Nói ngắn trước giờ giao dịch 11/07

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 11/07/2012.

7443 người đang online, trong đó có 1039 thành viên. 11:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 5583 lượt đọc và 89 bài trả lời
  1. hungvib

    hungvib Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/06/2010
    Đã được thích:
    232
    nhà đầu tư giá trị thực sự
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  2. thietlametquadi

    thietlametquadi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    117
    :)>-
    kiếm con nào cơ bản tốt mua và tắt bảng điện, cuối năm mở ra xem xét [r2)]
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Trước đây tôi có nói mua VCB quanh giá 29.2...Nếu ai còn giữ và nếu còn tiền thì có thể mua bình quân giá quanh 27.9-28
  4. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
  5. BOEING777_01

    BOEING777_01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Đã được thích:
    0
    BĐS đang hồi, múc gấp
  6. vikoda

    vikoda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    1
    chơi chứng gì mà toàn là NẾU không vậy chú gà hoà,
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    CHƯA COVER LẠI HÀNG À?
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Đọc tham khảo:

    Tp.HCM đã “tăng trưởng hợp lý” trong 6 tháng đầu năm

    6 tháng đầu năm GDP tăng 8,1% là mức tăng trưởng hợp lý nếu xét trong bối cảnh khó khăn chung, Phó chủ tịch UBND thành phố Hứa Ngọc Thuận nhấn mạnh tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 của HĐND Tp.HCM sáng 11/7.
    Diễn ra từ 11 - 13/7, tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân Tp.HCM sẽ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2012, thảo luận giải pháp tháo gỡ những khó khăn kinh tế và xem xét thông qua sáu tờ trình của UBND thành phố về tăng mức thu một số loại phí, lệ phí trên địa bàn...

    Theo báo cáo của UBND thành phố, 6 tháng đầu năm GDP trên địa bàn ước đạt 288.591 tỷ đồng, tăng 8,1% (cùng kỳ tăng 9,9%). Như vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2012 từ 10% trở lên thì trong 6 tháng cuối năm tăng trưởng kinh tế của thành phố phải đạt trên 11%. Phó chủ tịch Thuận cho biết thành phố sẽ triển khai nhiều biện pháp để đạt được mục tiêu này.

    Đi liền với thách thức về chỉ tiêu GDP là số thu ngân sách, theo phân tích của Ban Kinh tế - ngân sách, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo của UBND thành phố, thì đối với những khoản cùng kỳ năm trước tăng, thì nay giảm sút hoặc tăng thấp; khoản cùng kỳ năm trước giảm, thì nay tốc độ giảm nhiều hơn.

    Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 102.317,6 tỷ đồng, đạt 44,17% dự toán, giảm 1,51%. Tổng chi ngân sách địa phương ước 22.134,3 tỷ đồng, đạt 51,7% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển 11.734,8 tỷ đồng, đạt 102,94% dự toán, tăng 3,78% so cùng kỳ; chi thường xuyên 10.258,7 tỷ đồng, đạt 43,1% dự toán, tăng 26,09%.

    Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 56.189 tỷ đồng tăng 10,2% so với cùng kỳ, trong đó, chi từ nguồn vốn ngân sách ước đạt 11.734,82 tỷ đồng, đạt 102,94% dự toán và tăng 3,78% so với cùng kỳ (vượt dự toán năm).

    Việc chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 2,05% so tháng 12 năm 2011 được nhìn nhận là tín hiệu tích cực cho thấy những giải pháp mà thành phố đã và đang triển khai như: chương trình bình ổn thị trường, vận động các hộ kinh doanh nhà trọ, giữ trẻ cam kết không tăng giá... đã phát huy hiệu quả nhất định trong việc kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

    “Tuy nhiên, cần quan tâm hơn và có giải pháp đối với dấu hiệu giảm phát đang hình thành như hiện nay”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.

    Liên quan đến các vấn đề cử tri bức xúc, báo cáo thẩm tra “điểm mặt”quy hoạch, quản lý quy hoạch, giao thông đô thị, chống ngập, nước sạch, ô nhiễm môi trường... với lưu ý các vấn đề này đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh đời sống sinh hoạt của người dân thành phố.

    Được nhấn mạnh đặc biệt là tình hình khó khăn của doanh nghiệp, khi trong 6 tháng đầu năm, đã có hơn 1.200 doanh nghiệp (tăng 23% so với cùng kỳ) với tổng quy mô vốn đến 5.260 tỷ đồng hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, hàng nghìn doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố cũng đang gửi thông báo tạm ngưng hoạt động.

    Phó chủ tịch Thuận báo cáo, thời gian còn lại của năm nay, thành phố sẽ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp về lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ thị trường… để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

    Theo thành viên của Ban Kinh tế - ngân sách, đại biểu Văn Đức Mười, cần tháo gỡ ngay từ trong điều kiện cho vay bằng việc khoanh lại nợ, tạo chu kỳ cho vay mới. Vì, có vốn vay, doanh nghiệp mới có vòng quay chu kỳ sản xuất mới, cộng thêm việc giãn, giảm thuế giá trị gia tăng sẽ giúp tạo giá thành thấp, kích thích tiêu thụ.

    Đồng thời, các buổi tiếp xúc lắng nghe ý kiến, từ đó chỉ đạo các ngành, các cấp có biện pháp tháo gỡ trong thẩm quyền của thành phố và kiến nghị Chính phủ có những giải pháp mang tính vĩ mô hỗ trợ cho doanh nghiệp đã được UBND thành phố thực hiện cũng cần được duy trì trong nửa cuối năm.

    Theo Nguyễn Vũ
    VnEconomy
  9. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    6 tháng, hơn 26 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động
    11:51 am thứ bảy, ngày 30 tháng sáu năm 2012- chuyên mụcKinh Doanh|
    Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6 thì số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012 là 26.324, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
    Doanh nghiệp phá sản chủ yếu do lãi suất quá cao
    Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới 6 tháng đầu năm 2012 giảm 12,5% và số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 5,4% trong đó số lượng doanh nghiệp đã giải thể tăng 35,4% đã phản ánh về thực trạng khó khăn của doanh nghiệp và được minh họa qua kết quả điều tra mẫu 9.331 doanh nghiệp về thực trạng và khó khăn do Tổng cục Thống kê tiến hành từ thời điểm 1/1/2012 đến 1/4/2012:
    Trong số 9.331 doanh nghiệp được chọn làm mẫu điều tra có 784 doanh nghiệp phá sản. Kết quả điều tra còn cho thấy yếu tố gây cản trở lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lãi suất vay vốn quá cao.
    Trong kết quả điều tra mẫu cho thấy, trong ba loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ phá sản, giải thể cao nhất (9,1%), tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà nước (2,7%) và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (2,4%).
    Kết quả điều tra còn cho thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, giải thể cao nhất với 13,6% tổng số doanh nghiệp điều tra; tiếp đến là khu vực Tây Nguyên 9,9%; Đông Nam Bộ 8,6%; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 8,2%; Trung du và miền núi phía Bắc 7,2% và thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng 6%.
    Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
    Trong tổng số 784 doanh nghiệp phá sản, giải thể thuộc mẫu điều tra, có đến 69,9% doanh nghiệp phản ánh nguyên nhân là kinh doanh thua lỗ; 28,2% thiếu vốn; 14,7% không tiêu thụ được hàng; 11,7% khó khăn về địa điểm và 4,6% đóng cửa, chuyển ngành, sáp nhập.
    Ngoài ra, 6 yếu tố cản trở nhất đến sản xuất của doanh nghiệp lần lượt là lãi suất quá cao (27,2%), lạm phát cao và thất thường (19,5%), khả năng tiếp cận vốn khó (17,4%), chi phí vận tải cao (9,7%), điện cung cấp không ổn định (7%) và chính sách điều tiết kinh tế không ổn định (7%).
    Hiện, trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát, 31,7% dự kiến thu hẹp sản xuất kinh doanh, 13% giảm quy mô lao động, 10% cắt giảm vốn và có tới 25,5% lường trước giảm doanh thu, 27,9% giảm lợi nhuận.
    Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 541.103 doanh nghiệp. Trong đó, số đơn vị đang hoạt động chiếm 375.732, doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất và chờ giải thể lần lượt là 23.689 và 31.425.
    Lãi suất vay vốn vẫn chưa đạt ngưỡng kỳ vọng của doanh nghiệp
    Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 biến động theo hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2012 đã giảm 0,26% so với tháng trước và ba tháng liên tiếp trước đó chỉ tăng thấp ở mức dưới 0,2% theo hướng mức tăng giảm dần.
    Đây là tháng đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng tăng liên tục. Trong 9 năm qua, đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng tháng sau giảm so với tháng trước. Tuy nhiên, tình hình kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Doanh nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng đói vốn, khó tiếp cận nguồn vốn.
    Hình minh họa. Nguồn: internet.
    Ngày 29/6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Quyết định số 1289/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.
    Theo quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 11%/năm.
    Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012 và thay thế Quyết định số 1196/QĐ-NHNN ngày 8/6/2012 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.
    Như vậy, các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm 1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm. Theo cơ quan này, quyết định được đưa ra trên cơ sở xu hướng giảm của lạm phát và điều kiện cung - cầu vốn thị trường.
    Lãi suất ngân hàng đã liên tục giảm nhưng vẫn chưa đạt ngưỡng kỳ vọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp vẫn ở trong vòng khó khăn chưa thoát ra được. Theo điều tra của Tổng cục thống kê thì các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước, các Bộ, ngành tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện các yếu tố chủ yếu sau:
    Ổn định và hỗ trợ lãi suất vay vốn, cải tiến và tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến tình hình kinh tế vĩ mô và mong muốn kinh tế vĩ mô sớm ổn đình, ổn định giá điện. Đồng thời, cải thiện môi trường pháp lý và hiệu quả giải quyết tranh chấp, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến thuế suất và công tác quản lý thuế,...
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thị trường duy trì đà tăng đến cuối phiên

Chia sẻ trang này