Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

4177 người đang online, trong đó có 285 thành viên. 14:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36926 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. thamlathang

    thamlathang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    9

    phải gọi là : đẹp zai, giống gái, ngồi đái, gọi là mái, =))=))=))
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nước cờ sai tại Biển Đông?

    SGTT.VN - Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tác giả Will Rogers trên trang báo Diplomat đặt vấn đề: Bắc Kinh có thể đặt cược sai về trữ lượng dầu tại Biển Đông và xem đây là lợi ích cốt lõi của họ. Trước sự đe doạ của Trung Quốc, Philippines sẽ cùng Mỹ tập trận bảo vệ giàn khoan.

    Biển Đông có trữ lượng 28 hay 200 tỉ thùng dầu?

    Thực tế, Bắc Kinh đánh giá quá cao tầm quan trọng chiến lược của trữ lượng dầu và khí đốt tại Biển Đông. Điều này xuất phát từ nhu cầu năng lượng cao để phát triển kinh tế thành một cường quốc công nghiệp. Năm 2009, vượt qua Mỹ, Trung Quốc giành ngôi vị quốc gia tiêu dùng năng lượng lớn nhất thế giới. Năm 2025, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc được dự báo sẽ gấp đôi so với Mỹ. Để đảm bảo nguồn tài nguyên năng lượng cần thiết cho nền kinh tế, Bắc Kinh đang phát triển một loạt các nguồn năng lượng mới bao gồm năng lượng mặt trời. Tuy vậy, nguồn nhiên liệu hoá thạch vẫn là chủ đạo.

    So với các nguồn khai thác dầu tại Trung Đông, Trung Á chịu nhiều rủi ro vì phải quá cảnh các nước khác, Biển Đông được Bắc Kinh xem là một nguồn lợi an toàn hơn.

    Tuy nhiên, hoạch định của Bắc Kinh về dự trữ hydrocarbon tại Biển Đông có thể có sai sót và có khoảng cách đáng kể so với thực tế. Kết quả khảo sát địa chất của Mỹ tính toán rằng khu vực này có trữ lượng khoảng 28 tỉ thùng dầu – đủ để cung cấp cho thị trường dầu toàn cầu trong 11 tháng. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc lại ước tính rằng Biển Đông chứa gần 200 tỉ thùng dầu – đủ để đáp ứng lượng tiêu thụ dầu toàn cầu trong hơn sáu năm rưỡi. Các nhà phân tích cho rằng ước lượng của Trung Quốc là cực kỳ lạc quan. Và cũng vì sự lạc quan này mà Bắc Kinh không từ bỏ một chiêu thức nào để ngăn chặn nỗ lực khai thác dầu của các nước láng giềng có chủ quyền tại Biển Đông.

    Mỹ – Philippines tập trận bảo vệ giàn khoan

    Những tháng gần đây, Trung Quốc liên tục cảnh báo các công ty dầu khí nước ngoài (ExxonMobil, Shell và Chevron) muốn hợp tác với Philippines và Việt Nam để khai thác tại Biển Đông và không ngại gây ra những trò quấy nhiễu ngư dân nước ngoài trong khu vực biển đang tranh chấp.

    Tướng Juancho Sabban, lực lượng vũ trang Philippines, cho biết, những tàu giám sát Trung Quốc núp bóng tàu cá bị tịch thu trong hải phận Philippines thường được trang bị đầy đủ GPS, radio, máy nén khí giúp lặn biển sâu.

    Dự kiến trọng tâm của đợt tập trận Mỹ – Philippines trong mùa xuân 2012 là bảo vệ giàn khoan dầu. Một phái đoàn Philippines đã đến Washington vào cuối tháng 1.2012 để hội đàm về việc quân đội Mỹ tăng cường hỗ trợ nước này. Đô đốc Mỹ Jonathan Greenert, nhận định: “Biển Đông là khu vực quan trọng với Mỹ vì những tác động đến nền kinh tế và các tuyến giao thương của Mỹ”.

    Trong khi Philippines đang có những động thái xích lại gần phía Mỹ, Trung Quốc một mặt hứa hẹn kim ngạch thương mại với Philippines đang ở mốc 30 tỉ USD có thể tăng gấp đôi trong vài năm tới, một mặt lại đe doạ trừng phạt bằng vũ lực. Toàn cầu Thời báo (Trung Quốc) cảnh báo rằng “các nước nhỏ” trong khu vực nên ngừng thách thức lợi ích của Trung Quốc nếu không muốn “nghe tiếng gầm của đạn pháo”



    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/sgtt.com.vn/Nuoc-co-sai-tai-Bien-Dong/7821037.epi
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông


    Cuộc hiện đại hóa quân sự cùng với sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc ở biển Đông đã khiến các thành viên ASEAN liên quan phải vận động Mỹ tham gia hơn nữa vào khu vực. Mỹ đã đáp lại bằng cách nêu ra tranh chấp Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội vào giữa năm. Sự can thiệp của Mỹ đã kích động một thái độ phẫn nộ từ phía Trung Quốc.

    >> Phần 1: Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam á

    Năm 2010, sự quyết liệt của Trung Quốc diễn ra dưới hình thức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn để khẳng định quan điểm ngoại gia của mình về các tranh chấp trên biển. Hải quân PLA (PLAN) tiến hành 3 cuộc tập trận lớn xen giữa hội nghị ARF. Cuộc tập trận đầu tiên diễn ra vào đầu tháng 4, cuộc thứ 2 vào đầu tháng 7, và cuộc thứ 3 vào cuối tháng này. Cuộc đầu tiên và cuộc thứ 3 có sự tham gia của các các tàu chiến PLAN hiện đại nhất rút từ các đội tàu Biển Bắc, Đông và Nam. Cho tới trước cuộc tập trận đầu tiên, đội tàu Biển Đông là đội tàu duy nhất của PLAN hoạt động trên biển Đông. Cuộc tập trận thứ 3 là cuộc tập trận lớn nhất trong các cuộc tập trận tương tự và cũng rất nổi bật trên các tin tức truyền thông chủ chốt của Trung Quốc về các cuộc bắn tên lửa thật.

    Hội nghị thường liên lần thứ 43 của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra vào ngày 19-20/7 sau cuộc tập trận lần thứ 2 của PLAN. Các bộ trưởng ASEAN tuyên bố coi DOC là "văn bản cột mốc trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc" và hướng dẫn các quan chức cấp cao triển khai Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về Thực thi DOC nhằm tiến tới thông qua một bộ quy tắc ứng xử.

    Trước Hội nghị Bộ trưởng ARF lần thứ 17 vào ngày 23/7, Mỹ đã thông báo riêng với 7 một số thành viên ARF rằng bộ trưởng Ngoại giao Clinton sẽ có một sự can thiệp và kêu gọi ủng hộ. Khi phát hiện điều này, Trung Quốc đã tiếp cận từng nước ASEAN để cảnh báo họ trước việc quốc tế hóa vấn đề trên. Điều này đã tạo ra cảnh tưởng đối đầu ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington.

    Tại hội nghị AFF, 11 trong 27 thành viên ARF ((Brunei, Malaysia, Philippine, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Australia, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc) cùng với Mỹ bày tỏ quan ngại về an ninh hàng hải tại Biển Đông. Bốn thành viên ASEAN từ chối bình luận (Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan).

    Mặc dù các thảo luận trên tại Hội nghị ARF chỉ mang tính không chính thức, nhưng bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Clinton vẫn khẳng định quan điểm của Mỹ trong bình luận trước truyền thông. Bà tuyên bố Mỹ có "lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do lưu thông, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông" và giải quyết tranh chấp Biển Đông "quyết định tới ổn định khu vực". Về mặt này, bà Clinton tuyên bố Mỹ Hoa Kỳ hỗ trợ "quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế". Bà cũng bác bó căn cứ tuyên bố của Trung Quốc đối với Biển Đông.

    Sự can thiệp của Ngoại trưởng Clinton được cho là đã khiến các đồng nghiệp Trung Quốc bị bất ngờ. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì cáo buộc Mỹ đang tiến hành âm mưu chống lại Trung Quốc. Sau khi nói bóng gió đến Việt Nam, Dương Khiết Trì nhằm thẳng vào bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo và tuyên bố, "Trung quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó đúng là một thực tế".

    Theo một thông tin, một số thành viên ASEAN đã bị bất ngờ bởi sự quyết liệt trong lời phản bác của Bắc Kinh và bắt đầu "suy nghĩ lại về việc cầu cứu khẩn cấp sự can thiệp của Mỹ". Điều này được phản ánh trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN lần thứ 2, nơi dự thảo tuyên bố chung do Mỹ đề xuất để phản đối "việc sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên nào muốn giành chủ quyền gây tranh cãi trên biển Đông" bị xem xét lại và xóa bỏ toàn bộ các dẫn chiếu đến sử dụng vũ lực và Biển Đông.


    Ba ngày trước hội nghị của các nhà lãnh đạo, một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tạo thêm áp lực ngoại giao lên các nước ASEAN bằng tuyên bố "Chúng tôi quan ngại về bất cứ dạng tuyên bố nào có thể được Mỹ và ASEAN đưa ra về Biển Đông" và "Chúng tôi kịch liệt phản đối bất cứ quốc gia nào không liên quan tới vấn đề Biển Đông can dự vào cuộc tranh chấp. Điều này sẽ chỉ làm phức tạp hơn thay vì giúp giải quyết vấn đề". Áp lực ngoại giao của Trung Quốc đã có hiệu quả như mong muốn. Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN thực thế đã thảo luận Biển Đông, theo một thông tinh chính thức của Nhà Trắng đưa ra ngay sau hội nghị.

    Nhưng giọng điệu của tuyên bố chung đã nhẹ đi nhiều vì một số quốc gia ASEAN có quan điểm rằng hiện nay không phải là thời điểm để gây mối thù địch thêm nữa với Trung Quốc. Một quan chức ASEAN cấp cao tuyên bố "Có vẻ đây không phải là thời điểm thích hợp để nhận lấy cú đấm nặng ký của Trung Quốc". Một nhà ngoại giao ASEAN khác quan sát, "Chúng tôi cũng không muốn tạo ấn tượng rằng chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì Mỹ yêu cầu. Bằng cách không nhắc tới hai chữ "Biển Đông", chúng tôi đã giữ thể diện cho cả Trung Quốc và Mỹ".

    Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục chứng tỏ sự quyết liệt hơn về quân sự. Ngày 2/11, lực lượng hải quân PLA tổ chức cuộc tập trận hải quân quy mô lớn lần thứ 4 tại Biển Đông trong cùng năm đó. Cộng lại, 4 cuộc tập trận này của PLAN là minh chứng cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển năng lực duy trì các cuộc triển khai hải quân rộng hơn ra ngoài khơi Biển Đông.

    ASEAN và cấu trúc khu vực mới

    Ngày 12/10, Việt nam chủ trì cuộc họp khai mạc hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với 8 đối tác đối thoại (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ). Trước hội nghị này, các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã đi đến đồng thuận rằng các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự chính thức và Biển Đông sẽ không được đưa ra trong tuyên bố chung cuối cùng". Nhưng không có quy định hay điều kiện nào được đặt ra cho 8 Bộ trưởng Quốc phòng các nước không thuộc ASEAN.

    Tám thành viên, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Singapore và Việt Nam, đều nêu quan ngại về an ninh hàng hải trên Biển Đông. Đơn cử, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Mỹ quyết tâm vẫn duy trì can dự: "Mỹ luôn thực hành quyền của chúng tôi và ủng hộ quyền của các bên khác được lưu thông qua lại và hoạt động trong vùng biển quốc tế. Điều này sẽ không thay đổi, và cam kết của chúng tôi về việc tham gia các hoạt động và tập trận với các liên minh và đối tác khác cũng vậy".

    Bộ trưởng Gates cũng nhấn mạnh đề nghị của bộ trưởng ngoại giao Clinton về tạo điều kiện thuận lợi thảo luận đa phương bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Nhưng, như trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương của Mỹ Kurt Campbell giải thích sau đó, những gì các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông muốn là "Mỹ hỗ trợ một quá trình. Thành thật mà nói, họ không mong muốn có một điều giải viên".

    Các quan chức Trung Quốc phản ứng một cách một cách tức giận trước những quan ngại về an ninh hàng hải trên Biển Đông, nhưng giọng điệu đã có vẻ đã nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước kia. Một phát ngôn viên Bộ Quố phòng Trung Quốc ghi nhận rằng vấn đề Biển Đông được "nhắc đến", nhưng không phải đề cập "chính thức". "Đó là vấn đề của họ, chứ không phải vấn đề của chúng tôi". Buổi khai mạc hội nghị ADMM mở rộng lần đầu đã thông qua tuyên bố chung bao gồm cam kết của 18 bộ trưởng Quốc phòng nhằm "củng cố hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực thông qua thực hiện các hợp tác cụ thể và thực tế để giải quyết các vấn đề quốc phòng và an ninh, đảm bảo lợi ích của nhau, với mục tiêu xây dựng năng lực, phát triển chuyên môn, và củng cố phối hợp trong các lĩnh vực có thể đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực".

    ADMM mở rộng thông qua 5 lĩnh vực hợp tác thực tế trong tương lai và thành lập Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM mở rộng) để thực hiện quyết định này. ADMM+ thống nhất tổ chức hội nghị lần thứ 2 vào năm 2013. ADSOM Plus tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 và thành lập 5 Nhóm công tác chuyên gia, mỗi nhóm được một thành viên ASEAN và ngoài ASEAN đồng chủ trì: Hỗ trợ nhân quyền và Giảm nhẹ thiên tai (Việt Nam và Trung Quốc), An ninh hàng hải (Malaysia và Australia), Y tế quân sự (Singapore và Nhật Bản), Chống khủng bố (Indonesia và Mỹ), và Hoạt động gìn giữ hòa bình (Philippine và New Zealand).

    Kết luận

    Trong năm 2010, an ninh khu vực Đông Nam Á chịu tác động của căng thẳng gia tăng trong quan hệ Trung-Mỹ, viêc tái can dự của Mỹ vào khu vực, và sự quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông. Đến cuối năm, căng thẳng Trung-Mỹ giảm bớt và quan hệ song phương trở lại quỹ đạo đi lên của nó. Điều này đã tạo cơ sở cho chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington vào tháng 1/2011. Tuyên bố chung công bố khi kết thúc chuyến thăm ghi nhận cam kết cả hai bên sẽ tôn trọng lợi ích cốt lõi và các mối quan tâm chính của nhau, và không nêu trực tiếp đến Biển Đông.

    Sự tái cam kết của Mỹ với ASEAN đạt đến đỉnh điểm với việc tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN ở cấp nguyên thủ quốc gia/chính phủ. Mỹ cũng cam kết sẽ tham gia vào cấu trúc an ninh khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, bao gồm thông qua ADMM mở rộng và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Cá nhân các nước thành viên ASEAN chào đón sự tái cam kết của Mỹ, nhưng ASEAN nói chung đặc biệt thận trọng để phải theo bên nào, giữa Trung Quốc và Mỹ.

    Sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Động là vấn đề an ninh nóng bỏng trong suốt cả năm. Nhưng lãnh đạo phía Trung Quốc đã thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN khi đồng ý khôi phục lại Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về thực thi DOC. Quyết định chuyển từ nhấn mạnh đàm phán song phương sang đa phương của Trung Quốc có thể do sự can thiệp của Mỹ theo lời kêu gọi của một số nhà nước ASEAN. Tuy nhiên, Biển Đông sẽ vẫn là một vấn đề an ninh khó giải quyết, chủ yếu vì yêu sách đòi chủ quyền hơn 80% khu vực của Trung Quốc xung đột với các tuyên bố chủ quyền của 4 quốc gia ven biển khác: Việt Nam, Philippine, Malaysia, và Brunei.

    Diễn biến an ninh năm 2010 cho thấy cuộc đối đầu và cạnh tranh nước lớn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh Đông Nam Á bất chấp nỗ lực cao nhất của ASEAN nhằm bảo vệ mình khỏi các lực lượng này. Đông Nam Á sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc đối đầu và cạnh tranh quân sự Trung-Mỹ. ASEAN có thể giảm thiểu ảnh hưởng của những diễn biens này bằng cách củng cố tình đoàn kết, phát triển một Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN gắn kết, và tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm của mình trong cấu trúc an ninh khu vực. Cùng với đó, mỗi nhà nước trong ASEAN có thể củng cố an ninh của mình thông qua khả năng tự lực quốc phòng bằng cách tiếp tục hiện đại hóa các lực lượng như một hàng rào chống lại các bất ổn chiến lược.



    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-02-02-su-quyet-liet-cua-trung-quoc-o-bien-dong
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc tiếp tục tập trận trên biển

    Cách đây vài hôm tờ China Military Online số ra ngày 01/2/2012 đưa tin về cuộc tập trận hỗn hợp của hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đóng tại căn cứ Tam Á, đảo Hải Nam.

    Nguồn tin này nói rằng cuộc tập trận hỗn hợp giữa một đoàn gồm khu trục hạm và hộ tống hạm thuộc hạm đội Nam Hải thực tập tác chiến phối hợp nhiều chiến hạm được điều động theo đội hình, thay thế cho phương pháp thực tập tác chiến cũ chỉ có một chiến hạm. Các chiến hạm này ở các vị trí cách nhau hàng chục hải lý nhưng phối hợp với nhau.

    Chen Yueqi, tư lệnh của đội chiến hạm nói với nhà báo đi theo cuộc tập trận rằng từ khi bắt đầu tập trận từ đầu năm đến nay, nội dung tập trận của từng chiến hạm đã được thay đổi tư duy trong sự huấn luyện tác chiến hỗn hợp để tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các chiến hạm. Có vẻ gần đây Hải quân Trung Quốc đang đẩy mạnh việc tập trận với quy mô lớn các tàu chiến, chiến hạm và tàu ngầm chứ không còn tổ chức riêng lẻ từng loại một như trước đây nữa. Cũng như mọi cuộc tập trận trước, Trung Quốc cũng không tiết lộ vị trí cuộc tập trận ở đâu trên biển Đông.

    Cách đây ít lâu, tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc cũng đăng tin những ngày đầu tháng 1 năm 2012, khu trục hạm Quảng Châu bắt đầu chiến dịch huấn luyện tác chiến trên biển Ðông, nhưng không thấy tờ báo này của Trung Quốc nói về địa điểm tập luyện của khu trục hạm ở chỗ nào chính xác trên biển Đông và có bao nhiêu tàu chiến và lực lượng phối hợp tham gia.

    Hàng năm Trung Quốc đều tổ chức khá nhiều các cuộc tập trận lớn nhỏ trên biển Đông
    Năm ngoái, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân qui mô với 14 chiến hạm trên biển Ðông, theo tờ Hoàn Cầu cho biết

    Cuộc tập trận này được mô tả là gồm cả chống tàu ngầm và đổ bộ vào bờ biển với mục đích “phòng chủ các đảo và bảo vệ các tuyến đường biển”.

    Trong thời gian này năm ngoái, có ít nhất 3 cuộc tập trận hải quân quy mô của Trung Quốc được tổ chức gồm sự phối hợp của không quân, chiến hạm săn tàu ngầm và tàu tuần.


    Phú nguyễn (theo China Military Online, Hoàn Cầu)

    http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201202/Trung-Quoc-tiep-tuc-tap-tran-tren-bien-2128960/
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thách thức của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương năm 2012
    Thứ hai, 06 Tháng 2 2012 00:00

    Năm 2012 được Viện Hoàng gia An ninh Quốc phòng Anh đánh giá là năm quá độ, và khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài xu hướng này trên nhiều lĩnh vực. Vấn đề lớn nhất là mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và vị thế của Bắc Kinh với tư cách là một cường quốc sẽ được thử thách thông qua vấn đề Đài Loan, sự trở lại châu Á của Mỹ và các mối quan hệ của nước này với Đông Nam Á.

    Năm 2012 ngay từ khi bắt đầu sẽ không phải là năm bình yên đối với châu Á-Thái Bình Dương. Các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện của Đài Loan bắt đầu vào ngày 14/1. Tới cuối năm, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất hiện trước ánh đèn sân khấu. Điều này tạo ra một giai đoạn chuyển tiếp khi mà sự nguyên trạng tinh tế của mối quan hệ hai bờ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Những tranh chấp lãnh thổ trên biển đang được kìm nén giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á và mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ thu hút sự quan tâm toàn cầu trong bối cảnh Mỹ tuyên bố "trở lại châu Á". Sự pha trộn của những biến động chính trị cùng với sự cạnh tranh tiềm tàng giữa Trung Quốc và Mỹ khiến năm 2012 sẽ là một năm căng thẳng ở Tây Thái Bình Dương.

    Bầu cử tổng thống tại Đài Loan
    Bầu cử tại Đài Loan chưa bao giờ là sự kiện yên tĩnh và năm 2012 cũng không phải là ngoại lệ. Các cuộc bầu cử tại Đài Loan luôn là bài thử căng thẳng của mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương rộng lớn hơn, và Bắc Kinh cùng Oasinhtơn hầu như không giấu giếm sự giám sát sốt sắng đối với chiến dịch bầu cử. Giới hạn đàn hồi của hiện trạng hai bờ đã được đẩy đến mức cùng cực vào đêm trước của cuộc bầu cử năm 1996, khi Trung Quốc phong tỏa phía Bắc và phía Nam của hòn đảo, thử kho vũ khí tên lửa nhằm vào tỉnh ly khai Đài Loan. Phải mất một quãng đường thì nhóm chiến đấu tàu sân bay Hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương mới tới được eo biển để thể hiện quyết tâm của Mỹ đến hỗ trợ cho nền dân chủ non nớt này. Ngày nay, các động lực quan hệ hai bờ đã thay đổi đáng kể do sự nổi lên không thể lay chuyển của sức mạnh dân tộc tổng thể của Trung Quốc. Bài thuốc thử về lòng chân thành của Oasinhtơn tới nay là Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA) không chỉ bao gồm những hành động đe dọa chiến tranh đó mà đã gia tăng tới việc thường xuyên bán vũ khí cho quân đội Đài Loan. Tại Oasinhtơn, Nhà Trắng đã đưa ra những cảnh báo đối với bà Thái Anh Văn trong chuyến thăm Mỹ của bà này để vận động tranh cử. Một số nhà hoạch định chính sách Mỹ lo ngại rằng bà Thái thiếu tính quyết đoán trong trò chơi chiến lược Đài Loan-Oasinhtơn-Bắc Kinh. Dù trọng tâm nền dân chủ của Đài Loan có gần gũi với Mỹ tới đâu đi chăng nữa thì điều cuối cùng mà bất kỳ một ai trong Nhà Trắng ít mong muốn nhất là một điểm nóng khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại nổ ra trong đêm trước ngày bầu cử năm 2012 này ở Mỹ. Mối quan hệ của Đài Loan với Đại lục và việc nối lại các mối quan hệ kinh tế hai bờ vì thế đã và đang trở thành tâm điểm sự quan tâm ngày càng tăng của quốc tế.
    Một số quan chức Oasinhtơn đã đánh giá rằng một Trung Quốc đang nổi lên và việc cán cân quân sự hai bờ đang nghiêng về phía Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đang đẩy Đài Loan vào quỹ đạo của Trung Quốc mà không thể cưỡng lại được. Các chiến lược gia Đài Loan, chẳng hạn như Giáo sư Su Chi, cố vấn của Tổng thống Mã Anh Cửu, đã ủng hộ chiến lược cân bằng cẩn trọng giữa hai nhà tài trợ lớn cho Đài Loan là Mỹ và Trung Quốc. Một số khác cho rằng cuộc tranh luận nội địa của Đài Loan đã chuyển từ quy chế cho Đài Loan sang mối quan hệ kinh tế với Đại lục - vấn đề có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hai bờ. Gần đây, ở Oasinhtơn đã xuất hiện những lời kêu gọi Mỹ từ bỏ Đài Loan và từ bỏ cam kết an ninh của Mỹ với hòn đảo này. Những lo ngại này có thể bị thổi phồng thái quá, nhưng những lời kêu gọi của ông Mã hồi tháng 10/2011 về một Hiệp ước Hòa bình với Trung Quốc đã cho thấy sự cần thiết phải phân tích kỹ lưỡng hơn về khả năng sẵn sàng can dự vào việc xây dựng niềm tin quân sự với Đài Loan của Trung Quốc. Nếu đây là một mong muốn thực sự của Bắc Kinh thì di sản chính trị của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào về vấn đề Đài Loan sẽ vẫn là điểm sáng thu hút sự chú ý trong năm 2012. Dù có một sự thương lượng nào đó về hòa bình với Đài Loan thì PLA vẫn tiếp tục chĩa 1.600 tên lửa vào hòn đảo này và lời đề nghị về một Hiệp ước Hòa bình của ông Mã đã khiến sự ủng hộ đối với ông sụt đi đáng kể trong các cuộc thăm dò ý kiến.

    Sự trở lại châu Á của Mỹ
    Bắc Kinh đã thực hiện một quan điểm hòa giải ngoài việc nối lại các cuộc đối thoại quân sự ngày 7/12 khi Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy thăm Bắc Kinh theo lời mời của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên dự đối thoại quân sự thường niên trong khuôn khổ Đối thoại Tư vấn Quốc phòng (DCT). Tướng Mã Hiểu Thiên đã nhắc lại mục tiêu hòa bình của Trung Quốc và Mỹ đã nêu lên những quan ngại về Bắc Triều Tiên và tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông). Tuy nhiên, nhằm xua tan những nghi ngờ về mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, Hồ Cẩm Đào với tư cách là Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã đưa ra bài phát biểu một ngày trước khi đối thoại nói về việc Hải quân Trung Quốc chuẩn bị cho những thách thức quân sự. Những cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến dịch hồi tháng 11/2011 khẳng định vị thế cường quốc tại châu Á-Thái Bình Dương của mình, đặc biệt là trong định hướng của Đông Nam Á. Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Hawaii, cả ông Obama và bà Clinton đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải củng cố Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong chuyến thăm tới Darwin , ông Obama đã tiết lộ kế hoạch đồn trú của 2.500 lính thủy đánh bộ tại đây, và tại Hội nghị cấp cao Đông Á ở Bali , ông Obama một lần nữa khẳng định đòi hỏi của Mỹ đối với quyền tự do đi lại trên Biển Đông. Cách tiếp cận hai mũi nhọn trong cả lĩnh vực kinh tế và an ninh là nhằm tái củng cố sự hiện diện của Mỹ tại Đông Nam Á và cũng để bổ trợ cho các liên minh truyền thống tại khu vực Đông Bắc Á. Quan trọng hơn, Mỹ cũng đã thể hiện sự sẵn sàng khai thác Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành phương tiện gia tăng sức mạnh nhằm thực hiện các mục tiêu của Mỹ ở khu vực vốn đang ngày càng bị hòa tan do ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Một thử thách đối với khí phách của một siêu cường là liệu nó có thể tiến hành các chiến dịch quân sự tại các khu vực khác nhau của thế giới một cách đồng thời hay không. Dù không có ai nghi ngờ về cam kết thống trị chương trình nghị sự của châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nhằm cân bằng về mặt quân sự với Trung Quốc, nhưng chi phí kinh tế của việc leo thang trong khu vực trong bối cảnh làn sóng suy giảm kinh tế đang lan rộng khắp toàn cầu sẽ gây ra thảm họa đối với sự phục hồi kinh tế thế giới. Mối quan hệ kinh tế Trung-Mỹ nằm ở trọng tâm của sự quan ngại này.

    Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18
    Cuối năm 2012, việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc sẽ diễn ra tại Đại hội Đảng Cộng sản 18. Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng sẽ nổi lên từ tấm màn đỏ tại Quảng trường Thiên An Môn. Do tuổi tác, Tổng Bí thư Hồ Cầm Đào sẽ nghỉ và người thay thế sẽ là Tập Cận Bình. Lý Khắc Cường, hiện là Phó Thủ tướng thứ nhất, sẽ lên nắm giữ chức Thủ tướng. Quan trọng là dưới quy định hạn chế về tuổi tác thì khoảng 2/3 thành viên trong Quân ủy Trung ương sẽ nghỉ hưu. Cùng với sự thay đổi của giới lãnh đạo chóp bu, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc cũng sẽ trải qua quá trình chuyển đổi trong năm 2012. Dù căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Đại lục đã giảm nhiều trong nhiệm kỳ 4 năm qua của Tổng thống Mã Anh Cửu nhưng hầu như không có sự tiến triển nào trên mặt trận quân sự. Điều này cũng được thấy trong mối quan hệ quân sự Mỹ-Trung, vốn không hề có một sự tiến triển nào, bất kể việc nối lại đối thoại gần đây. Những căng thẳng an ninh khu vực giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã và đang tiếp tục diễn ra. Năm 2011 đã chứng kiến sự leo thang căng thẳng tại Biển Đông và những tranh chấp lãnh thổ đã bùng phát giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Bắc Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình, vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự ổn định của chế độ cầm quyền tại nước này cho tới nay vẫn không chắc chắn. Dưới sự lãnh đạo của Mã Anh Cửu, Đài Loan đã trải qua một giai đoạn ổn định quan hệ hai bờ chưa từng có và đối đầu ngoại giao với Đại lục cũng giảm đáng kể. Nếu bà Thái Anh Văn chiến thắng và nhậm chức Tổng thống, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ muốn tái khẳng định sự cam kết của mình với Đạo luật chống ly khai, theo đó đe dọa việc sử dụng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. PLA có thể sẽ chọn giải pháp phô trương lực lượng nhằm khẳng định cam kết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Trung Quốc. Không giống như châu Âu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương thiếu một khung an ninh đa phương và hàng loạt vấn đề vẫn còn tồn tại về vấn đề an ninh của khu vực mà dòng vốn toàn cầu đang dịch chuyển tới, cùng với đó là sự theo đuổi của Mỹ, trong khi châu Âu đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Năm 2012 sẽ không chỉ là một phép thử đối với cam kết bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc mà còn thử thách khả năng kiểm soát bất kỳ một sự leo thang thù địch nào với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực./.

    Theo RUSI China 2012: the Year of the Dragon
    Vũ Hiền (gt)
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Năm quan niệm sai lầm về sức mạnh của Trung Quốc
    Chủ nhật, 05 Tháng 2 2012 00:00

    Báo "The Jakarta Globe" đăng phân tích của Minxin Pei, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế thuộc Đại học Claremont McKenna (Mỹ), cho rằng hiện có 5 quan niệm sai lầm về sức mạnh của Trung Quốc mà chúng ta cần lưu ý để từ đó có thể hiểu rõ hơn và đánh giá đúng hơn vai trò mới của Trung Quốc trên vũ đài thế giới.

    Quan niệm sai lầm thứ nhất là "sự trỗi dậy của Trung Quốc đã gạt sang bên lề ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á". Điều này hoàn toàn không đúng. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á đang gia tăng; nền kinh tế Trung Quốc hiện lớn nhất trong khu vực; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của mọi quốc gia châu Á; tiến trình hiện đại hóa quân sự của nước này đã biến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thành một lực lượng chiến đấu mạnh nhất trong khu vực.... Tuy nhiên, thay vì gạt sang bên lề hoặc thay thế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, sự mở rộng quyền lực của Trung Quốc đang thúc đẩy hầu hết các nước châu Á gần gũi hơn với Oasinhtơn và nâng cao vai trò của Mỹ. Sự hiện diện của "chú Sam" vẫn được hoan nghênh vì nó ngăn chặn Trung Quốc nắm quyền bá chủ khu vực, đồng thời thúc đẩy sự cân bằng chiến lược.
    Hiện nay, sức mạnh của Trung Quốc càng gia tăng thì cam kết của Mỹ đối với khu vực càng trở nên quan trọng. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây đã công bố một chiến lược mới đối với châu Á. Trong khi Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ thì hầu hết các nước trong khu vực lại có cảm giác yên tâm và lặng lẽ hoan nghênh. Hiện các mối quan hệ an ninh của Mỹ với các nước châu Á chủ chốt như Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam tốt hơn bao giờ hết.

    Quan niệm sai lầm thứ hai là "dự trữ ngoại hối khổng lồ giúp Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn". Đúng là Trung Quốc sở hữu khoảng 2.000 tỷ USD trong kho bạc và nợ thế chấp, và 800 tỷ USD trái phiếu chính phủ châu Âu. Nguồn dự trữ khổng lồ đó của Trung Quốc có thể gây lo lắng cho phương Tây và đem lại cho Bắc Kinh nhiều uy tín và quyền khoe khoang, nhưng chúng không đủ khả năng đem lại cho Bắc Kinh nhiều ảnh hưởng ngoại giao.
    Kho tiền tệ của Trung Quốc là kết quả từ một chiến lược tăng trưởng dựa trên một đồng tiền được định giá thấp để duy trì sức cạnh tranh xuất khẩu. Nếu giảm đầu tư vào nợ của Mỹ, Trung Quốc hoặc phải tìm các khoản đầu tư thay thế - một công việc không hề dễ dàng trong bối cảnh hiện nay, hoặc phải xuất khẩu ít hơn sang Mỹ - một ý tưởng không tốt cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

    Quan niệm sai lầm thứ ba là "Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát được Internet". Mặc dù đầu tư khá nhiều cho công nghệ và nhân lực, song Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn lớn trong việc “thuần hóa” không gian mạng sôi động ở nước này. Mặc dù công nghệ lọc Internet của Trung Quốc tinh vi hơn và Bắc Kinh đưa ra các quy định chặt chẽ hơn so với các chế độ khác, song tốc độ tăng trưởng dân số trực tuyến của quốc gia (hiện đã vượt ngưỡng 500 triệu) và tiến bộ công nghệ (như vi-blog kiểu Twitter) đã khiến cho việc kiểm duyệt phần lớn là không hiệu quả. Chính phủ đã liên tục phải chơi trò đuổi bắt, và nỗ lực mới nhất là buộc các vi-blog đăng ký với tên thật. Việc thực thi các quy định như vậy quá tốn kém.
    Nói chung, Bắc Kinh có thể kiểm duyệt một cách chọn lọc những gì họ cho là "nhạy cảm", song bất cứ khi nào có tin tức mới nhất - chẳng hạn một vụ bê bối tham nhũng, một sự cố nghiêm trọng hay một cuộc biểu tình lớn chống chính phủ - trên Internet đầy rẫy những lời chỉ trích chính phủ. Việc phục hồi trật tự mạng phải mất một thời gian và khi đó thiệt hại chính trị cũng đã xảy ra.

    Quan niệm sai lầm thứ tư là "chế độ của Trung Quốc đã mua chuộc được tầng lớp trung lưu". Ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế hai con số đã đưa khoảng 250-300 triệu người Trung Quốc - chủ yếu là ở đô thị - vào tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc chịu đựng tình trạng hiện tại bởi có một sự cải thiện lớn so với sự cai trị độc tài trong quá khứ, và vì không có giải pháp tình huống thực tế hoặc ngay lập tức.
    Tuy nhiên, như "Mùa xuân Arập" đã chứng minh, chỉ cần một sự kiện đơn lẻ hoặc một bước đi sai lầm của giới cầm quyền cũng có thể biến các công dân thuộc tầng lớp trung lưu thành những nhà cách mạng triệt để. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có một cuộc khủng hoảng kinh tế. Hiện tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng trở nên không hài lòng với nạn tham nhũng, tình trạng bất bình đẳng, khả năng chi trả cho nhà ở, ô nhiễm và dịch vụ nghèo nàn…
    Tại Thượng Hải, cách đây vài năm, hàng nghìn công dân thuộc tầng lớp trung lưu đã tổ chức buổi "đi bộ tập thể" nhằm ngăn việc mở rộng một dự án tàu hỏa cao tốc. Một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra hồi năm ngoái ở Đại Liên đòi đóng cửa một nhà máy hóa dầu gây ô nhiễm môi trường. Bắc Kinh cũng biết không thể duy trì sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu.

    Quan niệm sai lầm thứ năm là "tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc không có dấu hiệu chậm lại". Thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã được "hạ nhiệt" từ hơn 10,3% năm 2010 xuống 9,2% năm 2011, và sự dịch chuyển xuôi dốc này sẽ tăng tốc trong những năm tới. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ gặp “cơn gió ngược lớn” bởi dân số lão hóa - với số công dân từ 60 tuổi trở lên chiếm 12,5% dân số trong năm 2010 - sẽ thu hẹp khoản tiết kiệm và cung nhân lực, làm tăng chi phí lương hưu và chăm sóc sức khỏe. Nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, Trung Quốc phải làm ra các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải đổi mới nhiều hơn, mà muốn đổi mới nhiều hơn cần phải nới lỏng sự kiểm soát của chính phủ và tự do trí tuệ hơn.

    Theo The Jakarta Global
    Thùy Anh(gt)
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chiều nay, làm thơ hỏi bạn tôi:
    Chán đời, Hôi nách với Ô môi?
    Chíp hôi, Teo mất, ô lạ nhỉ?
    Tất cả? Hay rằng chỉ Dở hơi?




    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Xem lại logich câu chuyện nhé !
    Tìm ở đâu ra vung úp vung ?
    Sim khuyên Thắng quay về với vợ !
    Thế thì ai mới thật là khùng ?
    Ngày xưa đã nói đàn ông ...
    Thắng không tin mới đem lòng tương tư !
    Bây giờ đã rõ thực hư !
    Thắng quê nên mới cười trừ cho xong !
    Bằng Lăng cũng là đàn ông ...
    Cần chi mà phải lòng vòng giấu quanh ?
    Hoa Sim đã biết sự tình ...
    À ơi tìm hứng cho mình làm thơ !
    Ai ơi đừng có ngủ mơ ...
    Thấy thế tưởng thế là khờ đó nghe !

    >:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thơ bạn gieo chữ rồi , thì phải tìm chữ vần ôi , ơi để họa mới đúng vần , còn gieo vần khác thì sẽ có đáp án khác !
    Nên nhớ đây là một trò chơi !
    Chơi mà nghĩ rằng thật mới là dỡ hơi !

    Hay bạn tin rằng tôi là tổng hợp tất cả những thứ đó ?
    Chán đời , nách hôi , teo rồi , ô môi , dỡ hơi , chíp hôi , tất cả đều có trong tôi ?

    :)):)):)):)):))

Chia sẻ trang này