Nói ngắn trong giờ giao dịch: Thổi Oxy phá tan sự lình xình

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 29/06/2012.

3351 người đang online, trong đó có 178 thành viên. 00:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9091 lượt đọc và 156 bài trả lời
  1. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    CPI GIẢM : NIỀM TỰ HÀO KHI XUỐNG " ĐÁY " ?


    Trong khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã lập đáy và vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, thì nhà kinh tế Lê Đăng Doanh lại chưa nhìn thấy cơ sở nào cho cái đáy ấy.

    Lạm phát giảm chỉ do… suy thoái

    Qua giai đoạn biến động vừa qua, dường như các chính sách và điều hành thường thể hiện sự ứng phó chậm chạp so với biến động của nền kinh tế. CPI tháng 6/2012 là một minh họa.

    Vào tháng 4/2012, khi chỉ số tiêu dùng CPI chỉ tăng rất nhẹ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn khẳng định chưa có dấu hiệu của giảm phát. Cùng thời điểm, cơ quan này đã lần đầu tiên phải công bố con số hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) thực lâm vào vòng phá sản và giải thể tính từ đầu năm 2012.

    Nhưng ngay cả thực trạng khốn quẫn của các DN mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư liệt kê cũng chỉ phản ánh một phần nhỏ của thực tế. Nếu vào thời điểm cuối năm 2011, có đến hơn 50.000 DN bị phá sản và giải thể, thì cho đến lúc đó vẫn chưa có bất kỳ một báo cáo nào mang tính thực chất, cũng chẳng tồn tại những con số có tính trung thực làm tấm gương đủ tin cậy phản chiếu về thực tế khốn đốn của nền kinh tế.

    Còn sau quý 1/2012, khi những cơ quan quản lý kinh tế không thể tiếp tục trấn an dư luận xã hội bằng sắc màu hồng hào được nữa, thực tế lại khắc nghiệt hơn hẳn: có đến một phần ba số doanh nghiệp không còn đủ sức đóng thuế.

    Giờ đây, 6 tháng đầu năm 2012 đã ghi nhận chỉ số CPI chỉ tăng có 2,52% so với thời điểm cuối năm 2011 - một kỷ lục cho công tác chống lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, hàng loạt ngành nghề vẫn phải chấp nhận bán sản phẩm dưới giá thành.

    Không kể đến ngành vật liệu xây dựng với núi hàng tồn kho về sắt thép, xi măng, ngay cả ngành thủy sản như cá tra, ngành thực phẩm như thịt heo và chăn nuôi - những mặt hàng tưởng như thiết yếu với đời sống dân sinh và do đó có thể giữ được giá - cũng tuột dốc không phanh. Trong khi đó, nông dân miền Tây Nam bộ đua nhau chặt dừa vì thương lái Trung Quốc bỏ hợp đồng. Với những người nông dân chân lấm tay bùn, cái có thể đo đếm được chỉ là một sớm một chiều không đủ gạo ăn…

    Khác hẳn với thời điểm cuối năm ngoái, thời gian này lại hiển hiện quá nhiều minh họa sống động về những ngành nghề đang bị tiêu tán sức đề kháng cuối cùng của chúng.

    Thực trạng trên có lẽ đã phản ánh đúng nghĩa của hiện tượng chỉ số CPI quốc gia giảm 0,26% trong tháng 6/2012 - hình ảnh tuột dốc lần đầu tiên sau 38 tháng tăng liên tục. Nhưng trái ngược với báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, phản ứng của giới phân tích lại khá trầm uẩn.

    Dù tạm thời không còn bị đe dọa bởi bóng ma lạm phát, nhưng ai cũng nhận ra câu chuyện lạm phát giảm chỉ do nó bắt buộc phải giảm, trong bối cảnh nền kinh tế đang hiện ra những dấu hiệu kiệt quệ về sức mua và khả năng kích thích phục hồi.

    Niềm tự hào ở “vùng đáy”?

    Với chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, CPI của một tháng ở mức âm chưa đủ cơ sở để khẳng định nền kinh tế rơi vào thời kỳ giảm phát.

    Nhưng nhìn từ CPI tháng 6/2012 có thể thấy rằng dấu hiệu giảm phát đã xuất hiện, với nguyên nhân cơ bản là tổng cầu đi xuống do hệ quả của việc thắt chặt tiền tệ quá mạnh. Cũng theo ông, đây là một vòng luẩn quẩn, giảm tổng cầu dẫn đến giảm giá cả hàng hóa, nợ xấu tăng lên, sản xuất đình trệ, thất nghiệp tăng, thu nhập dân cư giảm và lại kéo theo giảm tổng cầu…

    Từ tháng 5/2012, người ta đã không còn nhận thấy sự xuất hiện của một số quan chức quen thuộc kèm theo lời tuyên bố hùng hồn về kinh tế vẫn tiếp tục phát triển ổn định mà chưa có dấu hiệu giảm phát.

    Ngược lại, lãi suất liên tiếp được kéo hạ và chỉ trong một thời gian ngắn đã lập kỷ lục thế giới với mức giảm đến 5%. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn hầu như chưa có biến chuyển nào tích cực. Phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa tìm thấy lối ra khả dĩ ở đoạn cuối con đường.

    Cách thức duy nhất để hạn chế tình trạng đình đốn và nguy cơ giảm phát là cung tín dụng, và hơn nữa tín dụng phải được cung cấp một cách hợp lý. Trong một thuyết minh trước Quốc hội vào đầu tháng 6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã “tiết lộ” rằng trong 4 tháng đầu năm 2012, cơ quan này đã bơm vào nền kinh tế một con số khủng khiếp - 180.000 tỷ đồng.

    Thế nhưng, nhiều đại biểu Quốc hội lại tỏ ra hết sức ngạc nhiên xen lẫn thất vọng vì đã không có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy số tiền khổng lồ đó đến được tay các doanh nghiệp đang đói vốn. Nói cách khác, dường như tiền từ ngân hàng được bơm ra, chạy lòng vòng giữa các ngân hàng với nhau vì những mục tiêu thầm kín nào đó, rồi sau đó lại trở về trạng thái y nguyên trong ngân hàng.

    Cũng có nghĩa là ít nhất trong Quý 1/2012, cơ chế siết tín dụng quá đà vẫn phát huy tác dụng. Những chuyên gia như Vũ Đình Ánh, Bùi Kiến Thành - những người đã quá nhiều lần phải cảnh báo về hệ quả có thể xảy ra từ việc vận dụng và có thể cả lợi dụng nghị quyết 11 của Chính phủ - đã không thể hài lòng chút nào trước thái độ lầm lì của nhóm ngân hàng.

    Nói cách khác, ai nói gì cứ nói, đường của ai người đó cứ đi.

    Còn bây giờ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý bắt đầu chiến dịch bơm tiền cho nền kinh tế. Hơn nữa, tiền còn có thể được bơm một cách phóng khoáng, cần thiết thì “quyết liệt”, khác hẳn thái độ “điều hành linh hoạt và thận trọng” trước đây.

    Nhưng cũng chỉ mới vài tháng qua, điều ẩn giấu lâu ngày mới bộc lộ: hầu hết các ngân hàng lớn đều nằm trong tình trạng ứ tiền mà không thể tiêu thụ được. Cũng bởi thế, mục tiêu phục hồi nên kinh tế lại gần như đồng nghĩa với phương cách cứu vãn ngân hàng.

    Xét cho cùng, chưa có gì đáng để tự hào với hình ảnh CPI giảm mạnh.
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/78507/cpi-giam--niem-tu-hao-khi-xuong--day--.html
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn và đang chờ giải quyết. Tuy nhiên , nhìn CPI âm mà trong tháng 06 mà nói suy thoái thì quả thật là một nhận định quá vội và hồ đồ: Giá cả nhiều mặt hàng tăng cao trong các năm trước gây lạm phát cao, bây giờ giảm trở lại nên CPI CPI âm thì chưa gọi là suy thoái, một nhà kinh tế học khách quan thì không thể vội đánh giá một cách hồ đồ như thế. Khi nào GDP tăng trưởng âm trong 2-3 quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái... 6 tháng đầu năm GDP tăng +4.38% cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại do kềm chế lạm phát, do giảm cung tiền từ năm 2011, do giảm đầu tư công... Đang kềm chế lạm phát, "chỉnh sửa" nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng đạt GDP 4.38% trong 6 tháng đầu năm là được rồi.

    Ví dụ: năm trước công ty bạn tìm được lợi nhuận 100 tỷ, năm nay còn 60 tỷ ... thì không thể nói rằng công ty bạn đang suy thoái mà tốc độ tăng trưởng chỉ đang chậm lại có thể do những thay đổi trong chính sách tạo nền tảng để công ty phát triển bền hơn.

    Muốn biết kinh tế có suy thoái hay không thì xét trên nhiều yếu tố của kinh tế (như GDP, CPI, xuất - nhập khẩu...) nhiều "tiến sỹ" chỉ nhìn CPI tháng 06 giảm 0.26% mà vội vàng đáng giá kinh tế suy thoái.... thì đề nghị xem lại bằng cấp, trình độ về những luận điểm về kinh tế.


    Đầu tư CK đã theo bầy đàn... nhận định tình hình kinh tế cũng theo bầy đàn ... Thấy ông tiến sỹ A nói suy thoái thì nhiều người lại kháo nhau từ suy thoái... hi hi.
  3. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    đúng roài..tý nữa em cũng thành tiến sĩ=))
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Hi hi mấy ông TS nhà mình phần lớn là "chém gió" ... nói có phần hồ đồ và những luận điểm kinh tế không sâu sắc...

    Tăng trưởng 6 tháng đầu năm tăng 4,38% trong điều kiện đang cân chỉnh lại nền kinh tế mà nói suy thoái thì tôi cũng bó tay với các ngài " Tiến văn sỹ"
  5. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    Thích CPI tăng thì các anh ấy sẽ cho tăng
    NGÁN NGẨM ĐIỆN TĂNG, HÀNG HÓA HẾT ĐƯỜNG GIẢM GIÁ.


    Chưa kịp vui vì xăng dầu vừa giảm giá được ít ngày, thực phẩm cũng hạ nhiệt thì người dân và doanh nghiệp (DN) lại lắc đầu ngán ngẩm khi giá điện tiếp tục tăng và sắp tới (ngày 11/7) giá nước sạch sinh hoạt cũng sẽ tăng. Cơ hội hồi phục của DN và việc giảm giá hàng hóa coi như bị chặn đứng.

    DN thêm khó khăn

    Hàng tồn kho chất cao, thị trường tiêu thụ lại ế ẩm nên phần lớn các DN các DN đang rất khó khăn do hàng hóa không bán được mà các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục đội lên. Nay khi giá điện tăng thêm 5% khiến nhiều DN thêm bế tắc. Đối với họ, cơ hội điều chỉnh đầu vào để giảm giá đầu ra coi như đã chấm hết.

    Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc Công ty TNHH gạch Tân Thịnh (Vĩnh Phúc) cho biết: “Mỗi tháng công ty phải chi khoảng 400 - 500 triệu tiền điện, nay giá điện tăng thêm 5% đồng nghĩa với việc công ty phải bỏ thêm 20 – 25 triệu để gánh thêm khoản tiền điện tăng hàng tháng. Trong giai đoạn này, khi vật liệu xây dựng khó tiêu thụ, công ty gặp nhiều bất lợi thì chi phí này là một khoản đáng kể. Đó chưa kể đến việc, giá điện sẽ khiến giá nhiều loại dịch vụ, vật liệu đầu vào khác tăng theo.

    Theo ông Chính, giá điện tăng lên mức này chắc chắn giá thành sản phẩm sản xuất sẽ tăng theo. Tuy nhiên, vào thời điểm thị trường bất động sản đang đóng băng, thị trường vật liệu xây dựng theo đó cũng “ngủ đông”, tồn kho cả núi hàng khiến DN không thể tăng giá thành sản phẩm khi bán ra thị trường.

    “Trong khi chi phí các khoản đầu vào như vật liệu sản xuất, giá nhân công… không hề giảm mà còn tăng thì đầu ra sản phẩm lại đua nhau hạ giá. Một số doanh nghiệp vẫn đang đứng trước nguy cơ phá sản bởi hàng tồn kho quá nhiều, hạ giá vẫn không bán nổi hàng hỏi làm sao các doanh nghiệp này dám tăng giá thành bán ra”, ông Chính nói.

    Trong khi đó, Giám độc một công ty thép ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc cũng cho biết: “Với mức tăng 5% giá điện. nhiều công ty sẽ vượt quá mức chịu đựng. Trong ngành thép và công ty thép của ông, chi phí điện chiếm tỷ lệ rất cao trong giá thành sản xuất. Hiển nhiên, khi giá điện tăng như thế này kéo theo giá thành sản xuất sẽ tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Trong khi tại thị trường thép xây dựng, sức mua ngày càng yếu dân, giá thép liên tục hạ”.

    “Doanh nghiệp thép của ông đang đối mặt với vấn đề không biết tìm đâu ra nguồn gì để bù vào phần giá điện tăng bởi việc tăng giá bán là điều không thể vào thời điểm hiện tại”, vị giám đốc này than thở.

    Hàng ăn sẽ tăng giá

    Ghi nhận tại thị trường dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Hà Nội được các chủ nhà hàng, quán ăn khẳng định khi giá điện tăng, rồi giữa tháng giá nước sạch tăng kéo theo giá dịch vụ ăn uống tăng là điều hiển nhiên.

    Anh Nguyễn Văn Hải quản lý một hà hàng ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc cho biết: “Giá điện tăng, nước tăng đồng nghĩa với việc nhà hàng sẽ tăng giá các món ăn lên”.

    Theo Văn Hải, giá thành đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng tương ứng. Nếu không tăng nhà hàng sẽ phải chịu lỗ. Tuy nhiên, hiện nhà hàng sẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm còn phải tính toán sao cho hợp lý. Chứ nếu tăng vô tội vạ như các quán ăn bình dân rất dễ mất khách.

    Trong khi đó, chị Ngô Ngọc Ánh, chủ một quán nhậu bình dân ở khu vực sân vận động Mỹ Đình khẳng định giá dịch vụ ăn uống tại đây sẽ tăng thêm ít nhất là 10% khi điện và nước tăng thêm.

    Theo lý giải của chị Ngọc Ánh “vừa qua giá xăng tuy có giảm nhưng vẫn chưa thể bằng mức tăng. Cộng thêm việc giá gas vừa rồi cũng đã tăng lên 11.000 đồng/bình 12 kg. Nay giá điện tăng 5%, tiếp đó giá nước tăng theo như vậy. Mọi thứ đầu vào đều tăng như vậy nên quán tăng giá là chuyện thường”.

    Nhiều chủ cửa hàng, quán ăn quyết định tăng giá dịch vụ ăn uống theo giá điện, nước. Tuy nhiện, họ cũng không khỏi lo lắng khi giá tăng như vậy liệu khác có chấp nhận không.

    Chị Nga, chủ quán cơm bình dân tại ngõ 28 đường Trần Nhân Tông chia sẻ: “bình thường giá mỗi xuất cơm bình dân dành cho sinh viên giá đã 25.000 đồng/suất. Giờ tăng thêm 5.000 đồng/suất không biết sẽ như thế nào nữa. Nhưng nếu không tăng, mình sẽ không có công”.

    Túi tiền của dân thêm teo tóp

    Nhiều người dân khi nghe tin giá điện sinh hoạt sẽ tăng 5% bắt đầu từ ngày 1/7 đều lắc đầu ngán ngẩm bởi theo đó chi phí sinh hoạt sẽ thêm một khoản không hề nhỏ.

    Chị Bùi Thị Xuân ở Yên Hòa (Cầu Giấy, HN) cho biết: “Bình thường, giá điện chưa tăng, gia đình chị mỗi tháng đã phải đóng gần 3 triệu đồng tiền điện. Nay giá điện tăng thêm 5% đồng nghĩa với chuyện mỗi tháng gia đình sẽ phải bỏ thêm gia 100.000 đồng nữa”.

    “Nếu chỉ tính mức tiền phải chi thêm ra hàng tháng như thế này thì không khó khăn lắm. Tuy nhiên, giá điện tăng kéo theo đó hàng hóa cũng sẽ được dịp thổi giá tăng theo. Cuối cùng dân vẫn là người phải gánh chịu nhiều nhất”, chị Xuân than thở

    Bạn Nguyễn Hoàng Nam sinh viên trường Đại học Thương mại Hà Nội ngán ngẩm chẳng kém khi giá điện tăng, giá nước cũng sẽ tăng vào giữa tháng.

    Theo Hoàng Nam “Ngày trước giá điện chưa tăng, sinh viên đi trọ học ở đây đã phải è cổ đóng tiền điện với mức 4.000/kwh, giá cao chót vót so với nhà giá bán lẻ nhà nước quy định. Giờ nhà nước tăng lên thêm 5% giá điện bán lẻ chắc chắn các chủ nhà trọ sẽ được đà tăng theo. Sinh viên tiếp tục chịu cảnh mua điện với giá cắt cổ”.

    “Đó là chưa kể, khi giá điện tăng sẽ kéo theo giá dịch vụ hàng hóa chắc chắn sẽ tăng theo. Mỗi thứ dịch vụ tăng một ít, sinh viên và những lao động trọ ở thành phố lại thêm phần lao đao vì giá cả sinh hoạt cứ được đà tăng chóng mặt”, Hoàng Nam than.

    Bác Trần Văn Ninh quê Phù Ninh (Phú Thọ) làm thợ xây tại khu vực Thanh Xuân chia sẻ: “Việc làm ngày một ít, tiền công không được tăng trong khi giá điện, nước, phòng trọ rồi ngay cả giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày cũng không ngừng tăng. Dân lao đồng như chúng tôi phải chắt bóp, cắt giảm tối thiểu những chi phí phát sinh hàng ngày mà vẫn thấy hết sức khó khăn”.

    Bác Ninh nhấn mạnh “tới, nếu công việc tiếp tục không có, tiền công mỗi ngày không tăng chắc tôi phải về quê làm tạm việc gì đó chứ ở thành phố thế này sao trụ nổi”.
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/78646/ngan-ngam-dien-tang--hang-hoa-het-duong-giam-gia.html
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chưa xét đến việc nhận định đúng hay nhận định sai. Nhưng rõ ràng là họ nói 1 đằng làm 1 nẻo nên hoàn toàn không thể tham khảo được.
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Với tiêu chí chặt chẽ thay vì thắt chặt của NHNN thì năm 2012 hệ thống tài chính và nền kinh tế sẽ phát triển một cách an toàn và bền vững hơn... Giả từ dần thời chỉ muốn "ăn sổi", làm ăn gian dối của các phần tử kinh tế yếu kém trong xã hội.

Chia sẻ trang này