Niềm tin là sức mạnh vượt qua khó khăn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuSuCaRot, 25/10/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1961 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 03:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 82226 lượt đọc và 1879 bài trả lời
  1. chilee

    chilee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2014
    Đã được thích:
    22.604
    IDI Soán ngôi HVG là chuyện nhỏ trong trung hạn ! :-?:-?:-?
    IDI Dài hạn sẽ là VNM ! :-?:-?:-?( tầm cở ):-bd

    giá VNM 106 vnd, trong khi IDI giá 13.2 vnd :-?:-?:-?
    vậy là cứ IDI mà múc tiếp và giử luôn bác SIM hả ! :-?
    mua không cần :-? xong cất tủ là :drm:drm bác Sim hả! =D>
    --- Gộp bài viết, 26/10/2014, Bài cũ: 26/10/2014 ---
    bác @baotam76 nhà mềng ngày ni đi mô mà khung chộ hè. hay là sáng say chiều xỉn nửa rầu:-?
    --- Gộp bài viết, 26/10/2014 ---
  2. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.690
    FMC, IDI: Lãi quý III tăng trưởng vượt trội, FMC vượt 28% kế hoạch
    (NDH) Riêng trong quý, FMC thu về 16,4 tỷ đồng lợi nhuận, cao gấp 5,2 lần cùng kỳ nhờ doanh số bán tôm, nông sản tăng 18,6%. Trong khi đó, lãi ròng của IDI cao gấp 6,8 lần cùng kỳ, đạt 27,6 tỷ đồng, trong đó 10,3 tỷ đồng thu về từ dự án NM tinh luyện dầu cá.
    CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, mã FMC – HOSE) và CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia (mã IDI-HOSE) công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2014 với lợi nhuận tăng vọt so với cùng kỳ.

    Cụ thể, doanh thu bán hàng của Fimex đạt 894 tỷ đồng,tăng 18,6% so với quý 3/2013. Sản lượng tôm tiêu thụ riêng quý này đạt 3,3 nghìn tấn. Lũy kế 9 tháng đầu năm, FMC bán ra 7,88 nghìn tấn tôm và 572 tấn nông sản nhờ đó thu về 101 triệu USD, tương đương 2.151 tỷ đồng tổng doanh thu bán hàng.

    Công ty cho biết, nhờ giá nguyên liệu ổn định, không tăng bất thường nên lợi nhuận gộp của Fimex đạt gần 50 tỷ đồng, tăng 75% trong quý 3 và đạt 128 tỷ đồng, tăng 87% trong 9 tháng đầu năm.

    Do mở rộng quy mô kinh doanh nên chi phí bán hàng cũng tăng mạnh. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế quý 3 vẫn đạt hơn 16 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 3,2 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 40 tỷ đồng, cao gấp 7,8 lần cùng kỳ. EPS 9 tháng đạt 3.051 đồng/ cỏ phiếu. So với kế hoạch đầu năm đề ra, Fimex đã vượt 28% kế hoạch.

    Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Fimex tăng 45% so với đầu năm, đạt 1.076 tỷ đồng. Hàng tồn kho hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất với trị giá 501 tỷ đồng, tăng 67%. Trong đó, hơn 405 tỷ đồng hàng tồn kho là thành phẩm.

    Cũng hoạt động trong ngành thủy sản nhưng sản phẩm chính của IDI là cá tra. Doanh nghiệp này cũng báo lãi quý 3 tăng mạnh so với cùng kỳ (cao gấp 6,8 lần).

    Theo giải trình của công ty, nhờ tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất. lợi nhuận từ hoạt động chế biến thủy sản đã tăng hơn 13,3 tỷ đồng. Ngoài ra, IDI thu được 10,2 tỷ đồng lợi nhuận từ nhà máy tinh luyện dầu cá. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 3/2014 đạt 22,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm, IDI thu về 1.615 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh và 80 tỷ đồng lãi ròng. So với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của IDI cao gấp 3 lần. Tuy nhiên, so với kế hoạch, IDI mới hoàn thành 56 %. Vốn điều lệ của IDI đã tăng từ 380 tỷ đồng hồi đầu năm lên 456 tỷ đồng. Dù tăng vốn nhưng do lợi nhuận tăng mạnh nên thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu vẫn cao, đạt 2.002 đồng/ cp.

    Thanh Thủy
  3. ThaoNguyenXanh88

    ThaoNguyenXanh88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Đã được thích:
    7.885
    Bài nè Tuấn Vũ hát hay nhỉ. Video toàn mầu tím, iu thía:-*
  4. Trinh-Phat

    Trinh-Phat Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2012
    Đã được thích:
    7.466
    Gần nhà có cái kho dầu cá này, thấy rất là tấp nập chở đi giao hàng!
    SuSuCaRot đã loan bài này
  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Su Su khôn thế !
    chilee đang ôm cả đống to tướng IDI...
    Su Su mua đứt @chilee ... , vậy là cả chilee lẫn cái đống IDI kia là tài sản của chủ sở hữu Su Su !

    Chilee ui... chạy thui !

    [​IMG]

    Chạy lui ... lấy đà chạy tới ! :))

  6. chilee

    chilee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2014
    Đã được thích:
    22.604
    chilee ^:)^ bác đấy bác Sim ah!X_X:-o
    --- Gộp bài viết, 26/10/2014, Bài cũ: 26/10/2014 ---
    thể loại này thì tuấn vũ hát nghe hay thiệt đấy:p! màu tím iu:-?
  7. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Làm phép so sánh đơn giản :

    FMC lãi trong quý 16.4 tỉ , gấp 5,2 lần cùng kỳ... thị giá cổ phiếu 23.3 ( đã điều chỉnh mạnh do ảnh hưởng từ cơn bão OGC ).
    IDI lãi trong quý 27.6 tỉ , gấp 6,8 lần cùng kỳ... thị giá cổ phiếu 13.2 !

    Có ai thấy sự bất hợp lý này chưa ? @-)
    Trong ngắn hạn, IDI sẽ nhẹ nhàng vượt 20 ! :-bd
    Binh Yen, hoabinh0082, ckd50982 người khác thích bài này.
  8. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.690
    Quá bất hợp lý luôn, hehe
    Binh Yen, DungTri86chilee thích bài này.
  9. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.690
    Nhiều lý do để tin TTCK Việt Nam có cơ hội tăng
    [​IMG] Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 27/10
    Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 27/10
    Chứng khoán tuần qua: 2 sàn vẫn đang bối rối, tiền chảy vào HNX qua kênh thỏa thuận
    Việt Nam vào MSCI thị trường mới nổi sẽ làm cho TTCK tăng ít nhất 40%. FII sẽ không bỏ lỡ cơ hội này trong dài hạn.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến đợt giảm điểm. Ngàn lý do để thị trường biến động bởi thị trường chứng khoán phản ánh hàng triệu lệnh mua/bán cổ phiếu cùng lúc.

    Những chỉ số kinh tế vĩ mô 10 tháng đầu năm đã được công bố và cũng đã nhiều chuyên gia mổ xẻ. Bài viết này chúng tôi xin tổng hợp một số lý do để nhà đầu tư tin rằng: kinh tế vĩ mô có nhiều biến chuyển tích cực và có lý do để tin TTCK Việt Nam có cơ hội tăng điểm.

    Thứ nhất, về Lạm phát : Sức mua tăng trong khi giá cả đầu vào giảm trên diện rộng. Lạm phát giảm làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp giảm do chi phí vốn đầu vào giảm. Từ đó lợi nhuận tăng trong dài hạn. Hiện mức lạm phát dưới 3% trong 12 tháng tính đến tháng 10-2014. Các tổ chức lớn của thế giới vừa nâng hạng xếp hạng Việt Nam, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng trong điều hành Vĩ Mô.

    Thứ hai, Giá điện sắp được điều chỉnh tăng. Trong 2 năm 2014-2015 giá điện dự kiến điều chỉnh 15%, trong dài hạn giá điện được đưa về mức 9-10 cent. Mức này mới có đầu tư mạnh về ngành điện do vậy dù sớm hay muộn giá điện trung bình phải được đưa lên mức 2.000-2.300 đồng. Nhiều tập đoàn nước ngoài đang đàm phán để đầu tư, có dự án diện 10 tỷ USD. Nhu cầu về điện sẽ tăng mạnh trong các năm tới do vậy ngành năng lượng sẽ bùng nổ là khó tránh khỏi.

    Thứ ba, Chi phí vốn đang rẻ nhất trong cả chục năm qua. Do ngành bất động sản vỡ bong bóng, dòng vốn kẹt lại và nợ xấu, trong khi mở rộng trong ngành này lại hạn chế, dòng tiền toàn xã hội dừng lại với Bất động sản. Do vậy chi phí vốn các ngành khác đang ngày càng rẻ đi (ngược lại 2008 và 2010,2011). Mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, dù sớm hay muộn doanh nghiệp sẽ hưởng lợi và lợi nhuận tăng mạnh trong những năm tới.

    Thứ tư, Thu nhập từ dân cư tăng lên. Người dân bắt đầu đầu tư mạnh, do lợi suất từ tiền gửi giảm mạnh. Trong khi thu nhập đầu người đang ở mức 2200 usd/người/năm. Nếu kinh tế ngầm là 30% thì thu nhập thực tế có thể là 2.800 USD. Bởi hiện có thể Việt Nam có kinh tế ngầm chiếm khoảng 30%.

    Thứ năm, Chỉ số công nghiệp bất ngờ tăng nhiều lần. TPHCM có chỉ số công nghiệp tăng 5,2% (gấp hơn 10 lần tháng 9 tăng 0,5%). Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chuyển động tích cực và dù sớm hay muộn tăng trưởng sẽ được đẩy mạnh trong ngắn và dài hạn.

    Thứ sáu, UBCKNN quyết tâm vào nhóm mới nổi của MSCI. 100% số nước có TTCK vào nhóm này đều tăng từ 40-120%. Nếu vận động thành công và được vào 2016 có thể VNI bùng nổ trong giai đoạn này. Cổ phần hóa mạnh và niêm yết bắt buộc là căn cứ quan trọng để Việt Nam vào thị trường mới nổi của MSCI. Bắt buộc VN phải vào để đón dòng vốn FII (vốn gián tiếp) sẽ mạnh lên sau khí có AFTA và TTP với nhiều nền kinh tế quan trọng và cải cách trong nước.

    Thứ bảy, VN-EU thương mại tự do, TPP, AFTA: Tại sao Việt Nam là ngôi sao đầu tư nước ngoài, đây cũng là lý do có biến động chuyển nhà máy từ các nước sang VN. Dòng vốn này chỉ dành cho người Việt Nam bởi 2 yếu tố chính: Đầu tư ban đầu và lao động. Trong khi thuế má có phần ít hơn và bất công với DN trong nước. Có thể 2015 là năm tốt nhất của VN, các hoạt động FII cũng sẽ nhắm đến VN họ cũng không bỏ qua cơ hội tốt này. Yếu tố này có thể kết hợp với MSCI ở trên thì có khả năng bùng nổ của TTCK (tất nhiên chỉ dành cho doanh nghiệp tăng trưởng cao). Các hợp tác này sẽ giúp VN có con số tăng trưởng thêm 40% so với hiện tại được phân bổ trong vòng 10 năm. Nếu thành công GDP của VN sẽ trở lại đường đua xanh.

    Khi TPP được ký kết thì Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội về thu hút đầu tư nước ngoài, do các nước cạnh tranh với Việt Nam như Trung Quốc, Philippine, Indonesia, Thái Lan, Myanmar đều chưa được tham gia. Do vậy, càng nhiều nhà đầu tư sẽ vào VN hơn nữa để thuê đất xây dựng nhà máy, bởi hàng hóa của họ sản xuất sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu vào các nước TPP. Hơn nữa, đây là thị trường mậu dịch tự do cả tỷ dân, lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Mexico, Úc, Newzealand. Tóm lại Việt Nam –EU sẽ được ký sớm và TPP sẽ được ký vào đầu năm 2015 tạo ra khu vực mậu dịch tự do rộng lớn và Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất. Các nước ngoài TTP thu hút FDI sẽ kém đi rất nhiều so với VN.

    Thứ tám, Bất động sản hồi phục mạnh từ 2015: Phát ngôn này dựa trên thị trường vật liệu xây dựng đang tăng trở lại với mức 60% so với mức tăng đỉnh cao. Lợi suất tiền gửi thấp hơn lợi suất đầu tư vào bất động sản hoặc ngang bằng. Người dân sẽ có xu hướng đầu tư vào đây. Có thể sẽ có giai đoạn nguồn cung hạn chế. Do ngành này đang ở trong tình cảnh giảm tốc và vỡ bong bóng. Hoạt động đầu tư công, cơ sở hạ tầng tăng cao trong 2014-2015 sẽ có sức kéo lớn với BĐS. Sau khi kết thúc 2014, NĐT sẽ thấy rõ nét hơn mức độ khả quan của ngành. Quý 3 2015 sẽ thấy rõ ràng nhất về sự hồi phục này.

    Thứ chín, ngành năng lượng điện sẽ có biến động lớn trong dài hạn: Phát ngôn này thể hiện quan điểm rõ ràng rằng với thủy điện Việt Nam đã đi đến giới hạn, trong khi tiêu thụ tăng với hai con số, và sẽ tăng mạnh hơn nữa do FDI tăng mạnh trong 2015-2018. Nhà máy nhiệt điện bằng than chi phí đầu vào sẽ tăng cao hơn nữa. VN chỉ có con đường duy nhất đó là điện hạt nhân và nhiệt điện từ khí thiên nhiên. Với những gì đang có VN có lợi thế về khí với 80.000 tỷ m3 khí (gấp 8 Thái Lan) đang có, và có thể có thêm nhiều mỏ khí lớn hơn. Để lấy những nguồn khí này phát thành điện, hay dùng cho việc khác phải bỏ vào hàng chục tỷ USD. Hoạt động khai thác này còn hạn chế và chưa khai thác được nhiều, có thể ngành này có tăng trưởng cao và bên bỉ trong giai đoạn 2015-2022. (GAS và PVB) đóng vai trò chính, kèm với nó là ngành hạ tầng khí, xây dựng, dịch vụ. Đầu 2015 chúng ta sẽ thấy rõ ràng đàm phán thành công do VN không còn con đường nào khác phải khi thác có nhiều ý nghĩa lớn (vấn đề chính là giá khí và giá điện).

    Thứ mười: Xu hướng GDP tăng mạnh rõ rệt: Quý 3 GDP tăng đến 6,19 cao hơn 0,99% so với quý 1. Quý 4 dự kiện GDP có thể tăng đến 6,6%. 2015 có thể đạt mức 6,5%. Hạ tầng là một trong hững điều kiện tốt cho GDP tăng trưởng, Hiện Việt Nam huy động được số vốn sẵn sàng chi tiêu trong ngắn hạn là 110.000 tỷ (dưới 12 tháng). Việt Nam đã tìm được con đường đầu tư hạ tầng tốt. Hàng loạt đường cao tốc được “bán” đi để dành vốn đầu tư mới. Tư nhân hóa này diễn ra khắp các ngành hạ tầng, điện, nước, cảng, khu công nghiệp…tất cả điều này giúp chính phủ đẩy nhanh đầu tư trong khi áp lực vốn lại giảm, nợ công sẽ giảm áp lực phình to.

    Tác động lan tỏa đến FII và thị trường chứng khoán: Việt Nam vào MSCI thị trường mới nổi sẽ làm cho TTCK tăng ít nhất 40%. FII sẽ không bỏ lỡ cơ hội này trong dài hạn. Việt Nam EU và TTP sẽ thúc đẩy các quỹ lớn tham gia sâu rộng vào TTCK VN từ đó giúp VN vào MSCI. VN-EU và TTP sẽ thúc đẩy bùng nổ FDI, cùng với đó là tăng trưởng GDP sẽ tăng mạnh trong dài hạn. Từ đây Bất động sản sẽ hồi phục và nợ xấu sẽ thành quá khứ. Nhà đầu tư có thể nhìn nhận cơ hội dài hạn này là hiếm có trong lịch sử phát triển.

    Trường Money

    Theo Infonet
    Binh Yen, hoabinh0082, chilee1 người khác thích bài này.
  10. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.690
    Tránh phụ thuộc Trung Quốc, Nhật Bản hướng sang Việt Nam

    Khi Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa môi trường đầu tư ngoài Trung Quốc, Việt Nam nổi lên là điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
    Đó là nhận xét của chuyên gia phân tích Kensuke Yanagida tại Viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo. Trong bài bình luận được đăng tải trên trang mạng Diễn đàn Đông Á mới đây với tiêu đề “Looking for a plus-one, Japan turns to Việt Nam” (tạm dịch: Tránh phụ thuộc vào một thị trường, Nhật Bản quay sang Việt Nam), ông Yanagida đã đưa ra một số nhận định sau.

    Trong vòng vài năm trở lại đây, các công ty đã làm ăn ở Trung Quốc bắt đầu đa dạng hóa môi trường đầu tư của mình và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong những gì được gọi là “Chiến lược ngoài thị trường Trung Quốc”. Đây là kết quả của việc chi phí lao động ngày càng tăng cũng như những cải cách mang tính cấu trúc đang diễn ra ở Trung Quốc.
    Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên như là một điểm đến đầy tiềm năng đối với các công ty nước ngoài vốn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới của họ, nhờ vào lực lượng lao động trẻ, được đào tạo tốt, thị trường nội địa lớn và những lợi thế về mặt địa lý. Nếu tận dụng được những lợi thế này, Việt Nam có thể trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp mới cũng như có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.

    Trong những năm gần đây, các công ty Nhật Bản đã tích cực hơn trong việc theo đuổi “Chiến lược ngoài thị trường Trung Quốc”. Trong khi dòng vốn FDI của Nhật Bản chảy vào Trung Quốc giảm vào năm 2013, thì các nguồn vốn đổ vào ASEAN đã tăng lên trong suốt 1 thập kỷ qua (hiện nay, dòng vốn FDI của Nhật Bản chảy vào các nước ASEAN đã lớn hơn so với nguồn vốn đầu tư vào Trung Quốc).

    Theo một cuộc khảo sát do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện năm 2013, lần đầu tiên, Trung Quốc đã mất vị trí đứng đầu như là một điểm đến đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Điểm đến hàng đầu hiện nay đối với các công ty Nhật đó là Indonesia, tiếp theo là Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Điều này không có nghĩa là các công ty Nhật sẽ rút khỏi Trung Quốc: Họ đơn giản chỉ tìm những điểm đến đầu tư mới trong khi vẫn tiếp tục khai thác những cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc.

    Việt Nam là một trong số những điểm đến ngày càng được ưa chuộng đối với các công ty Nhật. Tỷ lệ đầu tư của Nhật ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt kể từ khi Hiệp ước Đối tác Kinh tế Việt-Nhật có hiệu lực vào năm 2009. Các ngành công nghiệp mà Nhật đầu tư nhiều nhất là cơ sở hạ tầng giao thông và thiết bị điện cho lĩnh vực chế tạo máy. Việt Nam là một trong 4 thị trường xe máy lớn nhất thế giới, vì thế các công ty của Nhật như Honda hay Yamaha cùng với những nhà cung cấp các bộ phận và thành phần khác đang tăng cường đầu tư tại đây.

    Những công ty điện tử của Nhật cũng đã nâng số vốn đâu tư của họ, một phần là do Samsung đã xây dựng một nhà máy điện thoại di động để sản xuất hàng loạt điện thoại thông minh Galaxy. Panasonic đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh về các thiết bị điện gia đình và đã coi Việt Nam là một thị trường quan trọng trong số các quốc gia mới nổi. Đối với các lĩnh vực phi sản xuất như công nghiệp tài chính và bảo hiểm, nguồn vốn đầu tư cũng đã gia tăng đáng kể.
    [​IMG]
    Lắp ráp máy in tại Công ty Canon Việt Nam- một doanh nghiệp đầu tư từ Nhật Bản tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội.

    Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản (SME) đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nước ngoài có thể sẽ nhận ra sự hợp tác “hai bên cùng có lợi” ở Việt Nam. Hiện SME Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong môi trường kinh doanh nội địa: Thị trường trong nước bị thu hẹp do dân số già; các công ty lớn hơn mà có hợp đồng kinh doanh với các SME cũng đang chuyển hướng ra nước ngoài, trong khi tính cạnh tranh với các công ty nước ngoài mới nổi ngày càng tăng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng cường đầu tư ra nước ngoài để tồn tại.

    Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy các biện pháp để thích ứng với những doanh nghiệp nhỏ đến từ Nhật Bản. Các SME của Nhật Bản cũng đã thực sự hướng đến Việt Nam. Một ví dụ điển hình là Tổ hợp Công nghiệp Hỗ trợ Kansai của Nhật Bản đã được xây dựng ở khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Đồng Nai vào năm 2013.
    Tổ hợp này được thành lập để hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thành lập các chi nhánh nước ngoài của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ khu vực Kansai ở phía Tây Nhật Bản. Sự đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giúp cho các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển và ngược lại, các doanh nghiệp của Nhật Bản sẽ có điều kiện hợp tác và tiếp cận thị trường Việt Nam.

    Ngoài ra, cả Việt Nam và Nhật Bản đang tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi kết thúc, TPP sẽ giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư, nhưng nó cũng dẫn đến những thay đổi về cơ cấu công nghiệp và kinh tế trong nước. Đây sẽ là một thách thức, đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh này, Việt Nam và Nhật Bản sẽ là đối tác quan trọng của nhau. Cả hai nước sẽ cùng hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn cũng như sự hợp tác chặt chẽ hơn.

    Việt Nam sẽ là "cửa ngõ" để doanh nghiệp Nga vào châu Á


    Theo Công Thuận
    Báo Tin tức
    Binh Yen, hoabinh0082, chilee1 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này