Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

3924 người đang online, trong đó có 243 thành viên. 07:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 36962 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/476505/Dai-Loan-xay-dung-he-thong-kiem-soat-khong-luu-o-Truong-Sa.html

    Đài Loan xây dựng hệ thống kiểm soát không lưu ở Trường Sa
    TT - Ngày 6-2, cơ quan quốc phòng lãnh thổ Đài Loan cho biết sẽ xây dựng một hệ thống kiểm soát không lưu trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
    Đài phát thanh và truyền hình Hong Kong dẫn lời người phát ngôn cơ quan quốc phòng Đài Loan Lạc Thiệu Hòa cho biết hệ thống kiểm soát không lưu này sẽ hướng dẫn máy bay đến một đường băng nằm trên đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình).
    Từ năm 2006, Đài Loan đã xây dựng đường băng dài 1.150m trên đảo Ba Bình, bất chấp phản đối của các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Theo ông Lạc, đây là “hệ thống hàng không chiến thuật” và “không phải là một vũ khí và sẽ không nhằm đe dọa các quốc gia trong khu vực”.
    Thời Báo Tự Do của Đài Loan cho biết dự án trên sẽ được khởi công xây dựng vào cuối tháng 2-2012 và hoàn thành trong vòng hai tháng.
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Tin nóng cuối tuần đây.TQ chuẩn bị chia năm sẻ bảy.
    "Quan chức Tây Tạng chuẩn bị một cuộc chiến"
    Thứ Bẩy, 11/02/2012, 12:15 PM (GMT+7)
    (Tin tuc) - Ngày 10-2, Thời báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận với nhan đề “Quan chức Tây Tạng chuẩn bị cho một cuộc chiến” để đối phó với “một cuộc chiến quyết định” của lực lượng ly khai ở Tây Tạng.
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

    Tờ báo này viết chính quyền khu tự trị Tây Tạng đã được lệnh phải sẵn sàng cho một “cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa ly khai” và phải nhận thức “tình hình nghiêm trọng”, đặc biệt là trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.



    Cảnh sát Trung Quốc tuần tra trên đường phố Lhasa, Tây Tạng - Ảnh: Global Times

    Liên tục trong những ngày qua, truyền thông Trung Quốc đã nhấn mạnh đến việc cần tăng cường an ninh ở Tây Tạng “trong thời gian nhạy cảm này”. Cũng chưa bao giờ giới quan chức và học giả Trung Quốc lại lên tiếng quan ngại về tình hình Tây Tạng nhiều như lúc này, dù rằng “cuộc chiến chống lại những người theo Đạt Lai Lạt Ma là một cuộc chiến trường kỳ, phức tạp và gay gắt” như Nhật Báo Tây Tạng dẫn lời Bí thư Đảng ủy Tây Tạng Trần Toàn Quốc nhìn nhận.

    Tháng 3 “nhạy cảm”

    Báo chí Trung Quốc cảnh báo tháng 3 là “tháng nhạy cảm ở Tây Tạng”. Từ năm 1959 đến nay các vụ bạo động ở Tây Tạng thường rơi vào tháng 3. Ngày 14-3-2008 đã xảy ra cuộc bạo động đẫm máu ở thủ phủ Lhasa, rồi lan rộng sang các khu vực người Tạng sinh sống, làm 19 người chết và hủy hoại nhiều nhà cửa, cơ sở kinh doanh và tài sản của dân địa phương.

    Ông Trần Toàn Quốc, như Tân Hoa xã cho biết, mới đây đã ra lệnh cách chức bốn quan chức địa phương ở huyện Đinh Thanh do đã bỏ nhiệm sở 14 ngày trong tháng 1-2012. “Phải xử nghiêm các quan chức địa phương đã có hành vi vô trách nhiệm trong lúc Tây Tạng đang căng thẳng” - ông Trần nhấn mạnh.

    Ông cũng yêu cầu quan chức các địa phương ở Tây Tạng phải đảm bảo giải quyết ngay lập tức các tình huống khẩn cấp. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời quan chức ở trung ương cho biết chính quyền Bắc Kinh đang tăng cường an ninh vào thời điểm này do có tin các nhóm ly khai ở Tây Tạng sẽ thực hiện một số hoạt động phá hoại trước thềm năm mới của người Tây Tạng vào ngày 22-2.

    Bí thư Ủy ban chính pháp Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, như Tân Hoa xã dẫn lời, khẳng định: “Vấn đề Tây Tạng liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc kiên quyết trừng phạt các hành động ly khai đòi độc lập cho Tây Tạng”.

    Lo ngại bạo động lan rộng

    Tình hình Tây Tạng đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan và dẫn đến bùng nổ. “Có năm khu vực người Tạng sinh sống ở Trung Quốc gồm Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam. Sự hỗn loạn trong một khu vực có thể gây ảnh hưởng liên hoàn đến các khu vực khác” - giáo sư Đại học Dân tộc Trung Quốc Hùng Khôn lo ngại.

    Ông cho rằng việc Trung Quốc tăng cường an ninh có thể liên quan đến một loạt vụ tự thiêu trong các khu vực người Tạng sinh sống ở Tứ Xuyên và Thanh Hải trong thời gian gần đây.

    Liên tục trong những ngày đầu năm 2012 đã xuất hiện những vụ bạo động và tự thiêu ở các khu vực của người Tây Tạng. Từ tháng 3-2011 đến nay có ít nhất 16 người Tây Tạng tự thiêu. Bắc Kinh đã xác nhận có xảy ra một số vụ người Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền, nhưng cho rằng những người này là “khủng bố” hay “bị các thế lực bên ngoài xúi giục”. Trong khi đó, cộng đồng người Tây Tạng ngoài Trung Quốc lại cáo buộc chính quyền Bắc Kinh đàn áp và phá hủy văn hóa Tây Tạng.

    Thống kê mới nhất cho biết các cuộc bạo động ở Tây Tạng có chiều hướng gia tăng. Trong tháng 1-2012, ít nhất hai nhà sư Tây Tạng đã tấn công vào các đồn cảnh sát trong khu vực người Tạng sinh sống ở Tứ Xuyên làm hai người chết và hàng chục người bị thương.

    Ngày 25-1, Tân Hoa xã đưa tin cảnh sát tại huyện Sắc Đạt (Tứ Xuyên) đã bắn chết một người và bắt giữ 13 người trong cuộc xung đột. Khoảng 100 người dân tộc Tạng cầm vũ khí tấn công đồn cảnh sát Thành Quan, làm 14 nhân viên công lực bị thương và buộc lực lượng an ninh phải nổ súng. Trước đó một ngày, đụng độ đã xảy ra tại huyện Lư Hoắc.

    Tân Hoa xã dẫn lời các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Tây Tạng ở Tứ Xuyên nói rằng hai vụ “tấn công” ở tỉnh này là “bạo lực có sắp xếp và tổ chức từ trước”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cáo buộc các vụ việc trên là do “các tổ chức ly khai ở nước ngoài” đang cố làm mất uy tín của Bắc Kinh. Ngày 8-2, thêm một nhà sư đã tự thiêu ở khu vực Aba (Tứ Xuyên).

    Nhật báo Cam Tư dẫn lời Bí thư Đảng ủy huyện Cam Tư Lưu Đạo Bình nhận định Trung Quốc đang đứng trước những thách thức lớn trong việc duy trì ổn định ở các khu người Tạng sinh sống do nhóm ly khai Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố sẽ cung cấp tài chính cho “một cuộc chiến quyết định”.
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã làm việc với Cục Tác chiến điện tử (Tác chiến điện tử), Bộ Tổng tham mưu và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Đoàn 87.



    Tag: bộ quốc, tổng tham mưu trưởng, đỗ bá tỵ, tác chiến điện tử, lực lượng tác chiến, bộ tổng tham mưu, phương pháp tác chiến, cục tác

    [​IMG]
    Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ​
    Thời gian qua, Cục Tác chiến điện tử đã tích cực tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu về công tác xây dựng lực lượng tác chiến điện tử “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

    Cục Tác chiến điện tử đã chỉ đạo các đơn vị Tác chiến điện tử toàn quân và tổ chức lực lượng cơ động tham gia bảo vệ các hội nghị, sự kiện quan trọng của đất nước. Các đơn vị đã tham gia diễn tập, luyện tập tác chiến với lực lượng thông tin liên lạc; phối hợp với Quân chủng Phòng không – Không quân khảo sát tìm nguyên nhân gây nhiễu đài radar P-18.

    Tại buổi làm việc, cấp ủy, chỉ huy Cục Tác chiến điện tử đã đề xuất với Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng một số vấn đề về mặt kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng Tác chiến điện tử. Đề nghị Bộ Quốc phòng tăng ngân sách mua sắm, cải tiến trang thiết bị hàng năm bằng nguồn ngân sách quốc phòng thường xuyên và tạo điều kiện để Cục Tác chiến điện tử hoàn thiện một số dự án nhằm bảo đảm trang bị cho các đơn vị phối thuộc.

    Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã biểu dương, đánh giá cao những thành tích của Cục Tác chiến điện tử nói riêng và lực lượng Tác chiến điện tử nói chung đã đạt được trong thời gian qua.

    Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng nêu rõ: “Tác chiến điện tử là nhiệm vụ đặc biệt đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao. Các đơn vị cần chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vận hành tốt vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại; tác chiến hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

    Trong thời đại bùng nổ thông tin, tình hình chiến tranh công nghệ cao đang xảy ra ở một số quốc gia, công tác sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tác chiến điện tử là yêu cầu cấp bách. Các đơn vị cần nắm chắc các nguồn thông tin, chủ động trinh sát, không để xảy ra các tình huống bất ngờ.

    Ngoài ra, công tác nghiên cứu khoa học, cải tiến các trang bị khí tài cũng là nhiệm vụ trọng yếu. Lực lượng Tác chiến điện tử phải liên tục cập nhật, nghiên cứu công nghệ, phương pháp tác chiến điện tử của các nước tiên tiến, từ đó vận dụng sáng tạo, phù hợp trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị Tác chiến điện tử trong toàn quân”.



    Theo quocphong.baodatviet.vn
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/doanh-nhan/di-nghi-viet/2012/02/1061644/nguoi-cham-noi-thuong-nguon/

    Người Chăm nơi thượng nguồn
    Thứ Bảy, 11/02/2012 08:21 (GMT+7)
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    Đánh giá : 0 phiếu


    Bản in Gởi E-mail Đánh dấu Chữ nhỏ Chữ lớn

    [​IMG] Cộng đồng hàng trăm người dân tộc Chăm quê gốc vùng An Phú (An Giang) vì kế sinh nhai phải ngược dòng Vàm Cỏ Tây lên tận vùng thượng nguồn giáp ranh Campuchia sinh sống. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình lại lục tục rủ nhau chuẩn bị xuôi thuyền về quê cũ, nơi có những thánh đường rộng lớn của người Chăm, như một nghi lễ hành hương đặc biệt.
    Tiếng cười trên sông nước

    [​IMG]Đàn ông đánh cá - Ảnh: Đoàn XáMặc dù đã đến thị trấn biên giới Mộc Hóa (huyện Mộc Hóa, Long An) rất nhiều lần, nhưng đến dịp gần Tết Nhâm Thìn này tôi mới biết ở đây có một xóm chài người Chăm sinh sống ở đầu nguồn sông Vàm Cỏ Tây, đoạn ngay nơi giáp ranh xã Bình Hiệp.
    Tôi tìm đến xóm Chăm này vào sáng sớm, khi nắng mới lên, mọi người đang hối hả làm việc. Anh Mohamad, 31 tuổi, tươi cười cho biết, anh cùng nhóm bạn trong xóm đi buôn tận Sài Gòn mới về tối qua.
    Thấy chúng tôi nói chuyện vui vẻ, chị Khoti, vợ anh, cũng góp chuyện: “Ở đây có nhiều người Chăm dệt vải thổ cẩm truyền thống. Nhóm của anh ấy lấy vải thổ cẩm đem lên Sài Gòn bán cho thương lái, rồi mua trái cây, đồ nhựa và sữa, muối mang về. Mỗi chuyến đi chừng nửa tháng. Đợt này chắc là chuyến cuối bởi sắp Tết rồi, phải sắm sửa làm lễ và chuẩn bị về lại cố hương ở An Giang”.

    [​IMG]Phụ nữ dệt vảiNhìn vào phía trong chiếc thuyền nhỏ bé dài chừng 15m, là tổ ấm của đôi vợ chồng trẻ ấy, chúng tôi thấy có đầy đủ các vật dụng thiết yếu: tivi, tủ lạnh, nồi niêu, xoong chảo..., mọi thứ được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
    Trải tấm thảm thổ cẩm hoa văn sặc sỡ trên boong thuyền, anh Mohamad quỳ hướng mặt về phía Tây, chắp tay lạy Trời đất. Chị Khoti bảo, đi buôn lâu, giờ về anh ấy phải làm lễ bù. Nhìn đôi vợ chồng trẻ vui đùa cùng đứa con ngay trên boong thuyền, chúng tôi cũng thấy hạnh phúc lây.
    Chia tay gia đình anh Mohamad, chúng tôi sang chiếc thuyền bên cạnh. Ông Issmail, 64 tuổi, quấn chiếc khăn ngang bụng, xếp chiếc lưới lại, bảo: “Tụi trẻ có thể buôn bán được, chứ tầm tuổi tôi, ngoài nghề chài lưới chả còn làm được gì”.
    Quả thực, với nhiều người Chăm sống ở đây, việc chuyển nghề là khá khó khăn do họ ít vốn, lại không quen phong tục tập quán của những tộc người khác.

    [​IMG]Xóm chàiNgày nay, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đã khá phổ biến, xóa dần khoảng cách giữa các dân tộc, nhưng cộng đồng người Chăm, nhất là những người lớn tuổi, vẫn giữ thói quen sinh hoạt riêng của mình, sống khép kín.
    Ông Issmail cho biết, do cha ông làm nghề chài lưới nên ông đã quá quen thuộc với con tôm, con cá, khúc sông, mùa nước lớn, nước ròng từ nhỏ, giờ bỏ cũng khó.
    Ông đã thử lên bờ buôn bán mấy lần, nhưng bị cụt vốn, lại bỏ xuống sông chài lưới. Ở đây cua, cá vẫn nhiều nên cuộc sống nói chung là tạm ổn.
    Lênh đênh trên sông nước nhiều năm, sau khi bôn ba khắp các vùng sông Tiền, sông Hậu, rồi sang cả Biển Hồ (Campuchia), ông Issmail đã cư trú lâu dài tại vùng sông Vàm Cỏ Tây ở thị trấn Mộc Hóa này được gần chục năm.
    Ông giải thích: “Ở đây việc đánh bắt cá rất thuận tiện vì có nhiều luồng cá bên Miên (Campuchia) tràn về, và từ đây có thể đi được nhiều nơi. Nhưng quan trọng hơn cả là có thể về cố hương khi cần.
    Năm nào cộng đồng người Chăm ở đây cũng về quê một vài lần. Đó là vào các ngày của tháng Ramadan, lễ hội Hát Gi, Tết Roya...”.
    Cội nguồn - Bangsa
    Theo tiếng Chăm, cội nguồn có nghĩa là Bangsa. Nhiều sách nói rằng, người Chăm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và nhóm người Chăm ở thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây này nói riêng có nguồn gốc ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận của miền Trung.

    [​IMG]Những đứa trẻ vô tưCũng có tài liệu lại cho rằng người Chăm từ Campuchia di cư sang, hay có người còn phỏng đoán người Chăm có nguồn gốc từ chính vùng An Giang, bắt nguồn từ vương quốc cổ Champa cách đây hơn một ngàn năm.
    Tuy nhiên, cội nguồn của cộng đồng người Chăm ở thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây này là ở vùng Vĩnh Trường (An Phú, An Giang), và hầu như tất cả vẫn còn nhà cửa ở đó.
    Thế nên, mặc dù không phải là tết chính của dân tộc Chăm, nhưng Tết Nguyên đán cũng là dịp để những người Chăm nơi đây hành hương về thăm lại cội nguồn, quê quán.
    Đây có thể coi là sự giao thoa giữa các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam, một điều hoàn toàn bình thường và tốt đẹp, giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng.
    Men theo con đường đất đỏ ngoằn ngoèo cỏ mọc hai bên, nhìn những cô gái Chăm trong trang phục váy liền áo truyền thống đang hối hả chuẩn bị xoong, nồi, đồ ăn cho chuyến hồi hương của mình chúng tôi cũng thấy nôn nao.
    Người Chăm dù sống ở đâu cũng không bao giờ vào các tiệm ăn, mà thích tự nấu lấy đồ ăn. Vì vậy, những chuyến hành hương của gia đình họ thường khá vất vả.
    Thấy chúng tôi đưa máy hình lên chụp, những đứa trẻ người Chăm hớn hở chụm đầu trước ống kính. Có lẽ chúng đang ngây ngất vì sắp được đi xa, được về quê và cùng bè bạn đắm chìm trong những thánh đường rộng lớn của dân tộc mình.
    Mặc dù ăn Tết Nguyên đán theo phong tục của người Kinh, nhưng thức ăn của người Chăm trong dịp tết này vẫn là thức ăn truyền thống đặc trưng của dân tộc họ.
    Đó là càri thịt bò, cơm trắng và các loại dưa chua (củ hành, củ kiệu, củ cải trắng) và muối tiêu chanh, nhưng trong các bữa tiệc của người Chăm tuyệt nhiên không có một giọt rượu vì luật định của đạo Hồi cho rằng uống rượu là có tội với thánh Ala.
    Chia tay xóm nhỏ nơi thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây, tôi ngược quốc lộ 62 trở về thành phố cũng là lúc những chiếc thuyền của người Chăm nơi đây chuẩn bị nhổ neo về lại cố hương trong ánh nắng ấm áp của mùa Xuân phương Nam.
    Cũng như họ, tôi thầm mong chuyến hành hương ấy sẽ thuận buồm xuôi gió để những đứa trẻ người Chăm có được một cái Tết ấm áp nơi cội nguồn của dân tộc mình.




    ĐOÀN XÁ
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Những tỷ phú không dành của cải cho con cái
    Thứ Bảy, 11/02/2012 10:55 (GMT+7)
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    Đánh giá : 0 phiếu


    Bản in Gởi E-mail Đánh dấu Chữ nhỏ Chữ lớn
    Nhiều người có thể ghen tị với con của các tỷ phú, vì cho rằng những cậu ấm cô chiêu này sẽ hưởng thừa kế một gia sản kếch xù. Tuy nhiên, nhiều trong số những người giàu nhất thế giới lại không có ý định sẽ để lại toàn bộ tài sản khổng lồ cho con cái.
    Trang Luxpresso điểm qua một số tỷ phú nổi tiếng đã tuyên bố về việc dành hầu hết tài sản cho từ thiện, thay vì cho các con mình:
    Với tài sản 59 tỷ USD tính đến tháng 11/2011, Chủ tịch hãng phần mềm Microsoft Bill Gates là người giàu thứ nhì thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes. Ông có kế hoạch chỉ dành một phần rất nhỏ của số tài sản này cho 3 người con. Bill Gates đã nói trong nhiều dịp rằng, quá nhiều tiền là không tốt cho các con của ông.

    Điều này đồng nghĩa với việc, tỷ phú phần mềm muốn các con mình phải tự tìm hướng đi trong đời. Bill Gates đã hứa sẽ dành gần như toàn bộ tài sản cho hoạt động từ thiện, như cung cấp vaccine và thực phẩm cho trẻ em ở các nước nghèo và hoạt động giáo dục tại Mỹ. Trong ảnh là Bill Gates và con gái Jennifer Katherine Gates.
    Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã nhiều lần nói rằng, 3 người con của ông không nên kỳ vọng ông sẽ để lại cho họ nhiều tiền. Kế hoạch của Buffett luôn là đem tới cho các con giá trị thay vì hàng tỷ USD. Đến nay, các con của Buffett đều đã bắt đầu sự nghiệp riêng và đạt được vị trí nhất định. Có trong tay 39 tỷ USD tính đến tháng 11/2011, Buffett là người giàu thứ ba trên thế giới. Trong ảnh là Buffett và con trai Peter Buffett.
    Chủ tịch của hãng bán lẻ hàng nội thất Home Depot, tỷ phú Bernard Marcus, người có 1,8 tỷ USD và giàu thứ 651 trên thế giới, cũng không hề có ý định dành quyền thừa kế phần lớn tài sản cho con cái. Marcus lo ngại việc con cái có quá nhiều tiền và tuyên bố, 3 con ông nếu muốn giàu thì phải tự làm việc để kiếm tiền. Tỷ phú này có kế hoạch để lại hầu hết tài sản cho quỹ Marcus Foundation chuyên hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục và người tàn tật.
    Đạo diễn Hollywood nổi tiếng với bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” George Lucas là một tỷ phú khác muốn hiến tài sản của mình cho sự nghiệp từ thiện. Hiện ông đã hứa tặng ít nhất một nửa tài sản cho những người nghèo, và chỉ để lại một phần nhỏ cho 3 người con. Lucas là người giàu thứ 347 trên thế giới, sở hữu khối tài sản ròng 3,2 tỷ USD. Trong ảnh là đạo diễn Lucas và con gái Katie Lucas.
    Nhà sáng lập hãng tin CNN kiêm Chủ tịch Quỹ Liên Hiệp Quốc, tỷ phú Ted Turner, đã tuyên bố, đến khi ông chết, hầu như toàn bộ tài sản của ông được dành cho từ thiện. 5 người con của ông vì thế sẽ phải tự nỗ lực, thay vì trông chờ vào người cha có tài sản 2 tỷ USD và giàu thứ 564 thế giới này. Trong ảnh là Ted Turner và con gái Jennie Turner.
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/su...han-hcm/2012/02/1061633/chiec-ao-phap-ly-nao/

    Khi tốc độ tăng trưởng GDP còn được dùng làm thước đo chủ yếu thành tích phát triển kinh tế, thì đương nhiên lãnh đạo địa phương sẽ tìm mọi cách để có tốc độ tăng GDP cao hơn, và cách đơn giản nhất là “xin” vốn đầu tư nhiều hơn để... lấy thành tích trong nhiệm kỳ của mình.
    Liên kết nội vùng - mệnh lệnh của phát triển

    Thời gian qua, kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn bị chia cắt bởi ranh giới hành chính mà tình trạng phổ biến là cấp tỉnh đang thực sự chi phối và quyết định sự phát triển kinh tế vùng.

    Khi tốc độ tăng trưởng GDP còn được dùng làm thước đo chủ yếu thành tích phát triển kinh tế, thì đương nhiên lãnh đạo địa phương sẽ tìm mọi cách để có tốc độ tăng GDP cao hơn, và cách đơn giản nhất là “xin” vốn đầu tư nhiều hơn để... lấy thành tích trong nhiệm kỳ của mình.
    Kết quả là “mạnh ai nấy làm”, tỉnh nào cũng có khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, nhà máy đường, trung tâm giống, trường đại học (ĐH) hoặc triển khai nghiên cứu nhiều công trình khoa học rập khuôn do vốn được phân bổ và quyết định theo đơn vị hành chính.
    Kết quả là đầu tư trùng lắp, dàn trải, nhỏ lẻ, chậm phát huy hiệu quả, không có nhiều công trình tầm cỡ với “lợi thế dùng chung” cho cả vùng; thế mạnh là các sản phẩm chủ lực như lúa gạo, trái cây, thủy sản của đồng bằng chưa được phát huy đúng mức để gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa.
    Sự phân mảnh về thể chế không chỉ nằm ở phạm vi các tỉnh, giữa chính quyền trung ương và địa phương, mà còn giữa những bộ, ngành với nhau; thậm chí xung đột lợi ích trong phát triển đang là vấn đề nổi lên gần đây. Thời gian qua, hằng năm vùng ĐBSCL cho ra đời một trường ĐH mới.
    Vào năm 2000, toàn vùng chỉ có ĐH Cần Thơ, nay đã tăng lên 12 trường, 2 phân hiệu (của ĐH Kiến trúc TP.HCM tại TP. Cần Thơ và ĐH Thủy sản Nha Trang tại tỉnh Kiên Giang) và còn nhiều trường đã có chủ trương thành lập. Theo quy hoạch, đến năm 2020, vùng này sẽ có khoảng 70 trường ĐH và cao đẳng.
    Một vị lãnh đạo trong UBND của một tỉnh hiếm hoi ở vùng ĐBSCL chưa có trường ĐH than thở:
    “Biết việc xin thành lập trường ĐH trong điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên thiếu thốn chưa hẳn hay bằng cho con em mình học trường chất lượng của tỉnh bạn, nhưng liệu trong Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, rồi dư luận dân chúng địa phương có “chịu yên” khi xung quanh tỉnh nào cũng có trường ĐH?”.
    Vấn đề là làm sao để các trường ĐH và các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khác trở thành “tài sản dùng chung” của cả vùng, không bị chia cắt bởi ranh giới hành chính.
    Trong bối cảnh đó, xu hướng liên kết - hợp tác vùng, liên vùng được đặt ra như một mệnh lệnh của phát triển và thực tế nó đã mang lại những kết quả nhất định từ các chương trình liên kết vùng và hợp tác giữa ĐBSCL - TP.HCM thời gian qua.
    Song, trước yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế đất nước và kinh tế vùng cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và thực hành thí điểm. Chọn mô hình liên kết nào? Ai là “nhạc trưởng” vùng?
    Cơ chế tài chính, nguồn lực đầu tư chủ yếu nào? Có cần thiết lập một thể chế “quản trị vùng” để đủ sức đảm đương nhiệm vụ phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng hay không? đang là những câu hỏi lớn.
    Các hình thức ký kết, thực hiện chương trình hợp tác giữa TP.HCM và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, TP.HCM với 13 tỉnh, thành trong vùng thời gian qua đã có những tác động tích cực, nhưng dường như cũng đang bộc lộ những khiếm khuyết.
    May đo “chiếc áo pháp lý” nào?
    Xu thế liên kết, hợp tác nổi lên vừa qua là “liên kết nhà nước” thông qua việc ký kết các chương trình hợp tác toàn diện với nhau, tác động bằng cơ chế chinh sách cấp địa phương để thúc đẩy liên kết doanh nghiệp.
    Trong khi “liên kết thị trường” (giữa doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học - ngân hàng) mới là nội dung quan trọng hơn là sự ký kết hợp tác chung chung, thiếu cụ thể giữa các chính quyền với nhau.
    Chính vì vậy mà những đề xuất về việc thành lập một Ủy ban Liên kết vùng do một Phó thủ tướng chính phủ làm chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, UBND TP.HCM và 13 tỉnh, thành trong vùng; hoặc hoàn thiện mô hình Ban Chỉ đạo điều phối các vùng kinh tế trọng điểm tại hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế liên kết vùng” được tổ chức tại Cà Mau vừa qua xem ra không khả thi.
    Những mô hình đó chỉ mới nhìn theo góc độ “liên kết nhà nước” - cần nhưng chưa đủ. Có ý kiến cho rằng, cần tiếp cận theo góc độ lợi ích kinh tế - động lực của liên kết. Thực tế sôi động của nền kinh tế TP.HCM và vùng ĐBSCL đã làm xuất hiện xu hướng hình thành các “cụm” lúa gạo, trái cây, thủy sản.
    Các cụm ngành kinh tế này chính là mô thức “liên kết thị trường” chặt chẽ của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, nó gắn kết liên hoàn các chuỗi giá trị trong sản xuất - nghiên cứu khoa học - đào tạo - công nghiệp - dịch vụ và tiêu thụ.
    Thực tiễn đang cần một cơ chế pháp lý rõ ràng trong liên kết, chỉ huy và phối hợp các nguồn lực phát triển để phá vỡ thế lẩn quẩn hiện nay. Cơ chế liên kết vùng phải được “may đo” từ tư duy về quy hoạch phát triển.
    Quy hoạch phải theo sản phẩm thế mạnh của vùng, của từng tỉnh với mối quan hệ gắn bó chặt chẽ ngành hàng. Những điều này đòi hỏi cần tổ chức lại quy trình sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản của vùng theo chuỗi giá trị từ quy trình sản xuất giống chất lượng cao, khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực này của vùng.
    Các “cụm” lúa gạo, thủy sản, trái cây vùng ĐBSCL đang được hình thành bước đầu, phải chăng đó cũng chính là tiêu điểm chính của lien kết vùng, hợp tác ĐBSCL - TP.HCM trong tương lai? Vấn đề còn lại là việc may đo một “chiếc áo pháp lý” cho vừa.



    TRẦN HỮU HIỆP - Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội - Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Khi người Nhật đến và mua
    Thứ Năm, 09/02/2012 08:12 (GMT+7)
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    Đánh giá : 0 phiếu


    Bản in Gởi E-mail Đánh dấu Chữ nhỏ Chữ lớn
    Trước trào lưu các nhà đầu tư Nhật Bản đến và tìm mua lại các công ty Việt Nam, có ý kiến ví von nền kinh tế ảm đạm trong nước đang được chấm phá sắc hồng của màu hoa anh đào.
    Đã đến, đã thấy, đã mua

    [​IMG]Lễ công bố hợp đồng mua cổ phiếu KDC giữa Công ty EZaki Glico và Công ty Kinh Đô vừa diễn ra hồi tháng 1/2012Đầu năm 2012 này, Công ty Ezaki Glico - hãng sản xuất bánh kẹo và thực phẩm của Nhật đã mua 14 triệu cổ phiếu của Công ty Kinh Đô (tương đương 10% vốn cổ phần) nhằm chuẩn bị đưa các sản phẩm Glico thâm nhập thị trường Việt Nam.
    Cũng trong tháng 1 năm nay, thương vụ Ngân hàng Mizuho mua 15% cổ phần của Vietcombank dự kiến sẽ hoàn tất việc giải ngân số tiền hơn 567 triệu đô la Mỹ.
    Các thương vụ mua cổ phần của các nhà đầu tư xứ hoa anh đào len lỏi vào nhiều lĩnh vực, từ tài chính, bất động sản, đến truyền thông, hàng tiêu dùng...
    Một loạt các công ty trong nước đã và đang “pha màu hồng” qua những con số, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, như 25% cổ phần của Nutifood, 48% của Giấy Sài Gòn, 57% của Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế, 95% của Diana...
    Giới thạo tin dự đoán danh sách sẽ còn tiếp tục dài thêm trong năm 2012, với những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang chật vật, những doanh nghiệp bất động sản đang ôm nợ, những công ty chứng khoán đang khốn khó, và không loại trừ cả những ngành hàng đang ăn nên làm ra như bán lẻ, logistics, chăm sóc sức khỏe...
    Nghĩa là các nhà đầu tư Nhật không chỉ nhìn vào những công ty khó khăn. Họ muốn thâm nhập cả những ngành hàng có tiềm năng khai thác ở thị trường gần 90 triệu dân này.
    Tình cảnh này có thể ví như câu nói của danh tướng ****** Caesar: “Tôi đã đến, tôi đã thấy, tôi đã chiến thắng”. Và dường như người Nhật đã đến và đang tràn đầy hy vọng chiến thắng!
    Điều đáng chú ý là ở chỗ, khác với cách các quỹ đầu tư tài chính tìm mua cổ phần doanh nghiệp trước đây, các thương vụ diễn ra gần đây ít nhiều liên quan đến các công ty cùng ngành nghề, và giới đầu tư Nhật Bản có hiểu biết về xu hướng phát triển ngành, cũng như giàu năng lực chuyên môn.
    Vì thế, cách đặt vấn đề tìm hiểu để mua cổ phần doanh nghiệp của họ cho thấy họ không đơn thuần dừng lại ở việc muốn nắm cổ phần, mà còn quan tâm tới “độ sâu” trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, như vấn đề quản trị chuyên môn, kỹ thuật, quản lý rủi ro các hoạt động đầu tư của công ty.
    Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư Nhật đổ xô vào thị trường, mua lại các công ty Việt Nam do đây là thời điểm đầu tư thuận lợi: các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn; lãi suất ở Việt Nam cao hơn ở Nhật Bản đến hàng chục lần; giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đang ở mức quá rẻ...
    Theo ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG, các quyết định đầu tư của nhà đầu tư Nhật thường dựa vào các thông số về thị trường đông dân, tốc độ phát triển kinh tế ổn định và thu nhập đầu người ngày càng cao.
    Họ thường nghiên cứu rất kỹ trước khi đầu tư, và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực thực sự có tiềm năng lâu dài, hướng tới tương lai, chứ không phải chỉ để giải quyết khó khăn hiện tại.
    Khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp Nhật Bản là thị trường chính quốc đã bão hòa, cùng với đồng yen đang lên giá. Các nhà đầu tư người Nhật đang chuyển sang tìm kiếm thị trường mới.
    Chính vì thế, Tama Home - tập đoàn chuyên về xây dựng nhà ở có doanh thu 1,8 tỉ đô la Mỹ/năm, đã tìm đến Việt Nam, thông qua Công ty Chứng khoán Kim Eng để thực hiện thương vụ mua 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec hồi cuối năm 2011.
    Thương vụ này là ví dụ tiêu biểu của cách thức đầu tư của giới đầu tư Nhật tại Việt Nam: thay vì tự đầu tư xây dựng nhà máy, tự thiết lập thị trường, họ chọn cách bắt tay với các đối tác trong nước để vừa giảm chi phí và thời gian, vừa thâm nhập thị trường hiệu quả.
    Có cần phòng thủ?
    Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của người Nhật. Chính vì thế, một số thương vụ được trả với mức giá rất cao. “Khi nhà đầu tư chiến lược muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp để được tham gia quản trị doanh nghiệp đó thì họ sẵn sàng trả giá cao nhất”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Kim Eng Việt Nam, cho biết.
    Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra thận trọng trong các thương vụ mua bán. Họ đang chịu áp lực phải chọn lựa giữa cố thủ để tồn tại hay tìm vốn từ bên ngoài để phát triển.
    Cố thủ đồng nghĩa với tiếp tục chìm trong khó khăn. Còn đi tìm đối tác chiến lược, thì khi nhìn vào những vụ thâu tóm trên thị trường, họ cũng không khỏi lo sợ.
    Áp lực còn đè nặng hơn khi họ không đủ thông tin để đánh giá đối tác nước ngoài cả về kinh nghiệm lẫn mục đích đầu tư. Nhưng dù còn đó nỗi lo bị thâu tóm, bị thao túng, bị chệch hướng phát triển..., còn đó những hoang mang chưa có câu trả lời, thì việc chọn các đối tác Nhật Bản, trước mắt vẫn được xem là một giải pháp hợp lý.
    Doanh nghiệp Việt Nam đang là đích nhắm của một số nhà đầu tư Nhật, và xu hướng này trong thời gian tới là không thể cưỡng lại được. Việc đi tìm đối tác chiến lược này, lắm lúc lại phát triển đến mức bán lại doanh nghiệp.
    Theo ông Tâm, có khi mục đích ban đầu của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là đầu tư chiến lược nhằm có điều kiện hiểu biết và thâm nhập thị trường.
    Nhưng khi điều kiện cho phép, họ lại có thể tiến thêm một bước bằng cách mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông đa số. Chính vì thế, khi đi tìm đối tác chiến lược, các doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá cụ thể tỷ lệ và mức độ tham gia của nhà đầu tư mới cùng các vấn đề quản trị trong doanh nghiệp.
    Thời điểm này là lúc các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về đối tác chiến lược. Và một khi có sự chuẩn bị tốt thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực kinh doanh quốc tế.
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/quoc-te/su-kien/2012/02/1061599/tu-ban-nha-nuoc-ban-tay-huu-hinh/

    Tư bản nhà nước: Bàn tay hữu hình
    Thứ Tư, 08/02/2012 09:05 (GMT+7)
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    Đánh giá : 0 phiếu


    Bản in Gởi E-mail Đánh dấu Chữ nhỏ Chữ lớn
    Cuộc khủng hoảng của kinh tế tư bản tự do phương Tây tạo cơ hội cho xu hướng tư bản nhà nước phát triển mạnh mẽ hơn tại các thị trường mới nổi.
    Ngày tận của thị trường tự do?

    Thập niên 70 của thế kỷ trước, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher khởi xướng khắp phương Tây trào lưu tư nhân hóa các ngành công nghiệp và cắt giảm phúc lợi nhà nước.

    Sau gần bốn thập kỷ, hoàng kim của thị trường tự do đã tắt ngấm với cuộc khủng hoảng dây chuyền từ sự sụp đổ của Lehman Brothers trong năm 2008, nhấn chìm nhiều nền kinh tế giàu có.
    Các nền kinh tế từ Hy Lạp, Tây Ban Nha đến Ý, Pháp đều rơi vào hỗn loạn. Ngay cả Hoa Kỳ hùng mạnh cũng chao đảo trong sự sụp đổ domino này.
    Khi Âu - Mỹ rơi vào cuộc Đại khủng hoảng 2007-2009 thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc (TQ), Venezuela... kết luận rằng thị trường tự do đã thất bại, và chính sách nhà nước kiểm soát và thúc đẩy kinh tế mới thành công. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản tự do đã tạo điều kiện cho một mô hình mới: chủ nghĩa tư bản nhà nước.
    Các yếu tố của tư bản nhà nước đã được nhìn thấy trong quá khứ, ví dụ như sự nổi lên của Nhật Bản vào những năm 1950 và thậm chí của Đức trong thập niên 1870. Tuy nhiên, chưa bao giờ tư bản nhà nước lại hoạt động trên quy mô lớn như hiện nay.
    Đặc biệt, trong 30 năm qua, GDP của TQ đã phát triển với một tốc độ trung bình 9,5% mỗi năm và chiếm 18% kim ngạch thương mại quốc tế.
    Trong 10 năm qua, GDP của TQ tăng gấp ba lần, lên 11 ngàn tỷ USD. TQ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của thế giới.
    Nhà nước TQ là cổ đông lớn nhất của 150 công ty lớn nhất đại lục và hướng dẫn hàng ngàn công ty khác chưa thống kê được. Nhà nước định hình tổng thể thị trường bằng công cụ quản lý tiền tệ, chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và kiểm soát chặt chẽ các công ty TQ ở nước ngoài.
    Hình thức tư bản nhà nước cũng nằm trong các công ty mạnh nhất thế giới hiện nay. 13 công ty dầu mỏ lớn nhất nắm trong tay hơn ba phần tư trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Điều đáng nói là tất cả các công ty này đều có sự hậu thuẫn của chính phủ.
    Điển hình là công ty dầu khí lớn nhất thế giới Gazprom của Nga. Nhưng các công ty nhà nước thành công có thể được tìm thấy trong hầu như bất kỳ ngành công nghiệp nào. Chẳng hạn, China Mobile với 600 triệu khách hàng.
    Saudi Basic Industries Corporation là một trong những công ty hóa chất có lợi nhuận cao nhất thế giới. Sberbank của Nga là ngân hàng lớn thứ ba của châu Âu vốn hóa thị trường. Dubai Ports là của nhà điều hành cảng lớn thứ ba thế giới. Emirates, hãng hàng không đang tăng trưởng 20% một năm...
    Tư bản nhà nước hiện nay cũng là một bước tiến đáng kể trong một số khía cạnh. Đầu tiên, nó được phát triển trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều. Thứ hai, các nền kinh tế có mức độ tập trung tư bản quốc doanh lớn như TQ và Nga đã phát triển công thức cho tư bản nhà nước linh hoạt hơn: Thay vì bàn giao các ngành công nghiệp cho các quan chức, các công ty nhà nước được điều hành bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp.
    Viện Fraser, một cơ quan tư vấn của Canada, đã đo lường sự tiến bộ của tự do kinh tế trong bốn thập kỷ qua, cho thấy “Chỉ số tự do” của kinh tế thế giới tăng lên không ngừng từ 5,5 (thang số 10) năm 1980 lên 6,7 trong năm 2007. Nhưng sau đó chỉ số này bắt đầu di chuyển ngược trở lại.
    Nhà nước tiến lên, tư nhân thụt lùi
    Nhiều nhà kinh tế phương Tây cho rằng, tư bản nhà nước là kẻ thù ghê gớm nhất mà tư bản tự do phải đối mặt. Bà Charlene Barshefsky, đại diện Thương mại Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton và là người đàm phán việc TQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, nhận định: sự trỗi dậy của những nền kinh tế quốc doanh mạnh như TQ và Nga đang làm xói mòn hệ thống thương mại được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ II.
    Theo bà Barshefsky, khi các nền kinh tế này quyết định “chính phủ gây dựng những ngành công nghiệp mới” thì sân chơi nghiêng về phía bất lợi cho khu vực kinh tế tư nhân.
    Điều đó đặt ra một số câu hỏi khó khăn về hệ thống kinh tế toàn cầu. Làm thế nào có thể đảm bảo một hệ thống thương mại công bằng nếu một số công ty được hưởng hỗ trợ công khai hay bí mật từ một quốc gia?
    Làm thế nào có thể ngăn chặn chính phủ sử dụng các công ty như công cụ của sức mạnh quân sự? Và làm thế nào có thể ngăn chặn những lo lắng chính đáng về chủ nghĩa bài ngoại và chủ nghĩa bảo hộ?
    Chính phủ TQ sở hữu hầu hết các ngân hàng lớn, ba công ty dầu khí lớn, ba tập đoàn viễn thông và tất cả các công ty truyền thông quan trọng. Bộ Tài chính TQ cho biết, tổng tài sản của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2008 là 6.000 tỷ USD, bằng 133% GDP của năm đó; trong khi ở Pháp - nước có bộ phận kinh tế quốc doanh lớn nhất phương Tây, doanh nghiệp nhà nước có tài sản 686 tỷ USD, bằng 28% quy mô kinh tế Pháp.
    Sự can thiệp ngày càng tăng của chính phủ vào mọi lĩnh vực, từ mỏ than cho đến internet, đã đẻ ra cụm từ “quốc tiến, dân thoái”, nghĩa là “nhà nước tiến lên, doanh nghiệp tư nhân thụt lùi”.
    Ian Bremmer, Chủ tịch của Eurasia Group, một công ty tư vấn rủi ro chính trị, tuyên bố đã “Kết thúc của thị trường tự do” trong cuốn sách cùng tiêu đề.
    Tổ chức thị trường nào cũng cần có nhà nước can thiệp ít để bảo đảm luật pháp, tính cạnh tranh và mức độ an sinh tổi thiểu của người dân. Nhưng sự khác biệt ở chỗ thay vì nhà nước chỉ giám sát vừa đủ để bảo đảm thị trường được vận hành tự do, thì mô hình tư bản nhà nước tạo nên những nhóm lợi ích, tiến gần đến độc quyền.
    Tiêu biểu cho các tập đoàn quốc doanh khổng lồ gồm: Saudi Aramco (Saudi Arabia), Gazprom (Nga); NIOC (Iran); PDVSA (Venezuela). Riêng tại TQ, nhà nước nắm quyền kiểm soát các đại công ty như: CPNC (dầu hỏa); SGCoC và CSPG (điện lực); CDB và ABC (ngân hàng); FGC, DMC và SAIC (công nghệ); CT, CMCC, Huawei (truyền thông).
    Các tập đoàn tư nhân phương Tây hiện nay đã bị các “tập đoàn nhà nước” này dễ dàng qua mặt. Tiêu biểu như hãng dầu danh tiếng ExxonMobil sau nhiều thập kỷ đứng ở vị trí công ty lớn nhất thế giới nay đã rơi xuống vị trí thứ 15.



    LAM HỒNG
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/di...1061651/te-bao-goc-day-ron-nhung-dieu-thu-vi/

    Rất nhiều vị trí trên cơ thể chúng ta được gọi là tế bào gốc (TBG). Đó là những tế bào rất non trẻ được dự trữ trong cơ thể để đến khi chúng ta cần những tế bào mới thay thế để giữ cho cơ thể luôn giữ ở trạng thái cân bằng, khỏe mạnh.
    Tế bào gốc dây rốn: ưu điểm đạo đức, kỹ thuật

    TBG từ dây rốn được xem là lý tưởng vì chỉ trong cuống rốn mới có đủ hai tế bào chính là biểu mô và trung biểu mô. Một ưu điểm khác là số lượng và khối lượng TBG lấy từ màng lót cuống rốn cao hơn gấp nhiều lần.
    Chưa kể, trên thực tế, dây rốn nhau và dây rốn sau sinh thường bỏ đi. Về phương diện đạo đức, nếu lấy từ giai đoạn phôi và thai sẽ ảnh hưởng rất lớn, vì nhiều quốc gia và tôn giáo cho rằng việc hủy phôi để lấy TBG là giết người.
    Trong khi đó, nếu lấy mô từ dây rốn em bé vừa chào đời, so với mô từ người trưởng thành, thì tế bào từ dây rốn vẫn là tế bào trẻ hơn. Đây cũng chính là thế mạnh của tế bào dây rốn. Do đó, nếu lấy, không ảnh hưởng gì về sức khỏe người mẹ và em bé.
    Ứng dụng thú vị, hiệu quả bất ngờ!
    Sử dụng TBG trong lĩnh vực y học đó chính là y học tái sinh và y học tái tạo. Có thể hình dung như thế này: nếu chúng ta coi cơ thể chúng ta như ruộng lúa, thì TBG lúc đó ví như những hạt mầm, hạt mạ.
    Khi có vấn đề sức khỏe, giống như ruộng mọc cỏ dại, thì chúng ta phải nhổ hết cỏ đó đi. TBG như hạt mầm để gieo vào ruộng lúa, làm tái sinh, tái tạo lại ruộng lúa của chúng ta. Việc sử dụng TBG lúc này có vai trò như hạt giống được lưu trữ, sau đó tái tạo lại.
    Sử dụng TBG chữa bệnh đang là vấn đề nóng trong y học thế giới. Giai đoạn gần đây, Việt Nam chú ý nhiều đến ứng dụng TBG nhưng thật ra, ứng dụng TBG đã có từ cuối thế kỷ trước.
    Cụ thể từ năm 1990-1995, các nhà khoa học ở Trung tâm Truyền máu và huyết học TP.HCM, nay là Bệnh viện Truyền máu và huyết học, đã triển khai chương trình ghép tủy. Thực tế chương trình này là ghép TBG từ xương.
    Tuy nhiên, từ năm 2007, 2008, việc nghiên cứu ứng dụng TBG mới được triển khai mạnh mẽ hơn trên nhiều góc độ khác nhau và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể như việc ứng dụng TBG vào việc tạo máu, trị các bệnh về máu.
    Đã có hàng trăm bệnh nhân được ứng dụng kỹ thuật này. Các bệnh viện như Chợ Rẫy, Trung ương Quân đội 108, Việt Đức, đều triển khai ứng dụng TBG tủy xương trong trường hợp gãy xương.
    Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 còn ứng dụng trong quá trình kéo dài chi, giúp cho nhiều thanh niên, vì lý do gì đó, bị chân ngắn, chân dài, làm cho cả 2 chân dài trở nên bằng nhau, hoặc làm chân dài hơn vì lý do thẩm mỹ. Hàng trăm bệnh nhân đã có kết quả hết sức thuyết phục.
    TBG còn được ứng dụng trong lĩnh vực nhãn khoa. Tại Bệnh viện Mắt TP.HCM, Mắt Trung ương đã áp dụng kỹ thuật này để tái tạo các giác mạc cho những bệnh nhân do nhiều nguyên nhân bệnh lý hoặc các vấn đề khác do chấn thương, đem lại nhiều kết quả cho các bệnh nhân.
    Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là đơn vị đầu tiên của quân đội ứng dụng TBG từ tủy xương và TBG ngoại vi để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu.
    Cách đây 5 năm, bệnh viện này đã thực hiện ca ghép tủy đầu tiên và 3 năm trở lại đây đã mở rộng triển khai ứng dụng, thay vì hạn hẹp chỉ trong điều trị bệnh của cơ quan tạo máu.
    Ngoài ra, còn phối hợp với ViệnTim Quốc gia chế tạo ra những tế bào sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị suy tim sau nhồi máu cơ tim. Đây cũng là cơ hội mở ra hướng điều trị cho những người không may bị các bệnh lý về tim mạch hiểm nghèo.
    Ngân hàng tế bào gốc dây rốn
    Đây là đề tài với sự phối hợp thực hiện của các đơn vị như Học viện Quân y, Viện Truyền máu và huyết học, Bệnh viện Từ Dũ, Viện Bỏng Quốc gia, Viện Công nghệ sinh học.
    Nội dung chính là xây dựng ngân hàng TBG dây rốn cho khu vực miền Nam, sử dụng vào mục đích nghiên cứu có ứng dụng điều trị cho bệnh nhân. Đề tài được thực hiện theo đặt hàng của Bộ KHCN.
    Qua đó đã xây dựng được TBG theo chuẩn GPP, với đội ngũ nhân lực vận hành, cùng hàng trăm mẫu TBG có thể cấy ghép cho người. Ý nghĩa quan trọng nhất là ngân hàng này có khả năng phục vụ cho cộng đồng.
    Hiện nay, ngân hàng đang sử dụng những mẫu TBG được hiến tặng để cấy ghép trong cộng đồng. Những ứng dụng của TBG thật đa dạng, thật hiệu quả và đã được khẳng định qua thực tế.
    Tuy nhiên, việc cất giữ TBG trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức người dân. Đến nay, ngân hàng hoạt động 3 năm nhưng số người đăng ký đến ngày 31/12/2011 chỉ khoảng 600 mẫu + 300 mẫu hiến tặng.
    Nếu nhìn trên bình diện chung, thì kinh phí cho việc thu thập dây rốn, phân tích xét nghiệm, xử lý tách tế bào từ dây rốn, so với thu nhập chung vẫn cao: 2.000 USD/ cất giữ trong năm đầu, 150USD cho năm sau, tổng thời gian cất giữ 18 năm khoảng 5.000USD. Tuy nhiên, nếu chia bình quân, thì chỉ khoảng 15.000đ/ngày.
    Trong điều kiện sức khỏe tốt, chưa có điều không may mắn về sức khỏe, thì không thành vấn đề. Nhưng nếu không may, rơi vào các trường hợp như chấn thương tủy sống, xơ gan, các bệnh về máu, khối u, thiếu máu cơ tim, tiểu đường, tai biến mạch máu não, Parkinson, thì lúc ấy, những ứng dụng hiệu quả của TBG chính là điều kỳ diệu.
    Chưa kể, còn có thể ứng dụng TBG cho thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp. Chúng tôi cũng hy vọng, với việc ứng dụng TBG như là một phương pháp điều trị mà nhiều nước đang áp dụng, sẽ khẳng định hiệu quả của TBG và cải thiện về nhận thức của người dân.
    Và khi điều kiện kinh tế phát triển ngày càng tốt hơn, rõ ràng việc đầu tư này không phải là đầu tư quá lớn.



    TS-BS. LÊ VĂN ĐÔNG - Phó chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch học, Học viện Quân y (Phụ trách Ngân hàng Tế bào gốc đầu tiên của Việt Nam
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/ti...1595/ho-tro-von-uu-dai-cho-doanh-nghiep-viet/

    Hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp Việt
    Thứ Tư, 08/02/2012 08:34 (GMT+7)
    12345678910 Đánh giá : 0 phiếu

    Bản in
    Gởi E-mail
    Đánh dấu
    Chữ nhỏ
    Chữ lớn Đến Việt Nam cùng một phái đoàn quan chức cấp cao của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US Ex-Im Bank), ông Fred P. Hochberg - Chủ tịch US Ex-Im Bank - sẽ có các cuộc gặp gỡ với đại diện Chính phủ Việt Nam để đẩy mạnh quan hệ thương mại và cơ hội hợp tác giữa hai nước.



    Ông Fred P.Hochberg - Ảnh: N.B.


    Trao đổi với báo giới tại TP.HCM ngày 6/2, ông Fred P. Hochberg cho biết trong năm 2012 sẽ dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ VN. Ông nói:
    - Chúng tôi có nhiều dự án đang tiến hành tại VN và phần lớn đều được triển khai tại các tỉnh phía Nam với những đối tác là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có nhiều mô hình gia đình. Chúng tôi đã xúc tiến bảo đảm vốn, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tài trợ để giúp những doanh nghiệp này có thể làm ăn với các đối tác Hoa Kỳ. Năm ngoái số tiền giải ngân cho các dự án sử dụng dịch vụ và hàng hóa của Mỹ tại VN chỉ đạt 1 triệu USD, nếu so với nước lân cận như Ấn Độ là 3,2 tỉ USD thì rõ ràng chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó tập trung nhiều hơn các dự án vệ tinh, nhiệt điện và năng lượng tái tạo.
    * Tại sao một ngân hàng lớn như US Ex-Im Bank lại ưu tiên cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia đình?
    - Đây là định hướng và ưu tiên của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay. Chính phủ rất quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ để đảm bảo nhóm đối tượng này tiếp cận được nguồn vốn và tín dụng hiệu quả. Chính phủ Mỹ cũng nhận thấy khi các đối tác nước ngoài làm ăn với Mỹ thì họ cũng thường chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chúng tôi nghĩ VN cũng vậy.
    * Vậy điều kiện cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ VN tiếp cận được nguồn vốn của US Ex-Im Bank là gì? Và ngân hàng sẽ hỗ trợ họ như thế nào?
    - Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN có nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa, máy móc thiết bị, dịch vụ từ Mỹ, chúng tôi sẵn sàng làm việc với ngân hàng địa phương để xác định số tiền mà doanh nghiệp cần, đưa ra những hạn mức tài chính hoặc bảo lãnh tín dụng phù hợp. Để được vay vốn, các doanh nghiệp cần làm việc trước với ngân hàng địa phương, nhiệm vụ của US Ex-Im Bank là ngồi lại với nhà xuất khẩu và ngân hàng của họ, kết nối bằng nhiều cách như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nhằm đảm bảo ngân hàng địa phương sẽ nhận được khoản tiền đó. Mức lãi suất cho vay sẽ dao động 3-4%/năm, tùy theo thời gian vay. Các doanh nghiệp VN muốn biết về hỗ trợ tín dụng để mua hàng và dịch vụ của Hoa Kỳ có thể liên hệ Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội số 4-38505199 và tại TP.HCM số 8-35204680.
    * Ông đánh giá thế nào về các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN?
    - Tôi đã đi đến khoảng 20 quốc gia trong nhiệm kỳ của mình, trong đó VN ấn tượng với tôi là một quốc gia có nhiều tiềm năng về doanh nghiệp vì tinh thần làm ăn năng động và tháo vát. Dường như doanh nghiệp VN nào cũng trong tâm thế sẵn sàng làm kinh doanh với một thái độ cầu tiến. Tôi rất lạc quan khi nhìn vào các doanh nghiệp VN và cảm thấy hứng thú trong các mối hợp tác này.
    Trong chín thị trường mà US Ex-Im Bank đang tập trung nỗ lực phát triển kinh doanh dựa trên các nhu cầu về cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế thì VN là quốc gia nhỏ nhất và danh mục đầu tư ít nhất, nhưng chúng tôi vẫn chọn VN là thị trường trọng điểm bởi VN có tốc độ phát triển GDP ấn tượng. Trong quá trình phát triển đó, VN cần thêm nhiều hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng để đạt mục tiêu phát triển đó.
    * Ông hi vọng gì về tiến độ giải ngân các dự án trong năm 2012?
    - Chúng tôi muốn thúc đẩy các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, mảng đầu tư công và rất quan tâm đến đầu tư vệ tinh, nhiệt điện, năng lượng tái tạo và cả xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, tiến độ hiện vẫn còn chậm, vì vậy nhiệm vụ của tôi là đến đây để thúc đẩy các dự án triển khai tốt hơn. Đến nay tôi vẫn chưa có con số chính xác về khoản đầu tư hi vọng sẽ giải ngân trong năm nay vì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chúng tôi không giới hạn số tiền cho vay trong năm 2012 ở khoản tiền 1,5 tỉ USD đã được thông qua ở năm ngoái.

Chia sẻ trang này