Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

2898 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 02:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36951 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/158708/Thang-12012-Vinamilk-xuat-khau-223-trieu-USD.html

    Tháng 1.2012, Vinamilk xuất khẩu 22,3 triệu USD

    [​IMG]

    Sản phẩm sữa Vinamilk ngày càng có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Ảnh: H.B


    SGTT.VN - Trong tháng 1.2012, công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) xuất khẩu các sản phẩm sữa đạt 22,3 triệu đô la Mỹ, tăng gấp 5 lần so cùng kỳ năm trước.
    Trong đó, doanh số xuất khẩu sản phẩm sữa đặc có đường tăng 33 lần, sữa chua tăng 1,87 lần, bột dinh dưỡng Ridielac tăng 2 lần, sữa tươi tăng 4 lần và đặc biệt sữa bột trẻ em Dielac cũng tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ. Các sản phẩm của Vinamilk được xuất đi 16 quốc gia trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Kuwait, Sri Lanka, Hàn Quốc, Campuchia…
    Năm 2012, Vinamilk đặt mục tiêu tìm kiếm thêm thị trường mới. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đạt trên 140 triệu đô la Mỹ, tăng 72% so với năm 2010.
    Hoàng Bảy
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/chia-se-cung-nuoc-nhat/2012/02/nhat-ban-don-dong-do-nat-khong-lo-sau-song-than/

    THẾ GIỚI
    > CHIA SẺ CÙNG NƯỚC NHẬT
    Thứ sáu, 10/2/2012, 16:16 GMT+7
    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/the-gioi/chia-se-cung-nuoc-nhat/2012/02/nhat-ban-don-dong-do-nat-khong-lo-sau-song-than/','Nhật+Bản+dọn+đống+đổ+nát+khổng+lồ+sau+sóng+thần','Nhật+Bản+dọn+đống+đổ+nát+khổng+lồ+sau+sóng+thần','sociable',1002251925);
    Nhật Bản dọn đống đổ nát khổng lồ sau sóng thần

    Ý chí và nghị lực phi thường của người Nhật được thể hiện qua việc dọn đống đổ nát khổng lồ sau thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011.
    > Nhật Bản hồi sinh, một năm sau thảm họa kép


    [​IMG]
    Cặp ảnh này cùng được chụp trước tháp kiểm soát không lưu ở sân bay tại thành phố Sendai, thủ phủ tỉnh Miyagi, một bức chụp ngày 14/3/2011, một bức chụp ngày 12/1/2012.
    Nước Nhật sẽ kỷ niệm tròn một năm sau thảm họa kép động đất sóng thần vào ngày 11/3 tới. Hơn 19.000 sinh mạng đã bị cướp đi trong thảm họa kinh hoàng này, trong khi vẫn còn nhiều người bị coi là mất tích. Cơn địa chấn 9 độ Richter và sóng thần cao 15m còn kéo theo thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.​


    [​IMG]
    Bức ảnh chụp ngày 18/3/2011 (phía trên) cho thấy chiếc tàu Asia Symphony mắc cạn sau khi bị sóng thần đánh dạt lên một bờ kè ở thành phố Kamaishi, tỉnh Iwate. Gần một năm sau, vào ngày 16/1/2012, bức ảnh bên dưới được chụp với khung hình giống hệt, cho người xem thấy được nhịp sống bình thường đã trở lại.
    [​IMG]



    Khi xem cặp ảnh này, được chụp vào ngày 14/3/2011 (trên) và 15/1/2012 (dưới), người xem sẽ chỉ có thể nhận ra điểm chung là cây cột điện với tấm biển báo giao thông hình tròn. Những ngổn ngang trong bức ảnh cách đây gần một năm đã không thể được nhìn thấy trong bức ảnh được chụp tháng trước.
    [​IMG]



    Bức ảnh bên trái được chụp ngày 13/3/2011, tức là chỉ hai ngày sau thảm họa động đất sóng thần, cho thấy cảnh ngổn ngang trên một con đường ở thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi. Hôm 12/1 vừa qua, bức ảnh bên phải được chụp ở cùng góc nhìn lại cho người xem cảm giác dường như chưa từng có thảm họa nào tại đây.
    [​IMG]



    Cảnh đổ nát và hoang tàn hai bên của một con đường ở thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, hiện lên trong bức ảnh được chụp ngày 22/3/2011 (trên). Tuy nhiên, người ta chỉ còn thấy sự thanh bình ở bức ảnh bên dưới (được chụp cùng khung hình vào ngày 15/1/2012).
    [​IMG]



    Ngày 13/3/2011, hình ảnh người dân Nhật lội trong dòng nước lụt trên một con phố bị sóng thần tàn phá ở thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi, khiến người xem hình dung được phần nào sự kinh hoàng của thảm họa kép. Ở bức hình bên dưới được chụp ngày 12/1/2012, những dấu vết của động đất, sóng thần đã không còn.
    [​IMG]



    Một con đường tại thành phố Ofunato, tỉnh Iwate, hiện lên trong một sự so sánh đối lập hoàn toàn: hoang tàn đổ nát trong ngày 14/3/2011 và sạch sẽ ngăn nắp trong ngày 15/1/2012.
    [​IMG]



    Không thể nhận ra những người dân Nhật đang đứng cạnh một con đường tại khu vực bị sóng thần tàn phá ở thành phố Minamisoma, tỉnh Fukushima, vào ngày 12/3/2011, tức là chỉ một ngày sau thảm họa kép. Tuy nhiên, ở bức ảnh được chụp cùng khung hình vào ngày 11/1/2012, những ngổn ngang đã biến mất, thay vào đó là con đường khang trang với những cột điện vững chắc.
    [​IMG]



    Cặp ảnh này nói lên nhiều điều. Bức ảnh được chụp ngày 16/3/2011 cho thấy một chiếc tàu cá bị sóng thần đánh văng lên một con đường tại thành phố Kesennuma ở tỉnh Miyagi. Ngày 14/1/2012, con tàu mắc cạn đã được dọn đi, trả lại sự thông thoáng cho con đường, trong khi những con tàu khác neo đậu yên bình.
    [​IMG]



    Bức ảnh phía trên được ghi lại vào ngày 18/3/2011 cho người xem thấy hình ảnh của một người sống sót sau thảm họa đang đi ngang qua một đống đổ nát và những ngôi nhà bị hư hại. Ngày 14/1/2012, bức ảnh có khung hình giống hệt cho thấy sự hồi sinh của góc phố nhỏ, như thể thảm họa kép chưa từng xảy ra.​
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Nhật Bản hồi sinh, một năm sau thảm họa kép

    Sự hồi sinh của Nhật Bản được mô tả rõ nét trong những bức ảnh được chụp ở cùng một địa điểm, nhưng cách nhau gần một năm kể từ ngày 11/3/2011, khi thảm họa động đất sóng thần tàn phá vùng đông bắc quốc đảo này.
    > Cảnh tượng khó quên về thảm họa tại Nhật
    > Sóng thần qua lời kể nhân chứng ở Nhật

    [​IMG]

    Ngày 13/3/2011, hình ảnh Yuko Sugimoto quấn chăn đứng trong cảnh đổ nát ở thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, được truyền thông Nhật Bản và thế giới truyền đi như một biểu tượng cho thấy đau thương mà người Nhật phải chịu trước thảm họa kép. Gần một năm sau, vào ngày 27/1 năm nay, Sugimoto và cậu con trai năm tuổi Raito đứng chụp ảnh tại chính vị trí của bức ảnh năm ngoái. Hầu như chỉ có thể nhận ra điểm chung của hai bức hình ở những cây cột điện phía xa, bởi chính Sugimoto cũng đã khác nhiều.
    Nước Nhật sẽ kỷ niệm tròn một năm sau thảm họa kép động đất sóng thần vào ngày 11/3 tới. Hơn 19.000 sinh mạng đã bị cướp đi trong thảm họa kinh hoàng này, trong khi vẫn còn nhiều người bị coi là mất tích. Cơn địa chấn 9 độ Richter và sóng thần cao 15m còn kéo theo thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
    [​IMG]

    Cặp ảnh này cùng được chụp tại một vị trí ở thành phố Miyako. Hình ảnh phía trên được một quan chức Miyako chụp vào ngày 11/3/2011, khi đợt sóng thần tràn qua bờ đê và chảy vào thành phố thuộc tỉnh Iwate. Bức ảnh phía dưới được chụp ngày 16/1/2012 và cho thấy một khung cảnh thanh bình khác hẳn với cách đây gần một năm.
    [​IMG]


    Bức ảnh phía trên được chụp vào ngày 22/3/2011, cho thấy một khu vực của thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, bị sóng thần tàn phá nặng nề. Hầu như cả một khu vực rộng lớn bị san phẳng. Bức ảnh phía dưới được chụp ngày 15/1 vừa qua, và không còn nhận ra một dấu vết nào của trận sóng thần năm ngoái.
    [​IMG]


    Cặp ảnh này thể hiện hình ảnh một góc của thành phố ven biển Ofunato, tỉnh Iwate, vào ngày 14/3/2011 và ngày 15/1/2012. Cảnh đổ nát đã không còn, người ta chỉ có thể nhớ về ngày 11/3 định mệnh ở những khoảng trống mà trước đây từng là một ngôi nhà.
    [​IMG]


    Bức ảnh phía trên được chụp ngày 16/4/2011, khắc họa hình ảnh một chiếc du thuyền bị sóng thần đánh vào bờ và mắc kẹt lại trên mái của một nhà nghỉ hai tầng tại Otsuchi, tỉnh Iwate. Gần một năm sau, vào ngày 16/1/2012, một bức hình khác được chụp ở cùng một khung hình cho thấy nhiều thay đổi. Tòa nhà màu vàng phía bên trái đã không còn, chiếc du thuyền cũng đã được đưa đi, đống đổ nát đã được dọn sạch, chỉ còn lại ngôi nhà nghỉ hai tầng với những hư hại do sóng thần.
    [​IMG]


    Cặp ảnh này được chụp ở cùng một khu dân cư xen giữa vùng đồi núi ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi. Bức ảnh phía trên chụp ngày 16/3/2011, trong khi bức ảnh phía dưới chụp ngày 14/1 vừa qua. Sau gần một năm, những đổ nát ngổn ngang đã được dọn sạch, để lộ ra con đường mà sóng thần đã đi qua và cuốn phăng gần như tất cả.
    [​IMG]


    Sự hồi sinh của cuộc sống tại thành phố Hishonomaki, tỉnh Miyagi, được thể hiện qua cặp ảnh được chụp trên một cây cầu ở cùng một khung hình. Ngày 15/3/2011, một du thuyền bị sóng thần đánh văng lên cầu và nằm choán gần hết một làn đường. Ngày 13/1/2012, giao thông đã trở lại bình thường.
    [​IMG]


    Cả một đoạn đường ở thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, bị ngập lụt sau khi sóng thần tràn qua thành phố này. Bức ảnh bên trên chụp ngày 12/3/2011, cho thấy người dân phải dùng thuyền để đi qua khu vực này. Ngày 13/1/2012, bức ảnh được chụp ở cùng góc nhìn cho thấy giao thông đã hoàn toàn bình thường như chưa từng có thảm họa nào xảy ra ở đây.
    [​IMG]


    Bức ảnh bên trên được chụp vào ngày 13/3/2011, tức là hai ngày sau thảm họa kép. Một đoạn đường sắt ở thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi, bị bóc lên, trong khi nhiều xe ôtô nằm ngổn ngang quanh đó. Gần một năm sau, vào ngày 12/1/2012, bức ảnh bên dưới được chụp ở cùng một góc nhìn cho người xem thấy rằng đường ray đã liền mạch, với một đoàn tàu đang chạy tới vị trí gần giống một đoàn tàu khác ở bức ảnh phía trên.[​IMG]Cặp ảnh này thể hiện cùng một góc của thành phố Urayasu, tỉnh Chiba, vào ngày 11/3/2011 và 21/1/2012. Mặt đường rạn nứt đã được khắc phục và không thể tin động đất từng xảy ra nếu chỉ xem bức hình bên dưới.​
    Nhật Nam (Ảnh: AFP
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDGHD/cac-sep-evn-linh-luong-binh-quan-37-trieu-dong-thang.html

    Các sếp EVN lĩnh lương bình quân 37 triệu đồng/tháng

    10-02-2012 18:08:56

    [​IMG]

    (ĐTCK) Lương của viên chức quản lý ở Công ty mẹ EVN bình quân là 37 triệu đồng/người/tháng; còn ở các công ty con bình quân là 21 triệu đồng/người/tháng.



    • Chiều ngày 10/2, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả thanh tra tiền lương tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và 25 đơn vị trực thuộc cả 3 khối của Tập đoàn.


    • Theo đó, tổng số lao động năm 2010 của EVN là 96.319 người, trong đó, lao động sản xuất kinh doanh là 75.000 người. Tiền lương bình quân chung của người lao động sản xuất, kinh doanh năm 2008 đạt 5,794 triệu đồng/người/tháng; năm 2009 đạt 7,064 triệu đồng/người/tháng; năm 2010 đạt 7,45 triệu đồng/người/tháng.
      [​IMG]
      Họp báo công bố kết quả thanh tra lương tại EVN ngày 10/2

      Nếu tính cả tiền thưởng, thì người lao động sản xuất, kinh doanh điện có thu nhập 2008 là 5,929 triệu đồng/người/tháng; năm 2009 đạt 7,308 triệu đồng/người/tháng; năm 2010 đạt 7,628 triệu đồng/người/tháng.
      Đặc biệt, lương của viên chức quản lý ở Công ty mẹ bình quân là 37 triệu đồng/người/tháng; lương của viên chức quản lý ở các công ty con bình quân là 21 triệu đồng/người/tháng.
      Ngoài ra, tính chung toàn Tập đoàn, thu nhập cao nhất là 51 triệu đồng/tháng cho vị trí Chủ tịch HĐQT ở các công ty thành viên, thu nhập thấp nhất trên 2 triệu đồng/tháng.

    Bùi Trang
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDGGH/khoi-ngoai-mua-rong-gan-1-000-ty-dong-trong-2-tuan.html

    Khối ngoại mua ròng gần 1.000 tỷ đồng trong 2 tuần

    10-02-2012 15:37:36

    [​IMG]


    (ĐTCK) Sau hai tuần giao dịch, khối ngoại đã mua ròng gần 1.000 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam.




    • Sau khi mua ròng hơn 525 tỷ đồng trong tuần trước, tuần này, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có tuần mua ròng trên 2 sàn, với giá trị mua ròng hơn 400 tỷ đồng. Trong đó, họ mua ròng trên HOSE là hơn 349 tỷ đồng và mua ròng trên HNX là gần 51 tỷ đồng.


    • Trong tuần giao dịch từ ngày 6 đến ngày 10/2, VN-Index chỉ tăng nhẹ 0,82%, tương đương tăng 3,28 điểm so với phiên đóng cửa cuối tuần trước, đóng cửa tuần giao dịch này ở mức 405,02 điểm. Trong khi HNX-Index cũng có mức tăng khiêm tốn 1,36%, tương đương tăng 0,84 điểm, đóng cửa tuần ở 62,69 điểm. Mức tăng của 2 chỉ số tuần này thấp hơn nhiều so với mức 7,7% và 5,83% của tuần trước đó.
      Trong tuần, khối lượng giao dịch cũng tăng khá mạnh so với tuần trước khi hành động chốt lời diễn ra mạnh, nhất là trong 2 phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bền bỉ mua vào, nhất là ở các mã trong rổ VN30.
      Cụ thể, trong tuần, họ mua vào hơn 29,1 triệu đơn vị, tương đương 634,99 tỷ đồng và bán ra 12,47 triệu đơn vị, tương đương 285,73 tỷ đồng trên HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào hơn 5,35 triệu đơn vị, tương đương 58,88 tỷ đồng và bán ra 900.519 đơn vị, tương đương giá trị 8,1 tỷ đồng.
      [/SIZE]

      Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HOSE trong tuần từ ngày 6/2-10/2/2012


      Ngày





      Khối lượng






      Giá trị (tỷ đồng)






      Mua






      Bán






      Mua-Bán






      Mua






      Bán






      Mua-Bán






      6/2/2012






      2.854.860




      1.242.930




      1.611.930




      70,57




      32,62




      37,95




      7/2/2012






      3.844.450




      2.633.656




      1.210.794




      87,09




      63,28




      23,81




      8/2/2012






      7.980.990




      3.102.970




      4.878.020




      166,47




      57,28




      109,19




      9/2/2012






      6.317.570




      2.781.610




      3.535.960




      140,21




      73,13




      67,08




      10/2/2012






      8.146.460




      2.710.880




      5.435.580




      170,65




      59,42




      111,23




      Tổng






      29.144.330




      12.472.046




      16.672.284




      634,99




      285,73




      349,26








      Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HNX trong tuần từ ngày 6/21-10/2/2012


      Ngày






      Khối lượng






      Giá trị (tỷ đồng)






      Mua






      Bán






      Mua-Bán






      Mua






      Bán






      Mua-Bán






      6/2/2012






      645.300




      110.600




      534.700




      7,59




      0,98




      6,61




      7/2/2012






      1.356.300




      181.900




      1.174.400




      13,2




      1,61




      11,59




      8/2/2012






      1.070.600




      317.800




      752.800




      12,13




      2,94




      9,19




      9/2/2012






      1.134.400




      185.100




      949.300




      13,53




      1,32




      12,22




      10/2/2012






      1.151.300




      285.200




      866.100




      12,43




      1,25




      11,19




      Tổng






      5.357.900




      900.519




      4.277.300




      58,88




      8,10




      50,80




  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDGGC/hnx-se-keo-giao-dich-sang-buoi-chieu.html

    HNX sẽ kéo giao dịch sang buổi chiều

    10-02-2012 11:51:11

    [​IMG]
    (ĐTCK) UBCK đã chấp thuận về nguyên tắc, việc triển khai kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều của HOSE và HNX sẽ thực hiện cùng một thời điểm.


    • Một lãnh đạo Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, để chuẩn bị cho triển khai kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều, HNX đã báo cáo UBCK và được chấp thuận về mặt nguyên tắc theo hướng: việc chính thức triển khai kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều của HOSE và HNX sẽ được thực hiện cùng một thời điểm.
      HNX đang chờ sự chấp thuận bằng văn bản của UBCK trước khi triển khai các phần việc chi tiết. HNX cũng đã hoàn tất lấy ý kiến các thành viên thị trường.

    Hữu Hòe
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDGHA/sau-chu-tich-evn-se-den-lanh-dao-tap-doan-nao.html

    Sau Chủ tịch EVN, sẽ đến lãnh đạo tập đoàn nào?

    10-02-2012 16:30:02

    [​IMG]
    Việc miễn nhiệm ông Hưng liệu có phải là khởi đầu cho sự sàng lọc bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước?


    • Lý do chính để Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng thôi chức được cho là quản lý, điều hành yếu kém.

      Sẽ có bao nhiêu trong số các lãnh đạo của 12 tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay bị buộc thôi chức vì quản lý, điều hành yếu kém, và việc miễn nhiệm ông Hưng liệu có phải là khởi đầu cho sự sàng lọc bộ máy quản lý doanh nghiệp Nhà nước?

      Cho đến nay, đã có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước được thí điểm thành lập, trong đó có 11 tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và 1 tập đoàn kinh tế nhà nước được Thủ tướng phê duyệt đề án cổ phần hoá và thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, uỷ quyền cho Bộ Tài chính thành lập công ty mẹ.

      Các tập đoàn kinh tế nhà nước được thí điểm thành lập đều có quy mô lớn xét về quy mô vốn điều lệ tài sản. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí có quy mô lớn nhất. Quy mô nhỏ nhất là Tập đoàn Dệt may.

      Trong một báo cáo tổng kết về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã liệt kê ra một loạt những yếu kém trong quản lý, điều hành của các tập đoàn. Ví dụ: mặc dù, pháp luật hiện hành đã xác định khá đầy đủ các nguyên tắc, phương thức quản lý điều hành tập đoàn nhưng trong thực tế, các tập đoàn kinh tế nhà nước chủ yếu áp dụng phương thức quản lý, điều hành thông qua công ty mẹ.

      Đối với việc chia sẻ lợi ích bên trong tập đoàn kinh tế nhà nước mới hướng vào sản xuất kinh doanh, tức phân phối các nguồn lực như cung cấp đầu vào, hợp tác sản xuất, cung ứng dịch vụ... mà chưa chú trọng xây dựng cơ chế rõ ràng về chia sẻ lợi ích từ kết quả và lợi nhuận phát sinh từ liên kết trong tập đoàn. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước đều chưa hình thành quy chế hoặc quy định thống nhất về quản lý và phát triển thương hiệu tập đoàn.

      Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết về tình trạng rất nhức nhối hiện nay trong quản lý điều hành các tập đoàn kinh tế Nhà nước: “Mặc dù quy định hiện hành không cho thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ được giữ chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên nhưng thực tế thành viên hội đồng thành viên kiêm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên vẫn diễn ra khá phổ biến”.

      “Thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ kiêm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành công ty thành viên nên khó có thể tách bạch được lợi ích chung của toàn tập đoàn với lợi ích của công ty con, công ty liên kết khi đưa ra các chiến lược, quyết sách chung của tập đoàn; đồng thời việc thành viên hội đồng thành viên công ty mẹ kiêm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành công ty thành viên cũng có thể xảy ra tình trạng thiên vị trong quá trình ra quyết sách”, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định.

      Bộ này còn nhận định thêm về một thực tế rằng “thời gian qua, việc tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ ở một số tập đoàn kinh tế Nhà nước còn tuỳ tiện, thậm chí mang tính “gia đình trị” và có dấu hiệu vụ lợi.

      Sự yếu kém trong tổ chức quản lý, sử dụng nhân sự ở khối các tập đoàn còn thiếu rõ ràng những quy trình tuyển dụng, thiếu sự công khai, minh bạch, cơ chế kiểm tra, giám sát chậm; việc kiểm tra nội bộ kém, thiếu cơ chế dân chủ trong công tác cán bộ; trong khi đó đánh giá của cấp trên chưa sát dẫn đến phần lớn các vụ tham nhũng, gây thất thoát tài sản chậm được phát hiện”.

      Tại một báo cáo khác cũng liên quan đến vấn đề về công tác quản lý, điều hành trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp gửi Chính phủ mới đây đã nhận định “năng lực quản trị doanh nghiệp trong các tập đoàn kinh tế nhà nước nhìn chung chưa cao, ở một số không nhỏ các đơn vị của tập đoàn kinh tế nhà nước còn hạn chế, chậm thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và xu thế hội nhập; còn hạn chế về năng lực dự tính, dự báo, xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí”.

      Cũng theo báo cáo này, “việc chấp hành chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế của cán bộ quản lý ở một số đơn vị chưa nghiêm. Biểu hiện như: cán bộ quản lý doanh nghiệp có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tuỳ tiện và có trường hợp cố ý làm trái với quy định của nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị. Tuy cán bộ có sai phạm trong thời gian dài nhưng chậm bị phát hiện, xử lý; những sai phạm này thường không được kịp thời phát hiện và xử lý sớm từ cơ sở mà thường chỉ được phát hiện sau khi thanh tra, kiểm tra hoặc có khiếu nại, tố cáo”.

    Theo VNE
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210082115445CA32/kinh-ngac-voi-thay-doi-dang-dien-ra-tai-myanmar.chn

    “Kinh ngạc” với thay đổi đang diễn ra tại Myanmar










    [​IMG]
    Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực.
    Giới chính trị gia Myanmar đang cải tổ hệ thống với tốc độ mạnh ít thấy. Đầu tháng 2/2012, lần đầu tiên Bộ trưởng Tài chính Myanmar công bố chi tiết về ngân sách của chính phủ.

    Ông còn công bố thêm Myanmar hiện đang nợ nước ngoài khoảng 11 tỷ USD. Vài ngày sau đó, xuất hiện thông tin rằng đại diện của Tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ được vào Myanmar từ đầu tháng 4/2012.

    Myanmar đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng kinh ngạc. Trên chính trường, đảng đối lập sẽ chạy đua vào một số ghế trong nghị viện. Nếu cuộc bầu cử sắp tới chứng minh được sự tự do và công bằng của nó, hẳn các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có nhiều lý do để giỡ bỏ trừng phạt đã áp dụng với Myanmar từ giữa thập niên 1990.

    Nghị viện Myanmar cũng đang cân nhắc về luật truyền thông mới để giúp Myanmar trở thành một trong những môi trường thông tin tự do nhất trong khu vực. Chỉ 1 năm trước đây thôi, các tờ báo thậm chí còn không được nhắc đến tên bà Suu Kyi.

    Người ta cứ nghĩ câu chuyện cổ tích đang diễn ra. Tuy nhiên không ít người vẫn hoài nghi chính phủ của nước quân sự, cầm quyền từ năm 1962, thực tế đang thay đổi nhanh chóng như vậy để làm gì. So với nhiều đợt biến động chính trị tại Trung Đông, cải cách trong hệ thống chính trị của Myanmar cho đến nay diễn ra khá êm xuôi. Dù vậy, thay đổi chưa hẳn đã sâu sắc như Libya hay Ai Cập.

    Có lẽ những người đứng đầu đất nước đã thay đổi cách nghĩ. Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực.

    Trong tinh thần cởi mở, quan chức Myanmar thừa nhận rằng nước này sẽ gặp khó khăn nếu muốn trở nên thịnh vượng sau khi Myanmar gia nhập thị trường thống nhất của các nước Đông Nam Á vào năm 2015. Hơn thế nữa, nhiều quan chức chính phủ đang rất muốn đất nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều nguồn và tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt từ IMF và WB. Dưới sự trừng phạt của phương Tây, Myanmar đã từ chối sự tiếp cận trên. Nếu cần phải thả tù nhân để đổi lấy việc các biện pháp trừng phạt được giỡ bỏ, Myanmar cũng chấp nhận.

    Nhiều người cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không khiến giới chức Myanmar lo lắng bởi họ sẽ có thể phụ thuộc vào hỗ trợ từ Trung Quốc. Không hẳn như vậy, tại khu vực miền Bắc Myanmar, hành vi của một số công ty Trung Quốc còn khiến chính phủ Myanmar không hài lòng.

    Chính phủ Myanmar thừa nhận còn nhiều yếu tố khác đã tác động khiến Myanmar thay đổi. Một quan chức cho biết quá trình cải tổ được đẩy nhanh do “mùa xuân Arập” vào năm 2011. Đảng cầm quyền lo sợ các nhóm đối lập có thể đổ ra đường phố giống như họ đã làm vào năm 1988 và năm 2007, có thể cùng với nhiều nhóm vũ trang và người thiểu số ở khu vực biên giới. Quan chức Myanmar khẳng định đã đến lúc đoàn kết dân tộc.

    Ông Thein Sein, Tổng thống tân cử của Myanmar, cũng khiến mọi người kinh ngạc với tâm lý ưa đổi mới của ông. Ông dám thừa nhận chế độ có nhiều điểm sai lầm, thất bại và cần phải học từ nhiều nước khác. Người khác nhận xét ông có tính cách chân thật, đồng cảm và biết lắng nghe.

    Đình Hảo

    Theo TTVN/FT,Economist
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120207011949864CA32/myanmar-tung-la-nuoc-giau-nhat-dong-nam-a-1.chn

    Myanmar từng là nước giàu nhất Đông Nam Á (1)










    [​IMG]
    Thập niên 1940 – 1950, Myanmar là nước giàu nhất tại khu vực Đông Nam Á, trên con đường trở thành nền kinh tế phát triển thứ 2 tại châu Á sau Nhật.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Thập niên 1940 – 1950, Myanmar là nước giàu nhất tại khu vực Đông Nam Á, một nước trên con đường trở thành nền kinh tế phát triển thứ 2 tại châu Á sau Nhật. Đến năm 1950, Myanmar trở thành một trong những con hổ châu Á, nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Cuối thập niên 1960, Myanmar đã xây dựng được lực lượng lao động có trình độ và được đào tạo tốt nhất Đông Nam Á.

    Myanmar rất giàu tài nguyên, Myanamar có dầu, khí đốt, gỗ, thiếc, đồng, tungsten, chì, than đá, đá tự nhiên, tiềm năng nông nghiệp và thủy điện lớn. Myanmar từng xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới và hỗ trợ người Ấn Độ khi người dân nước này đối đầu với nạn đói. Myanmar cung cấp khoảng 7% lượng gỗ tếch của thế giới và hiện nổi tiếng với các nguồn đá quý như saphia, hồng ngọc…90% lượng đá ruby của thế giới đến từ Myanmar.

    Thế nhưng cuộc binh biến quân sự năm 1962 đã phá hủy Myanmar và khiến nước này biến thành một trong những nước nghèo nhất thế giới hiện nay. Khi Myanmar “thất thế”, ngôi vị nước giàu nhất khu vực Đông Nam Á chuyển sang Brunei, quốc gia rất giàu dầu mỏ nhưng tiến hành công nghiệp hóa rất chậm chạp và cuối cùng ngôi vị thuộc về Singapore.

    Hiện đất nước một thời giàu nhất Đông Nam Á đang cố gắng tìm sự hỗ trợ từ nước giàu nhất Đông Nam Á để phát triển kinh tế.

    [​IMG]

    Singapore của thập niên 1960




    Kinh tế Singapore hiện giàu có và thành công nhất khu vực Đông Nam Á thế nhưng cách đây 50 năm mọi chuyện khác hoàn toàn so với hiện nay. Singapopre sáp nhập vào Malaysia năm 1963 với hy vọng giải quyết được tình trạng thất nghiệp, kinh tế tăng trưởng trì trệ và nhiều vấn đề an ninh khác. Malaysia, tuy nhiên không thể mang lại sự thịnh vượng cho Singapore. Kuala Lumpur áp dụng nhiều biện pháp cấm đoán thương mại của Singapore trong khi đó Indonexia đánh bom đường Orchard Road của Singapore. Singapore đồng thời rất khó khăn với hàng loạt các vấn đề bất ổn xã hội và kinh tế suy yếu.

    Bất đồng trở nên sâu sắc đến nỗi Singapore đã bị trục xuất khỏi Malaysia vào năm 1965. Singapore đối đầu với khủng hoảng việc làm và nhà đất. Chất lượng đào tạo thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, giới truyền thông quốc tế hoài nghi về sự tồn tại sự tồn tại của Singapore ở thời điểm đó. Phần lớn người ta vẽ ra 2 kịch bản: sẽ bị quân đội Indonexia tấn công hoặc buộc phải sáp nhập lại vào Malaysia.

    [​IMG]

    Singapore của năm 2012

    Thế nhưng Singapore, một đất nước cạn kiệt về tài chính và hy vọng, không chỉ tồn tại mà còn phát triển tốt. Singapore trở thành một trong những nước giàu có nhất thế giới, thị trường phát triển tự do, hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh, GDP bình quân đầu người cao nhất châu Á. Singapore cũng có hệ thống quân sự và công nghệ tốt nhất Đông Nam Á. Myanmar đã hết sức ấn tượng và khâm phục Singapore.

    Thủ tướng Myanmar, ông Thein Sein, đến Singapore trong tuần này để ký kết thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến luật, giáo dục, công nghệ, tài chính, du lịch. Khi phương Tây đóng cửa và trừng phạt Myanmar, Singapore, trong vai trò trung tâm thương mại quốc tế của mình, đã giúp Myanmar vẫn tiếp cận được với thế giới. Nay khi Myanmar đã mở cửa và tất nhiên, nước này tìm đến Singapore để cám ơn những gì Singapore đã làm trong quá khứ.

    Myanmar muốn học kinh nghiệm từ Singapore trong lĩnh vực tài chính, luật, dịch vụ công và giáo dục để phát triển kinh tế và chính phủ Singapore đã đồng ý cử chuyên gia sang hỗ trợ Myanmar trong nhiều lĩnh vực, từ hoạch định chính sách kinh tế cho đến thương mại, cải cách pháp lý. Myanmar cũng thể hiện quan tâm cải tổ lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật, như vậy có thể khẳng định Myanmar đang cố gắng áp dụng hệ thống của Singapore tại chính đất nước mình.

    Singapore sẽ đồng thời giúp Myanmar, đất nước hiện có dân số khoảng 55 triệu người, xây dựng nguồn nhân lực. Người trẻ Myanmar hiện thiếu nhiều kỹ năng bởi đất nước từng bị cô lập trong quá khứ và bởi chính phủ còn thiếu đầu tư vào giáo dục.

    Ngọc Diệp


    Theo TTVN/PoliticsandPolicy
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012020808590601CA3...ay-lai-duoc-vi-the-giau-nhat-dong-nam-a-2.chn

    Kinh tế Myanmar liệu có lấy lại được vị thế giàu nhất Đông Nam Á? (2)










    [​IMG]
    Có lý do để hy vọng một ngày nào đó Myanmar lại có được hào quang sau 50 năm trong bóng tối.
    Thời gian gần đây chính phủ Myanmar đã đưa ra một số biện pháp tích cực, trong đó bao gồm thả tù nhân chính trị, nới lỏng một số quy định về xã hội, cải cách kinh tế cũng như sẵn sàng thực hiện nhiều thay đổi dựa trên tư vấn từ quốc tế.
    Niềm tin của quốc tế vào Myanmar đang cải thiện, doanh nghiệp nhiều nước đã rất hào hứng tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Myanmar – một thị trường lớn và còn chưa được khai phá nhiều tại châu Á, nơi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế chưa phát triển.
    Mỹ đã khôi phục quan hệ ngoại giao và Liên minh Châu Âu ngừng hạn chế cấp visa với một số quan chức chính phủ Myanmar. Cả chính phủ Mỹ và Liên minh châu Âu đã phát đi tín hiệu họ sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu Myanmar tiếp tục điều chỉnh chính sách.
    Chính phủ Singapore cũng kết hợp với Myanmar để hối thúc chính phủ Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tổng thống Singapore khẳng định chính quyền thành phố sẽ củng cố hợp tác kinh tế và các mối liên kết kinh doanh với Myanmar cũng như hỗ trợ cho Myanmar sau nhiều thập kỷ cô lập chính trị và kinh tế.
    Trong khi chính phủ các nước phương Tây xem xét giỡ bỏ biện pháp trừng phạt và doanh nghiệp nước ngoài dõi theo biện pháp cải tổ, chính phủ Myanmar cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đón dòng vốn đầu tư và du khách từ nước ngoài.
    Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó bao gồm vàng, khí đốt, gỗ, đá quý cũng như lực lượng lao động giá rẻ. Myanmar cũng hấp dẫn du khách với nhiều công trình kiến thúc cổ, đền tháp tráng lệ và bãi biển xinh đẹp.
    Tầm ảnh hưởng về kinh tế của Singapore rộng khắp Đông Nam Á. Singapore đầu tư mạnh vào Thái Lan đến nỗi nhiều người Thái đùa rằng Bangkok là thành phố của người Singapore. Việc Thái Lan bán tập đoàn Shin Corporation, một trong những tập đoàn lớn nhất Thái Lan, cho Singapore vào năm 2006 gây ra rất nhiều tranh cãi, nó còn cho thấy Singapore có tác động lớn thế nào đến doanh nghiệp tại Thái Lan.
    Người Singapore cũng đóng vai trò tư vấn kỹ thuật cho phần lớn công ty công nghệ thông tin của Brunei và rất nhiều hàng nhập khẩu vào Brunei đi qua cảng của Singapore. Không giống phần lớn các nước Đông Nam Á khác, phần lớn các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Brunei được điều hành từ văn phòng ở Singapore.
    Singapore đầu tư nhiều vào Indonexia đến nỗi đầu tư của Singapore chiếm 1/3 tổng FDI vào Indonexia. Năm 2012, đầu tư của Singapore vào Indonexia dự kiến còn tăng thêm 50%, điều khiến Indonexia hết sức hài lòng. Chính phủ Indonexia đã tuyên bố Singapore hiện được coi như đối tác kinh tế quan trọng của Indonexia trong khu vực.
    Sau 50 năm, kinh tế Myanmar liệu có thể “đứng dậy”?
    Sau thời kỳ công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh, Singapore đang đầu tư vào khoảng 973 dự án tại Việt Nam, Singapore trở thành nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Việt Nam đã công nhận Singapore là đối tác kinh tế quan trọng tại khu vực Đông Nam Á. Singapore đồng thời đầu tư, dù không quá nhiều, vào bất động sản, bán lẻ, du lịch khách sạn tại Philippin. Singapore cho đến nay đang cân nhắc về việc liệu có nên đầu tư thêm bởi kinh tế Philippin dường như vẫn khó bứt phá sau nhiều năm.
    Người Philippin, tuy nhiên, lại coi thành tựu kinh tế của Singapore như điều đáng để học tập. Ngân hàng Trung ương Philippin khẳng định nước này phải mất đến 45 năm để đạt được vị thế về kinh tế như Singapore hiện tại.
    Nghiên cứu gần đây của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Myanmar có thể tăng trưởng khoảng 5,5% vào năm 2012. Nếu so sánh mức tăng trưởng dự báo này với nhóm nước láng giềng trong khu vực, có thể thấy 5,5% là con số khá lớn xét đến triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém. Dù vậy, Myanmar còn có tiềm năng tăng trưởng cao hơn.
    Myanmar có một dân số khá lớn, khoảng 54 triệu, nhiều trong số này thuộc độ tuổi lao động và luôn sẵn sàng tìm việc làm. Dù vậy, Myanmar còn nhiều việc phải làm, trong đó bao gồm giải quyết vấn đề tham nhũng, nâng cao chất lượng hạ tầng.
    Myanmar cần phải giải quyết tốt cả vấn đề ổn định tỷ giá đồng tiền. Trên thị trường chính thức, 1USD đổi 6 kyat của Myanmar. Thế nhưng trên thị trường chợ đen, tỷ giá biến động quanh mức khoảng 750 kyat và những năm gần đây có lúc lên mức 1.250 kyat. Chỉ bằng cách quản lý ngành tài chính hiệu quả, Myanmar mới có thể tự do hóa được đồng tiền và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
    Ngọc Diệp

    Theo TTVN/JakartaPost,PolicyandPolitics

Chia sẻ trang này