Nói ngắn trước giờ giao dịch 11/07

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 11/07/2012.

6804 người đang online, trong đó có 940 thành viên. 13:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5588 lượt đọc và 89 bài trả lời
  1. dungba44

    dungba44 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Bác cũng lợi hại thật, mua 29.2, mua bình quanh giá 27.9-28, chưa bằng 1 phiên trần, vậy cũng gọi là bình giá hả bác, ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  2. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Nợ xấu 8,5%: Cần bao nhiêu tiền để tái cơ cấu ngân hàng?
    6:55 pm thứ hai, ngày 21 tháng mười một năm 2011- chuyên mụcKinh Doanh|Tài Chính|

    Tỷ lệ vượt nguồn 1% của 2008, 12% của 2009 và 2% của 2010 được TCTD lấy tiền ở đâu, nếu không phải nhận từ NHNN và/hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng?
    Tìm nguồn tiền để xử lý nợ xấu, không nên để ngân hàng thương mại nhà nước “sở hữu chéo” các ngân hàng “bệnh tật”... Đó là những nội dung liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng được các chuyên gia tài chính đề cập khá sâu sắc tại một hội thảo cuối tuần trước, với sự nhấn mạnh cần đẩy nhanh tiến trình thực hiện.
    Việc không thể đừng!
    Lý do đầu tiên của việc cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng, theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại Nhà nước thì tính đến tháng 6/2011, hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam đạt con số 123 đơn vị. Do tổ chức tín dụng liên tục mở rộng quy mô mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và cùng đó là quá trình thực hiện quy định tăng vốn của Chính phủ, , gấp 2,26 lần so với mức cuối 2008, tương đương 16,8 tỷ USD.
    Hai yếu tố trên đã tạo nên tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng ở mức gấp hai lần so với cuối năm 2008.
    Lý do thứ hai là nhiều năm gần đây, hệ thống ngân hàng luôn nằm trong tình trạng mất cân đối giữa huy động và cho vay, đe dọa an toàn thanh khoản. Đơn cử, đến cuối tháng 7/2011, tổng huy động vốn đạt 2.585 nghìn tỷ đồng, tăng 86% so với cuối 2008, trong đó, tốc độ huy động vốn năm 2009: 29,88%; 2010 tăng 36,24%; còn 7 tháng đầu 2011 mức tăng chậm lại còn 5,46%.
    Tuy nhiên, ở chiều cấp tín dụng lại còn tăng mạnh hơn cả về con số tuyệt đối và tương đối. Theo đó, đến cuối tháng 7/2011, tổng dư nợ tín dụng đạt 2.650 nghìn tỷ đồng, tăng 97% so với cuối 2008.
    Quá trình tăng trưởng tín dụng nóng được dồn tích từ các năm trước đó như: năm 2009, tín dụng tăng 39,57%; 2010 tăng 32,43%. Những năm này đứng trước bối cảnh nền kinh tế bị suy giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà nước phải nới lỏng chính sách tiền tệ để vượt qua suy giảm, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 4% khoản vay VND có số dư đến 31/12/2009 lên tới 385.824 tỷ đồng.
    Mãi đến đầu năm 2011 đến nay, do lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát lượng tiền cung ứng, tăng mạnh lãi suất điều hành, khống chế chỉ tiêu tín dụng không quá 20%, hạn chế dư nợ phi sản xuất nên mức tăng tín dụng 7 tháng đầu năm chỉ khoảng 7,06%, ước cả năm chỉ tăng 12%.
    Lý do thứ ba, tình hình cơ cấu tài sản “Có” của các tổ chức tín dụng hết sức thiếu bền vững khi hoạt động cấp tín dụng vẫn là mảng doanh thu chủ yếu, còn các mảng khác đều bị xem nhẹ, dẫn đến một số đơn vị lâm vào cảnh “ăn đong” ở nhiều thời điểm trong năm.
    Cụ thể: tài sản tín dụng chiếm tỷ trọng tới 56,1%; đầu tư trên thị trường liên ngân hàng chiếm 18,6%; đầu tư vào tín phiếu và các chứng khoán của Chính phủ chỉ 5,2% và chủ yếu tập trung tại các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ít ngân hàng thương mại cổ phần lớn; đầu tư giấy tờ có giá khác: 3,9%; duy trì tài sản có ở nước ngoài 3,4%; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: 1,7%; tiền mặt tại quỹ: 1,7%; tài sản có khác chiếm 9,4%.
    Lý do thứ tư, do hệ thống không đồng đều về quy mô của từng đơn vị lại cùng hoạt động chung một môi trường, cộng với sự khác biệt về khả năng quản trị, năng lực tài chính nên không ít đơn vị luôn dựa dẫm vào Ngân hàng Nhà nước, đẩy “người cho vay cuối cùng” vào tình thế không bao giờ… ngớt việc! Nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu có lần nhận xét: “Từ 2007 đến 2011, thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa bao giờ có một ngày bình yên”.
    Sự căng thẳng thanh khoản có nhiều yếu tố nhưng nổi lên trong đó là hệ số sử dụng vốn luôn xấp xỉ bằng 100% hoặc vượt quá. Nguyên một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước đưa ra tỷ lệ cấp tín dụng VND/huy động vốn VND như sau: năm 2008: 101%; 2009: 112%; 2010: 102%; cuối tháng 7/2011: 98,6%.
    Một câu hỏi đặt ra, tỷ lệ vượt nguồn 1% của 2008, 12% của 2009 và 2% của 2010 được tổ chức tín dụng lấy tiền ở đâu để cấp tín dụng, nếu không phải nhận từ Ngân hàng Nhà nước và/hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng?
    Từ thực tế đó, ông Kiều Hữu Thiện, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng nhận xét: “Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng hiện nay, bởi hệ thống này hiện đang tồn tại nhiều bất cập trong hoạt động; chưa làm tốt vai trò của một trung gian tài chính trong nền kinh tế, khiến dòng vốn bị ách tắc, chi phí vốn quá cao”.
    Cần bao nhiêu tiền để tái cơ cấu?
    Theo ông Kiều Hữu Thiện, mục tiêu tổng thể của tái cơ cấu ngành ngân hàng là hướng tới một hệ thống minh bạch, phát triển bền vững, đảm bảo phân bổ tốt nguồn lực từ tiết kiệm đến đầu tư. Nhưng một trọng tâm không thể không chú trọng là phát triển hệ thống tài chính khu vực nông thôn, hiện đang bỏ ngỏ.
    Ông Thiện cho rằng, rất nhiều năm qua, nhu cầu vốn ở khu vực nông thôn rất lớn nhưng chỉ có hiện diện của Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội và vai trò mờ nhạt của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong khi thiếu vắng các định chế tài chính lớn khác. Do thị trường tài chính nông thôn còn lạc hậu nên đã tạo điều kiện để “tín dụng đen” phát triển ồ ạt, gây khó khăn cho quản lý và hậu quả khó lường về mặt xã hội.
    Từ thực tế này, ông Thiện đề xuất, khi tái cấu trúc ngân hàng, cần có cơ chế hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân hoạt động thông qua cơ chế miễn giảm thuế và vốn. Ví dụ, miễn giảm thuế vài năm đầu tiên khi thành lập cho các quỹ này và/hoặc yêu cầu các ngân hàng thương mại khác ít hoạt động ở khu vực nông thôn phải dành một tỷ lệ tín dụng với lãi suất hợp lý để các quỹ này cho vay ra.
    Tiếp theo, liên quan đến vấn đề xử lý tài sản xấu trước khi tái cơ cấu, trong bài tham luận của mình, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính, tiền tệ Quốc gia cho biết: “Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng xấu đi do tăng trưởng tín dụng nóng, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh, đạt 8,5%, cao gấp 3 lần mức bình quân năm 2010”.
    Đặt tỷ lệ nợ xấu 8,5% bên cạnh quy mô tổng dư nợ tín dụng tới 2.650 nghìn tỷ đồng, sẽ thấy con số nợ xấu hiện đang rất lớn và muốn tái cơ cấu thì phải có nguồn tiền để xử lý con số này.
    Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam nêu ra hai cách dùng tiền để tái cơ cấu. Một là, dùng tiền ngân sách thông qua Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Tài chính. Theo ông, giai đoạn 1999 - 2007, có 17 ngân hàng cổ phần bị sáp nhập và giải thể. Để xử lý 17 đơn vị này, Ngân hàng Nhà nước đã chi 1.500 tỷ đồng từ nguồn tiền cung ứng đóng cửa một số ngân hàng và tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại.
    Nhưng ở lần này, số tiền cần để tái cơ cấu sẽ lớn hơn rất nhiều và nếu dùng tiền ngân sách chắc chắn không khả thi vì ngân sách đã thâm thủng quá lớn; còn nếu dùng tiền cung ứng cũng không ổn do áp lực lạm phát đang rất cao.
    Bởi thế, nên sử dụng cách thứ hai là tái cơ cấu theo nguyên tắc thị trường như một số nước Mỹ, Nhật, Hàn, Canada, Đài Loan… từng làm.
    Ông Dũng đưa ra dẫn chứng, trong cuộc khủng hoảng châu Á 1997 tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Hàn Quốc, trong vòng 4 năm (1998 - 2002), các quốc gia ở khu vực này tiến hành cơ cấu hệ thống tài chính, chấp nhận cho loại bỏ, sáp nhập, hợp nhất 838 tổ chức tài chính “có vấn đề” với tổng mức chi tới 126 tỷ USD mặc dù chỉ bỏ tiền túi ra 11 tỷ USD.
    Một câu hỏi khác được đặt ra: sau tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng nên gút lại bao nhiêu đơn vị?
    Theo ông Dũng, số lượng ngân hàng chỉ nên dừng ở con số 15 và chia làm 3 thứ bậc: 4 ngân hàng đứng đầu với mức vốn quy định là 3 tỷ USD, khi tái cơ cấu xong bắt buộc phải có tối thiểu 2 tỷ USD; 6 ngân hàng hạng trung bình có mức vốn tối thiểu 1 tỷ USD và 5 ngân hàng còn lại có mức vốn tối thiểu 500 triệu USD. Nếu cộng dồn thì tổng mức vốn điều lệ của các ngân hàng khoảng 16,5 tỷ USD, xấp xỉ với con số hiện nay.
    Đặc biệt, theo ông Thiện, trong một số trường hợp, nhà nước có thể mua cổ phần để nắm quyền kiểm soát, không nên để xảy ra tình trạng “sở hữu chéo”, tức là các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục nắm cổ phần tại các ngân hàng “bệnh tật” cần cơ cấu, điều đó dễ bị che khuất bản chất bên trong.
    * Tính đến cuối tháng 10/2011, hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước (đã cổ phần hóa Vietcombank và VietinBank); 37 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có 13 ngân hàng thương mại chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị; 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh; 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính; 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
  3. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
  4. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    Hôm nay nhìn bảng thấy hài thiệt. Nhiều bluechip được mua giá xanh với khối lượng lên tới ............ 10 cổ lận, kinh. Lực cầu quá kinh khủng. =))
  5. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Anh ấy loạn chưởng rồi.=))=))=))=))=))=))=))
  6. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Ngày nào anh Hòa còn hô tăng thì TT càng đi về máng lợn....Vì vậy để TTCK tăng lại...Tui tha thiết đề nghị anh Hòa ngưng lập TOPIC [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. vuvanhixx

    vuvanhixx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    53
    chúc mừng anh hòa nhé.... nghe nói TT sắp úp chén
  8. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Để TT tăng cho mấy đứa em cháu ở F319 này nó kiếm cơm anh Hòa ơi....Anh hô hào kiểu này nó chết đói mất^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^E tha thiết yêu cầu anh một lần sau cuối đấy.[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Số mã tăng áp đảo trên cả 2 sàn
  10. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    ;));));)), thị trường chưa có vẹo gì, sau phiên hôm nay cũng thế. Khả năng lên đọt vẫn lớn hơn là lợi nhuận!

Chia sẻ trang này