Nơi tập hợp những con hàng vùng đáy

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ctcktbd, 16/04/2012.

3018 người đang online, trong đó có 260 thành viên. 06:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 23123 lượt đọc và 618 bài trả lời
  1. ManhSease

    ManhSease Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2012
    Đã được thích:
    0
    SHS ngon đấy bác, nó nhiều sóng thanh khoản tốt...... ok [r2)]
  2. khongthikgiau

    khongthikgiau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá ko thấy anh on nhỉ
  3. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.822
    SHS câu.... 8.1 ...7.7....7.1 .
    Dưới giá 7.1 gin kịch kim Chết bỏ [r2)]
  4. ManhSease

    ManhSease Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2012
    Đã được thích:
    0
    ok anh
  5. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.822
    Các khuyến nghị và phân tích của tôi chỉ mang tính tham khảo

    Dương Văn Chung


    lưu để tham khảo ( nghi sọc nhiều ...đang cần múc lại )

    • Xu thế ngắn hạn - Tăng (< 3 phiên tới):


    • HNX đã hoàn thành xong sóng a và b (nhỏ mầu xanh) và đang chuẩn bị hoàn tất sóng c tăng trong 1.5 - 3 phiên tới tại vùng 78.3 +/- 0.15


    • Sóng a : 71.83 tại điểm thấp nhất 24/5 - 77.61 tại điểm cao nhất 28/5
    • Sóng b : 77.61 tại điểm cao nhất 28/5 - 74.59 tại điểm thấp nhất 29/5
    • Sóng c: 74.59 tại điểm thấp nhất 29/5 - dự báo tăng lên và đạt đỉnh tại vùng 78.3 +/- 0.15 trong vòng 1.5 - 3 phiên tới


    • Sau khi HNX chạm vùng 78.3 +/- 0.15, HNX sẽ rơi mạnh

    [​IMG]
  6. khongthikgiau

    khongthikgiau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2012
    Đã được thích:
    0
    DVC à. Lão ta từ đầu năm phán cái mô hình cốc và tay cầm đây à.
    Rồi phán nào là HAG PVX nào là... Sau đó chẳng có con ma nào chạy cả :))
  7. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.822
    lôi hàng trong kho ra bán tương đối ....làm sao để múc lại >:D<
  8. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.822
    "Bẻ ván lướt sóng" của cổ đông nội bộ
    (01/06 12:53)
    Cổ đông nhỏ lẻ là những người có lợi thế kém nhất trong khả năng tiếp cận thông tin nội bộ của doanh nghiệp.

    Từ hôm nay (1/6), cổ đông nội bộ sẽ không còn được đăng ký vừa mua vừa bán đối với cổ phiếu của công ty.

    Thông tư 52 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thay thế cho Thông tư 09/2010-BTC chính thức có hiệu lực từ 1/6 đã có nhiều thay đổi lớn, khắc phục nhiều vướng mắc, bất cập trong quy định nghĩa vụ công bố thông tin của các thành viên thị trường và cổ đông nội bộ cũng như cổ đông lớn. Đặc biệt liên quan đến hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ đối với chính cổ phiếu của công ty mình, quy định mới đã chặt chẽ hơn rất nhiều khi tách bạch hành động mua với hành động bán cùng lúc.

    Dạo qua một vài mẫu công bố thông tin mới nhất, dễ nhận thấy hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ vào “giờ chót” vẫn xuất hiện. Cách đây vài ngày, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Âu Việt (AVS) bắt đầu thực hiện giao dịch cùng mua bán 2,9 triệu cổ phiếu, từ 28/5-23/7. Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng lướt sóng 75.000 cổ phiếu từ 25/5-25/7. Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ô tô TMT (TMT) lướt sóng 200.000 cổ phiếu từ 21/5-21/7…

    Những giao dịch vừa mua vừa bán lâu nay tạo bức xúc lớn trong cộng đồng nhà đầu tư bình thường, đặc biệt là các giao dịch của những nhân sự chủ chốt trong công ty như thành viên Ban giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Hội đồng quản trị cũng như người nhà của họ… Cổ đông nội bộ thường là những người có điều kiện tiếp xúc với thông tin rất sớm từ doanh nghiệp. Việc thực hiện giao dịch vừa mua vừa bán tuy không thể quy kết trực tiếp cho việc trục lợi thông tin nội bộ, nhưng rõ ràng những người này có lợi thế lớn hơn nhiều so với cổ đông thông thường.

    Mặt khác, việc đăng ký vừa mua vừa bán trong cùng một thời gian khiến giao dịch trở nên “tù mù”, không rõ mục đích thực sự là mua hay bán. Suy luận thông thường thì nếu có nhu cầu về tài chính hoặc tăng tỉ lệ nắm giữ, thường chỉ xuất hiện hoạt động một chiều mua hoặc bán. Với việc cùng mua cùng bán, mục đích hợp lý nhất có thể hiểu chỉ là lướt sóng.

    Việc cổ đông lướt sóng cổ phiếu mình đang nắm giữ là hoạt động bình thường trên thị trường và cũng không có điều khoản nào cấm hoạt động mua bán nếu đó là lượng cổ phiếu đã được tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên với lợi thế về thông tin, việc lướt sóng khối lượng lớn của cổ đông nội bộ sẽ khiến thị trường suy diễn theo hướng tiêu cực.

    Công bố thông tin đồng thời về việc mua bán cổ phiếu có thể được viện dẫn lý do tiết kiệm thời gian vì chỉ phải thông báo một lần, thay vì nhiều lần và trước khi có Thông tư 52, luật cũng không cấm. Nhưng với thực tế thị trường, việc công bố cùng lúc như vậy còn đem lại hiệu quả khác.

    Cũng không có điều khoản nào quy định cổ đông nội bộ khi đăng ký vừa mua vừa bán phải thực hiện hoạt động nào trước hay bắt buộc phải thực hiện đồng thời cả hai. Điều này có nghĩa là cổ đông nội bộ có thể che giấu hoạt động giao dịch thực bằng hành động ngược lại. Chẳng hạn có đăng ký bán nhưng hoạt động thực có thể sẽ là mua vì khi đăng ký bán khối lượng lớn giá cổ phiếu sẽ bị tác động theo hướng giảm và mua vào sẽ dễ dàng hơn và được giá tốt hơn. Ngược lại, muốn bán được giá khối lượng lớn, việc có đăng ký mua sẽ tác động được đến giá. Kết thúc thời gian giao dịch như đăng ký, cổ đông nội bộ có thể chỉ thông báo đã mua được hoặc đã bán được mà không có nghĩa vụ thực hiện chiều ngược lại.

    Đây cũng là điều cổ đông phổ thông cực kỳ dị ứng đối với các giao dịch “tù mù” của cổ đông nội bộ: Mục đích giao dịch không rõ ràng, hoạt động giao dịch thực không dự đoán được. Kết hợp với lợi thế thông tin và tình trạng thiếu minh bạch thì rõ ràng cổ đông phổ thông đang chịu thiệt. Đó là chưa kể đến việc các nhân sự chủ chốt thay vì chú tâm vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng tham gia lướt sóng như nhà đầu tư thông thường để kiếm lời ngắn hạn.

    Áp lực dư luận đối với hoạt động lướt sóng của cổ đông nội bộ đã đưa đến sự thay đổi lớn trong Thông tư 52, áp dụng từ hôm nay. Theo đó cổ đông nội bộ của công ty niêm yết, quỹ đầu tư niêm yết và các đối tượng liên quan không được đăng ký mua và bán chứng khoán trong cùng một khoảng thời gian và chỉ được đăng ký giao dịch tiếp theo khi đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó.

    Như vậy kể từ ngày 1/6, sẽ không còn các mẫu công bố thông tin vừa mua vừa bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ nữa. Nếu muốn lướt sóng, cổ đông nội bộ sẽ phải công bố thông tin và thực hiện từng hoạt động riêng rẽ: mua trước, mua xong mới được đăng ký bán và ngược lại. Điều này không chỉ tạo sự minh bạch, tạo niêm tin cho cổ đông phổ thông, mà còn đưa quy định pháp lý sát hơn với thực tiễn. Quy định này chỉ “gây khó” cho những mục đích lướt sóng thiếu minh bạch nhưng vẫn thỏa mãn các nhu cầu giao dịch chính đáng.
    Theo Vneconomy
  9. khongthikgiau

    khongthikgiau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2012
    Đã được thích:
    0

    Chuyên gia: 100 ngàn tỷ xử lý nợ xấu không lo gây lạm phát [​IMG]
    Theo ông Cấn Văn Lực thì không lo ngại số tiền này sẽ gây lạm phát do việc xử lý nợ xấu sẽ phải diễn ra trong vài năm chứ không thể cấp tập trong khoảng thời gian ngắn.
    Sau khi NHNN họp với nhóm ‘G14’ một thông tin đáng chú ý đã
    được đưa ra là NHNN sẽ thành lập công ty mua bán nợ xấu của các NHTM. Số nợ xấu
    dự kiến sẽ được xử lý khoảng 100 ngàn tỷ. Phóng viên đã có trao đổi ngắn với
    ông Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng về đề xuất này của NHNN. Thưa ông, tại cuộc họp của NHNN với nhóm 14 NHTM lớn thì
    NHNN đã đưa ra đề xuất thành lập công ty mua bán nợ xấu của các ngân hàng, với
    con số dự kiến là 100 ngàn tỷ. Quan điểm của ông về việc này như thế nào? Trước hết tôi ủng hộ phương án này của NHNN. Thực tế trên thế
    giới đã có 2 mô hình công ty mua bán nợ là công ty mua bán nợ tập trung cấp độ
    quốc gia và công ty mua bán nợ của NHTM. Tại thời điểm hiện nay cần thiết phải
    có công ty mua bán nợ cấp quốc gia. Với công ty mua bán nợ quốc gia cũng có 2 dạng: loại thứ nhất
    là được thành lập để xử lý nhanh nợ xấu của ngân hàng, còn loại thứ 2 như
    Mexico thì sử dụng lâu dài để hỗ trợ tái cơ cấu các doanh nghiệp. Con số dự tính là 100 ngàn tỷ thì đó cũng chỉ là con số dự
    tính ban đầu, nhưng rõ ràng NHNN cũng đã có căn cứ dựa trên con số nợ xấu của hệ
    thống ngân hàng. Tổng dư nợ khoảng 130 tỷ USD, với tỷ lệ nợ xấu khoảng 5% thì
    tổng nợ xấu hệ thống khoảng 6-7 tỷ USD. Như vậy 100 ngàn tỷ thì cũng là con số
    tính khá sát thực tế. Hơn nữa cũng không cần phải xử lý toàn nợ xấu mà có thể
    chỉ là loại nợ nhóm 3 trở lên, có khả năng mất vốn cao Nguồn nào sẽ được sử dụng cho việc giải quyết nợ xấu này? 100 ngàn tỷ là số tiền lớn nên nguồn vốn sẽ phải kết hợp từ nhiều
    nguồn. Trước hết sẽ là từ ngân hàng Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ thì có thể
    cung cấp vốn cho việc này. Nguồn thứ 2 là từ Chính phủ, có thể thông qua phát
    hành Trái phiếu đặc biệt để huy động vốn. Cuối cùng thì các NHTM cũng có thể
    tham gia đóng góp tài chính cho công ty mua. Từ trước đến nay thì việc xử lý nợ vẫn được các NHTM thông
    qua công ty quản lý tài sản AMC. Bây giờ NHNN quyết định thành lập công ty mua
    nợ quốc gia, liệu có phù hợp? Đúng là các NHTM vẫn thường thông qua các AMC để xử lý nợ nhất
    là nợ xấu, tuy nhiên cũng phải thấy rằng thời gian qua nhiều AMC hoạt động
    không hiệu quả nên các NH cũng phải thực hiện tái cơ cấu. Chưa kể mối quan hệ giữa NH mẹ và công ty con AMC thiếu minh
    bạch, việc mua bán nợ với giá chiết khấu bao nhiêu, hạch toán kế toán không rõ
    ràng cùng môi trường pháp lý để hoạt động còn bất cập. Rồi các NHTM nhỏ, yếu lại
    chưa có các AMC nên không thể xử lý nợ xấu để tái cơ cấu, sáp nhập. Khi có công
    ty mua nợ rồi sẽ thúc đẩy quá trính tái cơ cấu ngân hàng nhanh hơn. Do vậy việc thành lập công ty mua nợ cấp quốc gia là cần thiết,
    các ngân hàng có AMC vẫn tiếp tục xử lý nợ bình thường, không lo ngại sẽ chồng
    chéo. Theo ông đâu là cơ chế phù hợp cho công ty “mua nợ quốc gia”? Muốn công ty mua nợ hoạt động hiệu quả, hoàn thành được mục
    tiêu đặt ra, trước tiên phải có môi trường pháp lý phù hợp để xây dựng mô hình
    tổ chức hoạt đông. Tiếp đến là trong quá trình hoạt động tác nghiệp mua nợ các
    ngân hàng cần độc lập, không có sự can thiệp mang tính hành chính. Muốn như vậy
    thì hoạt động phải minh bạc, công khai để tạo dựng niềm tin cho thị trường. Khi xử lý nợ xấu phải phân định rõ trách nhiệm của các bên
    ngay từ đầu, điều kiện nào để được mua lại nợ. Điều này rất quan trọng để tránh
    tình trạng các NHTM lợi dụng dồn hết nợ xấu cho NHNN. Để hạn chế thì phải định giá chính xác các khoản nợ xấu, đưa
    ra mức giá hợp lý đối với NHTM. Kinh nghiệm của các quốc gia khác là khi định
    giá nợ theo giá thị trường chứ không theo giá sổ sách. Cuối cùng, theo ông liệu con số 100 ngàn tỷ có tiềm ẩn nguy
    cơ lạm phát hay không?Tôi không nghĩ như vậy. Việc xử lý nợ không phải diễn ra
    ngay được mà được thực hiện dần dần. Khoảng thời gian để hoàn thành xử lý nợ xấu
    có thể vài năm. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay thì bơm tiền ra cũng không lo
    ngại lạm phát.Xin cảm ơn ông!
    Thanh Hải
    Theo TTVN

Chia sẻ trang này