Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

3296 người đang online, trong đó có 112 thành viên. 01:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36528 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
  2. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Vietnamese Điện thoại di động
    Ấn Độ tăng cường quân bị ngăn TQ


    Cập nhật: 15:34 GMT - thứ năm, 9 tháng 2, 2012


    [​IMG]Ấn Độ đang tăng trang bị và hiện đại hóa hải quân


    Ấn Độ và Trung Quốc có một lịch sử căng thẳng lâu dài, từ cuộc chiến biên giới năm 1962, và Dehli cũng lo ngại nhìn Trung Quốc tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.



    Trung Quốc đã bỏ tiền vào xây dựng cảng biển ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar để bao vây Ấn Độ.
    Gần đây Bắc Kinh cũng có nỗ lực tiếp cận các cơ sở trên đảo Seychelles khiến Dehli vội mở lại quan hệ với đảo quốc trên Ấn Độ Dương, nằm về phía Tây bờ biển của Ấn.
    Với các hợp đồng mua vũ khí hàng chục tỷ đô la, Ấn Độ nay đã khởi động kế hoạch chống lại điều họ cho là xâm nhập hung hăng của nước láng giềng Trung Quốc vào khu vực lâu nay do Ấn Độ thống lĩnh.
    Ông James Clapper, giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, nói với Thượng viện tuần trước.
    “Quân đội Ấn Độ đang tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho một trận chiến tầm hạn chế dọc đường biên giới tranh chấp và nhằm cân bằng sức mạnh của Trung Quốc ngoài Ấn Độ Dương,”
    Biên giới chưa yên
    Ấn Độ đã lập ra các sư đoàn bộ binh sơn cước mới và có kế hoạch lập một lực lượng tấn công để chống lại xâm lăng từ Trung Quốc.
    "Gần đây có cách hiểu tại Ấn Độ rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa thực sự trong tương lai"



    Chừng 36 nghìn quân trong các sư đoàn của Ấn Độ đã được triển khai tại vùng Arunda Pradesh tranh chấp với Trung Quốc.
    Dù đã có 15 vòng đàm phán, biên giới hai nước vẫn chưa được hoạch định, và tuần tra hai bên vẫn thường xuyên đối mặt nhau.
    Giới phân tích cho rằng dù khả năng xảy ra xung đột giữa hai nước khổng lồ châu Á là rất xa, nhưng không thể loại trừ một xung đột ngắn tại Himalayas.
    Thiếu tướng hồi hưu Gurmeet Kanwal, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh trên bộ ở Delhi nói rằng trong vòng mấy năm qua, “Trung Quốc đã tăng cường khả năng tác chiến tại khu vực tranh chấp”.
    Nay, một số người ở Ấn Độ còn tin rằng chống lại Trung Quốc là ưu tiên trên cả việc kiểm soát đối thủ lâu đời là Pakistan.
    [​IMG]Quân sơn cước của Ấn Độ tại Kashmir ở vùng núi Himalayas


    Ông Kanwal nói: “Gần đây có cách hiểu tại Ấn Độ rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa thực sự trong tương lai.”
    Để cạnh tranh, Ấn Độ đã bắt đầu hiện đại hóa các lực lượng quân sự và thay dần các loại vũ khí cũ kỹ, thường từ thời Liên Xô.
    Ấn Độ đang đặt hàng mua phi cơ chiến đấu, tàu tuần dương, trực thăng và súng đạn.
    Theo Viện nghiên cứu Hòa bình ở Stockholm thì Ấn Độ mua tới 9% toàn bộ các loại vũ khí xuất nhập khẩu trên thế giới năm 2010.
    Chỉ trong tuần qua, đơn đặt hàng của Ấn Độ gồm 126 chiến đấu cơ do Dassault của Pháp sản xuất, trị giá ban đầu ước tính bằng 11 tỷ đô la.
    Nhưng chi phí cho các loại vũ khí dùng trên phi cơ, công nghệ được chuyển giao và tiền bảo trì và phụ phí khác có thể khiến tổng số giá bán lên gấp đôi.
    Cũng tuần qua, Ấn Độ đã nhận quyền chỉ huy tại cảng Vladivostok tàu ngầm hạt nhân Nerpa của Nga và được đổi tên thành tàu INS Chakra-II.
    Nhờ thế, nay Ấn Độ có mặt trong nhóm quốc gia ‘ưu tú’ có tàu ngầm nguyên tử, bên cạnh Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Anh và Trung Quốc.
    Tàu Chakra-II được thuê từ Nga trong vòng 10 năm với giá 1 tỷ đô la, sẽ được Ấn Độ đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm nay.
    Cuối năm nay, Ấn Độ cũng sẽ nhận một hàng không mẫu hạm sửa lại từ mẫu thời Liên Xô.
    Ngoài ra là sáu chiếc tàu ngầm Scorpene được làm tại Ấn Độ theo cấp phép từ Pháp, với 5 tỷ đô la sẽ đem vào sử dụng từ 2015, chậm hơn kế hoạch ba năm, theo lời Bộ trưởng quốc phòng A.K. Antony.
    Nhưng nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Ấn Độ bị phê phán là chậm, như lời ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, nhà phân tích tại Quỹ mang tên ‘Observer Research Foundation’ ở Tân Dehli.
    [​IMG]Phi cơ của hãng Dassault, Pháp sản xuất tại căn cứ ở Bangalore, Ấn Độ


    Liên kết Đông Á
    Một số chuyên gia quân sự của Ấn Độ còn phàn nàn rằng đất nước làm chưa đủ để nâng cấp quân lực nhằm thích ứng với tham vọng cường quốc khu vực.
    Tướng không quân đã hồi hưu Kapil Kak từ trung tâm Nghiên cứu Không quân ở Tân Dehli nói:
    “Không phải chỉ là Trung Quốc đang đi lên, mà Ấn Độ cũng vậy và xu thế này sẽ còn trong những năm tới.”
    Ấn Độ có thể đang xem xét các động thái của Trung Quốc với những nước láng giềng với lo ngại nhưng chính Ấn Độ cũng vươn ra các nước Đông và Đông Nam Á ngay ở vùng sân sau của Trung Quốc.
    Ấn Độ đã ký đối tác chiến lược với Việt Nam và giúp Hà Nội tăng khả năng quốc phòng.
    Thủ tướng Manmohan Singh đang tích cực theo đuổi chính sách ‘Nhìn về phía Đông’ và liên kết với cả các lãnh đạo Nam Hàn, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Thái Lan cùng những nước khác.
    Chính sách này đem lại một loạt chuyến thăm cao cấp đến Ấn Độ, tăng hợp tác kinh tế và thương mại.
    Nay, cuộc cạnh tranh Trung Quốc và Ấn Độ lại hiển hiện rõ hơn cả tại Miến Điện, nơi cả hai khổng lồ đói năng lượng đang giành lối vào nguồn khí đốt.
    Ấn Độ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận trong vùng gồm một cuộc diễn tập hải quân cuối tuần này với 14 nước châu Á tham gia nhưng không có mời Trung Quốc và Pakistan
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Yak-130 và triển vọng ở Việt Nam

    10/02/2012 02:20 (14 giờ trước) - Đã có 1845 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Yak-130 là máy bay huấn luyện thế hệ mới do Nga phát triển để đáp ứng yêu cầu đào tạo phi công lái chiến đấu cơ thế hệ thứ 4-5.


    Tag: chiến đấu, phi công, việt nam, máy, tên lửa đối không, máy bay huấn luyện, thiết bị hiển thị, đặc tính kỹ thuật, progress ai-222-25
    [​IMG]
    (ĐVO) Trong tương lai không xa, loại máy bay huấn luyện này có thể biên chế cho Không quân Nhân dân Việt Nam.

    Yak-130 được thiết kế với những tiêu chuẩn hiện đại, bố trí buồng lái rất tiện nghi với màn hình màu hiển thị đa năng, mũ bay phi công tích hợp thiết bị hiển thị mục tiêu.

    Không những đáp ứng nhu cầu huấn luyện, Yak-130 có thể thực hiện vai trò chiến đấu với 9 giá treo vũ khí trên cánh – thân mang được tên lửa đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối đất Kh-25, bom có điều khiển KAB-500Kr, rocket hoặc bom không điều khiển. Đặc biệt, Yak-130 có thiết kế mở cho phép nó mang vũ khí Mỹ và phương Tây như tên lửa AIM-9L, Magic 2, AGM-65.

    Radar điều khiển hỏa lực cho phép nó theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và tiêu diệt 4 trong số đó.

    Yak-130 lắp 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Progress AI-222-25 cho phép đạt tốc độ cận âm 1.050km/h, bán kính chiến đấu hơn 1.200km, trần bay 12.500m.

    Với những đặc tính kỹ thuật tiên tiến, Yak-130 đã đánh bại đối thủ MiG-AT để trở thành máy bay huấn luyện tương lai cho Không quân Nga.

    Trên thị trường thế giới, nó cũng bắt đầu có những khách hàng đầu tiên như Algeria, Syria.


    Tương lai của Yak-130 là rất sán lạn, nhiều quốc gia đang bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay này.

    Theo dự đoán của Trung tâm TSAMTO, Việt Nam cũng có thể sẽ nhập khẩu 8-12 Yak-130UBS để thay thế loại L-39 đã cũ. (>> chi tiết)

    Dưới đây là clip giới thiệu máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130: Yak-130 là một trong những máy bay huấn luyện tiên tiến nhất trên thế giới.
    Theo quocphong.baodatviet.vn




  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nga bác việc sản xuất Mi-2A ở Trung Quốc

    10/02/2012 02:46 (12 giờ trước) - Đã có 2619 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Tổng công ty trực thăng Nga Russian Helicopters vừa chính thức lên tiếng bác bỏ thoả thuận xây dựng nhà máy sản xuất trực thăng Mi-2A ở Trung Quốc.


    Tag: công ty, sản xuất, máy bay trực thăng, việt nam, thoả thuận, trung quốc, Ria Novosti, nga, máy, ráp máy, nga russian helicopters
    [​IMG]
    Trực thăng Mi-2A của Nga. ​

    (ĐVO) Công ty cổ phần Máy bay Trực thăng Nga (Russian Helicopters) đã lên tiếng bác bỏ thông tin của báo chí cho rằng, công ty có ý định tham gia vào hợp tác trong một dây chuyền sản xuất máy bay trực thăng Mi-2A của Nga ở trung Quốc. (>> xem thêm)

    Phát ngôn viên của công ty Russian Helicopters cho biết rằng: "Không có bắt kỳ thỏa thuận nào giữa công ty hoặc công ty con nào tham gia vào dây truyền sản xuất, lắp ráp máy bay trực thăng Mi-2A và các loại trực thăng tương tự Mi-2".

    Trước đó, hôm 6/02, RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Tân hoa Xã nói rằng, thỏa thuận đã đạt được giữa nhà sản xuất Rostvertol (Nga) thuộc một chi nhánh của Russian Helicopters và công ty chế tạo máy bay Xiao (Trung Quốc) nhằm xây dựng một nhà máy ở miền bắc Trung Quốc có khả cung cấp 100 máy bay trực thăng Mi-2A mỗi năm.



    Theo quocphong.baodatviet.vn


  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120210/truc-tuyen-chieu-nay-thu-tuong-chu-tri-cuoc-hop-vu-tien-lang.aspx

    Thủ tướng kết luận: Cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật
    10/02/2012 9:51
    (TNO) Lúc 14 giờ ngày 10.2, Thủ tướng *************** và lãnh đạo các bộ, lãnh đạo TP Hải Phòng đã vào phòng họp tại trụ sở Chính phủ ở Hà Nội (số 1 Hoàng Hoa Thám).
    Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ *******, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBKT trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
    >> Toàn văn kết luận của Thủ tướng
    Lúc 17 giờ 3 phút, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam xuất hiện. Ông Đam tái khẳng định, đây không phải là cuộc họp báo.

    Theo ông Đam, tại cuộc họp báo thường kỳ lần trước, ông đã trình bày Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo TP.Hải Phòng báo cáo 3 vấn đề rất cụ thể về việc ở Vinh Quang, Tiên Lãng. Đó là việc giao đất đúng hay sai; việc cưỡng chế thu hồi đất đúng pháp luật không; việc xử lý sau cưỡng chế, đặc biệt vấn đề báo chí nêu việc hủy hoại tài sản của ông Đoàn Văn Vươn.

    Theo ông Đam, trong cuộc họp chiều 10.2, Thủ tướng chủ trì họp, nghe ý kiến các bộ, các ủy ban của Đảng, của Quốc hội để có kết luận về việc này.
    Biểu dương, cảm ơn báo chí đã thông tin kịp thời, đầy đủ
    “Trước hết, tôi xin chuyển lời của Thủ tướng Chính phủ đến báo giới: Thủ tướng biểu dương, cảm ơn báo chí đã thông tin kịp thời, đầy đủ, nhiều bài đưa tin, phân tích, đưa ý kiến của nhiều giới, nhìn vụ việc dưới góc độ đa chiều, giúp cơ quan chức năng làm việc tích cực, đưa ra biện pháp phù hợp. Thủ tướng mong báo chí sẽ tiếp tục, đóng góp ngày càng tốt hơn vào sự nghiệp chung của cả nước, cũng như việc điều hành của Chính phủ, huy động nguồn lực của cả nước. Thủ tướng cũng cảm ơn ý kiến tâm huyết của các vị lão thành cách mạng, của chuyên gia, của nhiều người dân đã bày tỏ quan điểm thông qua ý kiến gửi trực tiếp đến thủ tướng và bạn đọc phản hồi trên các báo”, ông Đam nói.

    [​IMG]
    Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: CP

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: CP


    [​IMG]
    Đại diện các bộ, ngành tại cuộc họp - Ảnh: CP

    Theo ông Đam, liên quan đến việc này, còn một số báo còn chưa thực sự toàn diện, chưa nêu được bản chất vụ việc, cái này chúng ta cần rút kinh nghiệm.
    Thủ tướng: Để xảy ra việc này là rất đáng tiếc

    UBND TP.Hải Phòng cũng có báo cáo trả lời các câu hỏi mà Thủ tướng yêu cầu. Các ý kiến của các bộ ngành cũng tập trung lại, thành một báo cáo trình bày tại cuộc họp. Sau khi nghe ý kiến, Thủ tướng kết luận, để xảy ra việc này là rất đáng tiếc. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân của chính quyền xã và huyện Tiên Lãng trong việc quản lý đất đai, việc giao đất, cưỡng chế thu hồi đất.

    Về việc giao đất: năm 1993, chính quyền huyện Tiên Lãng giao đất cho ông Đoàn Văn Vươn 20 ha, thời hạn 14 năm, theo Luật Đất đai 1987 là đúng. Đến quyết định thứ thứ hai, giao bổ sung 19,2 ha cho ông Vươn vào năm 1997 là đúng về thẩm quyền nhưng chưa đúng quy định của luật Đất đai 1993.
    [​IMG]
    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông tin
    cho báo chí biết kết quả buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ
    về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng - Ảnh: Ngọc Thắng
    [​IMG]
    Quang cảnh cuộc họp thông báo kết quả buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì - Ảnh: Ngọc Thắng


    Có dấu hiệu vi phạm hình sự. Thủ tướng chỉ đạo phải điều tra, xử lý nghiêm minh
    Đối chiếu Luật Đất đai, cả hai quyết định thu hồi đất của ông Vươn đều không đúng pháp luật nên việc cưỡng chế thu hồi đất là không đúng pháp luật.
    Nội dung của quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là có sai phạm như: không xác định ranh giới cụ thể của diện tích định thu hồi, không kiểm kê tài sản, và có một số điểm như thời điểm cưỡng chế sát tết cổ truyền, và một số việc không đúng quy định khác...
    Việc tổ chức cưỡng chế càng có nhiều sai phạm như: điều tra, chuẩn bị không kỹ, gây thương vong cho người tham gia cưỡng chế. Việc phá dỡ ngôi nhà của ông Vươn, theo báo cáo, là có sự chỉ đạo của một số cán bộ chính quyền địa phương. Đây là việc có dấu hiệu vi phạm hình sự. Thủ tướng chỉ đạo phải điều tra, xử lý nghiêm minh.
    Về vấn đề “biến mất” thủy sản trong đầm ông Vươn, Thủ tướng không kết luận nhưng theo báo cáo của ******* TP.Hải Phòng, ông Vươn đã thuê người khai thác thủy sản trong đầm trước khi xảy ra việc cưỡng chế.
    Lãnh đạo Hải Phòng nhận trách nhiệm
    Tại cuộc họp chiều nay, lãnh đạo TP.Hải Phòng đã nhận trách nhiệm trước Thủ tướng, với Bộ Chính trị... vì chưa nhận thức đúng tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vấn đề nên chưa tập trung chỉ đạo ngay từ đầu để làm rõ đúng sai, trách nhiệm của tập thể cá nhân. Trước báo cáo sau cùng, Hải Phòng đã có hai lần báo cáo, nhưng các báo cáo đó chưa thật sự nghiêm túc, chưa đầy đủ.
    [​IMG]
    Phóng viên báo chí tác nghiệp - Ảnh: Lê Quân
    Việc cung cấp thông tin cho công luận, theo Luật Báo chí, cũng chưa được lãnh đạo TP.Hải Phòng thực hiện tốt; chưa có người có đủ thẩm quyền để cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ, kịp thời cho báo chí. Thậm chí, có việc cán bộ của thành phố, của huyện phát ngôn thiếu thống nhất.
    Ông Đam cho biết, Thủ tướng đánh giá báo chí đã thông tin rất kịp thời, phong phú. Trước hết, đảm bảo quyền được thông tin của nhân dân, sau đó là giúp cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, có giải pháp để xử lý.
    “Với tôi, 2 đêm vừa rồi, tôi ngủ rất ít, để đọc báo, và đọc các bình luân trên các báo. Đến nay, văn phòng báo cáo có hơn 800 bài viết và hàng ngàn ý kiến. Điều này chứng tỏ người dân rất quan tâm”, ông Đam nói.
    Sự việc xảy ra có nguyên nhân chủ quan của chính quyền huyện Tiên lãng, xã Vinh Quang. Đây là nguyên nhân chủ yếu tuy nhiên, cũng có nguyên nhân khách quan.
    Đó là Luật đất đai có nhiều văn bản quy phạm, thay đổi nhiều; còn nhiều vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn... Do đó, trong quản lý có rất nhiều tình huống chưa được điều chỉnh rõ ràng trong luật. Kết hợp với đó là năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai, đặc biệt là ở cấp cơ sở, còn nhiều bất cập.
    Từ đó dẫn đến việc công tác quản lý đất đai còn nhiều vấn đề. Các vụ khiếu kiện đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện, đến nay còn nhiều vụ chưa giải quyết dứt điểm.
    Thu hồi những quyết định trái luật của UBND huyện Tiên Lãng

    Ông Đam thông báo: Kết luận cuộc họp chiều nay, Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo thu hồi những quyết định trái luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn.
    Bằng các quy định trong luật, TP.Hải Phòng chỉ đạo TAND huyện Tiên Lãng, TAND TP.Hải Phòng kiểm điểm nghiêm túc trong việc các cấp tòa đưa ra xét xử. Tòa án huyện tuyên hủy quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.
    Tòa phúc thẩm, TAND TP.Hải Phòng ra quyết định đình chỉ vụ án. Cả hai việc này, TAND Tối cao đều khẳng định TAND TP.Hải Phòng, TAND huyện Tiên Lãng đã làm trái quy định.
    Thủ tướng chỉ đạo, phải tạo điều kiện để thay đổi hình thức cho đúng pháp luật, nhưng phải để cho ông Vươn tiếp tục được sử dụng khu đầm.
    Đình chỉ ngay cán bộ liên quan đến việc phá nhà ông Vươn
    TP.Hải Phòng phải chỉ đạo các cơ quan tố tụng khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm vụ phá nhà của ông Vươn, phải đình chỉ ngay cán bộ liên quan đến việc phá nhà ông Vươn.
    Lãnh đạo TP.Hải Phòng phải chỉ đạo cơ quan tố tụng khẩn trương đưa vụ án giết người và chống người thi hành công vụ ra xét xử công khai. Kiến nghị với các cơ quan tố tụng xem xét các hình thức giảm nhẹ cho các bị can trong vụ này. TP.Hải Phòng phải yêu cầu huyện Tiên Lãng kiểm điểm nghiêm cán bộ
    Với lãnh đạo TP.Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ, xử lý nghiêm các cơ quan tham mưu đã đồng ý cho huyện Tiên Lãng cưỡng chế khu đầm; làm rõ việc lãnh đạo thành phố sau khi xảy ra vụ việc, xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm, cung cấp thông tin chưa đầy đủ cho báo chí.
    Ngoài ra, lãnh đạo thành phố phải kiểm điểm sâu sắc, chấn chỉnh quản lý về đất đai trên địa bàn, sao cho không để xảy ra những vụ việc tương tự trên địa bàn; sớm ổn định tình hình, phấn đấu đảm bảo những mục tiêu mà huyện Tiên Lãng và TP.Hải Phòng đã đề ra.
    Thủ tướng yêu cầu sau những việc vừa qua, lãnh đạo TP.Hải Phòng phải làm nghiêm túc, khẩn trương, báo cáo Chính phủ về kết quả việc chấn chỉnh, xử lý.
    Đề ra cơ chế, thể chế để kiểm soát các quyết định hành chính của các cấp Các bộ cũng góp ý, không chỉ với Hải Phòng mà các địa phương khác cần phải rút kinh nghiệm: Khi tổ chức cưỡng chế thu hồi phải thức hiện đúng quy định của pháp luật. Phải đề cao hơn nữa việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của nhân dân.
    Tại huyện Tiên Lãng, ông Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được giải quyết. Việc này ở nhiều địa phương khác cũng có tình trạng tương tự, nhiều vụ khiếu kiện đất đai không được sử lý kịp thời, rõ ràng, minh bạch và hợp lý.
    Qua vụ việc này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp đề ra cơ chế, thể chế để kiểm soát các quyết định hành chính của các cấp.
    Thủ tướng Chính phủ cũng kiến nghị Chánh án TAND Tối cao, xem xét thủ tục tái thẩm đối với các bản án của TAND huyện Tiên Lãng, TAND TP.Hải Phòng liên quan đến việc này.
    [​IMG]
    Vụ cưỡng chế tại huyện Tiên Lãng (TP.Hải Phòng) đang được dư luận cả nước hết sức quan tâm - Ảnh: Phạm Hải Sâm

    * Trước đó, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Vũ Văn Luân - Phó chủ tịch Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ Tiên Lãng, cho biết: "Trước đó, tôi đã làm đơn gửi Văn phòng Chính phủ bày tỏ nguyện vọng được tham dự cuộc họp do Thủ tướng chủ trì nhưng đến nay tôi chưa nhận được hồi âm nào từ Văn phòng Chính phủ. Có thể do đây là cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, ngành nên tôi chưa thể tham dự. Trước đó, tôi cũng đã có nhiều văn bản kiến nghị gửi đến các đoàn kiểm tra của các bộ, ngành về Tiên Lãng".
    * Lúc 13 giờ 20 phút ngày 10.2, ông Nguyễn Kinh Quốc, Vụ phó Vụ tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, cho Thanh Niên Online biết lúc 17 giờ cùng ngày, Chính phủ sẽ tổ chức họp báo về vụ việc Tiên Lãng.
    Theo đó, cuộc họp báo sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong với sự chủ trì của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam.
    Tại cuộc họp này, ông Vũ Đức Đam sẽ thông tin về kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp diễn ra lúc 14 giờ cùng ngày với đại diện các bộ, ngành liên quan, Ủy ban T.Ư MTTQVN, lãnh đạo TP.Hải Phòng… về vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng) vốn gây sự chú ý đặc biệt của dư luận thời gian qua.
    Diễn biến vụ cưỡng chế đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn
    - Tháng 10.1993: ông Đoàn Văn Vươn được UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định giao 21 ha đất mặt nước ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng, TP.Hải Phòng.
    - Năm 1997: ông Vươn được giao thêm 19,3 ha với thời hạn 14 năm, nhưng thời điểm tính từ năm 1993 (hết hạn vào năm 2007).
    Theo giải thích của lãnh đạo TP.Hải Phòng, sở dĩ năm 1997 huyện Tiên Lãng giao đất 14 năm nhưng tính từ thời điểm năm 1993 vì khu vực diện tích 19,3 ha ông Vươn đã khai thác, sử dụng ngay từ năm 1993, đến năm 1997 mới xin cấp bổ sung để hợp thức hóa.
    - Ngày 7.4.2009, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định số 461 QĐ-UBND thu hồi 19,3 ha đầm của ông Vươn, giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý.
    Cũng trong thời gian này, ông Vươn khởi kiện QĐ 461 ra tòa hành chính TAND huyện Tiên Lãng.
    - Ngày 27.1.2010, TAND huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm tại Bản án số 01/2010/HCST, bác yêu cầu khởi kiện của ông Vươn, giữ nguyên quyết định thu hồi đất 461/QĐ-UBND ngày 7.4.2009 của UBND huyện Tiên Lãng.
    - Ông Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm lên TAND TP.Hải Phòng. Sau đó, do có thỏa thuận tại tòa giữa ông Vươn và cán bộ UBND huyện Tiên Lãng, tưởng sẽ được UBND huyện Tiên Lãng cho thuê tiếp đầm, ông Vươn rút đơn kháng cáo.
    TAND TP Hải Phòng ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, ông Vươn hết quyền kháng cáo, nhưng UBND huyện Tiên Lãng vẫn quyết định thu hồi đất mà không đề cập chuyện sau khi thu hồi có cho ông Vươn thuê đầm tiếp hay không.
    - Ngày 24.11.2011, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế khu đầm của ông Vươn.
    - Ngày 5.1, đoàn cưỡng chế vào khu đầm, người nhà ông Vươn đã dùng súng hoa cải bắn ra, khiến 6 *******, bộ đội bị thương.
    - Ngày 6.1, căn nhà 2 tầng của ông Vươn bị san phẳng, bà Thương (là vợ ông Vươn) cho biết thủy sản trong đầm cũng bị đánh bắt mất.
    - Sau khi xảy ra vụ việc, UBND huyện Tiên Lãng và UBND TP.Hải Phòng tổ chức hai cuộc họp báo (vào ngày 5.1 và ngày 12.1) nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin cho phóng viên, không đưa ra hướng giải quyết vụ việc một cách hợp lý.
    - Ngày 7.2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành chủ trì họp báo, thông báo Ủy ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã họp, thống nhất đình chỉ chức vụ đối với ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - và ông Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - để làm rõ những sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đai.
    - Chiều 10.2, Thủ tướng *************** chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo của các bộ, ngành và lãnh đạo TP.Hải Phòng. (Hải Đăng)

  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20120210054717708p1014c1070/vay-730-trieu-usd-cai-tao-he-thong-truyen-tai-dien.htm

    Vay 730 triệu USD cải tạo hệ thống truyền tải điện
    Sáng 10/2, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Stephen P.Groff - Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký hiệp định vay đầu tiên trị giá gần 121 triệu USD cho Chương trình đầu tư lưới điện truyền tải có tổng trị giá 730 triệu USD.

    Dự án này nhằm nâng cấp lưới truyền tải điện quốc gia, cải thiện việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.

    Khoản vay 1 được thực hiện trong 3 năm và bắt đầu từ năm 2012. Bộ Công Thương là cơ quản chủ quản và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm nhận vai trò điều phối, giám sát; Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) là chủ đầu tư.

    Khoản vay này sẽ hỗ trợ xây dựng gần 648 km đường dây 500kV và hơn 100km đường dây 220kV tại các tiểu dự án: Đường dây 500/220kV Bắc Ninh 2-Phố Nối; Trạm biến áp 500/220kV Phố Nối và các đường dây đấu nối; Đường dây 220kV Sông Mây-Uyên Hưng; Trạm biến áp 220kV Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và đầu nối.

    Phát biểu tại lễ ký kết, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Dự án nhằm đầu tư xây dựng các đường dây, trạm biến áp 500kV và 220kV tại nhiều địa phương trong cả nước giúp giải phóng nguồn của những nhà máy điện mới; nâng cao độ tin cậy, chống quá tải, đảm bảo khả năng truyền tải thông suốt của hệ thống truyền tải điện quốc gia.

    Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho NPT trong các hoạt động hoạch định đầu tư, tài chính hiệu quả và bền vững.

    Phó Chủ tịch ADB Stephen P.Groff nhận định: Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng khả năng tiếp cận nguồn điện nhưng một số khu vực nông thôn và miền núi vẫn chưa kết nối được với mạng lưới điện. Nếu không kịp thời mở rộng thêm thì tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là tại địa bàn dân cư thu nhập thấp, tiêu thụ điện ít hơn.

    Mặt khác, để duy trì phát triển kinh tế, Việt Nam cần cung cấp điện bền vững và ổn định; nâng cấp khâu sản xuất, truyền tải và năng lực phân phối điện.

    Theo chương trình khoản vay, số vốn 730 triệu USD của ADB dự kiến cho vay sẽ phân kỳ giải ngân thành 4 đợt và khoản vay đầu tiên từ nguồn vốn thông thường có thời hạn 25 năm.

    Chương trình này sẽ giúp tháo gỡ những bế tắc và giảm thất thoát trong truyền tải; đảm bảo an toàn và chất lượng cung cấp điện; duy trì động lực phát triển của nền kinh tế nhằm giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo.

    Theo P.V (Vietnam+)






  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20120210122851187p1027c1098/tu-vu-tien-lang-10-giai-phap-de-xoa-4-khong.htm

    Từ vụ Tiên Lãng: 10 giải pháp để xóa 4 không
    4 không đó là: Người dân "không được biết, không được bàn, không được làm, không được kiểm tra" trong giải tỏa, bồi thường để thực hiện dự án.

    Lâu nay đã có rất nhiều trường hợp người bị trưng dụng, thu hồi đất bất mãn với chính sách bồi thường, tái định cư dẫn đến việc khiếu nại kéo dài, vượt cấp, thậm chí có hành vi chống đối. Vụ Tiên Lãng là một trong số này và đang được xem là “cao trào”.
    Yếu kém trong khâu thực thi
    Thực tế, tại nhiều địa phương trên cả nước nổi lên nhiều vướng mắc, bất cập trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án, công trình dây dưa, kéo dài hàng chục năm do khâu giải phóng mặt bằng nhùng nhằng, chậm trễ. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng không thể không nói đến những bất cập trong chính sách: Hệ thống các quy định liên quan còn nhiều chồng chéo, vừa thừa vừa thiếu; việc thực thi còn thiếu triệt để, nhiều lúc, nhiều nơi người thực hiện đã cố tình làm sai (sai mục đích, sai đối tượng…) hoặc còn có hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chủ yếu chính là khâu thực thi chưa đúng, chưa đồng bộ, năng lực của cán bộ trực tiếp thực thi chính sách còn yếu, thậm chí cố tình vi phạm để trục lợi mà vụ Tiên Lãng là một ví dụ hết sức điển hình.
    Một vấn đề cần phải thừa nhận là từ trước đến nay hầu như việc triển khai các dự án đều được làm theo cách cũ: Chính quyền ra quyết định thu hồi đất, sau đó định giá bồi thường, tiến hành giải tỏa, bàn giao mặt bằng, tiến hành xây dựng... Có không ít những vấn đề phát sinh từ cách làm này: Người dân không được tham gia ý kiến vào công việc có ảnh hưởng đến lợi ích thiết thân của họ, họ hoàn toàn bị động; cũng thế, chính quyền không nắm được những tâm tư, nguyện vọng từ phía người dân; người dân “không được biết, không được bàn, không được làm, không được kiểm tra”. Chung quy là người dân, đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự án, không có vai trò gì ngoại trừ tuân thủ chấp hành (hoặc chịu cưỡng chế). Các vấn đề này đã và đang là điều kiện phát sinh các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích, phát sinh những khiếu nại, chống đối.
    [​IMG]
    Nhà và tài sản của bị can Đoàn Văn Vươn đã bị phá hủy sau ngày cưỡng chế thu hồi đất. Ảnh: INTERNET
    Thiếu cơ chế giám sát
    Các nghị định của Chính phủ đều có những quy định về việc thành lập và củng cố tổ chức làm công tác bồi thường, giải tỏa và tái định cư; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân làm công tác bồi thường; xác định trách nhiệm của UBND các cấp, đoàn thể trong việc triển khai, chỉ đạo, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương và chính sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Thế nhưng lại chưa có những quy định về cơ chế giám sát (đặc biệt là các tổ chức có chức năng giám sát độc lập) dẫn đến tình trạng làm qua loa, du di, mạnh ai nấy làm, cả nể, thậm chí lợi dụng sơ hở trong cơ chế kiểm soát, kiểm tra để trục lợi. Công tác bồi thường, hỗ trợ vốn đã khó, phức tạp, nhạy cảm do vậy lại càng khó khăn hơn, trì trệ hơn và nhiều khuất tất hơn.
    Kiến nghị cách giảm thiểu xung đột
    Để tạo thuận lợi cho việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; để người dân sau tái định cư thật sự an cư, có đất ở, đất sản xuất, an tâm làm ăn, nâng cao chất lượng sống, theo chúng tôi, về mặt chính sách cần xử lý và hoàn chỉnh một số vấn đề sau:
    1.Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường (nhất quán về thời gian, quy định), hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía người dân. Khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất theo hướng vừa chung (quy định chung của Nhà nước) vừa riêng (sự sáng tạo của địa phương): Thống nhất nhưng không đồng nhất (hay đánh đồng về đối tượng, địa phương), sáng tạo nhưng không vượt rào, nhất quán nhưng không duy ý chí (có sự sáng tạo từ thực tiễn của địa phương). Giao quyền tự quyết đối với một số hạng mục cho địa phương trên cơ sở quy định chung của Nhà nước.
    2. Nâng cao chất lượng công trình quy hoạch tái định cư; chú ý đến yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi xây các khu tái định cư. Cần quy định cụ thể, rõ ràng về hoàn nguyên những giá trị văn hóa, văn vật của cư dân chịu tác động; những quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại hữu hình và bồi thường thiệt hại vô hình.
    3.Nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án bồi thường.
    4.Có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh về quy mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn thiện hơn nữa quy trình thu hồi đất.
    5. Khắc phục những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bằng cách đưa vào những điều khoản để quy định rõ điều này.
    6. Hoàn thiện chính sách về hậu tái định cư, cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm của Nhà nước, các nhà đầu tư, chủ dự án về công tác hậu tái định cư tránh tình trạng “đem con bỏ chợ”, “nhóm dân cư bị bỏ rơi”; đảm bảo lợi ích thiết thân của người dân: Nhà ở, đất ở, đất sản xuất, việc làm, học hành, các dịch vụ công cộng, văn hóa, tâm linh… Có quy định về thành lập ban chuyên trách về hậu tái định cư. Ban chuyên trách này có trách nhiệm theo dõi, nguyên cứu, lượng hóa, báo cáo về đời sống xã hội của người dân trước và sau tái định cư và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
    7. Ban hành những chế tài đủ mạnh để xử lý những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi bất chính khi thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cần phải rõ ràng, minh bạch trong việc thực hiện các bước quy hoạch và triển khai dự án, bàn bạc công khai, thông báo đầy đủ đến người dân về các khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
    8. Luật nên quy định hình thành những tổ chức trung gian trong việc đánh giá, giám sát thực thi công tác bồi thường cũng như xác định giá (đất, nhà, tài sản gắn liền với đất...) để tránh trường hợp làm sai quy trình (đang là hiện tượng khá phổ biến trong công tác bồi thường), bao biện, vừa đánh trống vừa thổi kèn như hiện nay.
    9. Xã hội hóa trong công tác di dời, giải tỏa, bồi thường, tái định cư; không chỉ định thầu các công trình tái định cư (hoặc quy định các công trình có vốn đầu tư nhỏ mới chỉ định thầu), các công trình lớn có ảnh hưởng lớn, tác động lớn, nhóm ảnh hưởng lớn sẽ quy định đấu thầu công khai.
    10. Luật cần quy định rõ về thời gian tối đa cho từng hạng mục bồi thường (chẳng hạn thời gian tối đa cho việc xác định thời điểm xây dựng, nguồn gốc đất, số nhân khẩu, lấy ý kiến người dân...) để tránh trường hợp cán bộ thực thi chính sách “vẽ bóng”, cố tình làm trái, câu kết móc nối để trục lợi. có quy định chi tiết về việc thưởng đối với những đối tượng giao đất đúng thời hạn và phạt đối với những đối tượng chây ì trong công tác di dời gây thiệt hại cho Nhà nước.
    PHẠM ĐI, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/476964/Indonesia-nui-lua-Lokon thuc-giac .html

    Indonesia: núi lửa Lokon "thức giấc"
    TTO - Lokon - một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Indonesia - lại vừa phun trào sáng 10-2, tạo nên cột tro bụi cao tới 2km.

    [​IMG]Núi lửa Lokon phun trào hồi tháng 7 năm ngoái - Ảnh: 10news

    Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia cho biết ngọn núi đã có dấu hiệu kích hoạt từ hôm qua trước khi phun trào mạnh mẽ vào 8g20 sáng nay (giờ địa phương).
    Hiện chưa có thông tin về những thiệt hại do vụ phun trào núi lửa này gây ra. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thiên tai vẫn cảnh báo người dân không nên có bất kỳ hoạt động công cộng nào trong phạm vi 2,5km từ miệng núi lửa.
    Núi lửa Lokon cao 1.580m, nằm tại khu vực đảo Sulawesi. Năm ngoái Lokon phun trào ba lần vào tháng 7, tháng 10 và tháng 12 khiến hàng nghìn cư dân tại đây phải di tản.
    Do nằm trên khu vực bất ổn của vỏ Trái đất - “vành đai lửa” Thái Bình Dương - Indonenisa thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào.
    Quốc gia này có tới 500 ngọn núi lửa, trong đó 128 ngọn vẫn hoạt động và 65 ngọn bị liệt vào danh sách nguy hiểm.
    NGUYÊN PHẠM (Theo CNN, Xinhua
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/476961/An-Do-phong-thanh-cong-ten-lua-danh-chan .html

    Ấn Độ phóng thành công tên lửa đánh chặn
    TTO - Hôm nay 10-2, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết nước này vừa phóng thử thành công tên lửa đánh chặn siêu thanh từ một căn cứ quốc phòng ở bang Odisha.

    [​IMG]Tên lửa đánh chặn AAD - Ảnh: AP


    Tên lửa đánh chặn siêu thanh được phóng từ đảo Wheeler ngoài khơi bang Odisha gần Dhamra, Bhadrak. Nó phá hủy thành công một tên lửa đất đối đất được cải tiến từ phiên bản Prithvi, được phóng đi trước đó từ bãi thử Chandipur lúc 10g sáng 10-2 (giờ địa phương).
    “Tên lửa đánh chặn đã tấn công trực diện và phá hủy mục tiêu” - S. P. Dash, giám đốc khu thử nghiệm tổng hợp (ITR) của Ấn Độ, cho biết.
    Đây là một phần trong kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo hai lớp.
    Cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn gần đây nhất ở Ấn Độ được tiến hành vào ngày 6-3-2011.
    THANH PHẠM (Theo IANS
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/476924/Doc-quyen-phan-phoi-phan-dam.html

    Độc quyền phân phối phân đạm
    TT - Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vừa trình Chính phủ về việc giao cho công ty con của tập đoàn này độc quyền phân phối đạm Cà Mau. Văn phòng Chính phủ đang yêu cầu các bộ liên quan và Hiệp hội Phân bón VN có ý kiến.


























    >> Nhà máy đạm Cà Mau ra sản phẩm đầu tiên

    [​IMG]Theo đề xuất của Tập đoàn Dầu khí VN, phân đạm Cà Mau sẽ được phân phối độc quyền qua Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí. Trong ảnh: Nhà máy Đạm Cà Mau - Ảnh: Thanh Minh

    Đã có nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất này khi cho rằng sự độc quyền không chỉ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nông dân.
    Thâu tóm thị trường phân đạm

    Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải:
    Không ổn thì phải điều chỉnh
    Hiện vấn đề này chưa giải quyết, nên để thêm một thời gian để giữa các đơn vị liên quan cân nhắc, tính toán xem có thí điểm được không, nếu không ổn thì chúng ta phải xem xét để điều chỉnh lại. Phân bón là mặt hàng phục vụ nông nghiệp, vì vậy bộ sẽ cân nhắc để góp ý với PVN về hệ thống phân phối làm thế nào để cung ứng phân bón cho bình ổn, kịp thời phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp nhưng đồng thời cũng đảm bảo được quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia.
    P.PHƯƠNG
    Theo đề xuất của PVN, Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) sẽ được độc quyền phân phối đạm Cà Mau. Đơn vị này cũng đang phân phối đạm Phú Mỹ. Nếu đề xuất này được thông qua, PVN mà trực tiếp là PVFCCo nắm toàn bộ việc điều hành cung ứng phân bón của cả nước vì công suất hai nhà máy Phú Mỹ và Cà Mau đã chiếm 85-90% thị phần đạm cả nước.

    Một cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng ngay trường hợp PVFCCo chấp hành tốt mọi chủ trương của Nhà nước nhưng vì một trục trặc gì đó, doanh nghiệp này “hắt hơi, sổ mũi” cũng có thể làm thị trường phân bón cả nước “sôi lên sùng sục”.
    Đáng nói là đề xuất để công ty thành viên giữ vai trò độc quyền phân phối mặt hàng của chính mình không phải là sáng kiến mới của PVN. Trước đây, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới đi vào hoạt động, PVN cũng từng có đề xuất để cho Tổng công ty Dầu (PVOil - đơn vị thành viên PVN) giữ vai trò phân phối. Các doanh nghiệp khác như Petrolimex, Xăng dầu Quân đội, Saigon Petro... muốn mua cũng phải qua PVOil.
    Liên quan đến vấn đề độc quyền phân phối phân đạm, ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc PVN, cho biết PVN chỉ báo cáo để Chính phủ biết, còn việc PVFCCo phân phối đạm Cà Mau thì đã... triển khai rồi. Còn liệu có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất đạm trong nước hay không, theo ông Hậu: “Đạm trong nước cạnh tranh với đạm nhập khẩu là chính. Nhà nước cho phép PVN sản xuất đến 90% sản lượng đạm của cả nước thì PVN phải lo tiêu thụ. Qua hệ thống phân phối của đạm Phú Mỹ, PVN muốn PVFCCo phân phối luôn cả đạm Cà Mau. Như thế sẽ hiệu quả hơn”.
    Không nên độc quyền
    Hiệp hội Phân bón VN băn khoăn với cách cung ứng của PVN, phân bón sẽ phải qua nhiều cấp trung gian mới đến tay người tiêu dùng. Như hiện nay, nếu theo đề xuất của PVN, đạm sẽ phải qua khâu phân phối của PVFCCo, tổng công ty này bán lại cho các công ty thành viên, các công ty thành viên lại bán cho công ty thương mại và đại lý cấp 1. Sau đó các công ty thương mại và đại lý cấp 1 lại bán cho đại lý cấp 2, 3, 4, 5. Qua mỗi cấp đều tốn kém chi phí khiến giá bán phân bón đến tay nông dân luôn bị đội lên.
    Để góp phần bình ổn thị trường phân bón, Hiệp hội Phân bón VN cho rằng đạm Cà Mau nên tổ chức cung ứng tại nhà máy hoặc khách hàng có nhu cầu sẽ tổ chức cung ứng tận nơi, tránh để xảy ra trường hợp phân phối quá nhiều khâu trung gian. Đến nay có gần 20 tổng công ty và công ty kinh doanh phân bón có văn bản đề nghị được mua hàng trực tiếp tại Nhà máy đạm Cà Mau. Tổng sản lượng mua lên gần 800.000 tấn, xấp xỉ công suất của đạm Cà Mau.
    Luật sư Trần Hữu Huỳnh, trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN, cho rằng theo Luật cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường. Chiếm vị trí thống lĩnh thị trường thì luật không cấm nhưng xét về mặt kinh tế thì nên cân nhắc. Thị trường sẽ minh bạch khi có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Hơn nữa, phân đạm là mặt hàng nằm trong danh mục nhóm mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, ông Trần Hữu Huỳnh đề nghị để ngăn chặn những hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường như bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay hạn chế phân phối hàng hóa... không nên để một doanh nghiệp độc quyền phân phối tới 85-90% thị phần phân đạm của cả nước.
    LÊ THANH - C.V.K

Chia sẻ trang này