Nói ngằn trong giờ giao dịch:Đánh tiết cung và đánh thốc vào cả cổ phiếu trong danh mục bán khống t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 15/06/2012.

6905 người đang online, trong đó có 1022 thành viên. 09:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18632 lượt đọc và 227 bài trả lời
  1. phuongps

    phuongps Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    24
    Nhiều cổ phiếu đã tạo đáy ngắn hạn lần 2 như ASM sau khi thủng mốc 15 đã bật lên, FLC cũng bật lên tại ngưỡng hổ trợ 16, KSS bật lên khi quanh mệnh giá

    [r2)]
  2. vietanh1879

    vietanh1879 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Nhưng lực bất tòng tâm-Dòng tiền yếu ớt+Tâm lý hoảng loạn+KQKD Q.2 chưa có khả quan hơn+Chính sách mang tính đào thải (Đập gẫy ông xương bó bột lại)???~X~X~X. Chỉ cần bấm vài điểm huyệt là quỵ ngay.:((:((:((.
    Không bi quan nhưng nên thực tế:-":-":-"
  3. phuongps

    phuongps Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    24
    Không PR cho ASM nhưng với giá 15, cổ tức bằng tiền mặt 18-20% năm thì cơ hội mua nắm giữ cao hơn là bán gởi tiết kiệm NH
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    “Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc xử lý nợ xấu”

    Đây là nhận định của một số chuyên gia quốc tế vừa được đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Dù vậy cũng có ý kiến cho rằng quá trình tái cơ cấu các ngân hàng đang diễn ra chậm chạp.

    Với tiêu đề “Việt Nam trước áp lực từ nợ xấu ngân hàng”, tờ Wall Street Journal nhận định chính phủ Việt Nam đang đứng trước áp lực phải tìm ra giải pháp giảm mức nợ xấu đang tăng cao, một vấn đề hiện khiến không ít người lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ vay tại một số quốc gia châu Á khác.
    Image
    Kế hoạch xử lý nợ xấu của NHNN đang được theo dõi chặt chẽ (Ảnh: internet)



    Theo tờ báo này, căn nguyên của tình trạng nợ xấu hiện nay xuất phát từ sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong giai đoạn 2008 – 2009, khi chính phủ “bơm” tiền để kích thích kinh tế. “Giờ đây, ngày càng nhiều người vay tiền gặp khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt là với lĩnh vực bất động sản (BĐS). Điều này làm gia tăng lo ngại về sự ổn định của toàn nền kinh tế Việt Nam”, bài báo viết.

    Để minh chứng cho mức độ tăng nhanh của nợ xấu, tờ báo uy tín của giới tài chính toàn cầu đã dẫn lại phát biểu của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trước Quốc hội rằng tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng hiện nay là 10%, tăng so với mức 6% cuối năm ngoái cũng như mức dưới 3% ở thời điểm 2008. “Ông Bình cho biết chính phủ đang có kế hoạch thành lập một công ty quản lý tài sản quốc gia với số vốn 100.000 tỷ đồng (khoảng 4,8 tỷ USD) để giải quyết vấn đề này”.

    Cũng theo bài báo trên, các dữ liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, các doanh nghiệp quốc doanh không thể hòan trả khoảng 20% đến 30% trong tổng số 415.000 tỷ đồng họ đã vay từ các ngân hàng. Hiện tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã lên tới 280.000 tỷ đồng, tương đương 11% GDP.

    “Một số nhà phân tích cho rằng các vấn đề của Việt Nam là hiếm gặp đối với đất nước từng là điểm sáng của kinh tế Đông Nam Á, khi tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 1 năm nay giảm xuống chỉ còn 4%, thua xa mức bình quân 7,7% trong giai đoạn 2003 – 2008. Không giống các nước châu Á khác, Việt Nam có mức thâm hụt mậu dịch lớn, gây áp lực tới đồng nội tệ và càng làm gia tăng bất ổn”, tác giả bài báo phân tích.

    “Tăng trưởng của Việt Nam lệ thuộc vào số lượng ngày càng nhiều các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, khu vực kiểm soát tới 40% sản lượng nền kinh tế. Những chính sách tín dụng lỏng lẻo đã góp phần “đẩy” lạm phát trong năm ngoái vượt 20%, cao hơn nhiều các khu vực khác ở châu Á”.

    Dù vậy, theo Wall Street Journal, “nhiều nhà kinh tế tin rằng Việt Nam đang có những bước đi cần thiết để xử lý các vấn đề này”. Các bước đi đó thể hiện ở việc chính phủ cam kết giám sát chặt các doanh nghiệp quốc doanh và thắt chặt chính sách tín dụng, nhằm đưa lạm phát về mức khoảng 8%, và tăng trưởng tín dung trong năm 2011 chỉ là 10,9%, thấp hơn nhiều mức trung bình 35% giai đoạn 2006 – 2010. Mới đây, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần hạ lãi suất, giúp người đi vay có tiền để trả nợ.

    “Việt Nam rõ ràng đang đi đúng hướng”, tờ báo trích dẫn ý kiến của ông Guy Stear, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á của ngân hàng Pháp Société Générale. Dù vậy vấn đề nợ xấu của Việt Nam có thể “là chỉ báo cho khó khăn ở các nước khác trong khu vực”.

    “Toàn châu Á đang kết thúc chu kỳ vay vốn ngân hàng và nợ xấu hiện vẫn ở mức thấp. Rất có thể chúng ta sẽ được thấy nợ xấu gia tăng ở hầu hết các nền kinh tế châu Á trong 2 năm tới”, ông Guy Stear nói.

    Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng có thể kế hoạch xử lý nợ xấu khó thành công như mong đợi do số vốn được cấp của công ty quản lý nợ mà chính phủ đang thành lập quá nhỏ. “Hiện chưa rõ các nhà chức trách có thể kiểm soát được tình hình hay không”, Christian de Guzman, nhà phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's nói.

    “Kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng được Ngân hàng nhà nước Việt Nam soạn thảo dường như đang được triển khai chậm chạp, trong khi chính phủ có vẻ không thể nâng đỡ cho toàn hệ thống ngân hàng vì quy mô quá lớn”, tờ Wall Street Journal trích dẫn.


    Theo Thanh Tùng - Dân Trí
  5. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Anh Hòa nên đi học lớp đầu tư ck gấp đi anh.....Lần này anh phán tăng hay giảm e ko nói gì.....Nhưng với việc anh lạnh lùng mua vào ngay 490 mà nay còn dám lập PIC hô hào thì anh bậy quá.
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Tin này mới hay:

    Phó thủ tướng: Từ nay đến cuối năm, NSNN sẽ ''rót'' vào nền kinh tế khoảng 21.000 tỷ đồng/tháng
    Trong 6 tháng cuối năm phấn đấu tăng bình quân tín dụng 2%/tháng để dư nợ tín dụng cả năm 2012 là 12-13%
    Trong phiên chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay, Phó thủ tướng cho biết: Việt Nam sẽ thực hiện đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại hệ thống NHTM, thực hiện các giải pháp xử lý nhanh nợ xấu ngân hàng, nợ xấu doanh nghiệp.

    Ngăn chặn tích cực các hoạt động tín dụng, giải quyết nhanh các thủ tục để doanh nghiệp thực sự dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn, đồng đảm bảo chuẩn tín dụng.

    Nâng cao mức tăng dư nợ tín dụng, phấn đấu tăng bình quân tín dụng 2%/tháng trong 6 tháng cuối năm để dư nợ tín dụng cả năm 2012 là 12-13%. Như vậy, theo kế hoạch vốn, nhà nước đưa vào nền kinh tế từ đây đến cuối năm là 21.000 tỷ đồng.

    Cùng với tăng dư nợ tín dụng của NHTM sẽ góp phần tăng sức mua cho nền kinh tế, giải quyết hàng tồn kho của các doanh nghiệp, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Quốc hội đang chất vấn Phó thủ tướng.

    Trong phần trả lời chất vấn, Phó thủ tướng tái khẳng định về công cụ tài khóa, ngân sách nhà nước sẽ đưa ra nên kinh tế khoảng 21.000 tỷ đồng/tháng trong những tháng còn lại của năm 2012.

    Tiếp tục cập nhật....

    Q. Nguyễn

    Theo TTVN
  7. tuanminh2007

    tuanminh2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Một số lệnh to đang ăn vã hàng như điên, chắc chiều nay cửng hết
  8. phuongps

    phuongps Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    24
    Xuất hiện một bác cầm tiền đang xoắn, thị trường lên bền vững hơn chăng?
  9. thienco58

    thienco58 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    43

    Điều này đúng, nhưng bây giờ vẫn chưa phải lúc nhà đầu tư bi quan nhất.

    CK Việt nam lại nằm trong tay BBs & MMs.
  10. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

    Đọc báo...Nghe báo kiểu này riết chết cũng phải.....Có tư duy được thêm gì đâu chứ.....Nghe 1 chiều hỏi sao ko chết.....Nói rỏ ràng là BDS thì như Nhật những năm 80....Còn nền kinh tế thì như Nga 91.....
    Biến tài sản quốc gia thành tài sản cá nhân....Đó là thực trạng hiện nay.
    Lần này đánh lên...anh e bình tỉnh canh để mà thoát hàng nhé.....Sóng to đấy....
    Nhưng sau sóng to này thì đi bụi hết.
    Nhớ đấy.[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X

Chia sẻ trang này