1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nổ văng làng... Phá đáy rồi !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 18/02/2023.

4335 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 11:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 163091 lượt đọc và 812 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.248
    Cổ phiếu tăng trần sau 19 phiên giảm sàn liên tiếp


    Thứ 4, 10/05/2023 | 14:02
    Chỉ sau ít phút mở cửa, hơn 6,4 triệu cổ phiếu DDG, tương đương 10,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành đã được khớp lệnh nhanh chóng sau 19 phiên giảm kịch biên độ.
    Thời gian vừa qua, cổ phiếu DDG của CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (Indochine Imex) trở thành hiện tượng trên sàn chứng khoán khi liên tiếp giảm sàn. Tuy nhiên, tại phiên giao dịch sáng ngày 10/5, sau 19 phiên giảm kịch biên độ, cổ phiếu DDG đã bất ngờ được “giải cứu” một cách chóng vánh. Dòng tiền bắt đáy ồ ạt đổ vào kéo cổ phiếu này đổi màu từ xanh sàn sang tím ngay trong phiên ATO.

    Cụ thể, chỉ sau ít phút mở cửa, hơn 6,4 triệu cổ phiếu, tương đương 10,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DDG đã được sang tay nhanh chóng. Trong đó, phần lớn lệnh khớp tại mức giá sàn 5.400 đồng/cổ phiếu, tương đương 5,4 triệu cổ phiếu, còn lại rải rác trên các bước giá từ tham chiếu đến trần.

    Kết thúc phiên giao dịch sáng này 10/5, cổ phiếu DDG vẫn đang tăng kịch trần lên mức 6.600 đồng/cổ phiếu, số lượng dư mua lên tới hơn 5,8 triệu đơn vị. Tuy nhiên, so với thời điểm đầu tháng 4, trước khi lao dốc, cổ phiếu này vẫn đang giảm tới 83% thị giá.

    Đáng chú ý, tình trạng cổ phiếu rơi sâu như này trái ngược với diễn biến hồi mới niêm yết 18/12/2018, khi giá đóng cửa phiên đầu tiên 15.300 đồng/cổ phiếu và tiến dần tới vùng 42.000 đồng/cổ phiếu trước khi sụt giảm liên tiếp.
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.248
    Cơ cấu tài sản trong báo cáo tài chính quý I/2023 phần nào tiết lộ rõ hơn về thực trạng kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp bất động sản.
    Trong văn bản kiến nghị do Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh (HoREA) gửi Ngân hàng Nhà nước, HoREA cho biết nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50%.

    Tuy nhiên vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng "chết trên đống tài sản".

    Theo đó, Hiệp hội đánh giá năm 2022 là năm khó khăn khắc nghiệt nhất và 2023 là năm quyết định sống, còn đối với các doanh nghiệp bất động sản.

    Điều này có lẽ thể hiện rõ nhất trong báo cáo tài chính quý I/2023 của các doanh nghiệp khi tài sản nhiều “ông lớn” bất động sản ghi nhận biến động mạnh.

    Hàng tồn kho chiếm phần lớn tổng tài sản

    Xét về doanh nghiệp có tài sản suy giảm mạnh, đứng đầu có lẽ phải nhắc đến CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) khi tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản doanh nghiệp đạt hơn 256.000 tỷ đồng, giảm 1.171 tỷ đồng so với cuối năm 2022.

    Trong đó, các khoản phải thu ngắn và dài hạn ghi nhận lên đến 96.635 tỷ đồng, tương ứng chiếm 38% tổng tài sản.

    Bên cạnh các khoản phải thu, hàng tồn kho cũng chiếm một phần lớn trong cơ cấu tài sản doanh nghiệp với 136.904 tỷ đồng. Như vậy, chỉ riêng các khoản phải thu và tồn kho đã chiếm xấp xỉ 90% tổng tài sản của Novaland.

    Trong số 136.904 tỷ đồng hàng tồn kho của Novaland có 125.107 tỷ đồng là bất động sản để bán đang xây dựng, 11.677 tỷ đồng là bất động sản để bán đã xây dựng hoàn thành và 104 tỷ đồng là hàng hóa bất động sản. Về bất động sản để bán đang xây dựng nằm ở những dự án nào Novaland không thuyết minh chi tiết tại báo cáo.

    Tuy nhiên, doanh nghiệp này cho biết, tại ngày 31//2023, giá trị hàng tồn kho của Novaland đang được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay 58.686 tỷ đồng, tổng chi phí lãi vay được vốn hoá trong kỳ lên đến 1.598 tỷ đồng.


    Cũng là doanh nghiệp có “máu mặt” trên thị trường bất động sản, tài sản của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) cũng có cú trượt dốc khá trường kỳ khi trượt dài kể từ quý III/2022 cho đến nay, từ hơn 25.797 tỷ đồng xuống chi còn xấp xỉ 21.758 tỷ đồng.

    Trong quý I/2023, cơ cấu tài sản của Phát Đạt có sự dịch chuyển đáng chú ý là các khoản phải thu giảm hơn 1.000 tỷ đồng, đạt 5.328 tỷ đồng, chiếm 24,5% tổng tài sản. Hàng tồn kho cũng giảm nhẹ (giảm 50 tỷ đồng), đạt 12.131 tỷ đồng, chiếm 55,7% tổng tài sản.

    Dù vậy, tiền mặt của doanh nghiệp chỉ có khoảng 218 tỷ đồng, cơ cấu tài sản của công ty vẫn nằm chủ yếu ở khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu. Giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu của Phát Đạt hiện vẫn chiếm sóng 80% tổng tài sản, cũng không kém với “đàn anh” Novaland là mấy.

    Không kém cạnh với các anh lớn trong ngành, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (HoSE: DIG) dù trải qua một quý kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 10% nhưng tài sản lại tiếp tục đi lùi.

    Cụ thể, tại thời điểm ngày 31/3/2023, tổng tài sản của DIC Corp đã giảm hơn 900 tỷ đồng so với đầu năm (từ 14.748 tỷ xuống còn 13.826 tỷ đồng). Trong đó, hàng tồn kho là 6.037 tỷ đồng, chiếm 43,7% tổng tài sản; các khoản phải thu là 5.743 tỷ đồng, giảm so với đầu năm nhưng vẫn chiếm 41% tổng tài sản.

    Ngoài ra, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 40 tỷ so với hồi đầu năm xuống còn hơn 205 tỷ đồng; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm nhẹ còn 177 tỷ đồng.

    Đây đã là quý thứ 5 liên tiếp doanh nghiệp ghi nhận tài sản giảm mạnh, lần gần nhất tổng tài sản của DIC Corp ghi nhận có sự tăng trưởng là quý IV/2021.


    Nối dài danh sách tài sản suy giảm, tổng tài sản của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KHD) tính đến ngày 31/3/2023 ghi nhận ở mức hơn 20.747 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với hồi đầu năm.

    Trong đó, các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng ghi nhận giảm xuống còn gần 564,7 tỷ đồng, trong khi đầu năm ghi nhận hơn 2.000 tỷ đồng.

    Hàng tồn kho vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với hơn 12.656 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở bất động sản xây dựng dở dang.

    Cụ thể, hơn 5.405 tỷ đồng tại Dự án Khang Phúc – Khu Trung tâm dân cư phường Tân Tạo; gần 3.300 tỷ đồng tại Dự án Đoàn Nguyên – Bình Trưng Đông; hơn 1.134 tỷ đồng tại dự án Bình Trưng – Bình Trưng Đông và hơn 2.816 tỷ đồng ở các dự án khác.

    Giữ vững đà tăng

    Giữa bức tranh nhuốm màu u ám với tài sản đáng chú ý, các doanh nghiệo “họ” VinGroup lại bật lên cùng mức tăng trưởng ấn tượng.

    Xét về tổng tài sản, Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) tiếp tục giữ “ngôi vương” trong làng bất động sản.

    Quy mô tổng tài sản của Vinhomes ghi nhận tiếp tục mở rộng thêm 4% trong quý I/2023, đạt hơn 377.000 tỷ đồng, trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm đến 205.327 tỷ đồng.

    Khi cả thị trường đau đầu vì tồn kho thì Vinhomes lại chễm trệ giảm 3.416 tỷ đồng trong một quý về mức 60.946 tỷ đồng. Tổng giá trị tồn kho và các khoản phải thu ngắn, dài hạn của Vinhomes hiện chiếm khoảng 53% trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

    Dù vậy, điều đáng chú ý là lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Vinhomes sụt giảm đáng kể trong quý I/2023, từ 10.816 tỷ đồng xuống còn còn 1.889 tỷ đồng. Trong đó ghi nhận giảm nhiều nhất ở các khoản đầu tư và gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng, giảm 9.625 tỷ đồng.

    Bên cạnh Vinhomes, chủ chuỗi trung tâm thương mại Vincom - CTCP Vincom Retail (HoSE: VRE) cũng đang làm rất tốt trong việc giữ vững đà tăng của tài sản.

    Cuối quý I/2023, tổng tài sản của Vincom Retail đang đạt gần 44.260 tỷ đồng, tăng so với mức hơn 42.700 tỷ đồng ghi nhận hồi đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt gần 7.t300 tỷ đồng, tăng 4%.

    Hàng tồn kho tính đến cuối quý I/2023 là hơn 1.400 tỷ đồng, chủ yếu là bất động sản để bán đang xây dựng dở dang chiếm 1.399 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí xây dựng và phát triển các hạng mục nhà phố thương mại để bán).

    Tại ngày 31/3/2023, Vincom Retail có tổng cộng 701 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, trong đó, tại Khách sạn Bắc Ninh là 208 tỷ đồng, dự án Vincom Plaza Điện Biên là 135 tỷ đồng, dự án Vincom Plaza Biên Hòa 2 gần 136 tỷ đồng và dự án Vincom Plaza Đông Hà Quảng Trị là 127 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Dù nhiều doanh nghiệp công bố tài sản tăng trưởng nhưng lại là tăng tồn kho còn giảm tiền mặt.
    Tăng nhưng... không đúng chỗ

    Tuy nhiên, không phải lúc nào gia tăng tài sản cũng là một dấu hiệu tích cực.

    Báo lãi giảm nửa, CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) cũng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với tài sản tăng nhẹ so với đầu năm lên 27.264 tỷ đồng nhưng lại đa phần là tăng ở tồn kho, đạt 15.681 tỷ đồng và chiếm tới 57,5% tổng tài sản.

    Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp lại giảm 9% xuống 3.425 tỷ đồng.


    Hay như Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, HoSE: BCM), dù có tổng tài sản tăng nhẹ so với đầu năm lên hơn 48.589 tỷ đồng thì doanh nghiệp này vẫn báo lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 74 tỷ đồng, giảm 81%.

    Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền của “ông trùm” bất động sản công nghiệp này còn đang giảm 60% xuống 436,2 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 10% lên 3.284 tỷ đồng; hàng tồn kho chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản với 21.356 tỷ đồng (chiếm 44% tài sản), tăng 2,3% so với đầu năm; khoản đầu tư vào công ty liên kết chiếm 15.337 tỷ đồng (chiếm 31,5% tài sản), tăng nhẹ so với đầu năm.

    Ở thời điểm tiền mặt là vua như hiện nay, việc nhiều doanh nghiệp công bố tài sản có sự tăng trưởng nhưng chủ yếu nằm ở tồn kho còn các khoản tiền lại sụt giảm nghiêm trọng cũng chưa hẳn đã là một tín hiệu tích cực.





    Cụ thể, hơn 5.405 tỷ đồng tại Dự án Khang Phúc – Khu Trung tâm dân cư phường Tân Tạo; gần 3.300 tỷ đồng tại Dự án Đoàn Nguyên – Bình Trưng Đông; hơn 1.134 tỷ đồng tại dự án Bình Trưng – Bình Trưng Đông và hơn 2.816 tỷ đồng ở các dự án khác.

    Giữ vững đà tăng

    Giữa bức tranh nhuốm màu u ám với tài sản đáng chú ý, các doanh nghiệo “họ” VinGroup lại bật lên cùng mức tăng trưởng ấn tượng.

    Xét về tổng tài sản, Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) tiếp tục giữ “ngôi vương” trong làng bất động sản.

    Quy mô tổng tài sản của Vinhomes ghi nhận tiếp tục mở rộng thêm 4% trong quý I/2023, đạt hơn 377.000 tỷ đồng, trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm đến 205.327 tỷ đồng.

    Khi cả thị trường đau đầu vì tồn kho thì Vinhomes lại chễm trệ giảm 3.416 tỷ đồng trong một quý về mức 60.946 tỷ đồng. Tổng giá trị tồn kho và các khoản phải thu ngắn, dài hạn của Vinhomes hiện chiếm khoảng 53% trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

    Dù vậy, điều đáng chú ý là lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Vinhomes sụt giảm đáng kể trong quý I/2023, từ 10.816 tỷ đồng xuống còn còn 1.889 tỷ đồng. Trong đó ghi nhận giảm nhiều nhất ở các khoản đầu tư và gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng, giảm 9.625 tỷ đồng.

    Bên cạnh Vinhomes, chủ chuỗi trung tâm thương mại Vincom - CTCP Vincom Retail (HoSE: VRE) cũng đang làm rất tốt trong việc giữ vững đà tăng của tài sản.

    Cuối quý I/2023, tổng tài sản của Vincom Retail đang đạt gần 44.260 tỷ đồng, tăng so với mức hơn 42.700 tỷ đồng ghi nhận hồi đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt gần 7.t300 tỷ đồng, tăng 4%.

    Hàng tồn kho tính đến cuối quý I/2023 là hơn 1.400 tỷ đồng, chủ yếu là bất động sản để bán đang xây dựng dở dang chiếm 1.399 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí xây dựng và phát triển các hạng mục nhà phố thương mại để bán).

    Tại ngày 31/3/2023, Vincom Retail có tổng cộng 701 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, trong đó, tại Khách sạn Bắc Ninh là 208 tỷ đồng, dự án Vincom Plaza Điện Biên là 135 tỷ đồng, dự án Vincom Plaza Biên Hòa 2 gần 136 tỷ đồng và dự án Vincom Plaza Đông Hà Quảng Trị là 127 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Dù nhiều doanh nghiệp công bố tài sản tăng trưởng nhưng lại là tăng tồn kho còn giảm tiền mặt.
    Tăng nhưng... không đúng chỗ

    Tuy nhiên, không phải lúc nào gia tăng tài sản cũng là một dấu hiệu tích cực.

    Báo lãi giảm nửa, CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) cũng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với tài sản tăng nhẹ so với đầu năm lên 27.264 tỷ đồng nhưng lại đa phần là tăng ở tồn kho, đạt 15.681 tỷ đồng và chiếm tới 57,5% tổng tài sản.

    Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp lại giảm 9% xuống 3.425 tỷ đồng.


    Hay như Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, HoSE: BCM), dù có tổng tài sản tăng nhẹ so với đầu năm lên hơn 48.589 tỷ đồng thì doanh nghiệp này vẫn báo lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 74 tỷ đồng, giảm 81%.

    Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền của “ông trùm” bất động sản công nghiệp này còn đang giảm 60% xuống 436,2 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 10% lên 3.284 tỷ đồng; hàng tồn kho chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản với 21.356 tỷ đồng (chiếm 44% tài sản), tăng 2,3% so với đầu năm; khoản đầu tư vào công ty liên kết chiếm 15.337 tỷ đồng (chiếm 31,5% tài sản), tăng nhẹ so với đầu năm.

    Ở thời điểm tiền mặt là vua như hiện nay, việc nhiều doanh nghiệp công bố tài sản có sự tăng trưởng nhưng chủ yếu nằm ở tồn kho còn các khoản tiền lại sụt giảm nghiêm trọng cũng chưa hẳn đã là một tín hiệu tích cực.
    Xuandoa thích bài này.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.248
    Novaland (NVL) tái khởi động dự án NovaWorld Phan Thiết và Hồ Tràm, cổ phiếu tổng thầu Hoà Bình (HBC) “tím lịm”
    12-05-2023 12:57Băng Băng
    Cổ đông Xây dựng Hoà Bình (HBC) hào hứng trước tin Novaland (NVL) khởi động lại 2 dự án do Công ty đảm nhiệm thi công nhiều gói thầu khác nhau.

    Hôm nay (12/5), CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (HOSE: NVL) tổ chức lễ ký kết triển khai dự án NovaWorld Hồ Tràm, phân kỳ Habana Island và Wonderland.

    CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC), tổng thầu tại hai dự án NovaWorld Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và NovaWorld Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết NVL đã ra thông báo tái khởi động các dự án tại Phan Thiết và Hồ Tràm.

    Cụ thể, ngày 19/5, Novaland sẽ tái khởi động dự án NovaWorld Phan Thiết và tổ chức lễ ký kết tài trợ dự án với đối tác là ngân hàng MBBank.

    HBC khẳng định đã sẵn sàng trở lại triển khai công tác thi công hai công trình Khách sạn Grand Mercure thuộc Nova World Hồ Tràm; công trình Khách sạn Novotel Phan Thiết thuộc Nova World Phan Thiết.

    Cổ đông Xây dựng Hoà Bình hào hứng trước tin Novaland khởi động lại 2 dự án do Công ty đảm nhiệm thi công nhiều gói thầu khác nhau. Dừng phiên sáng 12/5, HBC tăng trần lên 8.930 đồng/cp.


    Trong suốt quá trình triển khai, hai dự án gặp nhiều khó khăn và gián đoạn do ảnh hưởng của giai đoạn cách ly nhằm phòng chống dịch Covid-19 trong năm 2021. Dự án đã được tái khởi động lại, song đến cuối năm 2022 phải tạm dừng do những khó khăn chung của thị trường bất động sản. Hồi tháng 2/2023, NovaWorld Phan Thiết bất ngờ thông báo dừng chính sách hỗ trợ lãi suất đối với nhà đầu tư. Các nhà đầu tư shophouse tại dự án này sẽ phải chi trả hoàn toàn lãi vay.

    "Từ giữa năm 2022, tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước có những biến động lớn, gây ảnh hưởng và tác động nhiều mặt thị trường; song song đó lạm phát, tín dụng thắt chặt, mặt bằng lãi suất tăng,... đã ảnh hưởng đến thanh khoản của hàng loạt doanh nghiệp và công ty chúng tôi cũng không ngoại lệ. Hiện nay, thanh khoản và dòng tiền của công ty đều gặp phải khó khăn và ngoài tầm kiểm soát. Do đó, Công ty tạm hoãn thanh toán các khoản theo thỏa thuận ban đầu với Quý khách" , NovaReal - thành viên Novaland thông tin.

    Trong bối cảnh bất động sản gặp khó, NVL lần đầu thua lỗ. Cụ thể, quý 1/2023, NVL lỗ sau thuế 410 tỷ đồng. Việc 2 dự án trên được tái khởi động cho thấy những tác động tích cực từ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các doanh nghiệp trong ngành của Chính phủ.

    Thời gian gần đây, dự án The Grand Manhattan tại Quận 1, TP.HCM của Novaland cũng đã được gỡ vướng và tái khởi động. Trong khi đó, dự án Aqua City và các dự án khác tại trung tâm thành TP.HCM cũng đang được Novaland đàm phán với các đối tác tài chính, nhà thầu thi công để sớm được đưa vào triển khai hoàn thiện trong thời gian tới.

    Chủ tịch HĐQT Novaland, ông Bùi Thành Nhơn cũng bày tỏ tin rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Novaland sẽ sớm phục hồi trong quý 3.
    XuandoaMonGau thích bài này.
  4. hoatrungduong

    hoatrungduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    7.706
    Anh Nô đang set cho game lớn. AE lượm hàng thắt chặt dây chuẩn bị phi lên tầng cao mới nhé;;)
    Sắp rồi đấy !;))
    Xuandoa, bongcomay, Hakoota2 người khác thích bài này.
    hoatrungduong đã loan bài này
  5. Hakoota

    Hakoota Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2022
    Đã được thích:
    752
    Đội khỉ thông minh mấy nay có chuyền cành đi kiếm ăn k hay vẫn bám rễ ở Nova đấy ạ:))
    bongcomayCong8688 thích bài này.
  6. hoatrungduong

    hoatrungduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    7.706
    Chuyền chứ. Nô vẫn nằm im, nhưng tranh thủ đi kiếm ăn ở vài chỗ khác. Cũng nhai tạm tạm:))
    Ae yên tâm, Nô giá này giữ, năm nay sẽ có giá 25 cho ae bán.;))
    bongcomaydrphucqt thích bài này.
  7. thiencaothanh

    thiencaothanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2021
    Đã được thích:
    7.166
    Nay bác hạ target mất thế :D phải 29,69 cho anh em khí thế lên chứ bác.
  8. hoatrungduong

    hoatrungduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    7.706
    Giá này là tôi tính cả rủi ro Mỹ vỡ nợ đó, chiết khấu trong điều kiện rủi ro. Còn bềnh thường thì phải thế, hoặc hơn;;)
    Last edited: 16/05/2023
  9. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.248
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.248
    Về kết quả kinh doanh quý đầu năm 2023, Novaland lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 1.045 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu sụt giảm mạnh gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn hơn 600 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên tập đoàn này báo lỗ trong một quý kể từ khi niêm yết vào năm 2016 đến nay.

    Tại thời điểm ngày 31/12/2022, tập đoàn đang có 5.537 tỷ đồng đang bị giới hạn sử dụng bởi ngân hàng cho vay. Novaland đang đàm phán với các ngân hàng để giải phóng số tiền đang bị giới hạn sử dụng không đúng theo hợp đồng tín dụng. Đến ngày lập BCTC hợp nhất (17/4/2023), Novaland đã đạt được thỏa thuận với các ngân hàng về việc giải chấp số tiền 2.498 tỷ đồng.

Chia sẻ trang này