1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nói ngắn trước giờ bóng lăn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 13/02/2012.

4217 người đang online, trong đó có 179 thành viên. 06:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14285 lượt đọc và 240 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Tỷ giá ổn định theo xu hướng hạ nhiệt từ trước tết đã tác động tích cực khiến nhà đầu tư NN ồ ạt giải ngân trong thời gian qua.
  2. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Thị trường tăng thì đời bác hết đen roài đấy… he he ấy đó là bác nói thía. Chứ tớ thì tớ nghĩ bác đen thiệt vì bác đếch có cổ khi thị trường lên he he he
  3. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Đức Hải m
    ặt non trẹt búng ra sữa mà đã là chim nhợn… he he, tội cho công cha , áo mẹ cho ăn học nên người để lớn lên làm chim nhợn:

    Đừng quá kỳ vọng nhiều khi VN-Index đã tăng 20%
    Theo ông Nguyễn Đức Hải, trưởng phòng trái phiếu Quỹ ManulifeAM, NĐT không nên kỳ vọng mức tăng trưởng đột biến để vội vàng trong việc mua bán, kiểu như phá tiết kiệm ra để mua chứng khoán, chạy theo lợi nhuận là không nên.

    TTCK Việt Nam sang năm 2012 đã có những dấu hiệu hết sức tích cực. Ngay sau khi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM công bố các thông tin về chỉ số VN30, các cổ phiếu trong rổ VN30 đã tăng khá mạnh. Từ ngày 9/1/2012 – 9/2/2012, thị trường giảm 2 phiên còn lại hầu hết đều tăng điểm, nếu có điều chỉnh, thị trường điều chỉnh trong phiên sau đó lại tăng tiếp, bất chấp các nghi ngờ của giới đầu tư lẫn chuyên gia về lí do tại sao thị trường tăng.

    Trao đổi với ông Nguyễn Đức Hải, trưởng phòng trái phiếu Quỹ đầu tư ManulifeAM, ông Hải cho rằng mặc dù ở thời điểm hiện tại dòng tiền đổ vào chứng khoán đang tăng lên so với một vài tháng trước song hiện tại vẫn chưa khẳng định thị trường đã hình thành một xu thế tăng điểm bền vững hay chưa. Nhà đầu tư không nên quá kỳ vọng vào thị trường khi Vn-Index đã tăng 20% trong tháng qua.

    Ông nhận định thế nào về thị trường trong thời gian tới?

    Ông Nguyễn Đức Hải: Thị trường có hai vấn đề, dòng tiền và kỳ vọng vĩ mô. Năm nay tôi cho rằng kinh tế vĩ mô vẫn khó khăn, lạm phát có thể xuống nhưng không thể xuống quá mạnh, kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp sản xuất vẫn kém làm sao kỳ vọng TTCK tăng mạnh.

    Tuy nhiên năm nay sẽ khác năm ngoái vì thị trường đã giảm xuống mức khá thấp, khả năng có một đợt giảm sâu như năm ngoái sẽ khó xảy ra. Nhưng kỳ vọng tăng mạnh đột biến rất khó. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn khó khăn ít nhất trong nửa đầu năm 2012, các vấn đề trong ngành ngân hàng chưa giải quyết được trong khi các định hướng chính sách vẫn chưa có gì thay đổi.

    Tôi cho rằng đợt tăng này dòng tiền đổ vào tạm thời, thị trường khó có thể tăng nhanh và dài như năm 2009.

    TTCK thường đi trước kỳ vọng kinh tế vĩ mô khoảng 6 tháng, nhiều người cho rằng giữa năm 2012 lãi suất sẽ giảm, kinh tế sẽ phục hồi, kênh đầu tư khác không hấp dẫn, vậy tại sao không kỳ vọng chứng khoán sẽ tăng ở thời điểm này thưa ông?

    Đúng là TTCK thường phản ánh trước các kỳ vọng vĩ mô; tuy nhiên đợt tăng từ gần đây có thể là phản ứng trước kỳ lạm phát sẽ hạ nhiệt và kỳ vọng lãi suất sẽ giảm…và thị trường đã tăng khoảng 20% và nhiều mã cổ phiếu có vốn hóa lớn đã tăng 30-35%.

    Vì vậy để thị trường đi tiếp thì cần phải có thêm động lực (dòng tiền, kỳ vọng vĩ mô, doanh nghiệp…) thị trường tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Và hiện giờ tôi chưa thấy những đông lực đó.

    Tuơng quan với các mối quan hệ khác, vàng không thể chắc chắn nó sẽ giảm nữa, giá vàng thế giới phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới, báo cáo gần nhất của Standard Chartered dự đoán năm nay giá vàng sẽ lên 1.850 USD/oz vì kỳ vọng kinh tế châu Âu tiếp tục xấu, các nước tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp, vàng vẫn là nơi trú ẩn an toàn. Thứ hai, xung đột Trung đông như Iran và Isarel sẽ tác động đến giá dầu, vàng và các vấn đề khác trong khu vực. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát giá vàng trọng nước nếu hiệu quả cũng chỉ là làm sao giảm được chênh lệch với giá thế giới, còn biến động chung vẫn phải dựa vào giá thế giới; các chính sách kiểm soát chỉ có thể làm các hoạt động giao dịch vàng khó khăn hơn chứ không thể triệt tiêu hết.

    Về tỷ giá, kỳ vọng chung của thị trường là tiền đồng tiếp tục mất giá tiếp khoảng 3-5% do thâm hụt thương mại dự kiến sẽ tiếp diễn vì tăng trưởng xuất khẩu năm ngoái chủ yếu vào yếu tố giá (nhất là giá lương thực thực phẩm) năm nay không thể dựa vào yếu tố đó được nữa.

    Quay trở lại câu hỏi đã đến đáy hay chưa, tôi cho rằng không ai có khả năng tiên đoán chính xác đáy ở đâu. Tuy nhiên, hiện tại đo lường độ rủi ro và lợi nhuận thì tôi nghiêng về hướng đầu tư chứng khoán hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường sẽ tăng rất mạnh, hai điều đó khác nhau.

    Vừa qua thông tư về quỹ mở đã được Bộ Tài chính ban hành, đó có phải là động lực cho thị trường không, thưa ông?

    Quỹ mở chỉ giải quyết vấn đề giao dịch của các quỹ sao cho không còn chênh lệch giữa giá trị tài sản ròng và giá giao dịch chứng chỉ quỹ. Không phải dễ dàng để một quỹ đầu tư huy động vốn tham gia thị trường, muốn vậy, phải chờ kinh tế vĩ mô sáng sủa hơn, rủi ro giảm xuống và kỳ vọng sinh lời tốt hơn..

    Giả sử, tạo điều kiện thuận lợi hết sức cho dòng đầu tư, nhưng nếu dòng đầu tư không kỳ vọng sinh lời thì cũng không huy động được vốn mới. Tất cả vẫn phải chờ kỳ vọng từ kinh tế vĩ mô, hiện giờ một trong những quan ngại là biết không chính sách của mình có nhất quán được hay không.

    Vậy các quỹ đầu tư sẽ làm gì trong năm nay, khi TTCK Việt Nam chưa tìm thấy cửa sáng?

    Với các quỹ đang hoạt động phải bảo toàn nguồn vốn đợi khi thị trường có tín hiệu tích cực sẽ tham gia vào, các hoạt động khác như hoạt động mở các quỹ mới thì vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị. Khi đợi các quy định chi tiết sẽ mất rất nhiều thời gian, để dòng tiền mới đổ luôn vào thị trường chắc cũng chưa có.

    Anh có nghĩ anh hơi bi quan không?

    Không nên lạc quan quá, hiện nay so sánh với mức độ rủi ro và lợi nhuận đạt được với cùng thời điểm này nay ngoái thì đã tốt hơn; nhưng không nên kỳ vọng mức tăng trưởng đột biến để vội vàng trong việc mua bán, kiểu như phá tiết kiệm ra để mua bán, chạy theo lợi nhuận là không nên.

    Mức đầu tư dài hạn và chịu được rủi ro thì tham gia bây giờ là ổn, đợi lúc thị trường có sóng nghỉ và điều chỉnh chứ không bao giờ tăng một mạch, nếu nhà đầu tư thực sự muốn tham gia, có khả năng chịu rủi ro và kỳ đầu tư dài hạn thì nên đợi các nhịp thị trường điều chỉnh để vào, không việc gì phải tranh mua.

    Xin cám ơn ông!

    Kỳ vọng quỹ đầu tư gom mua cổ phiếu VN30 chưa có cơ sở

    Ông đánh giá thế nào về chỉ số VN30 và ảnh hưởng của VN30 đến TTCK Việt Nam?

    Ông Nguyễn Đức Hải: Trước đây các CTCK đều xây dựng bộ chỉ số riêng cho mình như SSI30, VCBS50, Biển Việt…nhưng không có bộ chỉ số nào đủ mạnh để dẫn dắt thị trường.

    Việc xây dựng các bộ chỉ số thông thường là nhằm đo lường hiệu quả của các chiến lược đầu tư. Tôi lấy ví dụ như chỉ số Dow Jones 30 được xây dựng dựa trên trọng số giá (price-weighting), chỉ số này dựa trên giả định một chiến lược theo đó danh mục đầu tư sẽ mua mỗi công ty một cổ phiếu (danh mục đầu tư là các cổ phiếu). Chỉ số S&P500 có trọng số dựa trên vốn hóa (market-cap weighting) và chiến lược cơ bản đằng sau chỉ số này là đầu tư vào toàn bộ các công ty (danh mục đầu tư là các công ty).

    Ngoài ra còn có nhiều chỉ số được xây dựng với các trọng số khác nữa như trọng số đều – (mỗi mã đều có trọng số như nhau) hay trọng số dựa trên vốn hóa lưu hành tự do (chỉ tính phần cổ phiếu tự do giao dịch)

    Trong khi đó bản thân chỉ số Vn-Index được xây dựng dựa trên số lượng cổ phiếu niêm yết làm trọng số. Theo tôi giả định, chiến lược đầu tư mà VN-Index dựa vào là không rõ ràng. Nếu là dựa trên vốn hóa thì phải tính toàn bộ mức vốn hóa của công ty (đầu tư theo công ty), hoặc nếu dựa trên vốn hóa lưu hành tự do (chỉ tính phần vốn hóa mà nhà đầu tư có thể đầu tư được nhằm giúp các nhà đầu tư theo chỉ số có thể replicate được chỉ số và có thể track được performance của chỉ số).

    Hạn chế này bộc lộ rõ hơn khi lúc mới lên sàn VCB chỉ niêm yết 10% cổ phiếu lưu hành, dẫn đến trọng số của VCB trong Vn-Index rất thấp trong khi vốn hóa của VCB không hề nhỏ. Nếu so nó với KLGD các cổ phiếu khác thì thực ra nó không kém vì cũng có nhiều công ty mặc dù niêm yết hết nhưng phần lớn cổ phiếu do hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu là Nhà nước nắm giữ và không có ý định giao dịch.

    VN30 cố gắng khắc phục điều đấy. VN30 giúp nhà đầu tư đầu tư vào những cổ phiếu nào giao dịch mua bán được, nó là investable index - dùng tiền mua bán theo đúng tỷ trọng của Index. Mặc dù việc sử dụng free floated (lưu hành tự do) giúp cải thiện hơn so với trước kia nhưng về bản chất vẫn bị ảnh hưởng bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn bởi vì cách tiếp cận theo vốn hóa đã bị ảnh hưởng rồi. Việc “xanh vỏ đỏ lòng” hay “ngũ bá”….chỉ có thể giải quyết được khi thị trường phát triển số lượng các công ty có vốn hóa lớn trở lên nhiều hơn và đồng đều hơn khiến trọng số của cổ phiếu trong chỉ số cân bằng hơn.

    Các quỹ đầu tư có động thái gom mua cổ phiếu trong VN30 để lập quỹ chỉ số không thưa ông?

    Thực ra quỹ không có động thái gì vì bản chất VN30 và Vn-Index khác biệt không nhiều lắm do nguyên nhân tôi đã nên trên. Hơn nữa, khi một quỹ đầu tư được thành lập, thông thường đã phải xác định trước benmark (tiêu chuẩn) để đánh giá hiệu quả đầu tư. Do mỗi benchmark đều đi liền với giả định đầu tư nhất định nên để thay đổi benchmark họ phải có họp đại hội nhà đầu tư để biểu quyết về những vấn đề này.

    Kỳ vọng dòng tiền từ quỹ mua gom các cổ phiếu trong VN30 không có cơ sở nhiều vì bản chất hầu hết các cổ phiếu nằm trong VN30 các quỹ đã nắm rồi, hơn nữa nhiều cổ phiếu không có room cho việc đầu tư thêm, ví dụ như VNM.

    Phương Mai (thực hiện)

    Theo TTVN
  4. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Chỉ thị 01: Chính sách đầu tiên hỗ trợ chứng khoán
    (*********) - Với Chỉ thị 01 và công văn 674 kèm theo, lần đầu tiên dấu hiệu chính sách cho sự phục hồi của TTCK đã hiện ra khá rõ. Chính xúc tác này sẽ tạo động lực cho hai chỉ số chứng khoán tiếp tục phục hồi trong thời gian tới.

    * Chỉ thị 01: Ngân hàng nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng trong 2012

    * NHNN kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay CK và BĐS không quá 16%

    Nếu chỉ thuần túy căn cứ vào đồ thị kỹ thuật của hai chỉ số VNI và HNX, hai phiên giảm điểm ngày 10 và 13/2/2012 đã làm “biến dạng” thị trường và dẫn đến kết quả khá xấu cho xu thế tiếp tục phục hồi.

    Song rất có thể vào năm 2012 này, thị trường sẽ biến động theo cái cách “không giống ai”. Cùng là xu thế hồi phục, nhưng đường đi của hai chỉ số sẽ không “ngọt” như giai đoạn năm 2009. Sẽ không có cái cách “tăng 3 giảm 1” hoặc “tăng 4 giảm 2” cho đủ “T+4” để gom hàng và sau đó đánh lên. Mà những khoảng “gap” vô chừng sẽ liên tiếp hiện ra, đánh đố nhà đầu tư. Cũng sẽ là rủi ro không nhỏ cho những nhà đầu tư vẫn quá trung thành với quan điểm lướt sóng ngắn hạn.

    Vào những phiên thử thách đầu tiên của thị trường trong giai đoạn phục hồi đầu tiên, tâm lý nhà đầu tư dĩ nhiên vẫn chưa thể tự tin. Điều đó hiện ra bằng thái độ quay ngoắt của một số người, vừa tung hô đó lại đã quay sang “nguyền rủa” thị trường.

    Nhưng chứng khoán lại là một kiểu thị trường “luôn đúng”. Nếu từ đầu năm 2012 nó được vận hành theo xu hướng đi lên mà không xuất phát từ một thông tin tích cực rõ rệt nào, thì khi xuống, nó cũng đầy ẩn ý như thế.

    Dường như sau tròn 20 phiên giao dịch kể từ đáy được thiết lập của thị trường, thông tin tích cực mới bắt đầu lộ ra: Chỉ thị 01 của Ngân hàng nhà nước.

    Sẽ là hời hợt nếu chỉ nhìn vào cụm từ “không khuyến khích” trong văn bản số 674 - một công văn cũng của NHNN được đính kèm Chỉ thị 01, trong đó tiếp tục liệt chứng khoán vào nhóm “cần hạn chế cho vay”.

    Nhưng nếu chịu khó hệ thống lại để có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu xa hơn về quá khứ, hẳn nhà đầu tư sẽ nhận ra những ẩn ý rất thú vị từ việc so sánh.

    Cho đến cuối năm 2010, tiếp theo con sóng tăng trưởng được khởi động từ năm 2009, hầu hết các công ty chứng khoán vẫn duy trì cơ chế đòn bẩy tài chính rộng rãi cho nhà đầu tư. Nhưng vào đầu năm 2011, không khác gì cú “knock-out” của NHNN đối với thị trường bất động sản vào tháng 2/2008, chủ trương thắt chặt tín dụng của Chính phủ đã gián tiếp tác động mạnh đến dòng tiền và nguồn tiền chảy vào TTCK. Cũng kể từ đó, hiện tượng ngân hàng “cấm cửa” công ty chứng khoán, dẫn đến công ty chứng khoán “đóng cửa” đối với nhà đầu tư ngày càng phổ biến. Cuối cùng, hậu quả như thế nào thì tất cả chúng ta đều đã biết.

    Cũng bởi thế, 2011 đã trở thành năm bĩ cực với TTCK, không chỉ bởi sự sụt giảm thê thảm của nó, mà còn do nó bị ghép thẳng thừng vào một khái niệm mà nhà đầu tư mới nghe đã cảm thấy nhức nhối: phi sản xuất.

    Cho đến quý 4/2011, tình hình vẫn chưa có gì sáng lạn hơn khi nguồn tín dụng cho chứng khoán đã trở nên eo hẹp đến tận cùng.

    Nhưng mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi từ những tín hiệu của chính sách. Những ngày gần đây, câu chuyện lan truyền trên thị trường về chủ trương của Thủ tướng “cứu” chứng khoán, qua yêu cầu đối với NHNN có biện pháp hỗ trợ tín dụng cho thị trường này, tuy không phải là mới, nhưng cũng góp phần xúc tác cho một tín hiệu khác lạ.

    Khác hẳn với thái độ thờ ơ vào năm 2011, từ đầu năm 2012 đến nay, lại đã xuất hiện một vài sự quan tâm của NHNN đối với TTCK. Lần đầu tiên trong hơn một năm qua, chứng khoán đã không còn dính dáng đến cụm từ “phi sản xuất” - điều được thể hiện trong công văn 674 của NHNN, kèm theo Chỉ thị 01.

    Có thể nói, sự thay đổi rất tế nhị và kín đáo trên đã cho thấy một sự chuyển đổi đáng kể về nhận thức và cách hành xử của các cơ quan điều hành chính sách tín dụng đối với TTCK.

    Cũng trong công văn 674, tuy không trực tiếp đề cập đến cơ chế cho vay, hoặc mở lại cho vay của ngân hàng đối với chứng khoán, song quy định “kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay tối đa 16%” đã gián tiếp xác nhận việc các ngân hàng sẽ không bị ngăn cản trong việc khởi động lại một số hình thức cho vay chứng khoán.

    Cùng với con số 71,000 tỷ đồng của NHNN hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại nhằm giải quyết tạm thời khó khăn về thanh khoản, từ sau tết đến nay, tình hình thanh khoản của nhóm ngân hàng lớn và vừa đã cải thiện hơn so với quý 4/2012. Việc Vietcombank vừa quyết định giảm lãi suất cho vay, trong đó có cho vay chứng khoán, là một bằng chứng về triển vọng đó.

    Cũng là lần đầu tiên từ hơn một năm qua, NHNN đã có một động thái “hỗ trợ tín dụng” cho TTCK. Sau BIDV và Vietcombank, xu hướng mở lại cho vay chứng khoán có thể sẽ phát triển rộng trong nhóm ngân hàng G12, thậm chí còn lan xuống cả nhóm dưới. Dòng vốn tiềm năng trong ngân hàng vì thế sẽ có điều kiện tuôn chảy nhiều hơn vào kênh đầu tư chứng khoán.

    Khả năng trên cũng được gia cố bởi một “sóng ngầm” diễn ra trong thời gian gần đây: hiện tượng một số ngân hàng dành vốn đầu tư cho cổ phiếu. Lẽ dĩ nhiên, không phải vô cớ mà trong sóng phục hồi của TTCK từ sau Tết đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng như STB, EIB, MBB… đã trở nên khởi sắc đầy bất ngờ, thay cho tình trạng đóng băng trong nguyên năm trước.

    Với Chỉ thị 01 và công văn 674 kèm theo nó, lần đầu tiên dấu hiệu chính sách cho sự phục hồi của TTCK đã hiện ra khá rõ, điều mà nhà đầu tư không chỉ cảm thấy mà còn có thể “chạm” được. Chính xúc tác này sẽ tạo động lực cho hai chỉ số chứng khoán tiếp tục phục hồi trong thời gian tới.

    Hạ Xuyên
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134


    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Thị trường bật rồi, bác vừa ý rồi chứ ?
  6. 663388

    663388 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    3.000

    =D>

    Hừm ! Tôi còn chưa kịp bắt SSI

    Còn lình xình khừng nữa cơ...
  7. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Giảm cái ọt roài tăng cái ọt cho nó ngon, xình- khừng chi cho nó mệt cái đầu he he… mai chắc tăng cái ọt nữa roài.
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nếu CPI tháng 02 tăng 1.5% như NDHMONEY dự báo thì con số này thấp trong 10 năm trở lại đây, chỉ cao hơn CPI tháng 02/2009 1 tí ( Cả năm 2009, CPI chưa tới 7%).

    CPI cả năm thường hơn gấp đôi CPI quý 1 một chút. Do đó, nếu CPI quý 1 khoảng 3% thì CPI cả nước năm 2012 khoảng 7%-8%.
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Con sóng gắn liền với những chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô là con sóng bền nhất. Với những chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô và những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong hệ thống ngân hàng (huyết mạch của nền kinh tế) thì cơ hội của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn trong năm 2012 và các năm tới. Dòng tiền sẽ dịch chuyển vào thị trường CK mạnh hơn trong năm nay.
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Vàng sắp đi đứt roài

Chia sẻ trang này