Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

4487 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 16:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 36933 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Việt Nam chủ động nghiên cứu chế tạo vũ khí

    06/02/2012 09:48 (5 giờ trước) - Đã có 2785 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Trong những năm qua Viện vũ khí đã sản xuất thành công một số khí tài trang bị mới như súng phóng lựu, súng bắn tỉa 12,7mm, đạn tăng tầm cho đơn vị quân đội.


    Tag: vũ khí, việt nam, bộ quốc, trần đại nghĩa, viện nghiên, khí tài, viện thiết kế, bắn tỉa, đơn vị quân đội, lê thanh bình, cục quân, đạn cối, súng phóng lựu, quân giới, xuân nhâm thìn, viện vũ, nha nckt
    Những ngày đầu tháng 2 này, trong không khí thi đua phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mừng Xuân Nhâm Thìn, chào mừng kỷ niệm lần thứ 82 Ngày thành lập **********************, với tập thể cán bộ, công nhân viên Viện Vũ khí, niềm vui còn được nhân lên khi đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng ba vào dịp lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Nha Nghiên cứu kỹ thuật (NCKT) – đơn vị tiền thân của Viện Vũ khí (4/2/1947 – 4/2/2012).

    Những ngày đầu thành lập, Nha NCKT do cố Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa – Cục trưởng Cục Quân giới làm giám đốc, đã được kiện toàn thành 5 phòng chuyên môn: Phòng Hóa chất, Phòng Cơ khí, Phòng Xạ thuật, Phòng Tác chiến công dụng, Phòng Công văn với nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu và sản xuất các loại vũ khí mới để trang bị cho bộ đội chiến đấu.

    Trải qua từng thời kỳ, tên gọi Nha NCKT được chuyển thành Viện Nghiên cứu Quân giới năm 1951, rồi Viện Thiết kế Quân giới năm 1973, Viện Thiết kế vũ khí khí tài năm 1976, Viện Kỹ thuật vũ khí năm 1981, Viện Thiết kế vũ khí năm 1988 và Viện Vũ khí từ năm 2000 cho đến nay.

    Mỗi giai đoạn phát triển của đơn vị đều gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng theo dòng chảy của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ những ngày đầu, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, dù còn non trẻ và khó khăn thiếu thốn mọi mặt, các cán bộ của Nha NCKT đã nghiên cứu, sản xuất thành công đạn bazôka, diệt ngay xe tăng địch. Khi súng, đạn bazôka và AT của ta có thể bắn xe tăng xuyên lô cốt, giặc Pháp đã xây dựng hệ thống boongke rất kiên cố.
    [​IMG]
    Bảo dưỡng đạn tại kho 864, Cục quân khí. ​
    Trước nhu cầu cấp bách là phải có loại vũ khí uy lực hơn nữa, súng và đạn SKZ60 đã ra đời, tiếp thêm uy lực cho bộ đội ta. Liên tiếp sau đó, với các sản phẩm SKZ81, SKZ120… tập thể cán bộ, công nhân viên Nha NCKT đã được Bộ Quốc phòng tặng Huân chương Quân công hạng ba ghi nhận công lao và những thành tích đạt được trong muôn vàn khó khăn gian khổ.

    Đến khi biên giới được khai thông, mối liên hệ với các nước XHCN mở rộng, nhiệm vụ sản xuất vũ khí không còn cấp bách, như trước. Trong giai đoạn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, các cán bộ của Viện lại tập trung vào nghiên cứu hỏa thuật, sữa chữa vũ khí và sản xuất lựu đạn, mìn, thiết kế mới và cải tiến vũ khí theo yêu cầu trang bị cho bộ đội, chi viện cho miền Nam. R

    ất nhiều sản phẩm tiêu biểu đã ra đời: súng tiểu liên AK, trung liên TUL-1(RPK), súng đạn chống tăng B40, mìn nam châm, lựu đạn chạm nổ, mìn định hướng MĐH.10, lựu phóng 509 (A,B), súng cối giải phóng, súng cối 120mm, 160mm giảm nhẹ, súng cối 60mm, 81mm, đạn cối truyền đơn, ngòi APS, thủy lôi HAT2, súng đạn cối 160mm, đạn pháo 130mm… Các sản phẩm ra đời đúng lúc đã đáp ứng được yêu cầu của chiến trường, nâng cao hiệu quả chiến đấu của bộ đội, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975.

    Từ sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước cho đến nay, các cán bộ và công nhân viên của Viện lại tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ: Nghiên cứu, thiết kế phục vụ chế tạo, cải tiến, sửa chữa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang nhân dân.

    Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, thiết kế; khắc phục khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm; bám sát nhiệm vụ và bám sát thực tế tại các nhà máy sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều sản phẩm do Viện nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất và trang bị cho quân đội: Súng và đạn cối 100mm; súng và đạn chống tăng B41-M; súng và đạn B40 sát thương; súng và đạn chống tăng PG-9; đạn lựu phóng 40mm kiểu 548B; súng và đạn pháo chiến dịch 122mm D74, 130mm M46, 152mm D20; lựu đạn LD-01…
    [​IMG]
    Trung tướng Lê Thanh Bình, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng gắn huân chương lên Quân kỳ Quyết thắng của Viện. ​
    Hiện tại, cán bộ, sĩ quan, công nhân viên của viện nhiều người được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước, tỷ lệ tiến sĩ, thạc sĩ đạt 50%. Trong 5 năm qua, Viện Vũ khí đã thực hiện được 54 đề tài các cấp: Nhà nước, Bộ và Tổng cục CNQP.

    Kết quả là đã đưa nhiều sản phẩm của các đề tài vào trang bị cho Quân đội : Súng phòng không 12,7mm kiểu NSV; súng đại liên PKMS; Súng lựu phóng bán tự động MGL; Súng Microuzi; Đạn cối tăng tầm 60, 82 và 100mm; Súng và đạn cối triệt âm 50mm; Kính ngắm đêm cho súng SPG-9; Kính điểm đỏ cho súng M-79; Kính ngắm quang học cho súng máy phòng không 12,7mm…

    Các cán bộ của Viện không ngừng học tập, nghiên cứu và được gửi đi đào tạo trong nước và ngoài nước. Riêng trong năm 2011, toàn viện đã có 14 cán bộ được gửi đi học cao học, chuyển tiếp nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước như Liên bang Nga, Úc, Trung Quốc... Các cán bộ của Viện cũng tích cực tham gia các đoàn công tác, tham quan tìm hiểu tại Hàn Quốc, Đức, Séc, Pháp, Israel, Thụy Sĩ… phục vụ cho việc lập dự án đầu tư “Xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật Viện Vũ khí”, cũng như các dự án của các đơn vị, nhà máy trong Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

    Với những thành tích đã đạt được trên suốt chặng đường 65 năm qua, Viện Vũ khí đã được Nhà nước, Đảng và Bộ Quốc phòng tặng nhiều danh hiệu cao quý. Đầu năm 2012 này, đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, Viện lại vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng ba.




    Theo quocphong.baodatviet.vn



  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Gửi bác @HoaSim

    Từ nay xin bác @HoaSim
    Chuyện tình trai gái, đừng tìm nơi đây
    Người góc biển, kẻ chân mây
    Trên diễn đàn ảo, thật ngay - tỏ tường?
    Chung lòng bảo vệ quê hương
    Anh, Tui, đồng chí,... bình thường vậy thôi...



    :-bd:-bd:-bd[};-[};-[};-​
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sao mượn thơ tôi để tặng tôi ?
    Mắt Bằng Lăng Tím ... lé hay lồi ?
    Tiên Sa ngày ấy là tôi đấy !
    Hoàng Sa nay cũng một người thôi !
    Xưng Sa đối với thamlathang !
    Nào phải xưng chung với mọi người ?
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ ...
    Vô duyên đối diện ...bất thành đôi !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tính tôi nói thật : thích vui đùa !
    Chuyện tình ... tôi chẳng muốn tranh đua !
    Chẳng qua cần ý mà thơ phú !
    Bạn cấm thì tôi xin chào thua !
    Vui thì ở lại , buồn thì phắn !
    Chủ đề của bạn , bạn là vua !
    Lâu nay tưởng gặp người tri kỷ !
    Đâu ngờ mình lại phải phân bua !
    Bạn đi đường bạn , tôi đường khác !
    Cần chi thân tặng lời chát chua ?

    Bái bai :-h:-h:-h

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    :-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Những thách thức đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong năm 2012
    Thứ hai, 06 Tháng 2 2012 00:00

    Chưa bao giờ sự tương phản của môi trường trong nước đối với sự phát triển của dân tộc và trạng thái quan hệ láng giềng của Ấn Độ lại sắc nét như hiện nay. Các ưu tiên trong chính sách đốí ngoại của Ấn Độ vẫn là làm thế nào để liên kết các mục tiêu chính sách đối ngoại với các ưu tiên an ninh và phát triển cơ bản của đất nước.

    Nhà phân tích chính trị Ấn Độ M.K.Dhar, phụ trách mạng tin ngoại giao của tạp chí “Political Events”, nhận định ngành ngoại giao Ấn Độ có được những lợi thế nhất định trong quan hệ với tất cả các nước lớn và trong năm 2012 hứa hẹn có thể khởi động một loạt vấn đề - diễn đàn đa phương toàn cầu, cán cân quyền lực thay đổi giữa các cường quốc chủ yếu ở châu Á, chuyển động bất ổn láng giềng Tây-Bắc và căng thẳng ngày càng tăng ở Đông Á trước các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc và các kế hoạch vũ lực để ủng hộ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng. Chưa bao giờ sự tương phản của môi trường trong nước đối với sự phát triển của dân tộc và trạng thái quan hệ láng giềng của Ấn Độ lại sắc nét như hiện nay. Các ưu tiên trong chính sách đốí ngoại của Ấn Độ vẫn là làm thế nào để liên kết các mục tiêu chính sách đối ngoại với các ưu tiên an ninh và phát triển cơ bản của đất nước; phối hợp giữa cam kết đối với các giá trị cốt lõi của dân tộc với sự thích nghi mạnh mẽ và linh hoạt đối với các thay đổi trong môi trường quốc tế và đảm bảo các khu vực xung quanh Ấn Độ duy trì được hoà bình và không rơi vào tình trạng căng thẳng để kinh tế Ấn Độ có thể sớm lấy lại đà tăng trưởng cao trước đây. Các thách thức cũ và vẫn tiếp diễn đối với Ấn Độ: đối phó với nạn khủng bố xuyên quốc gia, đặc biệt các hoạt động khủng bố xuất phát từ các nước láng giềng gần và đặc biệt là khi nước láng giềng đó sử dụng khủng bố như một phương tiện trong chính sách của họ.

    Các thách thức trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
    Trong khi thực hiện các mục tiêu đặt ra cho sản xuất điện hạt nhân và không ngừng mở rộng đối thoại với các đối tác chủ chốt về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, các cuộc thảo luận về Luật trách nhiệm hạt nhân dân sự đã cho thấy chính sách đối ngoại và các ưu tiên đối nội đặc biệt đan xen với nhau và cần được quản lý như thế nào. Các vấn đề của chính sách đối nội tác động tới hình ảnh của đất nước ở bên ngoài cũng như nguyện vọng và khả năng của đất nước trong việc đưa ra nhiều cải cách hơn để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế đang bị đặt thành vấn đề. Phản ứng của các nước khác phụ thuộc vào sự chờ đợi của họ vào hành động từ phía Ấn Độ: một quốc gia mạnh mẽ, được tổ chức tốt, biết mình đang làm gì và có khả năng làm điều đó một cách có hiệu quả, điều đó sẽ tạo ra sự tôn trọng, sự thận trọng, thậm chí sự hợp tác - lá chắn vô giá ngăn ngừa những nguy hại. Càng ít đạt được uy tín như vậy, Ấn Độ càng dễ bị tổn thương.

    Thất bại trong việc sử dụng những thành quả kinh tế
    Dư luận cảm thấy những thành quả đạt được trong thập kỷ qua nhờ tăng trưởng kinh tế cao đang bị vô hiệu hoá bởi sự yếu kém chủ quan trong việc sử dụng chúng. Trung Quốc là một bài học điển hình theo cách phân tích cơ bản về một chính sách đối ngoại thành công được thúc đẩy bởi sức mạnh kinh tế và quân sự đã tạo cho họ khả năng đưa ra các sáng kiến chính sách dũng cảm, chống lại những âm mưu đe doạ, nhằm bảo đảm an ninh của mình, cũng như khu vực láng giềng và ngăn chặn những hành động cơ hội của các nước bằng khả năng kinh tế và khả năng quân sự to lớn để phát huy sức mạnh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ngay cả trong môi trường cạnh tranh và thách thức quyết liệt. Những thành công ngoại giao không thể kéo dài chừng nào chúng không được bắt nguồn từ nội lực mạnh và quyết tâm cao trong nước. Bất kỳ ấn tượng nào về việc một quốc gia bị cản trở trong việc đưa ra các quyết sách dũng cảm và không thể phá vỡ những trở ngại của tình hình chính trị trong nước sẽ làm tăng thêm sự thờ của các đối tác ở bên ngoài muốn giúp nước đó đạt được sức mạnh kinh tế và vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.

    Những khiếm khuyết trong chính sách đối nội
    Những thiếu sót của chính phủ Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) do đảng Quốc đại lãnh đạo trong chính sách đối ngoại kể từ khi tiếp tục cầm quyền nhiệm kỳ II vào năm 2009 là rõ ràng và gây nhiều chú ý là những điều kiện tiên quyết cần thiết để rút kinh nghiệm nhằm xây dựng một chính sách đối ngoại tin cậy trong năm 2012. Trong khi chính phủ có lý do để hài lòng về kết quả can dự của mình với các cường quốc lớn sẵn sàng và mong muốn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Niu Đêli không thể bỏ qua một thực tế: các cường quốc quan tâm đối với Niu Đêli chủ yếu vì Ấn Độ trở lại quỹ đạo tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh không khí ảm đạm bao trùm các nền kinh tế phát triển. Những người chịu trách nhiệm vạch chính sách đối ngoại của Ấn Độ - cộng đồng các nhà ngoại giao – đã đánh mất nhiệt huyết và sự hăng hái khi lãnh đạo trong nước tỏ ra bối rối, hoạt động quản lý trì trệ, việc quyết định và thực hiện chính sách chậm chạp và tương lai dường như mờ mịt. Chính sách đối ngoại là sự phản ảnh của tình hình nội bộ trong nước, và sự chia rẽ và tình huống đối đầu về chính trị do các chính đảng gây ra và hoạt động quản lý chậm chạp tiếp tục không được thay đổi khiến các thách thức về chính sách đối ngoại trở nên rất khó giải quyết.

    Các mặt trận chiến lược của Ấn Độ
    Có thể nói rằng các mặt trận chiến lược của Ấn Độ là ba vòng tròn đồng tâm - từ vùng núi Hindu Kush tới vùng Irawady ở Mianma, từ vịnh Ađen tới Xinhgapo và từ kênh đào Xuyê tới Thượng Hải – và Ấn Độ cần phải tìm cách kiềm chế nếu không nói là ngăn chặn sự phát triển của các lực lượng có thể hành động từ những khu vực này để gây tổn hại cho mình. Điều đó có nghĩa là 4 lợi ích sống còn: an ninh ở vịnh Pécxích, sự ổn định ở khu vực Trung Á, cán cân quyền lực thay đổi ở Đông Á và một loạt các vấn đề trên đại dương, cứu trợ thảm họa thiên tai, cướp biển, giúp đỡ các quốc đảo nhỏ duy trì độc lập và tự do hàng hải. Đó là một số yếu tố địa phương hoặc khu vực mà Ấn Độ cần phải xử lý trực tiếp; trừ việc cần phải hợp tác với một cường quốc then chốt trong từng lĩnh vực là Mỹ. Đã có thời điểm khi nhiều người Ấn Độ phản đối hợp tác với Mỹ và nghi ngờ Mỹ như một nước tư bản hung hăng. Tình hình đó đã thay đổi dưới thời chính quyền của Tổng thống Bush và chính quyền hiện nay của Tổng thống Obama đang nỗ lực tăng cường quan hệ với Ấn Độ như một ưu tiên và dự định giúp Ấn Độ đóng một vai trò lớn ở châu Á.

    Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ
    Những nghi ngờ về việc Mỹ rút khỏi châu Á và để ngỏ khu vực này cho Trung Quốc phô trương sức mạnh kinh tế và quân sự và đe doạ các nước láng giềng hiện đã được chấm dứt với chiến lược quân sự vừa được Tổng thống Obama công bố. Văn kiện này yêu cầu Mỹ duy trì một lực lượng có thể đảm bảo đánh thắng một cuộc chiến tranh trong khi vẫn có khả năng ngăn chặn các mục tiêu của một đối thủ khác trong cuộc xung đột thứ hai. Văn kiện kêu gọi quân đội Mỹ tăng cường thêm lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngay cả khi quân Mỹ tiếp tục tích cực ngăn chặn mối đe doạ khủng bố. Chiến lược mới rõ ràng nói tới việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương để răn đe ý muốn của một số nước khu vực duyên hải. Việc chuyển hướng sang tập trung vào châu Á diễn ra trong bối cảnh có những lo ngại về các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc khi nước này bắt đầu phát triển những thế hệ vũ khí mới có thể ngăn chặn hải quân và không quân Mỹ phát huy sức mạnh tới khu vực Viễn Đông. Tổng thống Obama nói: “ Ngay cả khi binh lính của chúng ta tiếp tục chiến đấu tại Ápganixtan, xu hướng của cuộc chiến tranh này đã giảm xuống, thậm chí ngay cả khi các lực lượng quân sự của chúng ta còn đang bận rộn với các sứ mệnh hiện nay, chúng ta có cơ hội và trách nhiệm nhìn về phía trước để xây dựng một lực lượng chúng ta cần có trong tương lai”. Chiến lược mới đòi hỏi duy trì ổn định tại Trung Đông, trong khi đáp ứng “các nguyện vọng” của nhân dân được thể hiện trong các nước Arập nổi dậy.

    Các khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
    Mỹ, Trung Quốc và Pakixtan sẽ tiếp tục là 3 ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong năm nay ngoài Trung Đông, nơi cung cấp lượng dầu khổng lồ cho Ấn Độ và nơi Mỹ quyết tâm đóng vai trò chính, và Đông Á, nơi chứng kiến sự thử thách thú vị giữa Mỹ và một Trung Quốc quyết đoán, bởi vậy tạo ra không gian cho sự có mặt quy mô lớn hơn của hải quân và không quân Mỹ. Quan hệ chiến lược Ấn-Mỹ cần phải mang nội dung lớn hơn, cho dù mối quan hệ đang được cải thiện được phản ánh trong quan hệ quân sự rộng lớn hơn. Bất chấp việc duy trì các yêu cầu về giám sát mục đích sử dụng cuối cùng, Mỹ vẫn giành được số lượng lớn các hợp đồng quốc phòng của Ấn Độ. Nỗi lo ngại Mỹ ngừng cung cấp vũ khí hoặc các thiết bị phụ tùng trong trường hợp xảy ra căng thẳng ở khu vực không ngăn cản được đà tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Trong khi Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Ấn–Mỹ là biểu tượng cho sự thay đổi quan hệ giữa hai nước thì lợi ích thực tế từ quan hệ thương mại diễn ra chậm chạp.

    Ủng hộ Ấn Độ can dự với phương Đông
    Quyết định của Mỹ tìm kiếm quan hệ đối tác với Ấn Độ trong việc đảm bảo hoà bình và ổn định ở Đông Á liên quan tới những lo ngại rằng chính quyền của ông Obama hoàn toàn giao phó trách nhiệm an ninh khu vực cho Trung Quốc. Oasinhtơn đã và đang ủng hộ Ấn Độ đẩy mạnh chính sách “Can dự với phương Đông”, làm sâu sắc các hiệp định thương mại với ASEAN, tích cực đóng vai trò khu vực trong Diễn đàn ASEAN và tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), nơi Niu Đêli định phối hợp chặt chẽ với Oasinhtơn. Để bảo đảm tự do giao lưu hàng hải, Ấn Độ đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận hải quân với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và với Ôxtrâylia và Xinhgapo. Việc thảo luận và tập trận của bộ ba gồm Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ là tín hiệu về chiến lược kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc được cảm thấy rất rõ tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh ngăn cản các thực thể nước ngoài thăm dò dầu mỏ nhân danh Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ chiến lược cần phải mang nội dung rộng lớn hơn và những sự hiểu lầm trong quá khứ lâu dài cần phải được gỡ bỏ hoàn toàn. May mắn là Pakixtan vốn thường là điểm gây khó chịu trong quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ không còn tồn tại nữa do Oasinhtơn đã nhận thấy sức thuyết phục của Ấn Độ khi khẳng định Pakixtan nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố quốc tế và sử dụng nó như một công cụ trong chính sách nhà nước. Tính lá mặt lá trái của Pakixtan đã bộc lộ hoàn toàn, và Mỹ không còn tin Ixlamabát nữa, cho dù vẫn phải dựa vào Pakixtan để giải quyết mớ hỗn độn ở Ápganixtan nhằm tạo điều kiện cho Mỹ rút lui trong danh dự khỏi nước này.

    Ảnh hưởng của từ nổi lên của Trung Quốc
    Sự chậm chễ trong việc hiểu rõ ý nghĩa và ảnh hưởng từ sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc là đòn kép giáng vào các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ. Hạ tầng cơ sở được cải thiện của Trung Quốc tại Tây Tạng – với các doanh trại quân đội, các căn cứ không quân và tên lửa – đã khiến Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn trên đường biên giới tranh cãi với Ấn Độ. Khả năng của Niu Đêli trong việc cân bằng với Bắc Kinh bị hạn chế bởi các cường quốc bị ép buộc phải thích nghi với sự nổi lên của Trung Quốc. Mỹ hiện là con nợ lớn nhất của Trung Quốc và cần các khoản tiền đầu tư lớn từ Bắc Kinh. Trung Quốc thích thú với một thế giới do họ và Mỹ (G-2) lãnh đạo và không phải hai cường quốc ở hai đầu đối địch nhau. Trung Quốc sẽ hợp tác, làm đối tác và cạnh tranh, chứ không phải sẽ đối đầu với Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ và đại đa số các nước châu Á khác cảm thấy khó chịu với sự hung hăng và chi phối của Trung Quốc. Các nỗ lực cân bằng với Trung Quốc có thể không thành công bởi Trung Quốc có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn nhiều so với GDP của Ấn Độ là điều buộc phải tính đến. Theo các dự báo, kinh tế Ấn Độ không thể sớm bắt kịp nền kinh tế Trung Quốc bởi tốc độ tăng trưởng hiện nay bị giảm xuống mức 7% và cần có một thời gian dài để phục hồi. Bởi vậy, khi đang xây dựng nền kinh tế và khả năng quốc phòng của mình, Ấn Độ cần cư xử với Trung Quốc như một đối tác chiến lược và can dự mạnh mẽ hơn với nước này.

    Tình hình Pakixtan không thể dự báo trước
    Tình hình Pakixtan vẫn không thể dự báo được và dễ biến động do căng thẳng giữa chính quyền dân sự và lãnh đạo quân đội đầy quyền lực đang gia tăng. Từ khi quân đội nước này có quan hệ với các tổ chức khủng bố, rất khó dự đoán khi nào thì họ lại tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào Ấn Độ. Lãnh đạo chính quyền dân sự muốn cải thiện quan hệ với Ấn Độ do đang phải đương đầu với tình trạng kinh tế sa sút, và đã chuyển theo hướng ủng hộ tự do hoá mậu dịch. Ấn Độ đáp lại bằng việc đồng ý khởi động lại tiến trình đối thoại toàn diện nhằm giải quyết tất cả các vấn đề tồn đọng. Hiện quân đội Pakixtan đang ở thế bị động sau vụ đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden ở Abbottabad gần học viện quân sự cấp cao, hắn ta sống thời gian dài trong một ngôi nhà an toàn, cũng như sau vụ tấn công của các phần tử khủng bố vào căn cứ hải quân Mehzan, trụ sở Cơ quan tình báo trung ương (ISI). Tuy nhiên, họ đã dựng lên vụ “Memogate” nhằm dồn chính quyền dân sự vào góc tường và trình văn bản về vụ này lên Toà án Tối cao trái với lập trường của chính phủ. Mặc dù có thể lãnh đạo quân đội Pakixtan hiện không làm đảo chính, song họ muốn đưa ông Imran Khan, thủ lĩnh đảng Tehrik-e-insaf đang nổi lên như một ngôi sao chính trị lên lãnh đạo chính phủ mới. Ấn Độ cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến và ủng hộ chính phủ dân sự và tiến trình dân chủ ở Pakixtan vì lợi ích quan hệ không căng thẳng giữa hai nước và ổn định ở khu vực.

    Lợi ích của Ấn Độ ở Ápganixtan
    Ấn Độ cũng cần thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm rằng lợi ích của mình tại Ápganixtan không bị tổn hại bởi cuộc đàm phán do Pakixtan làm trung gian nhằm đưa Taliban tham gia chính phủ tại Cabun. Mỹ trực tiếp tham gia cuộc đàm phán với Taliban, động thái sẽ tạo thuận lợi cho Taliban mở văn phòng tại Đôha (Cata). Ấn Độ thảo luận với Nga , Iran và Trung Quốc về diễn biến này và các nước này cũng bảo lưu ý kiến về hoà giải với Taliban. Vì những lý do chiến thuật, Taliban có thể đồng ý chấp nhận Hiến pháp Ápganixtan cũng như hạ vũ khí và sau đó lật đổ nhà nước này một khi Mỹ rút khỏi đây và trở lại nắm quyền lực với sự giúp đỡ tích cực của Pakixtan. Mỹ không có ý tưởng rõ ràng về việc họ phải làm gì, song liều lĩnh trong việc chấm dứt sự thù địch, thậm chí ngay cả khi điều đó chỉ có nghĩa như sự ngừng bắn chiến thuật của Taliban. Một giải pháp vội vã có thể bùng nổ thành một biến động khác mà hậu quả của nó đối với an ninh khu vực là khó lường trước. Giáo sĩ Mulah Omar, thủ lĩnh Taliban dường như đã nhắc lại các điều kiện của ông ta cho cuộc đàm phán: lực lượng Mỹ rút hoàn toàn và thả tất cả các tay súng Taliban đang bị giam trong các nhà tù, mở đường cho ông ta tiếp quản quyền lực ở Cabun.

    Quan hệ Ấn Độ và Iran
    Quan hệ của Ấn Độ với Iran sẽ thử thách khắc nghiệt nghệ thuật ngoại giao của Niu Đêli nhiều hơn bao giờ hết trong bối cảnh Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Têhêran, yêu cầu tất cả các ngân hàng hoạt động ở Mỹ chấm dứt toàn bộ các giao dịch với Ngân hàng trung ương Iran. Nguy cơ đối với an ninh năng lượng sẽ tăng lên bởi Ấn Độ trả Iran 1 tỷ USD/tháng thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để nhập khẩu 370.000 thùng dầu thô. Sẽ là nguy cơ nếu Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ từ chối nhận các khoản tiền trả cho việc mua dầu thô của Iran . Hiện tại, triển vọng Iran đóng cửa eo biển Hormuz nếu họ bị cấm vận xuất khẩu dầu mỏ chưa thể xảy ra mặc dù khi tuyệt vọng Têhêran có thể sử dụng tới bất kỳ biện pháp nào. Khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang là không thể bởi chế độ do các giáo sĩ cầm quyền ở Iran không dại gì tự rước lấy sự diệt vong và phá sản tham vọng hạt nhân của mình bằng cách châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Tuy nhiên, các biện pháp phối hợp cấm vận xuất khẩu dầu mỏ tất yếu sẽ làm cho Iran bị tổn thương hơn và tăng thêm sự cô lập của nước này. Các thách thức đối với nền ngoại giao của Ấn Độ sẽ tăng lên rất nhiều bởi tình hình ở châu Á, Trung Đông trở lên khó dự đoán hơn. Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakixtan đòi hỏi phải rất được chú ý và cân nhắc các biện pháp phản ứng và bất kỳ biểu hiện của sự mềm yếu nào trong quan hệ với hai nước này cũng sẽ gây tổn hại cho lợi ích của đất nước. Ấn Độ sẽ cần phải kiên quyết bảo vệ các lợi ích của mình trong khi mở rộng phạm vi các nước bạn bè và đối tác chiến lược./.

    Lê Sơn (gt)
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc yêu cầu Mỹ từ bỏ "tư tưởng Chiến tranh Lạnh"
    06/02/2012 21:31:47

    Tân Hoa xã đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân ngày 6/2 cho biết, nước này đã yêu cầu Mỹ từ bỏ "tư tưởng Chiến tranh Lạnh" và chấm dứt những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Bắc Kinh.

    Những tuyên bố của ông Lưu Vi Dân được đưa ra trong một cuộc họp báo thường ngày khi bình luận về bản báo cáo đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia hàng năm do Chính phủ Mỹ công bố.

    Báo cáo nói rằng, Trung Quốc đã truy cập trên diện rộng các hệ thống máy tính của Mỹ, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và tiến hành hoạt động gián điệp kinh tế.

    Báo cáo cũng coi các cơ quan tình báo của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ trong các lĩnh vực liên quan trong một vài năm tới.

    Ông Lưu Vi Dân tuyên bố, những cáo buộc của Mỹ là "hoàn toàn bịa đặt" và ẩn chứa một động cơ không minh bạch. Ông cho rằng, việc suy diễn nguồn gốc một vụ tấn công mà bỏ qua quá trình điều tra kỹ lưỡng là "vô nguyên tắc và tắc trách."

    Ông cho biết, Bắc Kinh đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình liên quan tới vấn đề an ninh mạng và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để đảm bảo an ninh mạng.

    (Theo TTXVN)


    Vừa ăn cắp vừa la làng...
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào bác @Thamlathang ; bác nghỉ giao dịch sớm thế à?
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Nga muốn củng cố vị trí hàng đầu của châu Á - TBD

    - Bài phát biểu của Tổng thống Dmitry A.Medvedev về chuẩn bị cho năm APEC 2012 được Đại sứ quán Nga tại Hà Nội gửi tới VietNamNet. Trong đó, ông khẳng định Nga là "một phần không thể tách rời" của châu Á -TBD và sẽ "làm tất cả những gì có thể" để củng cố vị trí hàng đầu của khu vực này.

    "Hiển nhiên rằng khu vực này hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Nga, trước hết đối với vùng Sibiri và Viễn Đông. Hợp tác với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong lĩnh vực thương maị và đầu tư, cũng như tham gia tích cực vào quá trình liên kết khu vực là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi... Nga với tư cách là Chủ tịch đương nhiệm của Diễn đàn sẽ làm tất cả những gì có thể để củng cố vị trí hàng đầu của khu vực này" - ông Medvedev cho hay.
    Một trong những cam kết của Nga cho tiến trình hợp tác APEC đó là đề xuất với các đối tác nhằm giải quyết các vấn đề về năng lượng, giao thông vận tải, khoa học - công nghệ, bảo tồn thiên nhiên môi trường của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như để phát triển đối thoại đầy đủ giữa các nền văn minh và đảm bảo toàn diện sự ổn định quân sự - chính trị của khu vực, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phản ứng trong các tình huống khẩn cấp và phấn đấu hiệu quả chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế...

    Tuy nhiên, ông cũng khẳng định phương hướng then chốt vẫn là tự do hoá thương mại đầu tư và tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

    Dấu mốc quan trọng trong tiến trình hợp tác kinh tế đó là việc Nga gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Ông cho hay Nga đang cùng Kazakhstan và Belarus, với tư cách Liên minh thuế quan, sẵn sàng đàm phán ký kết các Hiệp định mậu dịch tự do với các nền kinh tế APEC. Chủ trương này nhân với tiềm năng của Không gian kinh tế thống nhất, có thể mở ra một phương hướng mới về chất trong quá trình liên kết của APEC, tạo ra định hướng mở rộng thị trường châu Á - Thái Bình Dương cho cả lục địa Âu Á.

    Nga cũng có ý định thúc đẩy phát triển hơn nữa sự hợp tác trong khuôn khổ APEC nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Cùng tất cả các nền kinh tế thành viên, Nga quan tâm đến việc duy trì sự tiếp cận lương thực thực phẩm về mặt sản xuất và kinh tế, đảm bảo chất lượng cao và an toàn thực phẩm.

    "Trách nhiệm xã hội ngày càng phát triển của các chính phủ trong thời kỳ hậu khủng hoảng nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết hình thành một cấu thành bền vững của các thị trường lương thực, hạn chế sự giao động về giá cả. Ngoài ra, một điều hết sức quan trọng là tiếp tục tìm kiếm các giải pháp đảm bảo sự phát triển nông nghiệp, dựa trên cơ sở tăng cường nguồn đầu tư có đi có lại, ứng dụng công nghệ hiện đại, tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng" - Tổng thống Nga phát biểu.

    Đường tắt nối châu Á với châu Âu

    Đó là một ý tưởng được Tổng thống Medvedev nhấn mạnh. Theo ông, tương lai tăng cường liên kết ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ với sự cần thiết hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải và logistics với việc đảm bảo hoà nhịp giữa các chuỗi sản xuất - kinh doanh ở khu vực.

    "Nga sẵn sàng dành các hành lang vận tải của mình là con đường tắt nối châu Á với châu Âu. Chúng tôi hiểu rõ sự cần thiết hiện đại hoá các hành lang vận tải này, và điều đó đòi hỏi nguồn đầu tư to lớn... Chúng tôi đã có một số kết quả thực tế trong lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại trong ngành giao thông vận tải, trong đó có cả việc tổ chức các luồng hàng hoá và xử lý hàng, theo dõi hoạt động của các phương tiện vận tải" - ông cho hay.

    Chủ tịch APEC 2012 cũng nhấn mạnh nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và kêu gọi xúc tiến các sáng kiến chung trong các lĩnh vực này trong không gian APEC.

    Bên cạnh đó, với tư cách là một trong những nhà cung cấp năng lượng hàng đầu trên thị trường thế giới, song trong khuôn khổ APEC, ông Medvedev cho hay Nga dự kiến không chỉ chú trọng đến đề tài kinh doanh nguyên liệu năng lượng.

    "Ngày nay đấy là điều quan trọng tất yếu, nhưng chúng ta phải nghĩ đến ngày mai. Vì thế chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa đối thoại mang tính xây dựng về mảng các vấn đề an ninh năng lượng và tăng trưởng “xanh”" - ông nói.

    Châu Á - Thái Bình Dương nằm trong số khu vực có mức độ tác động của thiên tai lớn nhất thế giới. Động đất, sóng thần, tai hoạ công nghệ và dịch bệnh đòi hỏi các nền kinh tế thành viên của APEC phải tăng cường nỗ lực nhằm nâng cao năng lực sẵn sàng đối phó với tai hoạ thiên nhiên và những tình huống khẩn cấp khác.
    Trong thời gian giữ chức chủ tịch, Nga sẽ tiếp tục coi trọng sự hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.

    Việt Nam: Ưu tiên của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương
    "Quan hệ Nga - Việt Nam đang phát triển trong tất cả các lĩnh vực, ngày càng có tính chất tổng hợp và toàn diện hơn. Quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta dựa trên truyền thống vững chắc nhiều năm hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước không có những trang tiêu cực và những vấn đề vướng mắc phức tạp, mà ngược lại - chúng ta là những đối tác vững chắc và tin cậy đối với nhau.
    Tôi cho rằng hiện nay về khách quan đã hình thành những điều kiện thuận lợi để vững bước tiến lên trong mọi hướng hợp tác, trước hết về lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. Dĩ nhiên nó đòi hỏi ở chúng ta những nỗ lực to lớn để duy trì xung lực đã có, tìm kiếm những phạm vi và hình thức hợp tác mới nhiều triển vọng. Tôi xin nhấn mạnh việc phát triển quan hệ với Việt Nam vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga ở châu Á và đáp ứng được lợi ích của nhân dân hai nước chúng ta, có lợi cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung".

    Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrei Kovtun
    Linh Thư
  10. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Tôi đi lang thang. Bắt gặp vấn đề này. Trộm nghĩ cũng là nóng, xin đưa lên mọi người cùng đọc.



    Văn hoá


    Cập nhật 07/02/2012 06:00:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    [​IMG] - Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…

    Chen chân lên chùa cầu phúc, cầu an
    Những hình ảnh nhức nhối nơi cửa Phật
    Đền Trần 2012: Trả lại giá trị thật cho lá Ấn
    Ngỡ ngàng đêm khai Ấn đền Trần bình yên
    Mang tiền thật vay tiền ảo ở Đền Bà Chúa Kho
    Nam Định, Thái Bình “tranh nhau” lễ hội Đền Trần?

    Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh. Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!
    - Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?
    - Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.

    [​IMG]
    Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền)
    - Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?
    Đó là ở sự nhật thức đúng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.

    - Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?
    Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi sướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
    Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

    [​IMG]
    Đến Chùa để cầu xin may mắn và tài lộc liệu có đúng với tinh thần Phật Giáo?
    - Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?
    Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.
    Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.
    Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?
    -Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?
    Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

    [​IMG]
    Cùng là thờ Phật, có chùa lại thiêng hơn...? (Ảnh: Khôi Ngô)

    - Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
    Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
    Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.
    Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…
    Để hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới cửa Phật làm sao cho đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau: Người Việt đang "hối lộ thánh thần"?

    Hoàng Nguyên (thực hiện)

Chia sẻ trang này