Niềm tin là sức mạnh vượt qua khó khăn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuSuCaRot, 25/10/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3208 người đang online, trong đó có 349 thành viên. 19:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 82201 lượt đọc và 1879 bài trả lời
  1. ThaoNguyenXanh88

    ThaoNguyenXanh88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Đã được thích:
    7.885
    =))
    bannhabancua, chilee, vannghe4 người khác thích bài này.
  2. vietbq87

    vietbq87 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    11.148
    Ngồi trước những bước khác tính sau đại ka ơi :) Cơ mà em đang cười lộn ruọt với mấy con mèo masage của đại ca :)) =))
    bannhabancua, hbtsd, chilee5 người khác thích bài này.
  3. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.690
    Vốn Nhật ồ ạt đổ vào Đông Nam Á

    Nền kinh tế trong nước yếu ớt thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào Đông Nam Á.
    Không phải lúc nào sự kiện khai trương trung tâm mua sắm mới cũng thu hút sự chú ý của Thủ tướng của một nước, nhưng Aeon Mall khai trương ở Phnom Penh là một sự kiện đặc biệt. Khu trung tâm được xây dựng bởi dòng vốn từ Nhật Bản là trung tâm thương mại lớn nhất của Campuchia, được tích hợp cả sân trượt băng, rạp chiếu phim và sân chơi bowling. Đối với Thủ tướng Hun Sen, đây là biểu tượng của dòng vốn đầu tư Nhật Bản. Chính phủ các nước trên khắp Đông Nam Á đều đang cố gắng thu hút nhà đầu tư Ấn Độ và đồng yên cũng đang ồ ạt chảy về khu vực này.

    Năm ngoái, số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào khu vực Đông Nam Á đã tăng gấp đôi, lên 2.300 tỷ yên (tương đương 24 tỷ USD). Một phần trong số này đến từ các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) được thực hiện bởi các doanh nghiệp Nhật – bộ phận có “núi” tiền mặt dự trữ lên tới 229.000 tỷ yên. Nhà mạng SoftBank mới đây vừa rót 100 triệu USD vào Tokopedia (công ty thương mại điện tử Indonesia) trong khi tập đoàn Toshiba cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới. Cách đây 1 năm, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi UFJ Financial Group đã chi 536 tỷ yên mua 72% cổ phần của ngân hàng Thái Lan Bank of Ayudhya.

    [​IMG]
    Làn sóng đầu tư đầu tiên của Nhật Bản và Đông Nam Á diễn ra trong những năm 1980 và 1990. Dòng tiền ồ ạt đổ vào Thái Lan, Malaysia và Singapore, giúp các nước này phát triển ngành ô tô và điện tử. Làn sóng ấy chững lại sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98, khi các doanh nghiệp Nhật bắt đầu tập trung vào Trung Quốc – thị trường có thế mạnh là nguồn cung lao động giá rẻ.

    Giờ đây, khi chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng lên mạnh mẽ và căng thẳng chính trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc có nguy cơ nóng trở lại, Đông Nam Á lại trở thành thị trường rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản. Năm ngoái, lượng vốn Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc đã giảm gần 2/5. Mặc dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, số vốn các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Đông Nam Á cao hơn gấp gần 3 lần.

    Tuy nhiên, một số người nhận định rằng làn sóng đầu tư từ Nhật Bản sẽ sớm kết thúc. Năm 2013, NHTW Nhật Bản (Bank of Japan) bắt đầu mua trái phiếu với mục đích thúc đẩy tăng trưởng và chấm dứt giảm phát. Các gói nới lỏng định lượng khiến lượng tiền mặt tại các ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Vì nhu cầu vay vốn ở Nhật rất thấp, các ngân hàng phải đi tìm kiếm người đi vay ở nước ngoài. Lượng tín dụng mà các ngân hàng Nhật giải ngân cho phần còn lại của châu Á (trong đó có Trung Quốc) đã tăng mạnh kể từ cuối năm 2012. Nếu Nhật thay đổi chính sách tiền tệ, dòng chảy vốn hiện nay sẽ bị đảo ngược.

    Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản muốn các doanh nghiệp nội địa đầu tư nhiều hơn ở quê nhà. Nới lỏng định lượng làm đồng yên yếu đi và khiến điều này trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, dân số già có nghĩa là thị trường nội địa bị thu hẹp và do đó các công ty không muốn xây nhà máy mới. Những công ty như Canon (vừa tuyên bố sẽ tăng sản xuất ở Nhật Bản) sẽ gặp phải một vài rào cản. Các doanh nghiệp Nhật giờ đây chú trọng đến lợi nhuận nhiều hơn trong quá khứ và điều này thôi thúc họ tìm kiếm triển vọng tươi sáng hơn ở nước ngoài.

    Chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, xuất khẩu của Nhật Bản cũng phải chịu những tác động tiêu cực. Ngân hàng Deutsche Bank ước tính rằng đầu tư ra nước ngoài khiến cán cân thương mại của Nhật Bản giảm khoảng 16.000 tỷ yên trong năm 2012 – cao hơn so với con số thâm hụt thương mại 7.000 tỷ yên của năm đó. Lợi nhuận thu được từ nước ngoài không đủ để bù đắp cho cán cân vãng lai.

    Rủi ro ở đây là Nhật Bản có thể trở thành một nền kinh tế “thực lợi” hơn. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp Nhật không đầu tư ở trong nước và giúp mặt bằng lương tăng lên mà chỉ tập trung vào các mảng đầu tư ở nước ngoài. Khi đó kinh tế Nhật dựa vào cho thuê tài sản thay vì những hoạt động kinh tế trong nước.

    Dẫu vậy, những khó khăn trên dường như không thể ngăn bước chân của doanh nghiệp Nhật. Ở ngay ngoại ô Phnom Penh, một khu công nghiệp vừa được thành lập để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật như Minibea và Ajinomoto.

    Thu Hương
    bannhabancua, hbtsd, chilee4 người khác thích bài này.
    Hoa_Sim đã loan bài này
  4. Lucky22

    Lucky22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2013
    Đã được thích:
    22.844
    Con miu nè hiền ngoan thế này chứ.

    [​IMG]
    SuSuCaRot, Bogiaa, bannhabancua5 người khác thích bài này.
  5. ThaoNguyenXanh88

    ThaoNguyenXanh88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Đã được thích:
    7.885
    Em nè xinh hem @};-

    [​IMG]
    SuSuCaRot, bannhabancua, chilee4 người khác thích bài này.
  6. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Nhiều người nghe nói mèo thư giãn... nghĩ ngay đến mèo hai chân ! :D
    Trong khi anh nói về mấy con mèo thật !

    [​IMG]

    Cố...ố...ố... lên !

    :)):)):)):)):)):))

    [​IMG]

    Đội lái IDI đây sao ? :eek:
    Liếm mép kiểu này chắc mới ăn cá xong... hay là uống vụng dầu Ranee đây ?

    :)):)):)):)):)):))
    SuSuCaRot, bannhabancua, hbtsd5 người khác thích bài này.
  7. Lucky22

    Lucky22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2013
    Đã được thích:
    22.844
    Em vừa đi dạo, công nhận anh Sim cao thủ :-bd

    [​IMG]
    bannhabancua, japanus, hbtsd4 người khác thích bài này.
  8. ThaoNguyenXanh88

    ThaoNguyenXanh88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Đã được thích:
    7.885
    Thì em cũng nghĩ là miu thật, nhưng em bùn cười là các Pic đang lặng lẽ, im lặng. Rồi anh post lên, nên em bùn cười quá mà
    bannhabancua, hbtsd, chilee2 người khác thích bài này.
  9. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Thế con chuột này có mắc cười hem ?
    Là tớ đấy !
    Tớ tuổi chuột, lại đang kẹp IDI ( mua 14.1 - 14.3 cơ ! )

    =))=))=))=))=))=))

    [​IMG]

    Ai bảo tớ kẹp đới ? :eek:
    Bậy nà ! Tớ đang tập thể dục ! :-P
    bannhabancua, japanus, hbtsd4 người khác thích bài này.
  10. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.690
    Giá càphê arabica tăng mạnh nhưng tiêu thụ càphê vẫn cao
    Thời tiết khô hạn ở Brazil - nước xuất khẩu càphê arabica lớn nhất thế giới - đang làm dấy lên mối quan ngại về mùa vụ càphê năm nay, dẫn tới nguy cơ thiếu cung trên toàn cầu và đẩy giá loại càphê này trên thị trường thế giới tăng vọt. Một tách càphê sáng sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi các công ty càphê tăng mạnh giá bán.
    Dẫu điều này có xảy ra, thì thói quen bắt đầu ngày mới bằng một ly càphê trong khi số người uống càphê ngày một tăng sẽ giúp cho nhu cầu càphê tiếp tục vững trong thời gian tới.

    Giá càphê tăng cao và đà đi lên chưa dừng

    Từ đầu năm tới nay, giá càphê arabica (còn gọi là càphê chè, loại càphê có hương vị dịu hơn so với càphê robusta và thường được dùng để chế biến các loại càphê cho người sành càphê) đã tăng gần gấp đôi trong bối cảnh thời tiết khô hạn, lượng mưa ít đã khiến cho sản lượng càphê của nước trồng càphê lớn nhất thế giới Brazil giảm mạnh, đồng thời làm dấy lên mối quan ngại về sản lượng mùa vụ tới.

    Mối lo ngại này đã đẩy giá càphê arabica giao tháng 12 tới trên thị trường Mỹ hôm 6/10 vừa qua lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2012 là 2,208 USD/pound (1 pound = 0,454kg).

    Harish Sundaresh, nhà chiến lược hàng hóa thuộc công ty tư vấn đầu tư Loomis, Sayles & Co., có trụ sở Boston (Mỹ) nhận định rằng thị trường càphê kỳ hạn sẽ tiếp tục được lợi từ sự lên giá mạnh của càphê.

    Giới đầu tư và giao dịch dự báo thời tiết khô hạn ở Brazil sẽ giữ giá càphê ở mức cao trong nhiều năm tới. Chuyên gia Sundaresh ước đoán giá càphê arabica sẽ giao dịch ở mức 2-3 USD/pound trong năm 2015.

    Người tiêu dùng đã phần nào cảm nhận được sự tăng giá của càphê trong mùa Hè qua khi một loạt công ty càphê lớn như StarbucksCorp. và J.M. Smucker Co. tăng giá bán càphê thành phẩm.

    Hồi tháng Sáu vừa qua, J.M. Smucker đã trở thành công ty càphê lớn đầu tiên của Mỹ tăng giá bán càphê lần đầu tiên trong ba năm qua, với việc tăng trung bình 9% giá bán càphê. Ngay sau đó, Kraft Foods Group Inc. và Starbucks cũng theo chân J.M. Smucker và bắt đầu tăng giá bán.

    Tuy nhiên, một số nhà giao dịch cho rằng việc các công ty càphê có phần chững lại trong các quyết định thu mua càphê trên thị trường với mức giá cao như hiện nay có thể hạn chế đà tăng giá của nông sản này. Trong khi đó, nhiều công ty càphê tránh việc tăng giá bán càphê thành phẩm bằng cách chuyển sang sử dụng nguyên liệu đầu vào là loại càphê rẻ hơn.

    Các chuyên gia trong ngành cho rằng càphê arabica là loại càphê duy nhất sẽ tăng giá trong thời gian tới. Lý do chủ yếu dẫn tới sự tăng giá này là vụ thu hoạch càphê niên vụ vừa qua vừa kết thúc tại Brazil cho kết quả yếu kém nhất trong ba năm qua. Mưa rơi không đúng thời điểm, không thuận lợi cho việc trồng càphê, đã khiến nhiều cây càphê hoặc bị rụng hoa hoặc không thể nở hoa để đậu thành quả càphê.

    Chỉ một nhân tố Brazil dường như đã có thể xoay chuyển bức tranh thị trường càphê arabica của thế giới. Bởi Brazil hiện chi phối tới 35% sản lượng càphê của thế giới và khoảng 50% sản lượng càphê arabica trên toàn cầu. Về mức độ ảnh hưởng của Brazil trên thị trường càphê thế giới, có thể tạm hình dung rằng Saudi Arabia quan trọng với thị trường dầu mỏ chừng nào thì Brazil cũng quan trọng chừng ấy đối với thị trường càphê. Do vậy, nếu vụ mùa ở Brazil thất bát, thị trường thế giới không khỏi không lo ngại.

    Càphê là một trong những nông sản phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và khí hậu. Thời tiết năm nay quả thực gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây càphê ở Brazil. Những khu vực trồng càphê bị ảnh hưởng nhiều nhất là Cerrado, Mogiana và Sul Minas.

    Hội đồng càphê quốc gia Brazil cho rằng việc lượng mưa rơi không đáng kể trong tháng Chín vừa qua sẽ dẫn tới tình hình đáng lo ngại trong năm 2015 với sản lượng càphê sụt giảm đáng kể. Tình hình nghiêm trọng hơn khi 2015 là năm mất mùa hay năm có sản lượng thấp theo chu kỳ trồng càphê hai năm của Brazil. Theo chu kỳ đó, chưa kể yếu tố thời tiết bất thường thì sản lượng càphê của nước này cũng sẽ ở mức thấp. Khi nguồn cung giảm, không đáp ứng được nhu cầu, thì giá cả không tránh khỏi tăng lên.

    Giới phân tích dự báo nếu thời tiết khô hạn ở Brazil kéo dài, xuất khẩu càphê của nước này sẽ giảm xuống dưới 40 triệu bao trong năm 2015 và nếu điều này xảy ra, giá càphê arabica có thể tăng vọt lên mức 3 USD/pound.

    Thiếu cung càphê toàn cầu, tiêu thụ vẫn gia tăng

    Tổ chức càphê Quốc tế (ICO) ngay từ hồi tháng Bảy đã cảnh báo rằng sản lượng càphê toàn cầu sẽ không đáp ứng được nhu cầu càphê toàn cầu trong niên vụ 2014-15 bắt đầu từ ngày 1/10 vừa qua, dẫn tới tình trạng thiếu cung càphê lớn nhất từ năm 2006.

    Theo dự báo mới nhất của ICO, sản lượng càphê thế giới vẫn dậm chân ở mức 145,2 triệu bao (bao loại 60kg) trong niên vụ 2013-14, không thay đổi là bao so với 145,3 triệu bao niên vụ trước đó. Theo đó, cầu vượt cung, bởi lượng cầu vào khoảng 145,8 triệu bao.

    Volcafe, công ty thành viên của tập đoàn ED & F Man Holdings Ltd có trụ sở tại Winterthur (Thụy Sĩ), ước tính sản lượng càphê arabica trên toàn cầu sẽ chỉ đạt 75,3 triệu bao trong niên vụ 2014/2015, giảm so với 86,1 triệu bao trong niên vụ trước.

    Là nước sản xuất càphê lớn nhất thế giới, Brazil thu hoạch khoảng 44,57 triệu bao trong năm nay, giảm 9,3 triệu bao so với năm 2013.

    Sản lượng càphê của Indonesia, nước sản xuất càphê robousta lớn thứ ba thế giới, dự báo giảm 14% xuống 10 triệu bao trong năm nay. Trong khi đó, việc tái trồng càphê ồ ạt giúp cho sản lượng của Colombia sẽ tăng 25% lên 12 triệu bao trong năm nay.

    Triển vọng vụ càphê của Colombia - nước xuất khẩu càphê arabica lớn thứ hai thế giới - cũng khá hứa hẹn. Sản lượng càphê của Việt Nam, nước trồng càphê robusta (càphê vối) hàng đầu thế giới dự báo cũng sẽ có một vụ thu hoạch kỷ lục trong niên vụ 2014-15. Tuy nhiên, sản lượng càphê của Ấn Độ, nước trồng càphê lớn thứ sáu thế giới, dự báo giảm khoảng 20% trong niên vụ 2014-15, do ảnh hưởng của mưa lớn và liên tục trong thời gian từ tháng Bảy đến tháng Chín vừa qua.

    Trong khi đó, nhu cầu càphê toàn cầu tiếp đà tăng vững. Một trong những nước tiêu thụ càphê có mức tăng nhanh nhất hiện nay là Trung Quốc, với mức tăng tiêu thụ càphê hàng năm vào khoảng 13%. Trong khi đó, với thói quen của người dân thay đổi và càphê trở thành thức uống giải khát bình thường, thị trường Nhật Bản có mức tăng tiêu thụ càphê khá mạnh và hiện đứng thứ ba thế giới về tiêu thụ càphê sau Mỹ và Đức.

    Giới phân tích cho rằng việc giá càphê tăng lên có thể sẽ không nhanh chóng làm giảm nhu cầu. Thom Blischok, nhà chiến lược bán lẻ thuộc công ty tư vấn Strategy&, cho rằng đối với người tiêu dùng Mỹ, giá tăng có lẽ cũng sẽ không thể khiến họ giảm uống càphê, trừ phi giá tăng tối thiểu 30%, bởi càphê được coi là một trong những thực phẩm thiết yếu của người Mỹ. Đối với họ, từ bỏ càphê là việc quá khó.

    Trong khi đó, dù vẫn chưa thể sánh được với Mỹ và châu Âu, song tiêu thụ càphê ở châu Á cũng gia tăng nhanh chóng cùng với việc thu nhập tăng lên. Người tiêu dùng châu Á sẵn sàng chi nhiều tiền cho những loại càphê hiếm nhất. Chiều hướng này đang càng gây sức ép lên nguồn cung và đẩy giá cả đi lên.

    Trong bối cảnh cung càphê thiếu hụt và giá tăng vọt, những người được lợi và có lẽ “mừng” nhất vẫn là giới đầu tư và đầu cơ nông sản này trên thị trường. Chẳng thế mà khi giá càphê arabica tăng lên mức cao kỷ lục trong gần 2 năm qua là 2,208 USD/pound trong tuần đầu tháng 10 vừa qua, giới đầu cơ đã đổ xô vào tranh thủ bán ra kiếm bộn tiền.

    Trong bối cảnh thời tiết khô hạn làm Brazil mất một lượng lớn càphê, giới đầu cơ đã đẩy giá lên cao vì lo ngại thị trường sẽ càng ngày càng khan nguồn cung càphê arabica. Các nhà giao dịch cũng sẽ tiếp tục đẩy giá càphê trên thị trường lên mức cao hơn, cho dù tình hình tăng trưởng kinh tế ảm đạm tại nhiều khu vực trên thế giới.

    Như Mai

    Vietnam+
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này