Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

3042 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 04:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37238 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ... Khi bác trở về xây tổ ấm...
    Thì Bằng Lăng lại phải đi rồi...
    Thôi nhé, tiện đây cho gửi lại...
    Chữ bai cho những bác teo rồi !

    ~X~X~X~X~X~X~X
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ... Khi bác trở về xây tổ ấm...
    Thì Bằng Lăng lại phải đi rồi...
    Thôi nhé, tiện đây cho gửi lại...
    Chữ bai cho những bác chán đời !

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ... Khi bác trở về xây tổ ấm...
    Thì Bằng Lăng lại phải đi rồi...
    Thôi nhé, tiện đây cho gửi lại...
    Chữ bai cho những bác ô môi !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ... Khi bác trở về xây tổ ấm...
    Thì Bằng Lăng lại phải đi rồi...
    Thôi nhé, tiện đây cho gửi lại...
    Chữ bai cho những bác chíp hôi !

    Bởi Bằng Lăng chỉ thích gừng già thôi !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    ... Khi bác trở về xây tổ ấm...
    Thì Bằng Lăng lại phải đi rồi...
    Thôi nhé, tiện đây cho gửi lại...
    Chữ bai cho những bác nách hôi !


    [:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]

    Sáng sớm mần thơ chọc ngoáy chơi !
    Cười đi ! Thêm yêu quý cuộc đời !
    Đời vắng tiếng cười , như đã chết !
    Như hoa xinh bằng nhựa mà thôi !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120205/dai-loan-thu-giu-gan-nua-tan-ma-tuy.aspx

    Đài Loan thu giữ gần nửa tấn ma túy


    06/02/2012 2:39
    AFP hôm qua đưa tin nhà chức trách Đài Loan vừa bắt giữ 3 người và tịch thu gần nửa tấn ma túy tổng hợp hồi cuối tuần rồi.
    Trong một cuộc kiểm tra, giới chức tìm thấy 434 kg amphetamine và ketamine được giấu xen lẫn giữa 1,5 tấn nấm trong một container tại sân bay Đào Viên ở ngoại ô Đài Bắc. Theo kết quả điều tra ban đầu, container này xuất phát từ Trung Quốc và đến Đài Loan sau khi quá cảnh tại Hồng Kông.
    Với giá trị lên đến nửa tỉ Đài tệ (tương đương 350 tỉ đồng), đây là vụ án ma túy lớn nhất đảo này trong 10 năm qua. Ba nghi phạm bị bắt giữ gồm một người đàn ông 53 tuổi, bị cho là cầm đầu đường dây ma túy, cùng 2 vợ chồng. Liên quan đến vụ án còn có một công ty dịch vụ hải quan nên nhà chức trách đang điều tra xem liệu có nhân viên hải quan nào tiếp tay cho băng nhóm này hay không.
    Hoàng Đình
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120205/nga-tro-lai-chau-a-thai-binh-duong.aspx
    Nga trở lại châu Á - Thái Bình Dương


    06/02/2012 3:44
    Theo giới quan sát, “sốt ruột” trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự quay lại của Mỹ nên Nga bắt đầu khẳng định hiện diện tại khu vực.
    Trong tuần qua, tàu khu trục Đô đốc Panteleyev, tàu cứu hộ Fotiy Krylov và tàu chở dầu Boris Butoma thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm hữu nghị Indonesia và Philippines. Trong đó, dư luận đặc biệt chú ý chuyến thăm ở Philippines vì nước này đang có nhiều động thái tăng cường an ninh sau những diễn biến đáng quan ngại trong khu vực. “Đây là lần đầu tiên tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm Philippines sau 96 năm”, RIA-Novosti dẫn lời phát ngôn viên của hạm đội là Roman Martov cho hay.
    Phát ngôn viên hải quân Philippines Omar Tonsay nhấn mạnh: “Chuyến thăm hướng tới tăng cường quan hệ hữu nghị song phương thông qua hàng loạt sự kiện nhằm nâng cao hợp tác và hiểu biết lẫn nhau”. Tuy vậy, khi được phỏng vấn, ông Tonsay không bình luận về những suy đoán rằng chuyến thăm có liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, theo báo Philippine Daily Inquirer.
    Nhắm tới 2 mục tiêu?
    Thế nhưng, theo giới quan sát, chuyến thăm lịch sử của tàu chiến Nga không chỉ đơn thuần là nhằm tăng cường tình hữu nghị. Nhà phân tích an ninh Trevor Hollingsbee cho rằng Nga muốn đóng vai trò trung lập nhưng nước này cũng có thể đang quan ngại một ngày nào đó Trung Quốc sẽ độc chiếm biển Đông. Đây không những là tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới mà còn là nơi có nhiều công ty dầu khí Nga đang thăm dò, khai thác. Báo South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông dẫn lời ông Hollingsbee nói: “Vài nhà phân tích tin rằng chuyến thăm của đội tàu chiến Nga có thể xuất phát từ việc Moscow muốn gửi một thông điệp tới Bắc Kinh”.
    Chuyên gia Hollingsbee còn nhận định chuyến thăm là dấu hiệu cho thấy Nga hy vọng sẽ bán được khí tài quân sự cho chương trình tăng cường sức mạnh quốc phòng của Philippines. Cách đây hơn một tuần, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Hernando Manalo tuyên bố Manila định chi hơn 2 tỉ USD từ đây tới năm 2020 cho việc hiện đại hóa quân đội. Theo ông Hollingsbee, việc Philippines vừa mua 8 trực thăng PZL W-3 Solkol của Ba Lan, vốn được dựa trên các thiết kế thời Liên Xô, đã khích lệ Nga tiếp tục đeo đuổi thị trường này.



    [​IMG]
    Tàu khu trục Đô đốc Panteleyev đến Philippines ngày 31.1 - Ảnh: Navaltoday.com
    “Ưu tiên châu Á - Thái Bình Dương”
    Trong một thời gian dài, tuy châu Á - Thái Bình Dương, nhất là Đông Nam Á, vẫn là thị trường chính cho vũ khí của Nga nhưng sự hiện diện của nước này trong khu vực bị đánh giá tương đối trầm lắng. Theo giới quan sát, tình hình đã thay đổi khi Trung Quốc ngày càng tìm cách gia tăng ảnh hưởng cũng như có những động thái cứng rắn. Thêm vào đó, tuyên bố của Mỹ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương khiến Nga phải nhanh chóng có động thái. Mới đây, RIA-Novosti dẫn lời Tổng thống Dmitry Medvedev khẳng định Nga là một phần không thể tách rời của châu Á - Thái Bình Dương. “Sự hợp tác với các nước khu vực trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, cũng như các quá trình liên kết khu vực là ưu tiên của chúng tôi”, ông Medvedev nói.
    Mặt khác, trước khi đến Philippines, đoàn tàu chiến Nga đã thăm Indonesia từ ngày 19-22.1, với nhiều hoạt động giao lưu. Indonesia là một tiếng nói lớn trong ASEAN, và theo một số chuyên gia nước này cũng rất lo lắng khi bản đồ đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc “liếm” sát họ. Gần đây, Indonesia ký hợp đồng mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga trị giá 470 triệu USD, theo tờ Jakarta Post.
    Bên cạnh đó, trong chuyến thăm Fiji tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố: “Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Moscow. Nga đang có nhiều đối tác quan trọng tại đây”.
    Về mặt quân sự, Nga dự kiến sẽ nhận 2 tàu chiến đa năng Mistral mua của Pháp vào khoảng năm 2014-2015. Theo kế hoạch, một trong 2 tàu này sẽ được biên chế vào Hạm đội Thái Bình Dương và đến trấn giữ nhóm đảo tranh chấp nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc với Nhật Bản. Giới quan sát đánh giá động thái của Moscow tăng cường phòng thủ nhóm đảo không chỉ để đối phó Tokyo mà đằng sau còn có một chủ ý sâu xa là tìm lại vị thế của mình ở châu Á - Thái Bình Dương cũng như dè chừng Bắc Kinh. Theo Tân Hoa xã, nhóm đảo trên có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ tiến ra Thái Bình Dương cho hạm đội Nga.
    Văn Khoa
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/39/39/175202/Default.aspx

    Viện Vũ khí
    Chủ động nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí cho lực lượng vũ trang



    QĐND - Chủ Nhật, 05/02/2012, 16:11 (GMT+7)
    QĐND Online - Những ngày đầu tháng 2 này, trong không khí thi đua phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mừng Xuân Nhâm Thìn, chào mừng kỷ niệm lần thứ 82 Ngày thành lập **********************, với tập thể cán bộ, công nhân viên Viện Vũ khí, niềm vui còn được nhân lên khi đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng ba vào dịp lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Nha Nghiên cứu kỹ thuật (NCKT) – đơn vị tiền thân của Viện Vũ khí (4/2/1947 – 4/2/2012).
    Những ngày đầu thành lập, Nha NCKT do cố Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa – Cục trưởng Cục Quân giới làm giám đốc, đã được kiện toàn thành 5 phòng chuyên môn: Phòng Hóa chất, Phòng Cơ khí, Phòng Xạ thuật, Phòng Tác chiến công dụng, Phòng Công văn với nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu và sản xuất các loại vũ khí mới để trang bị cho bộ đội chiến đấu.
    Trải qua từng thời kỳ, tên gọi Nha NCKT được chuyển thành Viện Nghiên cứu Quân giới năm 1951, rồi Viện Thiết kế Quân giới năm 1973, Viện Thiết kế vũ khí khí tài năm 1976, Viện Kỹ thuật vũ khí năm 1981, Viện Thiết kế vũ khí năm 1988 và Viện Vũ khí từ năm 2000 cho đến nay.
    [​IMG]
    Bảo dưỡng đạn tại Kho 864, Cục Quân khí. Ảnh: Phạm Quân. Mỗi giai đoạn phát triển của đơn vị đều gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng theo dòng chảy của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ những ngày đầu, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, dù còn non trẻ và khó khăn thiếu thốn mọi mặt, các cán bộ của Nha NCKT đã nghiên cứu, sản xuất thành công đạn bazôka, diệt ngay xe tăng địch. Khi súng, đạn bazôka và AT của ta có thể bắn xe tăng xuyên lô cốt, giặc Pháp đã xây dựng hệ thống boongke rất kiên cố. Trước nhu cầu cấp bách là phải có loại vũ khí uy lực hơn nữa, súng và đạn SKZ60 đã ra đời, tiếp thêm uy lực cho bộ đội ta. Liên tiếp sau đó, với các sản phẩm SKZ81, SKZ120… tập thể cán bộ, công nhân viên Nha NCKT đã được Bộ Quốc phòng tặng Huân chương Quân công hạng ba ghi nhận công lao và những thành tích đạt được trong muôn vàn khó khăn gian khổ.
    Đến khi biên giới được khai thông, mối liên hệ với các nước XHCN mở rộng, nhiệm vụ sản xuất vũ khí không còn cấp bách, như trước. Trong giai đoạn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, các cán bộ của Viện lại tập trung vào nghiên cứu hỏa thuật, sữa chữa vũ khí và sản xuất lựu đạn, mìn, thiết kế mới và cải tiến vũ khí theo yêu cầu trang bị cho bộ đội, chi viện cho miền Nam. Rất nhiều sản phẩm tiêu biểu đã ra đời: súng tiểu liên AK, trung liên TUL-1(RPK), súng đạn chống tăng B40, mìn nam châm, lựu đạn chạm nổ, mìn định hướng MĐH.10, lựu phóng 509 (A,B), súng cối giải phóng, súng cối 120mm, 160mm giảm nhẹ, súng cối 60mm, 81mm, đạn cối truyền đơn, ngòi APS, thủy lôi HAT2, súng đạn cối 160mm, đạn pháo 130mm… Các sản phẩm ra đời đúng lúc đã đáp ứng được yêu cầu của chiến trường, nâng cao hiệu quả chiến đấu của bộ đội, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975.
    Từ sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước cho đến nay, các cán bộ và công nhân viên của Viện lại tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ: Nghiên cứu, thiết kế phục vụ chế tạo, cải tiến, sửa chữa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, thiết kế; khắc phục khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm; bám sát nhiệm vụ và bám sát thực tế tại các nhà máy sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều sản phẩm do Viện nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất và trang bị cho quân đội: Súng và đạn cối 100mm; súng và đạn chống tăng B41-M; súng và đạn B40 sát thương; súng và đạn chống tăng PG-9; đạn lựu phóng 40mm kiểu 548B; súng và đạn pháo chiến dịch 122 D74, 130M46, 152-D20; lựu đạn LD-01…
    [​IMG]
    Trung tướng Lê Thanh Bình, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng gắn huân chương lên Quân kỳ Quyết thắng của Viện. Hiện tại, cán bộ, sĩ quan, công nhân viên của viện nhiều người được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước, tỷ lệ tiến sĩ, thạc sĩ đạt 50%. Trong 5 năm qua, Viện Vũ khí đã thực hiện được 54 đề tài các cấp: Nhà nước, Bộ và Tổng cục CNQP. Kết quả là đã đưa nhiều sản phẩm của các đề tài vào trang bị cho Quân đội : Súng phòng không 12,7mm kiểu NSV; súng đại liên PKMS; Súng lựu phóng bán tự động MGL; Súng Microuzi; Đạn cối tăng tầm 60, 82 và 100mm; Súng và đạn cối triệt âm 50mm; Kính ngắm đêm cho súng SPG-9; Kính điểm đỏ cho súng M-79; Kính ngắm quang học cho súng máy phòng không 12,7mm…
    Các cán bộ của Viện không ngừng học tập, nghiên cứu và được gửi đi đào tạo trong nước và ngoài nước. Riêng trong năm 2011, toàn viện đã có 14 cán bộ được gửi đi học cao học, chuyển tiếp nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước như Liên bang Nga, Úc, Trung Quốc... Các cán bộ của Viện cũng tích cực tham gia các đoàn công tác, tham quan tìm hiểu tại Hàn Quốc, Đức, Séc, Pháp, Israel, Thụy Sĩ… phục vụ cho việc lập dự án đầu tư “Xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật Viện Vũ khí”, cũng như các dự án của các đơn vị, nhà máy trong Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
    Với những thành tích đã đạt được trên suốt chặng đường 65 năm qua, Viện Vũ khí đã được Nhà nước, Đảng và Bộ Quốc phòng tặng nhiều danh hiệu cao quý. Đầu năm 2012 này, đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, Viện lại vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng ba.
    Hà Mai Hoàng
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/97/97/175128/Default.aspx

    Ông Đinh Văn Hải - Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa:
    Ngư dân thêm vững tin bám biển



    QĐND - Thứ Bẩy, 04/02/2012, 19:52 (GMT+7)
    QĐND - Trong chuyến công tác ra huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) mới đây, chúng tôi có dịp gặp gỡ ông Đinh Văn Hải - Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa. Gần hai thập kỷ gắn bó với đảo xa, ông nắm chắc đặc điểm của từng hòn đảo; chứng kiến sự đổi thay về đời sống, diện mạo của Trường Sa trong những năm qua...
    [​IMG]
    Ông Đinh Văn Hải - Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa
    Trường Sa đổi mới
    - Là người có nhiều năm gắn bó với Trường Sa, ông có thể cho biết cảm nhận của mình về sự đổi thay trên huyện đảo?
    - Cảm nhận thì nhiều lắm, nhưng tôi có thể nói khái quát thế này, hơn 10 năm trước, ở đảo chìm cũng như đảo nổi đều có điểm chung là khí hậu khắc nghiệt, vắng bóng cây xanh, nước ngọt khan hiếm. Ngay tại thị trấn Trường Sa này, màu xanh của cây cũng hạn hữu lắm. Thế nhưng, cùng với thời gian, ý chí và nghị lực của quân và dân, đã biến những hòn đảo khô cằn thành đảo xanh tràn đầy sức sống. Nhiều năm nay, không riêng gì đảo nổi mà ngay cả đảo chìm cũng đã có rau xanh và chăn nuôi được gia súc, gia cầm. Trường Sa bây giờ đã có những con đường rợp mát bóng cây. Để có được những con đường ấy, chúng tôi phải vận chuyển đất màu từ đất liền ra, trải đều lên mặt san hô rồi mới trồng cây xanh. Cứ vài năm một lần luân phiên thay đổi, cải tạo đất canh tác đã tạo nên màu xanh mát mắt nơi này.
    - Theo ông, sự thay đổi căn bản nhất ở Trường Sa là gì?
    - Nếu như trước đây, Trường Sa chưa có dân, thì nay nhiều hộ gia đình đã tình nguyện ra sinh cơ lập nghiệp. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành đầu tư ngân sách xây dựng hạ tầng cơ sở, đời sống quân và dân trên đảo ngày càng được cải thiện. Việc đưa vào sử dụng nguồn điện năng lượng gió, mặt trời giúp đời sống cán bộ, chiến sĩ cùng nhân dân trên đảo có sự thay đổi lớn về chất. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã lắp đặt và nâng cấp hệ thống băng tần, không những thuận tiện cho việc thông tin liên lạc bằng điện thoại di động, mà còn có thể truy cập internet để tiếp nhận kênh thông tin đa dạng, phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu như ngày xưa, cảm giác của những người lính đảo thường nhớ về nếp sinh hoạt ở quê nhà, thì nay cuộc sống đảo xa đã trở nên gần gũi, đáng yêu hơn bởi tiếng trẻ đánh vần, tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy...
    Vì ngư dân, vì Trường Sa
    - Thưa ông, Trường Sa là vùng biển, đảo giàu tiềm năng về thủy hải sản. Để khai thác được tiềm năng này chúng ta đã có những giải pháp gì?
    - Xác định tầm nhìn, hướng đi chiến lược về kinh tế biển, đảo Trường Sa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá gồm nhiều hạng mục như: Cầu tàu; hệ thống tiếp nhận và cung cấp nhiên liệu, nước ngọt cho tàu thuyền đánh bắt xa bờ; tường hắt sóng, nhà trồng rau, khu chăm sóc y tế; trạm xử lý nước thải… Các hạng mục dịch vụ này không những giúp ngư dân tiết kiệm chi phí nhiên liệu mà còn tăng thời gian bám biển, tăng lợi nhuận chuyến biển. Ngành thủy sản cũng đã thí điểm thành công dự án nuôi cá lồng theo công nghệ đánh chìm và đã bàn giao cho Công ty 129 (Quân chủng Hải quân) đưa vào khai thác, bước đầu đạt kết quả tốt. Tương lai gần, các lòng hồ san hô ở Trường Sa không chỉ là nơi neo đậu, trú ngụ an toàn cho tàu thuyền và phương tiện nghề cá khi gặp bão gió, mà còn có tiềm năng trở thành trung tâm dịch vụ nghề cá lớn của Việt Nam. Trường Sa sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch...
    [​IMG]
    Ngư dân huyện đảo Trường Sa bám biển khai thác hải sản. Ảnh: Xuân Giáp
    - Giờ đây, số lượng tàu thuyền ra Trường Sa ngày càng nhiều, ngư dân vững tin bám biển. Ông có thể cho biết về sự thay đổi này?
    - Số lượng ngư dân ra đánh bắt hải sản tại quần đảo Trường Sa ngày càng nhiều dẫn đến tỷ lệ gặp bão gió, hỏng hóc phương tiện và tai nạn rủi ro cũng tăng lên. Do vậy, các đảo thường xuyên tổ chức lực lượng cứu hộ, cứu nạn, khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ nhiên liệu, nước ngọt và lương thực, thực phẩm cho bà con. Chỉ tính riêng năm 2011, đơn vị đã cứu hộ, cứu nạn 4 tàu đánh cá gặp nạn, kịp thời đưa 6 trường hợp ngư dân bị chấn thương trên biển vào đảo cứu chữa.
    Trước đây, vươn ra khơi đánh bắt hải sản, ngư dân rất lo gặp bão gió, phải cơ động tàu thuyền tránh trú, neo đậu dài ngày trên biển sẽ cạn kiệt nhiên liệu và rủi ro. Nay họ không còn nỗi lo ấy vì đã có bộ đội trên đảo hỗ trợ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, cứu hộ, cứu nạn. Đơn cử trong năm qua đã có hàng trăm tàu thuyền vào các đảo: Đá Lát, Đá Tây, Trường Sa Lớn... tránh bão. Còn nhớ, năm 2006 bão Chan-chu vừa tan, cũng là lúc tại khu vực đảo An Bang có tàu cá ngư dân Quảng Ngãi chết máy trôi dạt trên biển. Ban chỉ huy đảo nhanh chóng cho xuồng ra thăm hỏi, hỗ trợ lương thực, thực phẩm. Biết chiếc tàu cá vì tránh bão dài ngày nên đã hết nhiên liệu. Cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang nhường luôn số dầu dự trữ thắp sáng cho chiếc tàu ấy về đất liền.
    Những năm gần đây, số tàu cá ngư dân bị hỏng hóc trên biển khá nhiều nhưng đã được những người lính thợ của Nhà máy Z753 (Quân chủng Hải quân) đang công tác trên đảo kịp thời sửa chữa...
    - Thưa ông! Có lẽ những việc làm âm thầm, lặng lẽ của những người lính đảo trong nhiều năm qua đã tạo nên tình đoàn kết quân - dân cá nước?
    - Ở Trường Sa, từ người dân, người chiến sĩ cho đến chỉ huy đảo, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể không hề có khoảng cách. Mọi người đều coi nhau như anh em một nhà. Tất cả đều tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời, cùng chung tay, góp sức xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Dẫu còn nhiều gian nan và thử thách, song quân - dân Trường Sa không đơn độc, bởi sau lưng chúng tôi là hậu phương, là sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân.
    - Xin cảm ơn ông!
    Phan Tùng Lâm (thực hiện)
  10. thamlathang

    thamlathang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    9
    ối đồng chí ơi.. ~X~X~X
    thế đồng chí bảo em là... con của em tím ah mà em ấy bồng
    pó trym:))

Chia sẻ trang này