghiệp FDI tin tưởng coi Việt Nam là quê hương thứ hai

    Ông Lộc cho rằng thời thế bây giờ đã thay đổi. Lao động Việt Nam đã có đủ sự sáng tạo, khéo léo để làm ra các sản phẩm có thể tham gia vào chuỗi các giá trị toàn cầu.
    "Tháng 4 vừa rồi, Tổng Thống Mỹ có đến một cửa hàng ở New York mua quà cho vợ và đã chọn một chiếc áo jacket thể thao có hiệu Việt Nam. Tất nhiên đây không phải là sản phẩm của Việt Nam nhưng nó do người Việt Nam làm ra. Sản phẩm Việt có thể chinh phục cả Tổng thống Mỹ nên tôi tin Việt Nam có thể làm được rất nhiều điều hơn thế nữa trong tương lai”, ông Lộc nhận định.

    Theo đó, ông Lộc cho hay có rất nhiều người Việt đến các cửa hàng trên thế giới đã chọn những sản phẩm đẹp nhất mua về làm quà nhưng về nhà lật ra thấy mác Made in Việt Nam.

    Mặc dù thời gian gần đây đã có biến chuyển về việc hàng Việt Nam ra thế giới, Viettel đang là một hiện tượng công nghệ của Việt Nam, trong thời gian qua phát triển cực kì mạnh thắng thầu ở nhiều thị trường lớn trên thế giới. Là hiện tượng sống động của viễn thông Việt Nam.

    Tuy nhiên xét về công nghệ, năng lực quản trị của Việt Nam vẫn còn yếu kém hơn nhiều nước trong khu vực. Thực trạng, trình độ quản trị vẫn còn rất thấp. Trong những năm qua doanh nghiệp chưa thực sự được hưởng một môi trường cạnh tranh bình đẳng, chưa khuyến khích sáng tạo, chưa đánh giá đúng vai trò của công nghệ với sản xuất, kinh doanh...

    Ông Lộc cho rằng chừng nào kinh doanh ở Việt Nam vẫn dựa trên quan hệ nhiều, vẫn tập trung vào đầu cơ ngắn hạn, làm ăn chụp giật còn mang lại hiệu quả nhanh hơn, các doanh nghiệp Việt còn có xu hướng không sử dụng công nghệ để có thể chiến thắng trên thị trường. Đó là nguyên nhân sâu xa khiến doanh nghiệp không quan tâm đến quản trị và đổi mới công nghệ.

    "Chúng ta đang thay đổi, mọi khoảng cách sẽ được xoá mờ. Trong xu thế mở cửa hội nhập mạnh mẽ, thời gian tới chúng ta sẽ là thành viên của các tổ chức thương mại thế giới. Trong môi trường đó sẽ cần đến sự cạnh tranh, công nghệ và sự khác biệt giá cả. Đến lúc đó công nghệ có vai trò cực kì quan trọng là động lực của cạnh tranh. Lúc đó doanh nghiệp phải thực sự có bài toán để giải quyết vấn đề mang tính cốt lõi này”, ông Lộc phát biểu.

    Ông Lộc khẳng định, có công nghệ thì kinh tế Việt Nam sẽ đổi khác có thể tạo ra các sản phẩm "Made by Việt Nam" tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chứ không chỉ là các sản phẩm "Made in Việt Nam” như trước.

    Ông Lộc kể: Tuần trước, tôi có trao đổi với Samsung Việt Nam và nhiều doanh nghiệp FDI khác, họ đều bày tỏ coi Việt Nam là quê hương thứ 2 của mình nên cần có trách nhiệm xây dựng quê hương này. Tôi đề nghị các tập đoàn xuyên quốc gia không nên chờ đợi ai có khả năng cung cấp thì chấp nhận mà cần giúp đỡ doanh nghiệp Việt, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt và đồng hành với họ. Làm thế nào để doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào các chuỗi cụng ứng cho các doanh nghiệp FDI như vậy mới thực sự tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam.

    Ông Trần Việt Thanh cho rằng, phần lớn doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trình độ công nghệ còn rất lạc hậu. Hơn 88% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình. Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ ở Việt Nam chỉ chiếm 2% trong khi Hàn Quốc lên tới 10%."Ngành dầu khí, hàng không, tài chính ngân hàng….phần lớn doanh nghiệp dùng công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với thế giới"

    Ông Thanh nhận định, trong môi trường cạnh tranh, hội nhập ngày càng sâu rộng đổi mới công nghệ ngày càng bức thiết và có ý nghĩa sống còn với nhiều doanh nghiệp.

    >>>Xuất siêu 2,5 tỷ: Mừng hay lo?

    Hướng Dương
    hoangda, bannhabancua, vannghe6 người khác thích bài này.
  7. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.692
    Bất động sản
    'Sang năm 2015 bất động sản vẫn còn khó'
    Thứ Hai, 03/11/2014, 16:46 RSS Gửi email In tin
    [​IMG]
    “Mặc dù thị trường bất động sản đang có dấu hiệu hồi phục nhưng về cơ bản vẫn tiếp tục khó khăn từ nay đến cuối năm và cả trong năm 2015”.

    Nhận định trên được Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đưa ra tại một cuộc hội thảo về triển vọng thị trường được tổ chức cuối tuần qua.
    Theo HoREA, trong 9 tháng 2014, thị trường bất động sản Tp.HCM đã có dấu hiệu hồi phục với số lượng giao dịch tăng, phân khúc thị trường căn hộ có quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 vẫn là phân khúc thị trường chủ đạo và phát triển tương đối ổn định.
    Bên cạnh đó, trong phân khúc cao cấp, những dự án có vị trí tốt, nhiều tiện ích của các chủ đầu tư uy tín vẫn được thị trường đón nhận, dù không bằng thời kỳ trước.
    Đáng chú ý, Tp.HCM hiện vẫn còn hơn 8.600 căn hộ tồn kho. Trong đó, có hơn 1.100 căn hộ ở các dự án đã hoàn thành hoặc đang hoàn thiện; hơn 750 căn hộ còn lại chủ yếu là có diện tích lớn trên 70 m2, dự án ở vị trí không thuận lợi, chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật hoặc các dự án chậm tiến độ.
    Trong khi đó, vấn đề vốn, lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn chưa cải thiện được là bao. Hầu hết các doanh nghiệp, chủ đầu tư vẫn phải vay với lãi suất ở mức 13%/năm và thị trường dường như vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào ngoài gói 30.000 tỷ đồng.
    Trong khi đó gói 30.000 tỷ đồng giải ngân đến thời điểm này cũng mới chỉ đạt khoảng 10% và hiện tại Tp.HCM mới chỉ có 2 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng từ gói hỗ trợ này.
    Theo HoREA, bên cạnh khó khăn về lãi suất, thủ tục hành chính vẫn đè nặng lên các doanh nghiệp cho dù đã có nhiều cải thiện hơn trước. Tình trạng bị “ngâm” hồ sơ vẫn tiếp diễn vì trên thực tế đã có một số thủ tục được giảm đi nhưng lại có thêm nhiều thủ tục phát sinh làm khó doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
    Nói về thực tế này, Tổng giám đốc Công ty Phát triển nhà Thủ Đức Lê Chí Hiếu, cho rằng, mặc dù Quốc hội đang tập trung sửa đổi nhiều luật, tuy nhiên, tư duy pháp luật còn chưa thông thoáng, không liên thông giữa các bộ, ngành và các luật với nhau.
    “Hiện nay cái khó nhất của doanh nghiệp bất động sản vẫn là thể chế, dường như quy định của nhà nước ngày càng phức tạp và khó khăn. Còn có rất nhiều quy định đang làm khó doanh nghiệp như các quy định về ký quỹ, bảo lãnh...", ông Hiếu nói.
    Để thị trường thể hồi phục và ổn định, HoREA kiến nghị tăng thời hạn cho người tiêu dùng vay lên đến 20 năm; ân hạn 3 năm đầu cho người tiêu dùng chưa phải lãi vay và nợ gốc; Ngân hàng Nhà nước thống nhất hướng dẫn các ngân hàng thương mại sau khi đã nhận được tài sản thế chấp là căn hộ hình thành trong tương lai, để đảm bảo cho khoản vay mua căn hộ này thì không đòi hỏi thêm thủ tục nào khác.
    Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị ngân hàng xem xét cho doanh nghiệp đang đầu tư dở dang các dự án nhà ở thương mại quy mô dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được vay vốn ưu đãi này để hoàn thiện nhà, góp phần tăng sản phẩm cho thị trường và giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu.
    Tổ chức này cũng mong muốn Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho phép chủ đầu tư thứ cấp các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại dưới 1,5 tỷ đồng/căn khi bán nhà cho khách hàng cũng được vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng.
    Theo Stockbiz
    hoangda, bannhabancua, vannghe5 người khác thích bài này.
  8. Planto

    Planto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2014
    Đã được thích:
    13.955

    Anh em trong top đâu rồi?

    Để tôi ghé lại chẳng ai tâm tình :)


  9. chilee

    chilee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2014
    Đã được thích:
    22.604
    Dạ! có chilee:D mơ mơ bác gọi làm chilee giật mình ah! mời ~o) bác ah!
    hoangda, bannhabancua, Hoa_Sim4 người khác thích bài này.
  10. Planto

    Planto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2014
    Đã được thích:
    13.955
    Đọc thấy bài thơ của Bác @vannghe@Hoa_Sim hay quá. Cố bắt chước mà không sao ghép nổi thành vần :)
    hoangda, bannhabancua, Hoa_Sim4 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này