1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nổ văng làng... Phá đáy rồi !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 18/02/2023.

5359 người đang online, trong đó có 420 thành viên. 11:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 163027 lượt đọc và 812 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.243



    Tiêu tốn khoảng 6.000 tỷ đồng nhưng lại bị mắc kẹt, không thể triển khai xây dựng, khiến chủ đầu tư nhiều lần cầu cứu. Đó là thực trạng đang diễn ra tại dự án The Water Bay của Tập đoàn Novaland. Vậy, nguyên nhân vì sao dự án này lại không thể triển khai xây dựng? Tiến độ hiên tại của dự án ra sao?
    Dự án Khu dân cư Bình Khánh hay còn được biết đến là The Water Bay, tọa lạc tại mặt tiền đường Mai Chí Thọ - Trần Quý Kiên thuộc Phường Bình Khánh, TP. Thủ Đức. Đây là dự án do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 – Một Công ty con của Novaland làm chủ đầu tư.

    Dự án này được Novaland giới thiệu ra thị trường năm 2018 với tên gọi The Water Bay.

    Dự án được triển khai trên khu đất rộng hơn 30,2ha, có quy mô 12 block, cung ứng khoảng 5.000 căn hộ, 3.000 officetel và 250 shophouse.
    gallant10 thích bài này.
  2. Trendstocks

    Trendstocks Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/05/2021
    Đã được thích:
    1.341
    Bác chủ xem hộ em HVH mua đc chưa
    gallant10bongcomay thích bài này.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.243
    Con gái ông Bùi Thành Nhơn mua vào thành công 19,35 triệu cổ phiếu NVL


    Bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh – con gái của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland – HoSE: NVL) ngày 16/3 có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu NVL gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
    Theo đó, trong khoảng thời gian từ 10/2 – 10/3, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh đã mua vào tổng cộng 19,35 triệu trong số 44,5 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký, qua đó nâng sở hữu của mình tại Novaland lên 21,64 triệu cổ phần, tương đương 1,11% vốn điều lệ công ty.

    Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận. Lý do không hoàn tất giao dịch được bà đưa ra là do “đối tác thay đổi thời gian giao dịch”.

    Tính đến thời điểm hiện tại, cổ đông lớn nhất của Novaland đang là CTCP Novagroup với hơn 572,9 triệu cổ phần, tương đương 29,38% vốn điều lệ.

    Bản thân ông Bùi Thành Nhơn và vợ là bà Cao Thị Ngọc Sương cũng đang sở hữu gần 96,8 triệu và 54,4 triệu cổ phần, tương đương gần 5% và 2,9% vốn NVL.

    Các con của Chủ tịch Novaland là ông Bùi Cao Nhật Quân và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh đang nắm giữ 78,24 triệu và 21,64 triệu cổ phiếu NVL, tương đương hơn 4% và 1,11% vốn điều lệ công ty.

    Như vậy, tính riêng các thành viên trong gia đình, số cổ phần mà ông Nhơn cùng vợ và các con đang sở hữu là hơn 251 triệu đơn vị, tương đương 12,9% vốn điều lệ của Novaland. Nếu gộp thêm cả Novagroup và Diamond Properties, sở hữu của nhóm đạt ngưỡng 52,62%, tương đương 1,027 tỷ cổ phiếu NVL.

    Ở một diễn biến khác, vào ngày 10/3, Novaland đã công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, thời gian xin ý kiến đến hết ngày 21/3/2023.

    Theo đó, HĐQT Novaland dự kiến trình cổ đông phương án phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp.


    Số tiền hơn 9.750 tỷ đồng thu được, Novaland dự kiến góp vào công ty con để tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn của tập đoàn; thực hiện các dự án mà công ty con là chủ đầu tư; thanh toán các khoản thuế và khoản phải nộp Nhà nước và bổ sung vốn lưu động.

    Bên cạnh đó, Novaland cũng dự kiến phát hành 1,95 tỷ cổ phiếu với tỷ lệ phát hành 100% cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán sẽ không thấp hơn 10.000 đồng/cp.

    Số tiền thu được tối thiểu là 19.501 tỷ đồng sẽ được dùng để tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn của công ty; thanh toán chi phí lương cho cán bộ nhân viên; chi phí vận hành chung và thực hiện các dự án do công ty là chủ đầu tư.

    Thời gian thực hiện 2 phương án trên đều trong năm 2023 hoặc theo quyết định của HĐQT sau khi UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.

    Ngoài ra, HĐQT Novaland cũng dự định trình lên phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với số lượng tối đa 1,5% số cổ phần đang lưu hành của công ty tại thời điểm phát hành. Giá chào bán cũng không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Thời gian chào bán đến hết năm 2024.

    Trong trường hợp các phương án tăng vốn được thông qua và thực hiện thành công, vốn điều lệ của Novaland sẽ tăng xấp xỉ lên hơn 48.700 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 16/03/2023, Bài cũ: 16/03/2023 ---
    Bán đầy đó bác muốn mua là mua được ạ
    gallant10 thích bài này.
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.243
    Ba chỉ báo nhận biết khả năng đảo chiều của thị trường bất động sản
    16:58 | 16/03/2023
    Chia sẻ
    Những tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản đã và đang xuất hiện. Nhiều dự báo cho rằng thị trường bất động sản có thể đảo chiều từ nguội lạnh sang ấm dần vào thời điểm cuối năm 2023.



    Lãi suất
    [​IMG]
    Lần đầu tiên trong hai năm qua, NHNN đã quyết định giảm lãi suất điều hành. Theo đó, kể từ ngày 15/3, các mức lãi suất điều hành chính thức được điều chỉnh giảm 0,5 - 1 điểm %.

    NHNN cho biết, việc giảm lãi suất điều hành là bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng các nhà băng giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Thực tế, thời gian gần đây, ngân hàng đã rục rịch giảm lãi suất cho vay, kích cầu tín dụng. Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 2, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã ổn định và có xu hướng giảm.

    Lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới đã giảm khoảng 0,4%/năm (so với cuối năm 2022) và đã có 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay bình quân.

    [​IMG]
    Trong khi đó, lãi suất tiền gửi đạt đỉnh vào cuối tháng 1/2023 và bắt đầu giảm từ giữa tháng 2/2023. Theo số liệu của VNDirect tính đến ngày 9/3/2023, lãi suất tiền gửi trung bình kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) tư nhân là 7,5% và 7,8%, giảm lần lượt 38 điểm cơ bản và 41 điểm cơ bản từ cuối tháng 1/2023. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi trung bình kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng của các NH TMCP Nhà nước là 5,8% và 7,2%, giảm 20 điểm cơ bản so với cuối tháng 1/2023.

    Cùng với động thái giảm lãi suất tiền gửi, một số NHTM cũng công bố hàng loạt chương trình ưu đãi lãi suất, chủ yếu hướng đến cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đó, NHNN đã đưa ra thông báo là các ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hơn có thể được xem xét cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn các ngân hàng khác trong năm 2023.

    Lãi suất liên ngân hàng kỳ vọng sẽ có nhịp điều chỉnh tương tự sau động thái giảm lãi suất của NHNN. Tuy nhiên, theo giới phân tích, lãi suất huy động và cho vay phần nhiều vẫn phụ thuộc vào cung - cầu vốn trong thời gian tới. Tín dụng tăng tốc trong các quý tới cùng với áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng trở lại có thể sẽ là lực cản đối với đà giảm tiếp của lãi suất huy động.

    Tín dụng
    [​IMG]
    Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 14 - 15%, cao hơn năm 2022, và có điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thị trường. Trong tháng 2/2023, NHNN cũng đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính tới 28/2, tín dụng toàn hệ thống vẫn tăng trưởng thấp (tín dụng toàn nền kinh tế tăng chưa tới 1% so với cuối năm 2022).

    NHNN cũng cho biết đã rà soát, đánh giá và thấy rằng các điều kiện cho vay được giữ nguyên, không thắt chặt, từ đầu năm các ngân hàng không bị hạn chế về room tín dụng, thanh khoản hệ thống dư thừa,…

    Do đó, việc tín dụng tăng trưởng chậm có một số nguyên nhân.Thứ nhất là do hai tháng đầu năm trùng vào dịp Tết Nguyên đán. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp vẫn chịu tác động bởi dịch bệnh, một số doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, đơn hàng của nhiều doanh nghiệp suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái.

    Đặc biệt, tín dụng cho bất động sản tăng thấp hơn so với các năm trước cũng là nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng chậm. Những năm trước, tín dụng vào lĩnh vực này tăng cao, chiếm hơn 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Năm nay, thị trường khó khăn khiến tín dụng bất động sản tăng chậm lại, dù vẫn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

    Động thái giảm một số loại lãi suất điều hành của NHNN được kỳ vọng sẽ giúp các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn khi lãi suất giảm trong thời gian tới.

    Chính sách
    [​IMG]
    Xuất hiện nhiều trợ lực chính sách cho bất động sản. (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

    Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, quyết định thành lập 5 tổ công tác tháo gỡ đầu tư công, Nghị định 08 quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đều là những “tâm điểm chính sách” được ban hành liên tiếp trong thời gian gần đây. Thị trường bất động sản đang trông đợi vào sự lan tỏa tích cực từ những chính sách này.

    Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, việc quy định cụ thể nguyên tắc hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản tại Nghị định sẽ là cơ sở pháp lý thúc đẩy việc xử lý nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp, giúp các trái chủ có thêm lựa chọn nếu được nhà đầu tư chấp thuận.

    Theo vị này, quy định sẽ giúp gỡ nghẽn cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay và mở ra cơ hội có thêm các phương án xử lý câu chuyện trái phiếu. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết vẫn là cần có sự thương thảo giữa doanh nghiệp và trái chủ.

    Bên cạnh đó, một số quy định mở về trái phiếu trong Nghị định sẽ giúp các doanh nghiệp bất động sản đang có nợ trái phiếu không lâm vào cảnh “chết tắc”. Doanh nghiệp sẽ có thêm hy vọng, thêm thời gian cơ cấu nợ và có phương án thích hợp để tái cấu trúc lại sản phẩm.

    Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, Nghị quyết 33 thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn của thị trường bất động sản, đặc biệt là về nguồn vốn và pháp lý. Doanh nghiệp bất động sản khó khăn sẽ được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ.

    Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro của các loại hình bất động sản để có được mức lãi suất cho vay phù hợp với thị trường, tránh việc kiểm soát dòng vốn quá mức.

    Ngoài ra, nghị quyết nêu rõ mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh việc xử lý, tháo gỡ về pháp lý liên quan đến các dự án bất động sản để hỗ trợ và tạo ra nguồn cung trên thị trường. Đây là yếu tố rất quan trọng vì thị trường hiện có hơn 100.000 căn hộ đang xây dựng. Nếu các thủ tục ảnh hưởng đến tiến độ dự án được được thông qua, sẽ cải thiện nguồn cung trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua.

    Nghị quyết số 33 cùng với Nghị định 08 cho phép chủ đầu tư gia hạn nghĩa vụ trả nợ được kỳ vọng sẽ làm giảm áp lực thanh khoản lên các chủ đầu tư trong ngắn hạn đáng kể và cho phép doanh nghiệp có thêm thời gian để xử lý các khoản nợ của mình. Tuy nhiên, về dài hạn vẫn còn là một ẩn số
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.243
    Trước khi thành Tân CEO Novaland, tên tuổi ông Dennis Ng Teck Yow đi liền với những dự án bất động sản đình đám nào?

    (17-03-2023 12:56)

    Tân CEO Novaland từng là Tổng Giám đốc của Gamuda Land Việt Nam và đã có tới 26 năm gắn bó với Tập đoàn Gamuda. Đây là chủ của hai dự án đình đám Gamuda City và Celadon City diện tích hàng trăm ha tại Hà Nội và TP. HCM - hai công trình mỗi năm đem về doanh số bán hàng ''khủng'' cho tập đoàn mẹ.

    CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã: NVL) vừa bổ nhiệm ông Dennis Ng Teck Yow giữ chức vụ Tổng Giám đốc. Theo công bố mới nhất, ông Dennis Ng Teck Yow sẽ đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc của Tập đoàn Novaland thay cho ông Nguyễn Ngọc Huyên từ 17/3/2023.

    Gia nhập ban điều hành Novaland trong giai đoạn doanh nghiệp đang trải qua những biến động mạnh, profile của vị lãnh đạo này thu hút nhiều sự chú ý.

    Ông Dennis Ng Teck Yow là nhân vật không xa lạ với giới kinh doanh bất động sản Việt Nam, khi vị doanh nhân người Malaysia này từng là Tổng Giám đốc của Gamuda Land Việt Nam và đã có tới 26 năm gắn bó với Tập đoàn Gamuda.

    Không chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, ông còn từng đảm nhiệm vị trí trong mảng tài chính. Với gần 30 năm kinh nghiệm, ông từng là điều hành cấp cao trong việc phát triển chiến lược kinh doanh, đầu tư và phát triển dự án, phát triển đội ngũ, phân tích và hoạch định tài chính… tại các công ty đầu tư và quản lý bất động sản trong nước và quốc tế.

    Tại Gamuda, từ tháng 4/1997 đến tháng 12/2011, ông làm kiểm soát tài chính khu vực Ấn Độ, Trung Đông và Việt Nam.

    Về học vấn, giai đoạn 1990-1993, ông Dennis Ng Teck Yow theo học tại Đại học Tunku Abdul Rahman, Malaysia. Năm 1996-1998, ông sang Anh và lấy bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại trường Đại học Hull. Ông cũng là thành viên của nhiều Hiệp hội về Tài chính – Ngân hàng và Xây dựng quốc tế.

    Về phía Gamuda Land Việt Nam, sau thông tin ông Dennis Ng Teck Yow được bổ nhiệm làm CEO Novaland, doanh nghiệp bất động sản từ Malaysia này chưa có công bố chính thức về lãnh đạo mới.

    Việt Nam - thị trường “béo bở” của Gamuda Land

    Được thành lập vào năm 1995, Gamuda Land là bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - tập đoàn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hàng đầu Malaysia.

    Gamuda Land đến thời điểm này đã có 12 khu đô thị và 9 dự án cao ốc tích hợp quy mô lớn ở Malaysia, Singapore, Việt Nam và Úc, có tổng giá trị phát triển (GDV) lên đến trên 5.5 tỷ USD.

    Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Gamuda, trong tổng doanh thu hơn 1,1 tỷ USD tập đoàn ghi nhận năm 2021 và khoảng 1,5 tỷ USD năm 2020, thị trường Việt Nam đóng góp gần 66 triệu USD năm 2021 và gần 200 triệu USD năm 2020.

    Ngoài Malaysia, tài sản dài hạn tại Việt Nam tính đến cuối năm 2021 đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các quốc gia Gamuda hiện diện.

    [​IMG]

    Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2007, Gamuda Land hiện đang đầu tư hai khu đô thị đình đám là Gamuda City quy mô 274 ha tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp được ghi nhận là một trong các nhà phát triển bất động sản nước ngoài hàng đầu Việt Nam hiện nay.

    Gamuda cho biết, doanh số bán hàng của Gamuda City tại Hà Nội và Celadon City tại Hồ Chí Minh cũng đóng góp lớn nhất cho doanh số bán hàng ở nước ngoài của tập đoàn này.

    Với quy mô 274ha, dự án Gamuda City được quy hoạch tại phường Trần Phú và Yên Sở Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Gồm 4 Phân khu: Gamuda Gardens (82ha), Gamuda Lake, Gamuda Central (100ha), Công Viên Yên Sở (150ha).

    Gamuda Land đã hoàn thành toàn bộ khu đô thị Gamuda Gardens 75ha, Đã bàn giao xong 1.200 căn biệt thự, liền kề, nhà phố và 2.500 căn hộ chung cư. Các tiện ích trường học, trung tâm thương mại, Nhà câu lạc bộ, Bể bơi, công viên đã hoàn thiện đồng bộ và đi vào sử dụng.

    Khu Gamuda Central chủ đầu tư đã hoàn thiện xong việc cải tạo, phủ xanh công viên Hồ điều hòa Yên Sở. Dãy nhà phố LeParc đã vận hành từ năm 2017. Hiện tại đang xây dựng Khu căn hộ Central Residence quy mô 3 tòa chung cư với 2. 600 căn hộ.

    Toàn khu dự kiến hoàn thiện vào năm 2025.

    [​IMG]
    Vị trí khu đô thị Gamuda City Hà Nội

    [​IMG]
    Công Viên Yên Sở sau khi được Gamuda Land xây dựng

    Còn Celadon City (Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng) nằm tại quận Tân Phú, Tp. HCM cũng có vị trí trung tâm với bốn khu vực gồm Ruby, Emerald, Sapphire, Diamond. Khởi công năm 2010, dự án dự kiến cung ứng hơn 7.000 căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng gần 30.000 người.

    Ngoài công viên, dự án tích hợp nhiều tiện ích khác như trường học, trung tâm thể dục thể thao đa năng. Đặc biệt là siêu thị AEON được đưa vào sử dụng từ năm 2015 trở thành trung tâm mua sắm, giải trí tầm cỡ của khu vực phía tây TP.HCM. Được biết, đây cũng là siêu thị AEON đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam.

    Tập đoàn Hòa Bình (HBC) là tổng thầu dự án Celadon City.

    [​IMG]
    Vị trí Celadon City

    Tuy nhiên tháng 2/2023, Celadon City được liệt vào 1 trong 7 dự án bất động sản vướng mắc được TP.HCM họp tháo gỡ do vấn đề chuyển nhượng dự án và nghĩa vụ đóng thuế.

    Dự án ban đầu có diện tích hơn 90,08 ha thuộc chủ đầu tư Sacomreal, sau này chuyển pháp nhân cho Công ty CP Đầu tư BĐS Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng (do Gamuda Land sở hữu) và được UBND TP chấp thuận điều chỉnh diện tích 82,5 ha, hơn 8 ha còn lại là công viên cây xanh.

    Theo Gamuda Land, khi mua lại cổ phần, chủ đầu tư cũ cho biết miễn thuế và họ chỉ thanh toán phần được công nhận. Tuy nhiên sau đó, TP yêu cầu chủ đầu tư mới đóng phần thuế hơn 400 tỉ đồng do doanh nghiệp không trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư mà chỉ mua lại cổ phần nên không được khấu trừ chi phí bồi thường, tái định cư vào tiền sử dụng đất, thuê đất dự án... Gamuda Land bị liệt vào danh sách nợ thuế hơn 541 tỷ đồng gồm cả tiền gốc và lãi.

    Novaland bổ nhiệm CEO là cựu TGĐ Gamuda Land Việt Nam
    MonGaugallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. danhhien

    danhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2018
    Đã được thích:
    790
    sao lệnh ATC NN đặt những 10 tr vậy anh em
    gallant10bongcomay thích bài này.
  7. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.243
    Cơ cấu quỹ á bác
    --- Gộp bài viết, 17/03/2023, Bài cũ: 17/03/2023 ---
    [​IMG]
    Tới đoạn xáp lá cà oánh nhau á
    Cong8688, danhhiengallant10 thích bài này.
  8. danhhien

    danhhien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2018
    Đã được thích:
    790
    Cơ cấu quỹ là vào 1 ngày nhất định à? là ngày nào vậy nhà thơ.
    Cong8688bongcomay thích bài này.
  9. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.243
    Lịch cơ cấu định kỳ của ETF
    FTSE Vietnam Index ETF

    • Ngày công bố: Thứ 6 đầu tiên của tháng cuối Quý (Tháng 3-6-9-12)
    • Ngày thực hiện: Thứ 6 tuần thứ 3 của tháng cuối Quý (Tháng 3-6-9-12)
    VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF)
    • Ngày công bố: Thứ 6 tuần thứ 2 của tháng cuối mỗi quý (Tháng 3-6-9-12)
    • Ngày thực hiện: thứ 6 tuần thứ 3 của tháng cuối mỗi quý (Tháng 3-6-9-12)
    danhhien thích bài này.
  10. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.419
    BĐS tạo đáy và đi lên mà ai cũng ko để ý
    Cong8688 thích bài này.

Chia sẻ trang này