Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

2846 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 04:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 36956 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120201094926790CA32/nhat-ban-bao-dong-tinh-trang-dong-yen-tang-gia.chn

    Nhật Bản báo động tình trạng đồng yen tăng giá










    [​IMG]
    Đồng yen tăng giá được cho là gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi ngày 1/2 cho biết Chính phủ nước này vẫn giữ mức báo động về tình trạng đồng yen tăng giá và sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ nếu đồng yen tiếp tục tăng giá so với đồng USD và các đồng ngoại tệ khác.

    Đồng yen tăng giá được cho là gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này.

    Ngày 31/1, tại thị trường New York, đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua với 76,14 yen đổi 1 USD. Nguyên nhân là các nhà đầu tư chuyển sang mua đồng yen như một giải pháp an toàn trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và toàn cầu còn nhiều bất ổn.

    Bộ trưởng Azumi khẳng định Chính phủ Nhật Bản luôn theo sát tình hình thị trường và sẵn sàng tiến hành "các biện pháp quyết liệt" nếu cần.

    Trước đó, Bộ Tài chính ngày 31/1 cho biết Bộ này và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) không tiến hành bất cứ biện pháp can thiệp nào từ ngày 29/12/2011 đến ngày 27/1 vừa qua. Bộ trưởng Azumi hy vọng các thỏa thuận đã đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) sẽ mang lại sự ổn định cho thị trường tài chính.

    Trước đây, ngày 31/10/2011, đồng yen từng tăng lên mức cao kỉ lục kể từ thời hậu chiến với 75,31 yen đổi 1 USD, buộc Bộ Tài chính và BOJ phải can thiệp, đẩy tỷ giá xuống mức 79 yen/USD.

    Theo các nhà phân tích tài chính, trong tương lai gần, việc đồng USD tăng giá mạnh mẽ so với đồng yên khó có khả năng xảy ra, đặc biệt khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ mới đây ra thông báo về lãi suất thấp khác thường. Mức lãi suất này được cho là sẽ duy trì đến cuối năm 2014.

    Năm 1995, Chủ tịch kiêm chiến lược gia Eishi Wakabayashi của Công ty Wakabayashi FX Associates đã từng dự đoán chính xác tỷ giá đồng USD ở mức 80 yen/USD bằng các phân tích kỹ thuật như đồ thị ngũ giác và tỷ lệ vàng. Ông cũng dự báo đồng USD sẽ giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng 73,60-74 yen/USD trong tháng 2 này, và sau đó sẽ bắt đầu tăng trở lại.

    Ngày 1/2, giá giao dịch USD tại Tokyo duy trì ở mức 76 yen/USD./.

    Theo Vietnamplus
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120125110214828CA...-tham-hut-thuong-mai-lan-dau-trong-30-nam.chn

    Châu Á cần cảnh giác khi Nhật thâm hụt thương mại lần đầu trong 30 năm










    [​IMG]
    Kinh tế Nhật đã tập trung vào ngành sản xuất truyền thống trong thời gian quá lâu. Để không mắc phải sai lầm như Nhật, châu Á cần phát triển tốt ngành công nghiệp hàng đầu.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Lần đầu tiên trong hơn 30 năm, chính phủ Nhật công bố thâm hụt thương mại, mức thâm hụt cao thứ 2 trong lịch sử.

    Tất nhiên, có thể lấy lý do từ động đất và sóng thần. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế chỉ ra còn nhiều yếu tố khác đáng lo ngại và những gì xảy đến với kinh tế Nhật mang đến bài học quan trọng cho các nước láng giềng của Nhật.

    Bộ Tài chính Nhật công bố thâm hụt thương mại năm 2011 của Nhật lên tới 2,5 nghìn tỷ yên tương đương khoảng 32 tỷ USD. Lần đầu tiên từ thập niên 1980, Nhật công bố thâm hụt.

    Động đất, sóng thần và nhiều nguyên nhân khác

    Có nhiều yếu tố khiến Nhật phải chịu thâm hụt thương mại, trong đó bao gồm chi phí do thiệt hại và tái thiết đất nước sau thảm họa thiên nhiên ngày 11/03/2011. Gián đoạn gần đây với chuỗi cung ứng toàn cầu do lũ lụt tại Thái Lan cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất của các nhà máy Nhật sử dụng linh kiện từ Thái Lan. Ngoài ra, đồng yên mạnh khiến xuất khẩu suy giảm bởi hàng hóa Nhật tại thị trường nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn.

    Thách thức khác đối với Nhật còn ở chỗ Nhật hiện đang đóng cửa phần lớn các nhà máy điện hạt nhân sau khi lõi hạt nhân của một số lò bị tan chảy sau thảm họa sóng thần tháng 3/2011.

    Ông Martin Schulz, chuyên gia kinh tế cao cấp tại viện nghiên cứu Fujitsu Research Institute ở Tokyo, dự báo Nhật nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải chịu thâm hụt thương mại: “Năm 2012 tại Nhật, mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn. Nhật sẽ còn phải nhập lượng lớn khí đốt và dầu.”

    Xuất khẩu sản xuất

    Để tiếp tục cạnh tranh, nhiều công ty Nhật đang chuyển sản xuất ra nước ngoài, nơi chi phí lao động và sản xuất rẻ hơn.

    Chuyên gia kinh tế Schulz cho rằng đối với châu Á nói chung, xuất khẩu đang giảm bởi kinh tế toàn cầu đi xuống.

    Ngân hàng Trung ương Nhật khẳng định kinh tế Nhật có thể tiếp tục đi xuống và năm tài khóa tới, kinh tế Nhật có thể tăng trưởng rất thấp. Kinh tế Nhật đã trong quá trình tăng trưởng chậm kéo dài sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng kết thúc vào đầu thập niên 1990. Hiện nay, kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Kinh tế Hàn Quốc, nước láng giềng của Nhật, đã vươn lên đứng trong nhóm 15 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

    Cần đến sự đa dạng trong nền kinh tế

    Ông Park In-won, giáo sư kinh tế tại đại học Korea University, khẳng định Hàn Quốc cần học hỏi từ Nhật. Ông tin Hàn Quốc cần phát triển tốt những ngành công nghiệp hàng đầu, ví như công nghệ sinh học và các ngành liên quan đến năng lượng để tránh số phận giống Nhật: “Kinh tế Nhật đã tập trung vào ngành sản xuất truyền thống trong thời gian quá lâu. Để vượt qua hoặc không mắc phải sai lầm như Nhật, chúng ta cần phải phát triển được nhiều ngành công nghiệp hàng đầu trong tương lai.”

    Sự trỗi dậy của Trung Quốc

    Ông Park khẳng định cả Nhật và Hàn Quốc cần phải chú ý đến nền kinh tế quy mô lớn của Trung Quốc, kể cả trên phương diện đối thủ cạnh tranh và khách hàng.

    Ông nói: “Nó như một con dao hai lưỡi. Chúng ta phải hợp tác tốt trong khu vực Đông Bắc Á này. Nếu có được một thỏa thuận thương mại tự do Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, mọi chuyện sẽ thật tuyệt vời.”

    Tuy nhiên ông Park và nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định yếu tố chính trị, liên quan đến vấn đề lãnh thổ và nhiều vấn đề còn đang tranh cãi giữa 3 nước, khiến khả năng thỏa thuận thương mại 3 chiều khó thành hiện thực trong tương lai gần.”

    Đình Hảo


    Theo TTVN
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012020111521661CA32/nguoi-nhat-da-day-nguoi-chau-a-tiet-kiem.chn

    Người Nhật đã dạy người châu Á tiết kiệm?










    [​IMG]
    Thói quen tiết kiệm của người châu Á không liên quan quá nhiều đến yếu tố văn hóa và lịch sử như nhiều người lầm tưởng.
    Khác với những gì người ta nghĩ, tỷ lệ tiết kiệm cao tại Trung Quốc liên quan chặt chẽ đến chính sách và các tổ chức. Yếu tố văn hóa không quá lớn đến vậy.
    Ông Sheldon Garon, giáo sư lịch sử và nghiên cứu Đông Á tại đại học Princeton, là một học giả hàng đầu về Nhật. Cuốn sách mới nhất của ông có tên “Beyond Our Means: Why America Spends While the World Saves” tạm dịch “Tại sao người Mỹ chi tiêu trong khi thế giới tiết kiệm?” lý giải tại sao người dân tại một số nước tiết kiệm nhiều hơn so với nhiều nước khác.
    Thông thường người ta tin rằng, chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật và các nước thuộc nhóm “con hổ Đông Á”, quyết định tiết kiệm trong gia đình châu Á đến từ văn hóa xuất phát điểm bởi những điều được răn dạy trong Đạo Khổng tử và vì vậy chính sách của chính phủ chẳng liên quan nhiều.
    Vì vậy, những nước đang trong thời kỳ tăng trưởng như Mêhicô hay Nam Phi cần phải nhập khẩu vốn hoặc phải chấp nhận tỷ lệ đầu tư thấp. Thế nhưng trong đoạn trích cuốn sách này, với trọng tâm chủ yếu vào Trung Quốc, ông Garon cho rằng hành vi tiết kiệm liên quan trực tiếp đến chính phủ hơn người ta tưởng.
    Xuất khẩu thói quen tiết kiệm hay huyền thoại về “giá trị châu Á”
    Chắc chắn, xã hội các nước Đông và Đông Nam Á luôn có văn hóa hướng đến tính tiết kiệm. Thế nhưng ông Garon hoài nghi về tính bất biến và riêng biệt của cái gọi là văn hóa châu Á trong hành vi tiết kiệm và tiêu dùng.
    Quan điểm tiết kiệm trong các nền kinh tế châu Á không liên quan quá nhiều đến văn hóa đặc trưng châu Á mà có ràng buộc nhiều hơn đến việc áp dụng thói quen tiết kiệm từ nhiều nước khác.
    Dù thực dân phương Tây đã từng mang vào châu Á một số quan điểm về tiết kiệm, yếu tố ảnh hưởng chính vẫn đến từ nước Nhật và nhiều chính sách của nước này trong khuyến khích tiết kiệm. Trước năm 1945, người Nhật áp dụng mô hình Nhật lên các thuộc địa và khu vực bị chiếm đóng. Cho đến gần đây, các nước châu Á áp dụng chính sách mà chính phủ Nhật sử dụng để có được thành công kinh tế thần kỳ sau thời kỳ Hậu Chiến tranh thế giới thứ Hai.
    Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế khuyến khích chính phủ các nước đang phát triển huy động tiết kiệm nội địa để có tiền cho tăng trưởng kinh tế. Đến thập niên 1960, Nhật thực hiện theo chiến dịch này. Dưới sự lãnh đạo của Okia Saburo và Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật, chuyên gia kinh tế Nhật đánh giá cao tính tiết kiệm, chi tiêu ít và khẳng định chính yếu tố đó mang lại tăng trưởng kinh tế cao cho Nhật và có ý nghĩa quan trọng với nhiều nền kinh tế đang phát triển khác.
    Sau khi đồng yên tăng giá so với đồng USD giai đoạn 1985 – 1987, giới chức Nhật trở thành nhà truyền giáo. Bởi các doanh nghiệp Nhật đầu tư mạnh vào sản xuất Đông Nam Á, đại diện chính phủ Nhật luôn tự tin tư vấn chính phủ các nước Đông Nam Á rằng họ cần huy động tiền tiết kiệm của các hộ gia đình.
    Cơ quan phụ trách vấn đề tiết kiệm của Nhật (JPSB) đóng vai trò quan trọng, cơ quan chi tiền tổ chức buổi họp hàng năm cho đại diện chính phủ nhiều nước châu Á. Giới chức Nhật sẽ giảng giải cho chính phủ các nước về đức tính tiết kiệm của người Nhật và nói đến thành công trong việc tạo dựng được niềm tin vào tiết kiệm của mỗi người dân. Quan chức chính phủ Nhật khẳng định chính sách khuyến khích tiết kiệm rất hiệu quả trong kiềm chế lạm phát, tích lũy vốn và bình ổn xã hội.
    Tương tự như vậy, Ngân hàng Trung ương Nhật liên tục tổ chức các buổi nói chuyện về vấn đề tiết kiệm với sự tham dự của đại diện các Ngân hàng Trung ương đến từ nhiều nước châu Á Thái Bình Dương. Chính phủ nhóm nước mới nổi châu Á bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Trung Quốc cũng đã học được ít nhiều từ các buổi họp như thế này, điều rất ít người biết.
    Tại sao người Trung Quốc tiết kiệm?
    Bao lâu nay người ta đã lo lắng về tình trạng người dân nhiều nước lớn tại châu Á tiết kiệm quá mức. Cách đây khoảng hơn 2 thập kỷ, tỷ lệ tiết kiệm cao và tiêu dùng thấp của Nhật khiến thế giới hết sức quan tâm. Nhiều bình luận gia của Mỹ lo lắng về khả năng nước Mỹ mất chủ quyền quốc gia bởi tiền tiết kiệm của Nhật đầu tư vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ quá nhiều.
    Ở thời điểm nào đó, giới truyền thông cũng không còn quan tâm nhiều đến việc trên dù chính phủ Nhật cho đến nay vẫn trong nhóm nhà đầu tư đổ nhiều tiền nhất vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Hiện nay, những lời phàn nàn của nước Mỹ không nhắc đến việc Trung Quốc tiết kiệm quá mức. Mỹ chủ yếu kêu ca về việc Trung Quốc giữ tỷ giá đồng tiền ở mức quá thấp. Một số cuốn sách gần đây nói nhiều đến việc Mỹ quá phụ thuộc vào tiền tiết kiệm của người Trung Quốc để thỏa mãn cho “cơn nghiện” tiêu dùng và vay thế chấp của mình.
    Chẳng ai có thể biết chắc chắn người Trung Quốc tiết kiệm bao nhiêu tiền. Số liệu tính toán dựa trên thu nhập cá nhân không hoàn chỉnh và cũng không tuân theo chuẩn quốc tế. Các chuyên gia tính toán tỷ lệ tiết kiệm tại các hộ gia đình Trung Quốc năm 2007 ở mức gần 26%. Tỷ lệ này cực kỳ cao dù cũng tương đương với Nhật, Hàn Quốc nhiều thập kỷ trước.
    Cho đến nay những lời giải thích tại sao người Trung Quốc tiết kiệm cho đến nay không khiến người ta cảm thấy thỏa đáng. Phần lớn người ta nhắc đến yếu tố văn hóa, giống như chúng ta đã chứng kiến tại châu Á.
    Thông thường, giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng tính tiết kiệm của Trung Quốc bắt nguồn từ sự kế thừa giá trị của Đạo Khổng. So với những người Mỹ đã vốn quen chi tiêu phóng khoáng, tờ China Daily đã khẳng định trong một bài viết rằng người Trung Quốc đã có truyền thống tiết kiệm từ thời cổ đại.
    Ông Chu Tiểu Xuyên, thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, gần đây cũng bảo vệ cho thói quen tiết kiệm của người dân nước này rằng thói quen đó đến từ Đạo Khổng, vốn đánh giá cao thói quen tiết kiệm, kỷ luật và tránh hoang phí.
    Lời giải thích về văn hóa có phần không hợp lý khi nói đến sự thật sau: Cách đây không lâu, người Trung Quốc vốn tiết kiệm rất ít. Trong khoảng thời gian từ năm 1952 đến năm 1978, tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình không vượt quá 2% đến 3%, thông thường chưa đầy 1%. Và trên thực tế khi người Trung Quốc tiết kiệm nhiều hơn từ thời điểm đó đến nay, chắc chắn nhiều yếu tố khác đóng vai trò lớn hơn tác động từ Đạo Khổng.
    Giới chuyên gia kinh tế và nhà báo Mỹ thường thích lý giải rằng người Trung Quốc tiết kiệm nhiều bởi các chương trình phúc lợi xã hội tại nước này kém. Quan điểm này luôn được nhắc đi nhắc lại và chẳng có nhiều bằng chứng. Không những đưa ra phân tích, các nhà hoạch định chính sách Mỹ còn đưa ra khuyến nghị về chính sách. Nói theo lời của chuyên gia kinh tế Stephen Roach, Trung Quốc cần xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội đủ mạnh để giảm bớt tâm lý tiết kiệm thận trọng hiện đang cản trở sự phát triển của văn hóa tiêu dùng.
    Tâm lý lo lắng về tương lai có thể khiến người ta tiết kiệm thế nhưng còn nhiều yếu tố khác nữa. Mối tương quan giữa tiết kiệm cao và chế độ an sinh xã hội còn rất kém trên khắp thế giới. Chính phủ nhiều nước nghèo không mang lại hệ thống phúc lợi xã hội tốt nhưng tỷ lệ tiết kiệm tại nước đó vẫn không cao. Trong nhóm nước phát triển, tỷ lệ tiết kiệm tại khá nhiều nước khá cao dù chính phủ cung cấp chế độ phúc lợi tốt. Chỉ tại Mỹ tỷ lệ tiết kiệm giảm trong nhiều thập kỷ gần đây.
    Vẫn còn nhiều lời giải thích khác hợp lý hơn. Tại Trung Quốc, tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình tăng lên cùng với tăng trưởng kinh tế. Chúng ta đã chứng kiến mô hình này tại nhiều nền kinh tế thành công khác ở châu Á cũng như Tây Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao, GDP tăng trưởng trên 10%/năm từ năm 1980 đến nay. Và tỷ lệ tiết kiệm cao, tiêu dùng tăng trưởng thấp hơn so với thu nhập.
    Thứ hai, người Trung Quốc tiết kiệm bởi họ không tiếp cận được với tín dụng. Tiết kiệm thường tăng ngược với vay nợ. Điều này trái ngược hoàn toàn với Mỹ nhưng cũng chẳng khác mấy so với nhiều nước châu Á và châu Âu nơi tín dụng tiêu dùng và bất động sản chịu điều tiết chặt chẽ. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, người Trung Quốc muốn mua ô tô và nhiều hàng hóa tiêu dùng bền nhưng không vay được tiền, họ phải tiết kiệm mới có tiền để tiêu dùng.
    Ngọc Diệp
    Theo TTVN/ForeignPolicy
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120211/quan-doi-syria-sap-dung-vu-khi-hoa-hoc.aspx

    Quân đội Syria “sắp dùng vũ khí hóa học”
    11/02/2012 3:30
    [​IMG]
    Hiện trường một trong 2 vụ nổ ở Aleppo - Ảnh: AFP
    Phe đối lập Syria cáo buộc chính quyền đang tính tới sử dụng vũ khí hóa học để trấn áp hoạt động chống đối ở thành phố Homs.
    Báo Ha’aretz hôm qua dẫn các nguồn tin đối lập cho hay quân đội Syria đã chuyển một số lượng đáng kể lựu đạn và súng cối chứa chất độc đến Homs đồng thời phân phát mặt nạ chống khí độc cho binh lính.
    Theo tạp chí trực tuyến Frontpage Magazine, kho vũ khí hóa học của Syria hiện bao gồm hàng trăm tấn sarin và chất độc thần kinh VX. Trong khi đó, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cảnh báo các loại vũ khí tinh vi của Syria có thể bị tuồn cho lực lượng Hezbollah nếu chính quyền nước này sụp đổ.
    Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm qua cáo buộc phe chống đối Syria phải chịu trách nhiệm cho tình trạng bạo lực hiện nay với phương Tây là “tòng phạm”.
    Tuyên bố này được đưa ra sau 2 vụ đánh bom liên tiếp tại Aleppo, thành phố lớn thứ nhì của Syria, làm ít nhất 25 người thiệt mạng. BBC dẫn lời một phát ngôn viên của nhóm vũ trang đối lập Free Syrian Army tuyên bố nhận trách nhiệm trong vụ tấn công.
    Trùng Quang
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120211/nhat-canh-bao-ve-an-ninh-bien.aspx

    Nhật cảnh báo về an ninh biển
    11/02/2012 3:36
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng hành động cứng rắn của Trung Quốc ở biển Đông có thể sớm được lặp lại trong các vùng biển lân cận.
    Cảnh báo trên nằm trong Báo cáo an ninh về Trung Quốc được Viện Nghiên cứu quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 10.2. “Đối với Trung Quốc, biển Hoa Đông cũng như biển Đông là tuyến đường quan trọng để tiến ra các đại dương. Nếu sức mạnh của quân đội Trung Quốc được nâng cao, rất có khả năng nước này sẽ tỏ thái độ mạnh hơn tại biển Hoa Đông như đã từng làm ở biển Đông. Do đó, cần tăng cường chú ý hoạt động của hải quân Trung Quốc trong các vùng biển xung quanh Nhật Bản”, AFP trích nội dung báo cáo cho hay.
    [​IMG]
    Tàu tuần duyên Nhật (trước) so kè với tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 8.2011 - Ảnh: Reuters
    Căng thẳng từng dâng cao vào năm 2010 khi Nhật bắt thuyền trưởng Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng trong vụ đụng tàu gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, theo báo cáo trên, trong thời gian qua, Bắc Kinh vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Tokyo tại đây. Báo cáo nêu rõ: “Không giống như ở biển Đông, Trung Quốc chưa có hành động khiêu khích ở biển Hoa Đông, như quấy nhiễu tàu thăm dò nước ngoài và tập trận hải quân quy mô lớn”. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo tình hình có thể thay đổi khi Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa hải quân tiến xa ở Thái Bình Dương. Trung Quốc chưa có phản ứng về báo cáo này.
    Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda từng tuyên bố: “Môi trường an ninh xung quanh nước ta đang trở nên đáng quan ngại hơn. Vì thế lực lượng phòng vệ phải luôn chuẩn bị sẵn sàng”. Thời gian qua, Tokyo đã có một số động thái tăng cường khí tài quân sự. Mới đây nhất, Bộ Quốc phòng công bố kế hoạch mua gần 50 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ cũng như ý định đóng tàu sân bay trực thăng và tăng thêm tàu ngầm.
    Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng một số nước không trực tiếp tham gia tranh chấp ở biển Đông cũng tỏ ra lo ngại về an ninh, thể hiện qua các động thái tăng cường khí tài, nâng cao khả năng tuần tra và phòng vệ.

    Singapore tặng Indonesia 5 tàu tuần duyên
    Lực lượng cảnh sát biển Singapore (PCG) vừa trao cho đối tác Indonesia 5 tàu tuần duyên trong nỗ lực tăng cường an ninh biển trong khu vực. Theo báo Straits Times, số tàu này thuộc thế hệ thứ nhất do Singapore đóng vào năm 1981 và phục vụ trong hải quân đến năm 1993 trước khi được chuyển giao cho PCG. Hiện nay, PCG đã sử dụng tàu tuần duyên thế hệ thứ hai.
    Trước khi trao cho Indonesia, Singapore đã tu bổ 5 con tàu với chi phí 1 triệu SGD (17 tỉ đồng). Ngoài ra, hãng tin Antara dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin cho biết nước này đã thỏa thuận mua 8 máy bay AH-64 Apache của Mỹ. Singapore hiện là quốc gia duy nhất trong ASEAN sở hữu AH-64D Long Bow, thế hệ máy bay Apache tân tiến nhất.
    Thục Minh
    (VP Singapore)
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120210/chu-tich-hdqt-evn-nhan-luong-51-trieu-dong-thang.aspx

    Chủ tịch HĐQT EVN nhận lương 51 triệu đồng/tháng
    10/02/2012 19:18
    (TNO) Chiều 10.2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) chính thức công bố kết quả kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động về tiền lương, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
    Nhiều hạn chế về chính sách tiền lương
    Theo ông Nguyễn Tiến Tùng - Phó chánh thanh tra Bộ LĐ-TB-XH, đồng thời là trưởng đoàn kiểm tra, lẽ ra cuộc thanh tra tiến hành tại EVN sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng.
    Tuy nhiên, do rơi vào dịp tết Nguyên đán nên đoàn thanh tra đã đẩy nhanh tiến độ xuống còn 1 tháng, cụ thể là từ 8.12.2011 đến 13.1.2012. Qua kiểm tra, EVN đã cơ bản thực hiện chính sách tiền lương, thu nhập theo quy định Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.
    Cụ thể, ông Nguyễn Tiến Tùng chỉ rõ, hệ thống định mức lao động do EVN ban hành dù đã được sửa đổi năm 2008 và tổng hao phí lao động quy đổi toàn tập đoàn gắn với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh điện vẫn theo quy định (dưới 15% so với số lao động thực tế sử dụng), song ở từng khâu, định mức lao động chưa được điều chỉnh giảm phù hợp với sự thay đổi về mô hình, cơ cấu tổ chức đầu tư, đổi mới công nghệ. Trong khi theo thông tư số 06/2005 của Bộ LĐ-TB-XH, khi định mức lao động không phù hợp thì trong thời hạn 3 tháng phải tiến hành sửa đổi bổ sung.
    Hệ số lương cấp bậc công việc và hệ số lương thực tế còn có sự chênh lệch (cao hơn hệ số lương thực tế bình quân 0,72) do sử dụng nhiều lao động có hệ số cấp bậc kỹ thuật thấp hơn so với yêu cầu cấp bậc kỹ thuật công việc.
    Về áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, ông Tùng đánh giá: “Việc áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm ở một số đơn vị, nhất là nhà máy điện không đồng nhất, có đối tượng đã xếp lương nhóm III của thang lương theo đúng chức danh nghề nhưng vẫn áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Ngược lại, có đối tượng xếp lương theo bảng lương có điều kiện lao động bình thường thực tế có thời gian làm việc trong điều kiện độc hại hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm nhưng không được áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm, không đúng với quy định”.
    Đáng chú ý là đoàn thanh tra đã chỉ ra việc phân bổ tiền lương của EVN chưa phù hợp. Đa số các đơn vị vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước, chưa xác định được theo từng vị trí, chức danh công việc để cân đối tương quan với thị trường và gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
    Riêng với cơ quan ở cấp Tập đoàn, việc trả lương lại có sự chệnh lệch lớn cấp gấp 2 lần so với mặt bằng thu nhập bình quân của công ty mẹ hay Tập đoàn, do Tập đoàn tự quyết định. Nguyên nhân đưa ra là do đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (89% có trình độ đại học và sau đại học), đa số được tuyển chọn từ những người quản lý, chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm của đơn vị trực thuộc, có hệ số lương thực tế cao hơn 1,61 lần so với hệ số lương bình quân chung.
    Trong khi đó, Tập đoàn chưa làm rõ được cơ sở của việc phân phối và công khai trong Tập đoàn, gây bức xúc trong dư luận xã hội nhất là trong điều kiện Tập đoàn bị thu lỗ năm 2010.
    Theo đánh giá của đoàn thanh tra cũng như của lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH thì về việc tính toán cơ chế tiền lương, xác định đơn giá tiền lương, phân phối quỹ tiền lương theo đơn giá giữa các khối và trong từng khối để đảm bảo tương quan tiền lương phù hợp, nhất là giữa khối phân phối với khối sản xuất và truyền tải cần phải xem xét và điều chỉnh lại.
    Ví dụ, tiền lương của viên chức quản lý được xác định trên cơ sở hệ thống lương, chưa xét đến mặt bằng tương quan tiền lương của các doanh nghiệp trên thị trường. Quỹ tiền lương hằng năm tối đa cũng chỉ hưởng bằng quỹ lương kế hoạch được duyệt (năm 2010 bình quân công ty mẹ là 37 triệu đồng/người/tháng, các công ty con bình quân 21 triệu đồng/người/tháng), trong khi tiền lương của người lao động được điều chỉnh tăng theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh và theo quy chế phân phối riêng nên đã có hiện tượng bổ sung một phần từ quỹ lương theo đơn giá tiền lương của người lao động.
    Trả lời báo chí về mức lương cụ thể của lãnh đạo EVN, ông Nguyễn Tiến Tùng cho biết, lương của chủ tịch HĐQT là 51 triệu đồng/tháng. Thấp nhất là lương của nhân viên tạp vụ, dưới 3 triệu đồng/tháng.
    Tiếp tục thanh tra, kiểm tra tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn
    Ngoài ra, còn nhiều hạn chế được đưa ra như công tác quản lý lao động, tiền lương chưa được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính, tổ chức sắp xếp lao động chưa khoa học. Đội ngũ viên chức làm công tác lao động tiền lương còn thiếu về số lượng (chỉ có 5 người trong tập đoàn, các đơn vị trực thuộc chỉ bố trí từ 1-2 người chuyên trách), chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra, nhất là trong điều kiện thực hiện mở rộng giao quyền tự chủ các các Tập đoàn tự xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, xác định đơn giá tiền lương.
    Về vấn đề này, ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN - đã thừa nhận sự yếu kém trong đội ngũ làm chính sách quản lý tiền lương. EVN đã thực sự phó mặc cho đội ngũ cán bộ này trong khi các quy chế về tiền lương liên tục đổi mới như hiện nay lại không được cập nhật, điều chỉnh, tính toán liên tục là thiếu sót.
    Ông Đinh Quang Tri cũng cho biết sẽ chấn chỉnh về sự vô lý trong trợ cấp độc hại bởi theo ông có tình trạng này là do lực lượng tham mưu cho lãnh đạo chưa hiểu rõ về cơ chế phụ cấp (?).
    Rút kinh nghiệm từ những thiếu sót trong thực hiện chính sách tiền lương của EVN, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cho biết Bộ sẽ tiếp tục thanh, kiểm tra việc thực hiện tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong cả nước.
    Đồng thời, theo yêu cầu của Chính phủ, trong thời gian sớm nhất, Bộ phải trình phương án điều chỉnh chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội áp dụng trong từng hệ thống doanh nghiệp, tập đoàn.
    Cạnh đó, Bộ sẽ thực hiện theo từng lộ trình cụ thể để đảm bảo công khai, minh bạch, sát sườn với quyền lợi của người lao động.
    Kết quả điều tra cho thấy tiền lương bình quân chung của người lao động sản xuất, kinh doanh điện toàn EVN năm 2008 đạt 5,794 triệu đồng/người/tháng, năm 2009 đạt 7,064 triệu đồng/người/tháng, năm 2010 đạt 7,45 triệu đồng/người/tháng (tăng 5,46% so với năm 2009).
    Tổng quỹ tiền lương tại EVN chiếm khoảng 5,5% tổng giá thành sản xuất kinh doanh điện.
    Năm 2010, do EVN kinh doanh thua lỗ không trích được trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, người lao động chỉ được hưởng từ quỹ khen thưởng từ các năm trước chuyển sang, với mức bình quân là 178.000 đồng/người/tháng. Theo đó, tổng thu nhập của người lao động sản xuất, kinh doanh điện toàn EVN năm 2010 đạt 7,628 triệu đồng/người/tháng, năm 2009 đạt 7,308 triệu đồng/người/tháng, và năm 2008 đạt 5,929 triệu đồng/người/tháng.
    Thu Hằng


  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120210/song-tot-cho-trai-tim-khoe-manh.aspx

    Sống tốt cho trái tim khỏe mạnh
    11/02/2012 3:44

    Một trái tim khỏe mạnh, miễn nhiễm với bệnh tật là mơ ước của nhiều người. Có nhiều cách sống có thể giúp bạn tránh được hay chí ít giảm thiểu những vấn đề liên quan đến tim.
    Kiểm soát mức cholesterol
    Mức cholesterol xấu (LDL) quá cao trong máu có thể hình thành những mảng bám che phủ thành trong động mạch, vốn có vai trò phục vụ tim và nuôi dưỡng bộ não. Những động mạch đầy mảng bám sẽ làm cho máu lưu chuyển kém linh hoạt hơn và mạch máu bị thu hẹp. Đây là những tác nhân khiến một cơn đau tim hoặc đột quỵ xảy ra dễ dàng hơn. Cholesterol là một phần quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh, nhưng quá nhiều cholesterol có thể đặt cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
    Không hút thuốc
    Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy hút thuốc là nguyên nhân chính của bệnh tim mạch vành. Hút thuốc làm gia tăng huyết áp cũng như xu hướng máu vón cục. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người hút thuốc sau khi trải qua phẫu thuật bắc cầu có thể bị các vấn đề về tim trở lại. Bên cạnh đó, những người hút thuốc có nguy cơ bị đau tim cao từ 2-4 lần so với những người không phì phèo.

    [​IMG]
    Siêng vận động là một cách tốt giúp trái tim khỏe - Ảnh: Shutterstock


    Hoạt động thể chất
    Nên duy trì sự vận động của cơ thể ở mức cần thiết để tránh nguy cơ mắc bệnh tim. Công việc hằng ngày và những môn thể thao trung bình như chạy, khiêu vũ, đạp xe và đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần có thể giúp tim bạn khỏe hơn.
    Ăn lành mạnh
    Một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì một trái tim khỏe mạnh. Các bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu khuyến nghị một chế độ ăn Địa Trung Hải chứa nhiều a xít béo omega-3 và rau quả cho những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc những người muốn ngăn ngừa bệnh tim trở lại.
    Hấp thu cá
    Ăn cá ít nhất 3 lần mỗi tuần rất cần thiết đối với việc phòng chống bệnh tim. Cá hồi, cá ngừ và cá thu là những loại thực phẩm có hàm lượng a xít béo omega-3 cao. Việc cân bằng omega-3, omega-6 và omega-9 trong cơ thể là một công cụ kết hợp cực mạnh nhằm đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim, theo nhận định của các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
    Ăn các loại hạt
    Hạnh nhân, óc chó và hồ trăn là những loại hạt giúp bổ sung chất béo khỏe mạnh vào chế độ ăn của bạn. Nên cân nhắc bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe tim.
    Quyên Quân

    Bài này tặng các anh . Có sức khỏe là có tất cả . Nhưng sức khỏe phải rèn luyện mới có . Chúng ta may mắn được cha mẹ sinh cho một thân thể tròn vẹn , nuôi nấng nâng niu , và lớn lên còn...đẹp trai nữa , (em chắc vậy, hi hi ) , nên việc tiếp tục giữ gìn cho mình luôn khỏe mạnh là trách nhiệm đối với bản thân mình và người thân .
    Các anh là ưa hút thuốc , uống rượu nhiều lắm đấy , nhất là tuần này chốt lãi , chắc các anh lại tăng 1...( hy vọng ko có anh nào tăng 2, tăng 3 , kiểu xả láng sáng dìa sớm...)
    Còn nhớ mẹ em nói khi sinh tụi em ra , mẹ bị băng huyết phải cấp cứu , nhưng mẹ còn ráng thều thào nhờ cô đỡ kiểm soát hết tay chân người ngợm em bé xem có dư , thiếu gì ko , rồi mới xỉu ! Các anh chắc cũng được mẹ cưng như vậy .
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/158694/Thu-hoi-mot-loai-dong-duoc-tri-soi.html

    Thu hồi một loại đông dược trị sỏi
    SGTT.VN - Sở Y tế Đồng Tháp vừa có thông báo đình chỉ lưu hành thuốc trên địa bàn tỉnh và yêu cầu đơn vị liên quan khẩn trương thu hồi thuốc viên nén bao phim Bài Thạch Tana; lô sản xuất: 010711; hạn dùng 7.2014, SĐK: V1631-H12-10, công ty cổ phần dược phẩm Tân Á (Thanh Oai, Hà Nội) sản xuất, do thuốc không đạt chỉ tiêu độ tan rã. Báo cáo thu hồi phải gửi về sở trước ngày 18.2.2012.
    Bài Thạch Tana là thuốc đông y, chỉ định điều trị người bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật; viêm bể thận, viêm túi mật; phòng ngừa tái phát, đặc biệt là sau khi tán sỏi, mổ lấy sỏi…
    Phúc An
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Huong-vi-que-nha/158481/Vang-bong-mua-hoi-ca-duong.html

    Hương vị quê nhà - làng biển
    Vang bóng mùa hội cá đường
    SGTT Xuân 2012 - Mùa hội cá đường sau cùng còn lại trong ký ức của anh Tư Tua ở vàm Kiến Vàng, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, là vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, năm 1983. Chỉ trong nội ngày này, chiếc ghe lưới gộc nhà anh đã bắt được gần hai ngàn con cá đường, con nhỏ nhất từ bốn đến năm ký!



    Bắt cá đường hội bằng cách xây nò trên biển. Ảnh: Nguyễn Hiệp (Cà Mau)
    [​IMG]

    Cá hội dưới nước, người vui trên bờ
    Ca dao thời chiến tranh chống Pháp vùng Năm Căn còn lưu dấu hình ảnh liên quan đến ngày hội cá đường: Bao giờ hết đước Năm Căn/ Ông Trang hết cá Viên An hết rừng/ Khai Long hết xác cá đường/ Mũi Cà Mau đó tao nhường cho bay. Từ cửa biển Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng kéo dài đến phần biển vịnh Thái Lan ven bờ Tây của mũi Cà Mau có nhiều địa điểm cá đường quần hội, nhưng tập trung thường xuyên và có mật độ cá hội đông đảo nhất là vùng biển ngay chót mũi Cà Mau, bên ngoài bãi biển Khai Long. Ở vùng biển này có hẳn một nơi được gọi là sân hội. Sân hội chỉ rộng chừng sáu cây số vuông, biển ở đây gò cạn, giữa sân có lòng chảo, độ sâu của khu vực sân chỉ từ hai đến ba sải nước.
    Nguồn lợi từ bong bóng cá đường rất lớn, nhưng vì việc khai thác chỉ diễn ra chóng vánh vài ba ngày trong năm nên không có loại ghe lưới nào của ngư dân chuyên đánh cá đường. Không chỉ có các ghe lưới gộc mà hầu như tất cả các ghe lưới có mặt trong vùng từ lưới năm, lưới chim, lưới quét, cào mé, lưới tôm, cả xuồng chèo từ các cửa biển Kinh Năm, Rạch Gốc, Kiến Vàng, Ông Trang, Bồ Đề, Hố Gùi… đều đổ xô ra sân hội. Cá đường về hội lượn lờ vàng cả mặt nước. Có khi người khai thác chỉ có cây móc câu cán dài, thọt móc câu xuống nước giật lên là được cá.
    Sau năm 1975, ông Bảy Cứng, một trung tá của Đoàn tàu không số, sau khi giải ngũ về quê Rạch Gốc sinh sống, có sáng kiến xây nò ngoài biển để đón bắt mùa hội cá đường. Nhưng cũng chỉ khai thác được vài năm thì cá đường không còn hội nữa.
    Của ngon còn một chút này...
    Ở cửa biển Sông Đốc, Cà Mau, có một xóm lưới gộc lâu đời. Vào mùa hội cá đường, cả xóm đổ xô hết về mũi Cà Mau. Trước mùa hội cá đường hàng năm, thương lái từ Quảng Đông, từ đảo Hải Nam của Trung Quốc lại dong thuyền đến cửa biển Sông Đốc để đón mua bong bóng cá đường.
    Bong bóng cá đường có tác dụng gì, cách chế biến món ăn ra sao, ngư dân vùng biển Cà Mau đều rất mù mờ. Theo họ, bí mật này chỉ có người Trung Quốc mới biết, vì hầu như sau khi khai thác, ngâm muối, làm sạch, phơi khô, cán thẳng thì chỉ có người Hoa là khách hàng thu mua loại sản phẩm này. Nếu không bán cho những thương nhân từ Trung Quốc sang thì họ cũng chỉ bán cho những đầu mối thu mua của Hoa kiều Chợ Lớn.
    Mùa hội cá đường cuối cùng năm 1983, gần hai ngàn chiếc bong bóng cá đường của nhà anh Tư Tua đều bán cho ngành thương nghiệp quốc doanh, tuy giá rất “bèo” nhưng nhà anh cũng thu về một khoản tiền đủ trang trải trong một vài năm. Lật cuốn sổ tay vàng ố, anh Tư Tua cho tôi chép lại bảng giá thu mua bong bóng cá đường vào năm 1969 của Hoa kiều Chợ Lớn: loại một: 2 cái/1kg = 2 lượng vàng; loại hai: 3 cái/1kg = 1,5 lượng vàng; loại ba: 4 cái/1kg = 1,2 lượng vàng; loại dạt (nhiều cái) = mỗi ký 0,8 lượng vàng. Ngoài ra còn có giá riêng cho loại bong bóng có tuổi, càng nhiều năm tuổi giá càng cao.
    Ngày xưa bãi biển Khai Long thành nghĩa địa cá đường là vì giá trị quá cao của cái bong bóng, cá đường lại quá nhiều nên thịt cá phải bỏ đi chứ thực ra cá đường cũng rất ngon, không thua cá bớp hay cá gún. Bây giờ, dù ngày hội cá đường đã thành chuyện vang bóng một thời, nhưng về với khu du lịch bãi biển Khai Long, bạn vẫn có thể thưởng thức món khô cá đường. Thịt cá đường tươi, nhất là phần đầu, nấu canh chua bần cũng hết ý với dân nhậu.
    Đặc biệt hơn là món mắm trứng cá đường. Món mắm này do bà Ba Phượng, một tay làm mắm trứ danh, có thâm niên hơn 50 năm ở vùng Bàu Chấu, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau chế ra vài năm gần đây. Vào tháng 3 hàng năm, các ghe lưới gộc, lưới rút ở vùng biển mũi Cà Mau vẫn còn đánh được những chú cá đường bụng mang đầy trứng, tìm về “cố hương”. Một con cá đường chừng 10kg, buồng trứng có thể nặng đến nửa ký. Một lần xuống thăm anh con trai đang làm y sĩ ở trạm y tế xã Đất Mũi, thấy nhà con được các bệnh nhân là ngư dân tặng cho những bộ đầu và lòng cá đường có mang trứng, nhưng anh con và bạn bè chỉ nhậu phần đầu và cái bao tử, còn trứng vì nhiều quá, ăn ngán, nên bỏ đi. Bà Ba Phượng thử đem kinh nghiệm làm mắm của mình áp dụng vào thứ nguyên liệu mới là trứng cá đường, hoá ra lại thành món ăn rất hấp dẫn.
    Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong một chuyến về Đất Mũi, sau khi được thưởng thức món mắm trứng cá đường, đã tìm cách “qua mặt” được bộ phận kiểm tra của sân bay, mang về Hà Nội được một hũ nhỏ. Trong cuộc nhậu sau đó của các văn nhân Hà thành, điện thoại nhà anh con của bà Ba Phượng ở Đất Mũi cứ reo suốt buổi chỉ vì hũ mắm trứng mà anh Đỉnh mang ra Hà Nội.
    Nguyễn Trọng Tín
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDGHI/tinh-hinh-hy-lap-dot-ngot-tro-xau-pho-wall-truot-manh.html

    Tình hình Hy Lạp đột ngột trở xấu, Phố Wall trượt mạnh

    11-02-2012 07:40:03

    [​IMG]
    Giới đầu tư một phen choáng váng khi thấy rằng nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Hy Lạp vẫn hiện hữu
    Thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm mạnh khi tình hình đàm phán giải quyết nợ công Hy Lạp đột ngột trở.



    • Như vậy, nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Hy Lạp vẫn hiện hữu và tiếp tục là mối lo lớn đối với các thị trường tài chính toàn cầu.

      Tin tức từ châu Âu cho biết, các nhà lãnh đạo lục địa này đã kêu gọi Athens tăng thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng, trong khi một số nhà hoạch định chính sách của Hy Lạp nói rằng họ sẽ không ủng hộ thỏa thuận.

      Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp, ông Evangelos Venizelos, cho biết nước này sẽ cần đạt được một quyết định trong vài ngày tới về việc có chấp thuận các điều kiện để nhận được gói tài chính cứu trợ thứ hai hay không.

      Những tin tức không lành về tình hình Hy Lạp đã tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu.

      Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua đã bất ngờ tăng vọt tới 11,6%, mức tăng mạnh nhất trong vòng ba tháng vừa qua.

      Thị trường cũng chịu áp lực từ số liệu niềm tin tiêu dùng Mỹ. Theo điều tra của Thomson Reuters và trường Đại học Michigan, chỉ số niềm tin tiêu dùng đầu tháng 2 đã giảm xuống mức 72,5 điểm, từ mức 75 điểm trong tháng đầu năm.

      Chốt phiên giao dịch 10/2, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 89,23 điểm, tương ứng 0,69%, xuống 12.801,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,31 điểm, tương ứng 0,69%, xuống 1.342,64 điểm, Chỉ số Nasdaq Composite hạ 23,35 điểm, tương ứng 0,80%, xuống mức 2.903,88 điểm.

      Trong đó, chỉ số S&P 500 có mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ đầu năm 2012 tới nay. Tính chung cả tuần qua, chỉ số S&P 500 hạ 0,2%, chỉ số Dow Jones giảm 0,5%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite mất chưa tới 0,1%.

      Khối lượng giao dịch toàn thị trường thưa thớt, với khoảng 6,67 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu trong năm 2011 vừa qua.

      Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu đỏ rực trong phiên giao dịch cuối tuần 10/2. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,73%, xuống còn 5.852,39 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ mạnh 1,51%, xuống còn 3.373,14 điểm. Chỉ số DAX của Đức trượt 1,41% xuống còn 6.692,66 điểm.

      Tại châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ thị trường Trung Quốc nhích nhẹ 0,1%, hầu hết các sàn chứng khoán khác trong khu vực đều giảm điểm khá mạnh. Trong đó, dẫn đầu là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 1,08% xuống 20.783,90 điểm, Kospi của Hàn Quốc hạ 1,04% xuống 1.993,71 điểm.
      [​IMG]

    Theo VNE

Chia sẻ trang này