Nói ngắn trong giờ giao dịch: Thổi Oxy phá tan sự lình xình

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 29/06/2012.

2793 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 03:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 9091 lượt đọc và 156 bài trả lời
  1. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Bài toán thì có nhiều biến. không cứng nhắc được. Tuy nhiên nấu quan điểm đầu tư mà mua BVH giá 5x thì quá sai lầm. Không đáng để đầu tư. Còn nếu đầu cơ thì T4 thấy sai là cutloss ngay. Chần chừ chỉ càng lòi cái non kinh nghiệm mà thôi.>:)>:)>:)>:)>:)
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Lãi suất đang trong xu hướng giảm... lãi xuất cho vay có khuynh hướng giảm mạnh khi bước sang quý 3 đó là mấu chốt của vấn đề giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
  3. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Cái này đúng. Nhưng để ngấm vào 1 cơ thể đã tổn thương thì thuốc tiên cũng phải từ từ.
    Ko cần nóng vội....Nhìn Volume 2 sàn rõ nhất anh Hòa. có tín hiệu thì mua cũng ko muộn.
    Quan điểm e rõ ràng là thà e ăn ít nhưng dùng margin để ăn nhiều và quan trọng là đúng xu hướng....Còn sai trend thì phải tạm ngưng GD ngay.
    TT hiện tại....Chưa ngã ngũ....Chỉ cần canh ko cần phải xoắn.
  4. tuancapo

    tuancapo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Khó khăn này điện, nước tăng k ảnh hưởng gì mới lạ, chỉ có điều nó đã ngấm vào giá cp chưa thôi, chờ tuần sau là biết ngay :-w
  5. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Thử phân tích cơ bản BVH tí nhé.

    (*) EPS cơ bản (nghìn đồng):
    2.08
    EPS pha loãng (nghìn đồng):
    2.08
    P/E :
    21.15
    Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):
    17.76
    (**) Hệ số beta:
    1.55
    KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
    202,403
    KLCP đang niêm yết:
    680,471,434
    KLCP đang lưu hành:
    680,471,434
    Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):
    29,872.70

    Chỉ số quá xấu.
    EPS quá thấp. P/E quá cao.
    Giá sổ sách quá thấp so thị giá. nặng mông.
    Nước ngoài đang tháo cống.
    Nợ trên vốn hơn 2 lần, quá khiếp.
    Ngành nghề chính toàn lổ.
    Lợi nhuận chính toàn từ hoạt động tài chính và lãi suất đang giảm khủng hiện nay thì lương lai lợi nhuận là mờ mịt.
    Triển vọng ngành bảo hiểm kém.
    Kinh tế đi xuống ko ai mua bảo hiểm mà toàn canh lừa bảo hiểm.
    Trả cổ tức quá thấp. 12%/ năm/ thị giá 5x. Thua xa lắc con lởm khởm BTP. Thua xa lắc với lãi suất 9% năm.
    Dồ thị rất sấu, đang vào downtren. Dấy sau thấp hơn đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

    Nói chung vài dòng nhận định thì thấy chỉ có Gừ hoạc Kẹp mới múa BVH mà thôi.

    Khuyến nghị BVH về giá sổ sách mua vào đầu tư. Chưa về giá sổ sách thì tranh thủ sọc.
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Một doanh nghiệp sản xuất xe hơi như Ford thì tiền điện 1 tỷ thì cũng hợp lý. Điện tăng 5% thì trung bình họ trả thêm 50 triệu (1 tháng)... Thế bác tính xem chi phí đầu vào của cả doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn như Ford có tăng lên đáng kể không?
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Không phải không ảnh hưởng nhưng chi phí đầu vào của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều khi điện tăng 5%.... bác cứ lùi thời gian lại vào thời điểm điện tăng 5% lần trước vào ngày 20 tháng 12 năm 2012 thì biết.
  8. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Con BVH đã tồi tệ nhưng con PVF còn tồi tệ hơn.
    Cái đóng bảo lảnh phát hành và ủy thác đầu tư chúng nó nợ 1 cục to gần bằng vốn, thối lắm. Ai mua, ai nộp tiền. Đã vậy tập đoàn còn đe thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Lạng quạng điều tra PVN cũng bi là 1 siêu tàu ma thì PVF đi bằng gì chả biết.
  9. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Hết lạm phát đến giảm phát: DN liên tiếp dính đòn

    Tác giả: TRẦN THỦY
    Bài đã được xuất bản.: 26/06/2012 09:47 GMT+7
    Recomend
    +1
    Red
    In
    Email
    Thảo luận
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
    Chính thức trao quyền định giá xăng dầu cho DN
    Giật mình với gần 1.000 doanh nghiệp FDI bỏ trốn
    EVN vẫn chi phối: Làm sao có thị trường điện cạnh tranh?
    Nợ xấu ngân hàng: Nợ có khả năng mất vốn gia tăng?

    (VEF.VN) - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 xuống mức âm 0,26% đang khiến cho các doanh nghiệp (DN) không khỏi lo lắng.

    DN không trọng thương cũng kiệt sức

    Lạm phát vừa qua đi thì giảm phát đã kéo tới khiến DN hứng chịu liên tiếp hết "đòn" này đến "đòn" khác. Lĩnh đòn liên tiếp, khiến cho đa số DN không trọng thương cũng kiệt sức. Đến nay các DN đều hết sức khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Trả lời câu hỏi chỉ số giá đã giảm, giá hàng hóa có giảm, nhiều DN cho biết nếu giảm phát kéo dài, chắc chắn sẽ phải giảm giá hàng hóa, nhưng đó cũng chính là con đường đưa họ vào chỗ tự sát.

    Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, lạm phát tăng cao trong thời gian dài vừa qua đã đẩy chi phí sản xuất của nhiều DN thép lên cao. Lãi vay, nguyên liệu đầu vào, cước vận tải... tăng cao khiến cho chi phí sản xuất thép tăng cao. Hiện nay, giá thành 1 tấn thép sản xuất ra đang ở mức 15,2 triệu đồng, nhưng giá bán thép cao nhất chỉ ở mức18 triệu đồng/tấn.

    Với giá thành trên tính thêm 10% thuế VAT, cước phí vận chuyển, hoa hồng đại lý, khuyến mãi cho khách hàng thì hầu như các DN thép đã không có lợi nhuận. Đáng ra các DN phải tăng giá mới đảm bảo, nhưng không dám tăng mà ngược lại do giảm phát, các DN thép đã phải giảm giá từ 200.000 đồng tới 300.000 đồng/tấn.

    "Đầu vào chi phí cao, nay lại phải tiếp tục giảm giá bán sẽ khiến nhiều DN đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề".
    Các DN ô tô khi được hỏi cũng lắc đầu ngao ngán. Theo một số DN ô tô họ đã giảm giá hết khả năng rồi. Gần 6 tháng nay không có mẫu xe nào là không giảm giá mạnh. Mẫu xe giảm giá ít nhất cũng 30 triệu đồng, cao lên tơi cả trăm triệu đồng và diễn ra liên tiếp trong suốt thời gian dài.

    Với nhiều DN, các chi phí như quảng cáo, dịch vụ... cũng cắt giảm hết dồn vào giá để hỗ trợ khách hàng nhằm tăng tiêu thụ. Thời gian qua nhiều DN đã thua lỗ nặng do sản lượng giảm sút, nguồn tài chính mất cân đối, nay nếu phải tiếp tục giảm giá hơn nữa thì chỉ còn cách bán nốt hàng tồn kho, đóng cửa nhà máy và cho lao động nghỉ việc mà thôi.


    Ông Bùi Xuân Huyên, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ô tô Xuân Kiên cho biết, thời gian này, không nói đến sản phẩm xe du lịch mà ngay xe tải bán rất chậm. Số lượng bán hàng của các DN sản xuất xe tải nói chung chưa bằng 60% so với năm trước. Tiêu dùng giảm, buộc các công ty ô tô phải liên tục xem xét giảm giá, giảm sản lượng sản xuất, giảm tiền lương và giảm khả năng bố trí công ăn việc làm đưa đến thất nghiệp.

    Các DN bất động sản (BĐS) cũng trong tâm trạng tương tự. Theo thống kê, chỉ riêng lượng tồn đọng căn hộ chưa bán ở TP.HCM đã tới 20.000 căn, tại Hà Nội trên 10.000 căn. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, thời gian qua các DN liên tục giảm giá,thậm chí khuyến mãi "khủng" cho khách hàng nhưng số giao dịch thành công rất ít.

    Giảm phát kéo dài là mối lo lớn bởi không giảm giá không bán được hàng, tiếp tục giảm giá thì thua lỗ và làm tăng thêm gánh nặng nợ nần.

    Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, đến nay đã có hơn 100.000 DN trong lĩnh vực BĐS, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng phải ngừng hoạt động. Đầu ra không có, sức mua suy giảm đang giết chết các DN BĐS, một thống kê mới đây cho biết có tới 90% DN BĐS đang thua lỗ. Tiếp tục giảm giá cũng đồng nghĩa với tăng thêm số DN thua lỗ, phá sản.

    Cách nào để thoát chết

    Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và vừa, thời gian vừa qua khi lạm phát tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất của các DN tăng cao. Chẳng hạn để làm ra được một đơn vị sản phẩm lúc trước DN có thể dự phòng và dùng 10 đồng chi phí để sản xuất ra sản phẩm này và dự kiến sẽ bán ra với giá 11 đồng. Nhưng do lạm phát dẫn đến chi phí đầu vào tăng khiến chi phí để làm ra sản phẩm trong thực tế có thể lên đến 12 hay 13 đồng.

    "Khi đó nhiều DN đã không dám tăng giá do vấp phải vấn đề cạnh tranh, do hợp đồng đã ký, không thể phá vỡ khiến các DN đã phải chịu chấp nhận lỗ vốn đã rất khổ sở rồi, nay lạm phát vừa đi qua thì giảm phát lại tới bồi thêm 1 "đòn" nữa, giảm giá bán không khác nào tự sát, nhưng chắc cũng không còn cách nào khác khi hàng tồn kho tăng cao, sức mua giảm thấp", ông Kiêm nói.

    Đi kèm với giảm phát là sức mua của bộ phận người tiêu dùng giảm, vì vậy giá hàng hóa sẽ phải giảm xuống để có thể bán được. Điều này sẽ lại ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố đầu vào mà DN đã mua trước đó với chi phí cao nên nếu giảm giá bán cũng sẽ khiến DN đứng trước nguy cơ thua lỗ dẫn đến phá sản, ông Kiêm nói.

    Theo ông Kiêm, cả nước hiện có 600.000 DN nhỏ và vừa, chiếm 97% tổng số DN của Việt Nam. DN nhỏ và vừa đang tạo ra việc làm cho trên 50% tống số lao động nền kinh tế, làm ra khoảng từ 45% đến 51% sản lượng hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ thì 100% DN đang gặp khó khăn, trong đó 40% DN bị đình trệ sản xuất. Sức tiêu dùng giảm, nợ xấu DN tăng, tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn, hàng tồn kho nhiều... đã tạo nên một tình trạng rất xấu cho DN.

    Hầu hết các DN rất lo lắng bởi giảm phát sẽ làm tăng tâm lý thích giữ tiền, hạn chế hoặc trì hoãn tiêu dùng với hy vọng giá ngày mai sẽ thấp hơn giá hàng hôm nay và tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn: hạ giá - giảm tiêu dùng - dư thừa công suất - tăng thất nghiệp và giảm thu nhập - giảm tiêu dùng - giảm cầu và tiếp tục hạ giá...
    Theo các DN giải pháp cấp bách là giải quyết tình trạng mất sức mua của thị trường, điều chỉnh chính sách hỗ người tiêu dùng để khơi thông đầu ra cho thị trường.

    Ông Phạm Nam Kim, chuyên gia tư vấn tài chính, cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thuỵ Sỹ, cho biết, thị trường bất động sản vốn là 1 đầu tàu của nền kinh tế, thị trường này phát triển thì sẽ kéo theo nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác phát triển theo như xi măng, sắt thép, đồ nội, ngoại thất, thiết bị dùng trong gia đình...

    Nhưng thị trường bất động sản Việt Nam thời gian qua mải chạy theo đầu cơ với 80% mua nhà là để bán lại, nên đến thời điểm này khi "bong bóng" xẹp, thị trường đóng băng, thì nhiêù ngành sản xuất cũng theo đó mà suy giảm.

    Muốn khôi phục thị trường bất động sản không phải là khó, ông Kim cho biết. Với thị phần nhà giá thấp đến nay nhu cầu rất lớn thì lại không đáp ứng. Những căn hộ dưới 1 tỷ đồng hầu như rất hiếm trong khi nó chiếm đến 90% nhu cầu về nhà ở thực của người dân, còn các căn hộ từ 3 tỷ trở lên lại quá nhiều và nhiều người muốn mua nhưng không có khả năng chi trả.

    Vì vậy, ông Kim cho rằng, cần đẩy mạnh hướng đầu tư vào các căn hộ giá thấp dành cho những khách hàng có nhu cầu nhà ở thực sự qua đó làm lành mạnh thị trường bất động sản và biến nó trở thành đầu tàu thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh đó là giảm và hỗ trợ lãi suất cho vay với cá nhân để mua nhà, qua tạo nhu cầu kích thích thị trường.

    Theo ông Kiêm hiện nay mỗi tháng Chính phủ và ngân hàng sẽ bơm ra lượng tiền lên tới 71.000 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách là 21.000 tỷ đồng và từ ngân hàng là 50.000 tỷ đồng. Nhưng giữa ngân hàng và DN đang không gặp nhau.

    Ông Kiêm chỉ ra, DN muốn vay nhưng vướng tài sản thế chấp, nợ xấu, nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì nhiều DN không có vốn tiếp tục các dự án như vậy không tạo ra sức mua và không tạo ra việc làm. Cần giải quyết nhanh vấn đề này để tạo động lực cho các DN. Khi các dự án có vốn, tiếp tục hoạt động sẽ tạo ra việc làm, tạo ra sức mua, qua đó giúp các DN thoát khỏi khó khăn.
  10. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Phân tích danh mục a Hòa múa đỉnh từ 490 hết 50% và múc max ở vùng 450 100% với danh mục 4 bluechip BVH PVF SSI VCB và 7 pennychip giấu mặt sàn HNX.
    7 còn penny bên HNX khỏi nói thì cũng đoán là anh Hòa đi đứt ít nhất 30%
    Còn 4 blue sàn HSX thì lỏm ít hơn.
    Cái chính là danh mục đầu tư cá nhân mà tới 11 mã thì làm sao sâu sát được. Điều này cho thấy anh Hòa còn tham và non xanh lắm. Cao thủ ko ai oánh quá 3 mã 1 lần.
    2 là 90% dân F319 là nhà đầu cơ và anh Hòa ngày nào cũng khuyến nghị cho dân đầu cơ đánh vậ tư tưởng a Hòa phài tư tưởng đầu cớ. Mà đàu cơ không ai ôm tới chết kiểu anh Hòa. Điề này càng cho thấy anh Hòa non và xanh lắm.

    Thôi say quá. ngủ đây. bb

Chia sẻ trang này