Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

2869 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36537 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120207103116731CA32/my-buoc-dau-do-bo-bien-phap-trung-phat-myanmar.chn

    Mỹ bước đầu dỡ bỏ biện pháp trừng phạt Myanmar










    [​IMG]
    Mỹ đã dỡ bỏ một trong những biện pháp trừng phạt Myanmar, động thái thể hiện sự công nhận những chuyển biến tích cực tiến tới cải cách chính trị tại nước này.
    Theo AFP, ngày 6/2, Mỹ đã dỡ bỏ một trong những biện pháp trừng phạt Myanmar, động thái thể hiện sự công nhận những chuyển biến tích cực tiến tới cải cách chính trị tại nước này sau nhiều thập kỷ cầm quyền trực tiếp của quân đội.

    Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã ký thông qua việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với Myanmar trong khuôn khổ Đạo luật Bảo vệ nạn nhân nạn buôn người.

    Quyết định dỡ bỏ này sẽ cho phép Myanmar tiếp đón phái đoàn của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tới nước này đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật giới hạn.

    Thông cáo cũng cho biết trong chuyến thăm Myanmar tháng 12/2011, Ngoại trưởng Hillary đã cam kết ủng hộ quá trình đánh giá của các định chế nói trên "nhằm hưởng ứng những cải cách đáng khích lệ tại nước này (Myanmar)."

    Chính quyền dân sự lên nắm quyền tại Myanmar từ năm 2011 sau cuộc bầu cử gây tranh cãi hồi tháng 11/2010. Kể từ đó, Naypyidaw liên tục khiến giới quan sát bất ngờ trước một loạt động thái tích cực, trong đó có việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị./.

    Theo Vietnamplus
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210064650368CA33/vinacomin-tiep-tuc-de-nghi-thi-truong-hoa-gia-than.chn

    Vinacomin tiếp tục đề nghị thị trường hóa giá than










    [​IMG]
    "Hiện nay, giá bán than cho các cơ sở sản xuất điện mới chỉ bằng một nửa giá thành khai thác than và chỉ bằng 25% giá than cùng loại dùng cho xuất khẩu".
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo năng lực, trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó chính là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) được Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn khẳng định trong cuộc trao đổi với phóng viên "Kinh tế Việt Nam và Thế giới" (TTXVN) về chiến lược phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới.
    - Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp. Trong bối cảnh ấy, Vinacomin vẫn hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Xin ông cho biết, Vinacomin đã vượt khó bằng cách nào?
    Ông Lê Minh Chuẩn: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
    Tuy nhiên, trong khó khăn chung, Tập đoàn cũng có những thuận lợi nhất định. Đó là thị trường đầu ra của sản phẩm vẫn tương đối ổn định, đặc biệt là cuối năm 2011 nhu cầu sử dụng than có tăng, riêng tiêu thụ khoáng sản 6 tháng cuối năm khó khăn hơn.
    Nắm bắt được tình hình thị trường, Vinacomin đã đưa ra giải pháp phù hợp, vượt qua khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Trong năm qua, các công ty trong toàn Tập đoàn đã nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm, hiệu quả kinh doanh được đảm bảo, vốn chủ sở hữu tăng, thu nhập của người lao động tiếp tục tăng, cơ sở hạ tầng, môi trường vùng mỏ được cải thiện đáng kể.
    Một trong những thành tích đáng kể là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Tập đoàn là 30% (đạt 7.800 tỷ đồng), chỉ đứng sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo đảm việc làm ổn định cho 138.000 lao động, lương của người lao động đạt bình quân 7,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 7% so với năm 2010. Đây là những cố gắng rất lớn của Tập đoàn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
    - Ông có thể cho biết mục tiêu của Tập đoàn trong năm nay?
    Ông Lê Minh Chuẩn: Bước vào năm 2012, Tập đoàn nhận định sẽ có không ít khó khăn và thách thức, nhất là đối với thị trường vốn, đặc biệt nguồn vốn cho đầu tư và phát triển.
    Trong khi đó, những dự án đầu tư các mỏ, hầm lò mới, các tuyến băng tải, kho cảng hay các dự án cải tạo sâu các mỏ lộ thiên cần nguồn vốn rất lớn.
    Theo kế hoạch, trong năm 2012, về đầu tư xây dựng cơ bản của Tập đoàn sẽ lên tới 35.000 tỷ đồng, trong đó dự án Núi Béo cần trên 5.000 tỷ đồng; Hà Lầm cần trên 8.000 tỷ đồng… Hệ thống các kho, cảng cũng cần từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng/cụm cảng.
    Tuy nhiên, dù khó khăn nhưng năm 2012 Tập đoàn vẫn quyết tâm đặt mục tiêu tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn là 96.300 tỷ đồng; than tiêu thụ 45,5 triệu tấn than, tăng 1 triệu tấn so với năm 2011; nộp ngân sách 15.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011; đầu tư xây dựng cơ bản 32.000 - 35.000 tỷ đồng; lợi nhuận 6.200 tỷ đồng.
    Để đạt mục tiêu trên, Tập đoàn đang chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu như tập trung vào kỹ thuật, công nghệ mỏ, tập trung vào công tác thăm dò tài nguyên than, chế biến khoáng sản; đẩy nhanh tiến độ các dự án mỏ, khoáng sản trọng điểm và dự án hạ tầng mỏ; tập trung huy động vốn bằng nhiều hình thức, ưu tiên cho hình thức huy động vốn từ nguồn xã hội; tăng cường công tác quản trị chi phí, nhất là chi phí công, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị tài nguyên, khai thác tài nguyên tiết kiệm hiệu quả.
    Bên cạnh đó, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản lý lao động, quản tiền lương cũng sẽ tiếp tục được quan tâm. Công tác chăm lo đời sống, điều kiện làm việc, đặc biệt là nhà ở cho công nhân hầm lò, sẽ được triển khai tích cực hơn. Công tác quản lý khai thác, vận chuyển than, khoáng sản cũng là một trong những nội dung được quan tâm chỉ đạo trong năm 2012.
    - Một trong những nhiệm vụ sản xuất của Tập đoàn trong những năm tới là giảm xuất khẩu than và tăng cường than cho các ngành trong nước. Việc này sẽ tác động như thế nào tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn?
    Ông Lê Minh Chuẩn: Chắc chắn sẽ tác động rất lớn vì hiện nay chính sách giá than vẫn được Chính phủ điều tiết. Do đó giá than cung cấp cho các hộ tiêu thụ điện trong nước vẫn chưa được theo giá thị trường.
    Nếu nhìn một cách tổng thể thì hiện giá than cho xuất khẩu cao, nhưng theo kế hoạch, xuất khẩu lại giảm dần, năm 2012 chỉ xuất khẩu 13,5-14,5 triệu tấn, giảm 2,5-3,5 triệu tấn so với năm 2011 và những năm tiếp theo sẽ tiếp tục giảm theo lộ trình.
    Hiện nay, giá bán than cho các cơ sở sản xuất điện mới chỉ bằng một nửa giá thành khai thác than và chỉ bằng 25% giá than cùng loại dùng cho xuất khẩu. Bởi vậy phải dùng lợi nhuận của việc xuất khẩu than để bù đắp lại.
    Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho các dự án mỏ là rất lớn, công tác khai thác xuống sâu, nguy cơ về bục nước, khí, cháy nổ, đổ lò cao hơn; cung độ vận chuyển tăng, hệ số đất tăng; các chi phí về thăm dò, an toàn lao động, môi trường tăng cao, các loại thuế, phí ngày càng tăng làm cho giá thành tăng cao.
    Để giảm bớt khó khăn cho Tập đoàn, chúng tôi đang tiếp tục đề nghị Chính phủ sẽ thị trường hóa giá than. Đây là một trong những nguồn vốn để đầu tư cho các dự án phát triển mỏ.
    - Xin ông cho biết, năm 2012 Tập đoàn sẽ chú trọng những dự án nào?
    Ông Lê Minh Chuẩn: Năm 2012, Tập đoàn tập trung vào các dự án cải tạo nâng công suất các mỏ than, đồng thời đầu tư xây dựng các mỏ than hầm lò mới, đẩy nhanh tiến độ mỏ tham Hà Lầm ở độ sâu -300 m, khởi công dự án mỏ than Núi béo, dự án Khe chàm 2 - 4…
    Về khoáng sản sẽ tập trung vào một số dự án như bauxite - nhôm ở Tây Nguyên, sắt Thạch Khê, thép Cao Bằng.../.
    - Xin cảm ơn ông!

    Theo Hằng Trần

    TTXVN/Vietnam+
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210105758575CA34/ha-lai-suat-khong-nen-ep-ngay.chn

    Hạ lãi suất, không nên "ép" ngay!










    [​IMG]
    Lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ chia sẻ, để hạ lãi suất phải phụ thuộc vào thời điểm thuận lợi là khi lạm phát và tình hình thanh khoản ổn định. Lãi suất LNH dưới 10% chỉ là một dữ liệu để xem xét.
    Ngày 8/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03 về phiên họp thường kỳ tháng 1/2012, trong đó yêu cầu NHNN theo dõi sát tình hình để có phương án giảm lãi suất tín dụng ở mức hợp lý vào thời điểm phù hợp. Tất nhiên, điều này không có nghĩa NHNN phải hạ lãi suất ngay, nhưng hạ thế nào cho hợp lý và thời điểm nào thì vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.


    Ngân hàng ANZ cho rằng, nếu NHNN muốn hạ lãi suất, trước tiên cần đánh giá áp lực giá cả sau dịp Tết Nguyên đán và nếu nới lỏng chính sách tiền tệ chắt chặt, cần thực hiện chậm rãi để đảm bảo kiểm soát lạm phát. ANZ khuyến nghị, NHNN nên chờ đến sau quý I/2012 mới dần nới lỏng chính sách để đảm bảo lạm phát 2012 dưới mức 10%.


    Theo ông Phạm Hồng Hải, Giám đốc Tiền tệ và thị trường vốn của Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam), lạm phát vẫn đang trong xu hướng giảm bởi chính sách tiền tệ thắt chặt. Đây cũng là yếu tố quan trọng để tính tới việc giảm lãi suất. Tuy nhiên, nếu dùng ý chí chủ quan “ép” lãi suất giảm xuống ngay lập tức có thể lặp lại bài học của năm 2009 - 2010. Vấn đề là dù lạm phát đã giảm nhưng vẫn tồn tại tình trạng ngân hàng vượt trần lãi suất, thiếu thanh khoản, nên nếu “ép” hạ lãi suất nhanh, thị trường chắc chắn sẽ bị bóp méo. Trong khi đó, nguyên nhân gốc rễ là tái cơ cấu khu vực kinh tế quốc doanh, tài chính công chưa giải quyết được thì không nên quá mạnh tay để ép lãi suất xuống.


    “Tôi cho rằng, thậm chí toàn bộ thị trường và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan ngại nếu nhìn thấy Việt Nam cắt giảm lãi suất ngay bây giờ”, ông Hải nói.


    Ông Hải phân tích, trong ngắn hạn, chắc chắn cả doanh nghiệp và ngân hàng đều gặp khó khăn bởi lãi suất cao, nhưng đó là quá trình đào thải khắc nghiệt, là cái giá phải trả để chữa dứt được “căn bệnh”. Việc hạ lãi suất cần để thị trường tự điều chỉnh hơn là dùng ý chí chủ quan. Khi giải quyết được các nguyên nhân gốc rễ như lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu khu vực kinh tế quốc doanh…, thì lãi suất sẽ tự động giảm xuống, thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn.


    “Cần để thị trường tự điều chỉnh sẽ mang tính chất ổn định và lâu dài hơn. Nhiều khả năng 6 tháng cuối của năm 2012 sẽ thấy xu hướng giảm lãi suất thực sự”, ông Hải nhận định.


    Lãnh đạo cao cấp của Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN chia sẻ, để hạ lãi suất phải phụ thuộc vào thời điểm thuận lợi là khi lạm phát và tình hình thanh khoản ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2012 tăng khá nhẹ, 1% so với tháng 12/2011 được coi là con số ấn tượng, nhưng chỉ số này mới chỉ đánh giá khoảng 20 ngày trong tháng 1. Bên cạnh đó, câu chuyện thanh khoản vẫn nóng được NHNN gắn liền với tiến trình tái cấu trúc hệ thống đang tiến hành. Lãi suất liên ngân hàng thấp dưới 10% trên thực tế chỉ là một dữ liệu để xem xét, cần theo dõi kỹ hơn.


    “NHNN đang lấy thông tin từ các tổ chức tín dụng về tình hình vay mượn lẫn nhau để căn cứ vào đó có những quyết định tiếp theo. Thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể giảm được lãi suất”, vị lãnh đạo trên nói.


    Trong một tương quan khác, một số chuyên gia ngân hàng nêu quan điểm, có lẽ thời điểm này, NHNN đang chú trọng tới kế hoạch tái cấu trúc nhiều hơn. Cụ thể, việc bơm tiền của NHNN chỉ để duy trì thanh khoản cho hệ thống, thay vì để giảm lãi suất. Cụ thể, NHNN bơm vốn trên thị trường mở (OMO) đều có kỳ hạn ngắn, phần lớn là 7 hoặc 14 ngày. Trong giai đoạn trước Tết Âm lịch, có một số phiên được áp dụng kỳ hạn 21 ngày, chủ yếu để hỗ trợ các ngân hàng không bị đáo hạn số tiền quá lớn trong cùng một thời điểm. Với các kỳ hạn này, ngân hàng khó có thể chuyển hóa lượng tiền nói trên thành tín dụng.


    Tuy nhiên, hiện các ngân hàng khó khăn về thanh khoản, nhưng NHNN lại không thực hiện nghiệp vụ bơm vốn. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục khống chế tín dụng trong dư nợ phi sản xuất, khống chế trần lãi suất tiền gửi 14%/năm. Tức là không có sự thay đổi nào về chính sách, các ngân hàng có khó khăn thanh khoản sẽ tiếp tục khó khăn, tạo một sức ép cần thiết cho các ngân hàng phải tự nguyện hợp nhất, sáp nhập.


    Theo Nhuệ Mẫn
    ĐTCK
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012021001019555CA34/neu-acb-eximbank-sacombank-hop-nhat.chn

    Nếu ACB - Eximbank - Sacombank hợp nhất?










    [​IMG]
    Nếu 3 ngân hàng trên hợp nhất với nhau sẽ tạo ra một ngân hàng mạnh lớn nhất nhì Việt Nam.
    Hiện có giả định cho rằng có khả năng ba ngân hàng Sacombank (STB), Eximbank và ACB sẽ hợp nhất với nhau.
    Việc hợp nhất ngân hàng đã có tiền lệ, nhưng trong khi 3 ngân hàng Ficombank-SCB-Tín Nghĩa là 3 ngân hàng yếu sáp nhập với nhau thì STB-ACB-EIB lại là 3 trong số những ngân hàng tư nhân lớn nhất.
    Lúc này chưa thể biết 3 ngân hàng này có sáp nhập với nhau hay không, nhưng hãy thử làm những phép tính đơn giản để hình dung ra quy mô của ngân hàng “ACB-EIB-STB” hợp nhất.
    Ngân hàng “ACB-EIB-STB” này sẽ có tổng tài sản hơn 602 nghìn tỷ đồng, cùng với Agribank trở thành 1 trong 2 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất.
    Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ (trong trường hợp hợp nhất tỷ lệ 1:1) cao hơn hẳn so với Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG).
    Chỉ tiêu tổng huy động cũng cao hơn và chỉ kém CTG ở chỉ tiêu tổng dư nợ.

    Tổng lợi nhuận của “ACB-EIB-STB” năm 2011 đạt gần 11 nghìn tỷ đồng - cao hơn hẳn CTG và VCB.

    Agribank và BIDV chưa có số liệu tài chính nhưng qua những con số trên có thể thấy nếu hợp nhất thì “ACB-EIB-STB” sẽ trở thành ngân hàng lớn nhất nhì trong hệ thống ngành ngân hàng.
    [​IMG]

    So sánh quy mô của "ACB-EIB-STB hợp nhất" với Vietinbank và Vietcombank.
    (*) Các chỉ tiêu được cộng ngang theo số liệu BCTC ngân hàng mẹ năm 2011
    (**) Đến cuối năm 2011 Vietcombank chưa phát hành cổ phần cho Mizuho.


    Những so sánh về quy mô của ACB-Eximbank-Sacombank
    [​IMG]
    ACB có vốn điều lệ nhỏ nhất nhưng có thị giá cao nhất và vốn hóa lớn nhất.

    Vốn hóa của STB không tính tới 100 triệu cổ phiếu quỹ. Nếu tính cả lượng cổ phiếu quỹ thì vốn hóa của STB lên đến hơn 23.500 tỷ đồng - lớn nhất trong 3 ngân hàng.
    [​IMG]

    Lợi nhuận năm 2011 của ngân hàng mẹ ACB và EIB xấp xỉ nhau, đạt lần lượt là 4.174 tỷ và 4.069 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận của STB thấp hơn hẳn, đạt 2.740 tỷ đồng.

    So với năm 2010, lợi nhuận của EIB tăng tới 71,5% trong khi ACB chỉ tăng 23,5% và STB tăng 12,9%.

    Chỉ tiêu ROE (LNTT/vốn chủ sở hữu) của ACB ở mức rất cao, đạt 30,6%. Tuy nhiên, ROA (LNTT/tổng tài sản) của ACB lại thấp nhất.
    [​IMG]

    Tổng tài sản của ACB lớn nhất trong số các ngân hàng ngoài quốc doanh, tuy nhiên vẫn kém xa so với 4 ngân hàng quốc doanh lớn (số liệu Vietcombank và Vietinbank phía dưới bài).

    Tỷ lệ dư nợ/huy động của 3 ngân hàng có sự khác biệt lớn: duy nhất ACB có huy động cao hơn hẳn dư nợ cho vay; EIB cho vay cao hơn hẳn huy động còn STB thì dư nợ nhỉnh hơn một chút so với huy động.

    Lượng huy động của ACB hiện lớn hơn tổng huy động của EIB và STB cộng lại.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Trong cơ cấu huy động vốn của 3 ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 80% vốn huy động, trong đó ACB là 84,8%; EIB là 86,1% và STB là 82,8%. Với tỷ lệ này thì nguồn vốn huy động tại 3 ngân hàng rất ổn định.

    ACB vượt trội với vốn huy động tuyệt đối tính đến 31/12/2011 đạt 142.828 tỷ đồng, gấp 2 lần huy động vốn của STB và gần 3 lần lượng huy động của EIB. Bên cạnh đó ACB cũng là ngân hàng duy nhất trong 3 ngân hàng có tăng trưởng trong huy động vốn trong năm 2011, với mức tăng 33%.

    Dư nợ cho vay tại 3 ngân hàng cũng có sự khác biệt. Dư nợ của ACB vẫn dẫn đầu về con số tuyệt đối với hơn 101 ngàn tỷ, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 52,32%. Với EIB và STB tỷ lệ này lần lượt là 67,8% và 52,7%. Có thể thấy ACB thực hiện cho vay trung dài hạn với tỷ lệ khá cao, xấp xỉ 50% dư nợ cho thấy nhà băng này cho vay các dự án đầu tư của cá nhân và TCKT khá lớn.

    EIB và STB duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn tương đương, tuy nhiên cơ cấu dư nợ cho vay trung hạn của EIB khác xa STB. Trong khi STB sử dụng 19,6% dư nợ cho vay trung hạn thì ở EIB chỉ là 9,2%. Điều này cho thấy phân khúc khách hàng hay khẩu vị khách hàng của 2 ngân hàng này khác nhau. STB cân đối giữa các dự án trung và dài hạn thì EIB dường như thích cho vay các dự án đầu tư dài hạn.

    KAL - Cao Sơn

    ------
    Lưu ý: Tất cả các số liệu trong bài là số liệu của riêng ngân hàng mẹ (không bao gồm các công ty con, công ty liên kết).

    Theo TTVN
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Việt Nam được chọn vào 1 trong 9 thị trường mới nổi quan trọng nhất với doanh nghiệp Mỹ










    [​IMG]
    Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đã chọn Việt Nam vào một trong chín thị trường mới nổi quan trọng nhất đối với hàng hóa xuất khẩu Mỹ và để hỗ trợ tạo việc làm.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Việt Nam cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng nếu muốn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên nguồn cung tiền tương lai gặp khá nhiều khó khăn bởi kinh tế toàn cầu đi xuống.

    Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Mỹ (US Ex-Im Bank), ngân hàng của Mỹ chuyên cung cấp các khoản tín dụng cho xuất khẩu Mỹ, đang đẩy mạnh các nỗ lực hỗ trợ cho nhiều công ty Mỹ muốn mở rộng thị phần tại Việt Nam như GE và Lockheed Martin.

    Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đã chọn Việt Nam vào một trong chín thị trường mới nổi quan trọng nhất đối với hàng hóa xuất khẩu Mỹ và để hỗ trợ tạo việc làm (nhóm thị trường còn lại bao gồm Braxin, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Nigeria, Ấn Độ và Indonexia).

    Khi đến Việt Nam để bàn thảo về đẩy nhanh các cuộc đối thoại liên quan đến việc cấp vốn khoảng 2 tỷ USD cho các dự án hạ tầng, ông Fred Hochberg, chủ tịch ngân hàng US Ex-Im Bank, khẳng định các khoản đầu tư đóng vai trò quan trọng nếu Việt Nam muốn kiềm chế lạm phát và muốn tăng trưởng kinh tế khoảng 6%/năm.

    Theo ông Hochberk, việc đầu tư vào các nhà máy điện mới và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và đảm bảo hàng hóa được cung ra thị trường đúng thời điểm, chất lượng tốt tại Việt Nam.

    Nhiều công ty đầu tư hạ tầng phương Tây quan tâm đến Việt Nam nhưng họ đối đầu với cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty Trung Quốc, vốn hưởng lợi nhiều từ nguồn vốn của nhà nước; cũng như các công ty Nhật, đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chương trình hỗ trợ của chính phủ Nhật dành cho Việt Nam.

    Tuy nhiên ông Hochberg tin các công ty Mỹ có thể cạnh tranh ngang ngửa với nhiều công ty sản xuất từ các nước khác.

    Ông nói: “Khi tôi nói chuyện với người mua hàng, họ luôn công nhận chất lượng, sự đổi mới, dịch vụ và hoạt động chuyển hàng của các công ty sản xuất hàng đến từ Mỹ. Chúng tôi luôn sẵn sàng để đảm bảo hoạt động cấp vốn cho các công ty.”

    Trong buổi họp với quan chức Việt Nam, ông Ochberg khẳng định ông muốn đẩy nhanh các cuộc đối thoại liên quan đến nhiều hoạt động đầu tư quan trọng, trong đó bao gồm dự án vệ tinh có sự tham gia của Lockheed Martin cũng như nhiều dự án phát triển nhà máy điện cho đến nay đã thu hút sự quan tâm của General Electric và Black & Veatch.

    Ông khẳng định: “Thị trường Việt Nam đầy thách thức. Tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam hiện mới chỉ ở mức khoảng 4 tỷ USD. Xét đến quy mô nền kinh tế và dân số, doanh nghiệp Mỹ mới chỉ bước đầu thâm nhập vào Việt Nam.” Ông cho biết doanh nghiệp Mỹ muốn củng cố thương mại với Việt Nam, nhiệm vụ tương ứng với chiến dịch trở lại châu Á của Mỹ: “Hiện đang tồn tại mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam ở cấp độ chính phủ và con người. Chúng tôi đang cố gắng phát huy nó trên phương diện thương mại.”
    Ngọc Diệp - Đình Hảo


    Theo TTVN/FT,Reuters
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210062447442CA53/oan-minh-chiu-cam-van-iran-doi-vang-lay-thuc-pham.chn

    Oằn mình chịu cấm vận, Iran đổi vàng lấy thực phẩm










    [​IMG]
    Iran đang chuyển sang chính sách đổi chác - đổi vàng ở các kho nước ngoài hoặc các tàu dầu để lấy thực phẩm - khi loạt đòn cấm vận tài chính bắt đầu phát huy tác dụng.
    Khó khăn trong việc chi trả cho các nhu cầu nhập khẩu cấp thiết đã góp phần làm tăng giá các mặt hàng thực phẩm cơ bản, đè nặng lên người Iran chỉ vài tuần trước khi nước này tổ chức bầu cử, sự kiện được coi là một cuộc trưng cầu dân ý về các chính sách kinh tế của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Các lệnh cấm vận mới mà Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt để trừng phạt Iran vì chương trình hạt nhân của nước này không cấm các công ty bán thực phẩm cho Iran nhưng khiến nước này gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính quốc tế cần thiết để thanh toán tiền.

    Theo các cuộc thăm dò ý kiến giới thương gia hàng hóa trên toàn cầu của hãng tin Reuters, kể từ đầu năm nay, Iran đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo nhập khẩu các mặt hàng cơ bản như gạo, dầu ăn, thức ăn gia súc và trà. Các tàu chở ngũ cốc vẫn neo tại các cảng, do các chủ tàu từ chối dỡ hàng cho đến khi họ được thanh toán.

    Trong bối cảnh đồng rial sụt giá, giá các mặt hàng gạo, bánh mì và thịt ở chợ Iran đã tăng gấp đôi hoặc hơn, tính theo đồng đôla trong những tháng gần đây.

    Giới thương gia cho hay, trước kia, các nhà nhập khẩu ngũ cốc Iran thường tránh né cấm vận bằng cách làm ăn qua Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE). Tuy nhiên, lựa chọn này đã bị chính phủ UAE vô hiệu hóa để hưởng ứng cấm vận.

    Iran nhận thanh toán dầu lửa bằng các đồng tiền như yên Nhật, won Hàn Quốc và rupee Ấn Độ song những hợp đồng như vậy khiến nước này khó thu về lợi nhuận.

    Các hợp đồng được công bố ngày 9/2 dường như nằm trong số loạt hợp đồng đầu tiên mà Iran đã phải đưa ra để thực hiện trao đổi phi tiền mặt nhằm tránh các lệnh cấm vận, một dấu hiệu cho thấy sự cấp bách khi nước này cố mua thực phẩm và tránh né các giới hạn tài chính.

    "Các hợp đồng ngũ cốc đang được thanh toán bằng vàng nén và các hợp đồng trao đổi này đang được đưa ra", một thương gia ngũ cốc châu Âu giấu tên cho biết. "Một số hãng buôn bán lớn có liên quan".

    Một thương gia khác cho biết: "Vì các chuyến hàng ngũ cốc quá lớn, trao đổi hoặc thanh toán bằng vàng là lựa chọn nhanh nhất".

    Chi tiết về cách thức hoạt động của các hợp đồng trao đổi hiện vẫn chưa rõ vì vấn đề thanh toán quá mới, và các thương gia không tiết lộ quy mô chính xác của những hợp đồng như vậy.

    Khó khăn kinh tế đang tác động lên Iran vào một thời điểm quan trọng về chính trị trong nước và ngoại giao hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo với phương Tây. Mỹ và châu Âu cho biết, cấm vận là cần thiết nhằm buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán trước khi quốc gia này sản xuất đủ vật liệu hạt nhân để chế tạo một quả bom nguyên tử.

    Iran khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ phục vụ các mục đích hòa bình nhưng Mỹ và phương Tây nghi nó là vỏ bọc để sản xuất vũ khí hạt nhân.

    Các nhà chức trách Iran khẳng định các đòn cấm vận không có tác động kinh tế nghiêm trọng như dư luận phản ánh. Họ cũng nói rằng người dân nước này sẵn sàng chịu đựng bất kỳ thử thách nào để ủng hộ quyền sở hữu công nghệ hạt nhân của đất nước.

    Theo Thanh Hảo
    Reuters/Vietnamnet
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210020750113CA...inh-loi-tot-hon-so-voi-vang-va-trai-phieu.chn

    Warren Buffett tin cổ phiếu sinh lời tốt hơn so với vàng và trái phiếu










    [​IMG]
    Tỷ phú Buffett nhấn mạnh rằng cần phải cảnh giác với trái phiếu bởi lãi suất hiện chưa đủ cao để bù lại lạm phát và thuế.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Cổ phiếu, hay bất kỳ loại hình đầu tư nào sinh lời, sẽ chiến thắng vàng hay trái phiếu trong khoảng thời gian dài và quan trọng hơn nó sẽ an toàn nhất. Quan điểm trên được đưa ra bởi tỷ phú Warren Buffett trong nhận định trên Fortunes ngày 27/02/2012.

    Những gì ông tuyên bố dường như giống với lá thư gửi cổ đông tập đoàn Berkshire Hathaway mới đây.

    Trong thư của mình, tỷ phú Buffett nhấn mạnh rằng cần phải cảnh giác với trái phiếu bởi lãi suất hiện chưa đủ cao để bù lại lạm phát và thuế.

    Ông khẳng định dù trái phiếu và một số loại hình đầu tư dựa vào tiền tệ thường được coi như an toàn, trên thực tế tài sản đó có thể coi như nguy hiểm nhất.

    Ông cho biết tập đoàn Berkshire giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ chỉ để đảm bảo công ty nhanh chóng có tiền mặt trong lúc cần thiết.

    Đối với tài sản không sinh lời, đặc biệt vàng, tỷ phú Buffett khẳng định chủ sở hữu vàng không bị ấn tượng bởi việc liệu tài sản đó sẽ mang lại cái gì mà bởi niềm tin người khác sẽ ham muốn nó hơn trong tương lai. Dù việc giá tăng có thể khiến thêm nhiều người tham gia vào thị trường nhưng cuối cùng, bong bóng khi phình to quá chắc chắn sẽ vỡ.

    Ông tính toán rằng nếu tất cả vàng trên thế giới được gom vào thành một khối lập phương với kích cỡ khoảng 68 feet mỗi mặt, nó sẽ có giá khoảng 9,6 nghìn tỷ USD nếu tính ở mức giá hiện tại 1.750USD/ounce.

    Số tiền trên đủ để mua tất cả đất nông nghiệp của Mỹ và khoảng 16 tập đoàn Exxon Mobil (tập đoàn có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới với lợi nhuận 40 tỷ USD/năm).

    Đình Hảo


    Theo TTVN/FT,Reuters
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120211/hoan-thien-phap-luat-dat-dai.aspx

    Hoàn thiện pháp luật đất đai
    11/02/2012 3:29
    Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng không chỉ đánh động dư luận mà qua đó đã bộc lộ quá nhiều vấn đề về việc hoàn thiện và thực thi nghiêm pháp luật đất đai.
    Các hành vi sai trái rồi phải bị nghiêm trị theo pháp luật. Nhưng làm gì để hoàn thiện pháp luật đất đai và thực thi nghiêm pháp luật về đất đai trên thực tế là một việc lớn đặt ra, nhất là vào thời điểm BCH T.Ư Đảng đang tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư (2002) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Quốc hội đang chuẩn bị xem xét thông qua luật Đất đai mới.
    Đảng và Nhà nước đã nghiên cứu, đúc kết, thực hiện những chính sách hợp lý nhất để kinh tế nông nghiệp được phát triển, người nông dân được no ấm. Nhưng những chính sách lớn ấy còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện ở nhiều địa phương, có khi do tắc trách, có khi do trình độ yếu kém và cũng nhiều trường hợp do tham nhũng mà ra.
    Nhiều cơ quan hành chính ở địa phương có quan niệm rất sai về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, rằng: Đất đai sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý nên Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu. Đây là kiểu tư duy thể hiện kém hiểu biết pháp luật và cũng làm mất uy tín của Nhà nước. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất phải được thực hiện theo pháp luật, lý do phải đúng và trình tự, thủ tục phải rõ ràng. Không có quyền lực thu hồi đất "vô biên". Việc thu hồi đất cũng vậy, phải đặt nguyên tắc thuyết phục và đồng thuận lên hàng đầu.
    Việc tập trung giao cho tòa án giải quyết mọi khiếu kiện về đất đai, không để các khiếu kiện này tràn lên T.Ư là một chủ trương đúng nhưng cần có lộ trình phù hợp ở vùng nông thôn. Trong vụ việc ở Tiên Lãng chẳng hạn, người dân đã khởi kiện lên tòa án huyện nhưng thua kiện, khởi kiện tiếp lên tòa án tỉnh thì không được giải quyết. Chưa xử xong phúc thẩm thì chính quyền đã cưỡng chế. Vậy người dân có thể tìm công lý ở đâu? Cái sai về thực thi pháp luật đất đai ở Tiên Lãng rất dễ nhận ra, nhưng cớ gì mà 2 cấp tòa án không nhận ra? Đây là một điều cần suy nghĩ để định vị lại giải pháp giải quyết khiếu kiện của dân.
    Đảng, Nhà nước đang tập trung hoàn thiện cơ chế kiểm tra của cơ quan hành chính đối với các cơ quan trực thuộc về việc thực thi pháp luật, cơ chế giám sát của hệ thống cơ quan dân cử, tổ chức xã hội và trực tiếp người dân đối với việc thực thi pháp luật của các cơ quan hành chính, nhưng hiệu quả ở nhiều nơi chưa cao. Một việc gây nên hậu quả rất nghiêm trọng như ở Tiên Lãng, trải qua gần 6 năm, mà không thấy sự xuất hiện của công tác kiểm tra của cấp TP, cũng không thấy có tác động nào của HĐND.
    Hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, cần tới cách làm thực chất, cụ thể, minh bạch. Bên cạnh đó, một Nhà nước của dân, do dân, vì dân chắc chắn phải xử lý nghiêm những ai làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của người dân.
    An Nguyên
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210105644186CA32/nhat-tuyen-bo-luon-san-sang-don-phuong-ha-gia-dong-yen.chn

    Nhật tuyên bố luôn sẵn sàng đơn phương hạ giá đồng yên










    [​IMG]
    Trong 2 năm qua, đồng yên luôn là đồng tiền tăng giá mạnh nhất trong nhóm các đồng tiền thuộc G10, mức tăng lần lượt đạt 15% và 6%.
    Chính phủ Nhật đã tuyên bố sẽ đơn phương làm yếu đồng yên nếu cần thiết.

    Ông Jun Azumi, Bộ trưởng Tài chính Nhật, trong ngày thứ Sáu, tuyên bố ông sẵn sàng đưa ra quyết định can thiệp tỷ giá đồng tiền nếu cần thiết; động thái này có thể khiến Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nhật tức giận.

    Tháng 12/2011, Bộ Tài chính Mỹ chỉ trích Nhật về 2 lần đơn phương can thiệp hạ giá đồng yên vào tháng 8 và tháng 10/2011, khi đó Bộ Tài chính Nhật bán đồng yên ở thời điểm thị trường biến động không lớn.

    Ông Azumi đồng thời công bố chi tiết về biện pháp can thiệp gần đây của Ngân hàng Trung ương Nhật, hiếm khi một quan chức cấp cao tuyên bố cởi mở về hoạt động tiền tệ của chính phủ cũng như Ngân hàng Trung ương.

    Ông Azumi cho biết ông đã yêu cầu can thiệp khi đồng USD hạ xuống mức 75,63 yên/USD vào ngày 31/10/2011 và ngưng lại khi đồng USD hồi phục lên mức 78,20 yên/USD. Ông nhấn mạnh rằng đồng USD biến động trong khoảng 77 đến 78 yên/USD đến cuối năm 2011. Theo ông, nếu ông không can thiệp, tình hình kinh tế Nhật sẽ chịu rất nhiều tác động tiêu cực.

    Ông Junya Tanase, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại JP Morgan ở Tokyo, khẳng định việc công bố chi tiết các biện pháp can thiệp là hành động khá bất thường. Tuy nhiên ông cẩn trọng với quan điểm cho rằng mốc 75,63 yên/USD được coi như mức giới hạn.

    Ông Tanase nhấn mạnh rằng cựu Bộ trưởng Nội các Nhật, ông Yoshito Sengoku từng nói đến việc bảo vệ mốc 82 yên/USD sau khi can thiệp vào thị trường lần đầu tiên trong 6 năm vào tháng 9/2010. Đồng yên phá vỡ mốc đó chỉ trong 1 tháng. Một số chuyên gia phân tích khẳng định có thể ông Azumi đang phát đi tín hiệu về việc can thiệp trực tiếp không ngần ngại.

    Một chuyên gia nói: “Trong quá khứ, Nhật luôn phải nhìn về Mỹ khi muốn can thiệp vào thị trường.”

    Tuần này, đồng USD tăng giá 1,4% so với đồng yên. Tuy nhiên yếu tố hỗ trợ cho đồng yên vẫn mạnh bởi nhà đầu tư Mỹ và châu Âu chuộng tài sản an toàn cũng như nhiều tổ chức Nhật chọn đồng yên. Trong 2 năm qua, đồng yên luôn là đồng tiền tăng giá mạnh nhất trong nhóm các đồng tiền thuộc G10, mức tăng lần lượt đạt 15% và 6%.

    Đình Hảo

    Theo TTVN/AFP,FT

    Bác nào ôm cổ PPC chú ý theo dõi tin này nhé.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012020410597640CA32/dong-yen-buoc-kinh-te-nhat-phai-thay-doi.chn

    Đồng yên buộc kinh tế Nhật phải thay đổi










    [​IMG]
    Ngành sản xuất then chốt của Nhật đang đối đầu với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Công ty Nhật đang thua trong cuộc chiến ngăn tác động tiêu cực từ đồng yên giá cao.
    Là chủ tịch kiêm CEO của một trong những công ty hàng đầu tại Nhật, Fujio Mitarai biết rõ về việc đồng yên tăng giá mạnh tác động xấu đến các công ty sản xuất Nhật như thế nào.

    Năm 1966, ông Mitarai, khi đó đang quản lý bộ phận kinh doanh máy ảnh và máy phôtôcopi, rời đến làm việc tại Canon Mỹ, đồng yên giao dịch với đồng USD ở mức 360 yên/USD. Khi ông trở lại Nhật 23 năm sau đó, đồng yên đã tăng lên mức 120 yên/USD.

    Ông kể lại: “Trong khoảng thời gian 23 năm tôi làm việc ở nước ngoài, sản phẩm nhập khẩu ngày một đắt hơn. Vì vậy tại Mỹ, thực chất tôi luôn phải sống trong cuộc chiến với sự tăng giá của đồng yên và cho đến nay mọi chuyện cũng không khác mấy.”

    Những công ty xuất khẩu hàng hóa của Nhật, thời kỳ thập niên 1980 và 1990 phát triển mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu và mang đến sự tự hào cho hàng hóa của Nhật, nay đối đầu với khó khăn tương tự. Tuy nhiên họ đang thua trong cuộc chiến bởi đồng yên hiện nay giao dịch ở mức kỷ lục 77 yên/USD.

    Nhóm công ty mang đến sự tự hào cho hàng hóa Nhật chịu áp lực lớn chưa từng có trong bối cảnh kinh tế Nhật tăng trưởng trì trệ suốt 2 thập kỷ; cạnh tranh với đối thủ từ nhóm nước có chi phí sản xuất tháp và đồng nội tệ khiến chi phí ngày một tăng nóng.

    Ngay chính nhiều hãng ô tô Nhật, dù đã mở rộng hoạt động sản xuất ra nước ngoài trong nhiều năm và thậm chí trở thành “bậc thầy” trong tiết kiệm chi phí, cảnh báo về khả năng sụt giảm nghiêm trọng của ngành sản xuất tại đất nước có nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới.

    Việc vực dậy kinh tế Nhật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt. Khi khủng hoảng nợ đang khiến châu Âu khốn khổ và kinh tế Mỹ phục hồi kém, kinh tế Nhật quan trọng với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó phải kể đến kinh tế Canada vốn coi Nhật như thị trường chính.

    Có rất ít dấu hiệu cho thấy kinh tế Nhật đang chuyển hướng dù chính phủ đã chi tiêu rất nhiều tiền để tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/03/2011.

    Trong báo cáo về tình trạng kinh tế mới đây, Ngân hàng Trung ương Nhật nhấn mạnh: “Hoạt động kinh tế Nhật dường như không có nhiều biến chuyển, chủ yếu do kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém đi và đồng yên tăng giá.”

    Đằng sau những lời tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Nhật, có thể hiểu đồng yên đang buộc kinh tế Nhật phải thay đổi. Có lẽ sau này người ta sẽ không còn thấy dòng chữ “Made in Japan” phổ biến nữa, thay vào đó sẽ là “Made by Japan”.

    Thách thức không hề nhỏ. Năm 2011, Nhật đã có thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong 31 năm do tác động từ thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng năng lượng, ngoài ra xuất khẩu sụt giảm do đồng yên mạnh.

    Minh chứng rõ ràng cho việc Nhật đang thay đổi có thể thấy ở việc Nissan Motor công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp mới trị giá 2 tỷ USD tại Mêhicô để nâng sản lượng tại đây lên 1 triệu xe/năm, dù sao vẫn thấp hơn sản lượng 1,2 triệu xe mà Nissan sản xuất tại Nhật.

    Nhà máy mới sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2012 để sản xuất xe ô tô cỡ nhỏ, loại xe vốn rất quan trọng với các hãng ô tô Nhật hiện đang xuất hàng với số lượng lớn sang Mỹ và Canada.

    Ông Carlos Ghosn, CEO của Nissan, nhận xét: “Rõ ràng Nhật đang đối đầu với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.”

    Chi nhánh của Nissan tại nhiều khu vực khác trên thế giới không muốn nhận xe từ Nhật, ông Ghosn cho biết.

    Cuộc khủng hoảng đối với ngành điện tử Nhật còn tồi tệ hơn, người Nhật bắt đầu hiểu tại sao nhiều công ty sản xuất tivi và điện tử của Nhật biến mất trong thập niên 1980 khi những hàng của Nhật như Sony, Panasonic và Toshiba tấn công vào thị trường Mỹ.

    Công ty sản xuất hàng điện tử Nhật đang chịu rất nhiều áp lực từ hãng điện tử của Hàn Quốc như Samsung hay LG và nhiều hãng khác đang lắp ráp hàng hóa tại Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan và nhiều nước chi phí thấp khác.

    Panasonic đang giảm sản lượng tivi 42 inch xuống 7,2 triệu chiếc/năm từ con số 13,8 triệu chiếc trước đó. Hãng ngoài ra còn ngưng sản xuất tivi plasma tại một nhà máy lớn tại Nhật mới mở cửa cách đây chỉ 3 năm. Panasonic dự báo hãng thua lỗ khoảng 420 tỷ yên trong năm tài khóa kết thúc ngày 31/03/2012.

    CEO của Canon trong khi đó vẫn thể hiện thái độ lạc quan, một phần bởi công ty đã đưa ra nhiều biện pháp tự bảo vệ khỏi sự lên giá của đồng yên. Hiện khoảng 55% sản phẩm của Canon được sản xuất bên ngoài Nhật. Canon mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam năm 2001, Canon hiện có vài nhà máy ở Trung Quốc cũng như Thái Lan và Đài Loan. Canon duy trì chiến lược sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao tại Nhật.

    Nissan cũng có quan điểm tương tự. Nhiều loại xe giá cao được sản xuất tại Nhật với linh kiện giá rẻ cung cấp bởi nhà máy tại Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nơi khác, cuối cùng được nhập vào Nhật để lắp ráp thành phẩm.

    Các công ty Nhật nếu muốn tồn tại qua cuộc khủng hoảng sẽ cần phải mạnh tay nâng cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí.

    Minh Ngọc

    Theo TTVN/TheGlobeandMail

Chia sẻ trang này