Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

7056 người đang online, trong đó có 919 thành viên. 09:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36964 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Xuất khẩu dệt may: Đơn hàng không ổn định
    Thứ Ba, 07/02/2012 17:00 (GMT+7)
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    Đánh giá : 0 phiếu


    Bản in Gởi E-mail Đánh dấu Chữ nhỏ Chữ lớn
    Đơn hàng sản xuất, xuất khẩu (XK) dệt may năm 2012 không ổn định. Trong khi các doanh nghiệp (DN) dệt may lớn thở phào vì lao động trở lại làm việc gần như đầy đủ thời gian sau nghỉ tết, thì DN nhỏ lại ngán ngẩm cảnh chờ lao động trở lại.
    Lao động bỏ doanh nghiệp nhỏ
    Ông Phùng Đình Ngọ, Giám đốc Công ty May Bình Hòa, quy mô sản xuất khoảng 100 lao động, cho biết, tuy thời gian nghỉ tết dài ngày, lao động được nghỉ từ 25 tháng chạp đến mùng 10 tháng giêng mới vào làm trở lại, nhưng chỉ có khoảng 60% số lao động trở lại làm việc. Đây là điệp khúc hàng năm đối với các DN dệt may và là tình trạng chung của các DN nhỏ.

    Vì là DN nhỏ nên DN không thể đáp ứng đủ các điều kiện sản xuất để có thể làm trực tiếp với các nhà nhập khẩu, khách hàng lớn của nước ngoài. Phần lớn những DN này làm gia công cho các DN lớn, nếu làm hàng trực tiếp cũng chỉ làm đơn hàng nhỏ vài ngàn sản phẩm. Ông Ngọ thở dài, vì hạn chế ở chế độ tiền lương nên những DN nhỏ khó giữ được lao động lâu dài. Vì vậy mà DN nhỏ luôn trong tình trạng thiếu lao động.
    Khác với những năm trước, tình hình lao động trở lại làm việc sau thời gian nghỉ tết tại các DN dệt may lớn khá ổn định. Một trong những nguyên nhân thu hút người lao động gắn bó, trở lại làm việc sau tết chính là tiền lương, chăm sóc người lao động khá chu đáo.
    Không chỉ nhận được mức thưởng tết khá hậu hĩnh so với mặt bằng thưởng chung, nhiều DN dệt may lớn tại TPHCM còn tổ chức xe đưa lao động về quê ăn tết, đón trở lại làm việc; nâng thời gian nghỉ tết dài ngày hơn trước đây. Lao động trở lại làm việc đúng ngày còn nhận được lì xì 500.000 đồng/người. Đó chính là động lực làm cho người lao động phấn khởi, gắn bó lâu dài với DN nhiều hơn.
    Ghi nhận trong tuần sản xuất đầu tiên sau nghỉ tết, tại một số DN lớn, vẫn có vài chục công nhân xin nghỉ làm. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày, DN cũng tuyển đủ công nhân thay thế.
    Lo thiếu đơn hàng
    Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo, năm 2012 sẽ là một năm khó khăn cho sản xuất, XK dệt may. Vitas dự báo, XK dệt may năm 2012 chỉ tăng khoảng 10%-12% so với năm 2011, đạt khoảng 15 tỷ USD. Trước diễn biến phức tạp về kinh tế tại các nước EU, khủng hoảng nợ công lan rộng ở thị trường XK số 2 của dệt may VN, việc giảm sút tiêu thụ ở thị trường này là điều đang xảy ra.
    Cùng với đó là sự giảm sút đơn đặt hàng từ nhà nhập khẩu, DN dệt may VN cũng phải có hướng chuẩn bị trước cho khó khăn này. Tình trạng khó khăn đang diễn ra đối với những DN có tỷ trọng XK vào thị trường EU lớn. Còn với những DN XK vào Mỹ, Nhật Bản và các thị trường khác vẫn còn nhiều lạc quan.
    Giải pháp của nhiều DN XK hàng dệt may hiện nay là giảm đơn hàng XK sang EU, chuyển sang làm hàng XK vào Mỹ, Nhật và các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nga... Công ty CP SX-TM May Sài Gòn chuyên XK vào EU trước đây đã có kế hoạch điều chỉnh sản xuất cho năm 2012, hiện DN đang giảm tỷ lệ sản xuất hàng cho EU từ 70% trước đây xuống còn 40%, bù vào đó sẽ tăng hàng Mỹ từ 20% lên 40%, tăng hàng Nhật lên 15%.
    Trong khi đó, Công ty CP May Sài Gòn 3, với sản lượng 50% XK đi Nhật, 30% XK đi Mỹ lại lo không làm nổi trong tháng 2/2012 vì đơn hàng xuất đi Nhật khá nhiều. Hiện nay, đơn hàng “thừa” khá hiếm hoi, phần lớn nhà nhập khẩu giảm sản lượng, không đặt dài hạn như trước đây. DN dệt may đang lo lắng vì đơn hàng chưa ổn định, đủ đảm bảo để DN yên tâm như trước.
    Các DN dệt may nhận định, đơn hàng và thị trường đang trong chiều hướng khó khăn, DN và nhà nhập khẩu cũng đang chờ đợi tín hiệu mới từ thị trường. Theo Vitas, năm 2011, hàng dệt may VN XK vào Mỹ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2010; vào EU là 2,4 tỷ USD, tăng 25%; vào Nhật tăng 43%, đạt 1,65 tỷ USD.
    Theo số liệu trên, dù có sự nguội lạnh của thị trường EU nhưng dấu hiệu ấm dần lên của kinh tế Mỹ thì tình hình chung của ngành vẫn chưa đến mức quá khó. Nghỉ tết đến 10 ngày, dù kim ngạch XK có giảm nhưng đạt 950 triệu USD trong tháng 1/2012 cũng là niềm an ủi cho dệt may. Ngay như DN nhỏ May Bình Hòa kể trên, hiện tại cũng đã có đơn hàng sản xuất cho tháng 4, 5/2012.
    Ông Lê Đông Triều, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt may Gia Định cho biết, đơn vị đã đặt ra một số giải pháp cho sản xuất, XK năm 2012, theo đó, các đơn vị trong hệ thống tiếp tục làm việc với các khách hàng truyền thống để ổn định đơn hàng sản xuất, ngoài ra, cũng sẽ tích cực mở rộng, tìm kiếm các đối tác từ những thị trường mới; gia tăng tỷ trọng làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn) để tạo chuỗi giá trị gia tăng cao hơn. Các DN dệt may trong hệ thống hình thành một nhóm để hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm đơn hàng, thực hiện sản xuất.
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/cam-nang/2012/01/1061416/gioi-han-va-khat-vong/

    Giới hạn và khát vọng
    Theo đuổi những cơ hội ngắn hạn đã khiến nhiều doanh nghiệp trả giá trong khủng hoảng kinh tế. Một lần nữa, tư duy về tăng trưởng bền vững trở thành ánh sáng soi đường. Sứ mệnh của doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong động cơ kiếm tiền, mà là những sản phẩm xuất sắc đóng góp cho xã hội và phục vụ cuộc sống con người.
    Tăng trưởng - Lợi nhuận
    Câu chuyện thứ nhất bắt đầu từ một buổi giảng về chủ đề quản trị chiến lược. Chúng tôi bắt đầu bàn luận về sứ mệnh (mission) của doanh nghiệp từ khái niệm lý thuyết đến thực tế Việt Nam.

    Học viên là giám đốc một công ty xây dựng khá thành công, có tuổi đời hơn 10 năm. Tuy nhiên, anh đã trầm ngâm khi được yêu cầu chia sẻ về sứ mệnh của doanh nghiệp. “Đơn giản bởi vì chưa bao giờ tôi nghĩ về nó. Nhưng nay tôi cảm thấy cần phải nghiêm túc để xác định lại sứ mệnh của cá nhân mình và doanh nghiệp mình”, anh cho biết.
    Chúng tôi bắt đầu thảo luận về ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp, tại sao doanh nghiệp của anh lại ra đời? Phải chăng vì mục đích kiếm tiền? Hơn 10 doanh nhân đủ lứa tuổi, đa văn hóa, đủ trình độ cùng trao đổi sôi nổi.
    Rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng mọi người dường như đồâng thuận với đúc kết: “Hạnh phúc lớn nhất của tôi là đi ngang qua những công trình lớn mà công ty của tôi đã góp phần xây dựng, tự hào một doanh nghiệp Việt vẫn có thể cùng các nhà thầu quốc tế hoàn thiện những công trình lớn cho xã hội”.
    Câu chuyện trên cho thấy mô hình và khát vọng phát triển doanh nghiệp từ những năng lực cốt lõi mà người sáng lập học hỏi và tích lũy được.
    Trong bối cảnh kinh tế đầy rẫy những cơ hội đầu tư như bất động sản, họ vẫn tập trung vào phát triển sản phẩm và dịch vụ cốt lõi của mình, có thể họ đã đánh mất một số cơ hội đầu tư? Nhưng họ vẫn trụ vững trong thời kinh tế khó khăn và vẫn tìm kiếm giải pháp tối ưu, không phải để vượt khó, mà để vươn xa hơn nữa.
    Ngược lại với hai câu chuyện trên là hiện tượng “tái cấu trúc doanh nghiệp” mà báo chí đang dành nhiều giấy mực. Nhiều doanh nghiệp, từ nhà nước đến tập đoàn tư nhân, đã đầu tư dàn trải đến mức không thể trả lời được câu hỏi sản phẩm và dịch vụ chính là gì?
    Các chủ doanh nghiệp này đã quên mất sản phẩm cốt lõi từ ngày khai sinh, mà cùng theo đuổi động cơ kinh doanh: tham vọng lợi nhuận + nắm bắt cơ hội bên ngoài.
    Cơ hội bên ngoài có thể là chứng khoán, bất động sản, khoáng sản, nguồn vốn vay dễ dãi từ ngân hàng, quan hệ..., đều là những thứ mà doanh nghiệp không tạo ra và vì lý do gì đó có thể có được, nhưng không kiểm soát được.
    Khát vọng tăng trưởng hay lòng tham lợi nhuận? Dường như ranh giới này đã không được các doanh nghiệp nhận rõ và vô hình trung đã trở thành một.
    Sự cộng hưởng của hai yếu tố này đã dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp rơi vào cùng một cảnh ngộ: đều ít nhiều có đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, nợ ngân hàng nhiều, sản phẩm cốt lõi không được đầu tư, thậm chí còn tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh!
    Nội lực - Cơ hội
    Theo Barney (1991) và nhiều nhà nghiên cứu khác, tiêu chí Năng lực lõi (VRIN) nói rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có được nhờ sở hữu nguồn lực có giá trị (valuable), hiếm (rare), khó bắt chước (in-imitable) và không thể thay thế được (non-substitutable).
    Ứng dụng lý thuyết trên vào lý giải hiện tượng các doanh nghiệp đầu tư dàn trải và chiến lược giống nhau như trên, có thể dễ nhận thấy họ đều khai thác nguồn lực bên ngoài (nắm bắt cơ hội ngoài) trong chiến lược phát triển.
    Một khi các nguồn lực ngoài không còn, chẳng hạn như sự xì bóng của thị trường nhà đất và chứng khoán hiện nay, sự thắt chặt tín dụng của ngân hàng, thì sự phá sản của các doanh nghiệp này có thể nhìn thấy trước.
    Điều này càng trở nên rõ nét trong bối cảnh kinh tế của thế giới phẳng hiện nay. Sự bất ổn của đồng tiền châu Âu và bóng ma khủng hoảng kinh tế thế giới đều tác động đến nhà đầu tư quốc tế, nhanh chóng ảnh hưởng đến nguồn tiền, đầu tư tại Việt Nam.
    Sự phát triển của internet, các hiệp ước thương mại xuyên biên giới (WTO, TPP) sẽ càng làm giảm nhanh ưu thế địa phương của nguồn lực ngoài. Các nhà đầu tư quốc tế chắc chắn sẽ nhanh chóng nhảy vào nơi sinh lợi cao mà họ có thể thâm nhập.
    Điều này có thể minh chứng qua các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính và bất động sản tại Việt Nam trong thời gian qua.
    Phân tích cho thấy sự phát triển dựa vào nguồn lực bên trong (năng lực R&D, công nghệ, quản trị...) sẽ dễ kiểm soát và bền vững hơn. Sự bất ổn của môi trường ngoài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chiến lược này.
    Tuy nhiên, có thể dễ nhận ra chiến lược phát triển dựa vào nguồn lực bên trong là cách thức tạo nên sự khác biệt và bền vững hơn cho doanh nghiệp.
    Những bí quyết kinh doanh, năng lực quản trị và nghiên cứu có thể tạo nên những sản phẩm xuất sắc đóng góp cho xã hội và đặc biệt gắn liền với đam mê và động lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp từ những ngày đầu, và hiển nhiên là một lợi thế cạnh tranh ngay cả trong bối cảnh bất ổn hiện nay.
    Sản phẩm - Xã hội
    Triết lý theo đuổi sản phẩm xuất sắc của Steve Jobs ở Apple, Sony, Toyota, Google... là những ví dụ xuất sắc cho tư duy hình thành và phát triển doanh nghiệp dựa vào nguồn lực bên trong như đã phân tích ở trên.
    Ý nghĩa tồn tại của các doanh nghiệp này không chỉ gói gọn trong động cơ kiếm tiền, mà là những sản phẩm xuất sắc đóng góp cho xã hội và phục vụ cuộc sống con người mà chỉ có họ mới có thể tạo ra.
    Họ luôn nghiên cứu cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội sao cho tốt hơn mỗi ngày, nếu họ làm được thì hiển nhiên tiền rồi cũng sẽ đến.
    Như vậy, doanh nghiệp cần tư duy lại sứ mệnh ra đời của công ty mình là gì trong thế giới phẳng hiện nay? Nắm bắt cơ hội và nguồn lực ngoài để kiếm tiền và chấp nhận sự phụ thuộc thời thế? Hay xây dựng một tổ chức với VRIN bên trong, cho ra đời những sản phẩm xuất sắc cho mục tiêu phát triển bền vững? Hay kết hợp cả hai?
    Còn rất nhiều câu hỏi phản biện nữa, chẳng hạn như “nhiều doanh nghiệp xem nhẹ sản phẩm cốt lõi và nắm bắt cơ hội ngoài nhưng vẫn thành công thì sao? Doanh nghiệp Việt vừa trẻ vừa yếu làm sao có được năng lực cốt lõi mạnh hơn công ty nước ngoài?
    Chọn sự phát triển dựa trên nguồn lực ngoài thì cần nhận biết tính bất ổn và tính không thể sở hữu riêng của nó, chọn năng lực bên trong thì dễ khác biệt và bền vững, tuy nhiên, có thể không nhanh chóng giàu có, đôi khi đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên định!
    Những thành công của Vinamilk, Viettel, FPT... là những ví dụ đầy thuyết phục. Chiến lược là một sự chọn lựa, bối cảnh, nguồn lực của mỗi doanh nghiệp mỗi khác, động cơ kinh doanh của chủ doanh nghiệp cũng khác và điều đó sẽ dẫn đến một chọn lựa. Không tồn tại lý thuyết, mô hình quản trị nào đúng cho mọi doanh nghiệp.
    Tác giả hy vọng bài viết này sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp một số gợi ý tư duy lại sứ mệnh của doanh nghiệp từ một góc nhìn, có thêm niềm tin để dẫn dắt công ty phát triển bền vững trong một năm mới tràn đầy thách thức.



    NGUYỄN TRUNG THẲNG - Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/di...29/tai-co-cau-kinh-te-phai-bat-dau-tu-tu-duy/

    Tái cơ cấu kinh tế phải bắt đầu từ tư duy
    Từ sau Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (10/2011), vấn đề tái cơ cấu (hay tái cấu trúc) kinh tế với ba trọng tâm là đầu tư công, hệ thống ngân hàng (NH) và doanh nghiệp (DN) nhà nước đã được đề cập với tần suất khá cao trong các văn kiện chính trị, trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua phát biểu của nhiều quan chức cũng như chuyên gia.

    [​IMG]Tuy vậy, nhận thức về nhiều vấn đề liên quan vẫn chưa hẳn định hình, thậm chí có nhà kinh tế còn nói rằng hình dạng của tái cơ cấu kinh tế còn chưa rõ.

    Thực ra trong lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, không phải bây giờ ở nước ta mới có chuyện tái cơ cấu kinh tế.
    Công cuộc cải tạo kinh tế gắn với công nghiệp hóa trước thập niên 1980 thực tế là một cuộc đại tái cơ cấu kinh tế, qua đó đã hình thành nên nền kinh tế ngày nay gọi là “tập trung bao cấp” hiệu quả rất thấp.
    Công cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (Đại hội VI) cũng là một cuộc đại tái cơ cấu kinh tế, qua đó nền kinh tế tập trung bao cấp đã được chuyển thành nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.
    Tuy nhiên, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước trong những năm đầu đổi mới sau Đại hội VI nổi rõ tinh thần “cởi trói” cho những lực lượng kinh tế bị cơ chế quản lý tập trung bao cấp kìm nén “bung ra”, nhất là trong nông nghiệp. Nhưng do thực lực nhỏ yếu, khả năng “bung ra” của nền kinh tế có hạn và sớm hết đà.
    Cứ nhìn vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn được đánh giá là cao ở nước ta trong 25 đổi mới, thấy chỉ có vài năm tăng trưởng trên 8%, còn đều dao động trong khung 5 - 7%. So với những nước đã và đang hóa rồng có cùng điểm khởi đầu tương tự nước ta, những thành tựu như thế thật chưa thể tự hào.
    Song, điều đáng quan tâm hơn là trong các văn kiện của Đảng cũng như của Nhà nước từ sau Đại hội VI đến nay đều có nhận định là cơ cấu kinh tế nước ta chuyển biến chậm, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng thấp.
    Nguyên nhân chủ quan của tình hình đó là “do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài từ lâu” (*).
    Phải đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Đại hội XI) và nhất là tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI vừa qua, Đảng mới xác định rõ được như vậy và trên cơ sở đó đề ra được nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế với ba trọng tâm đã nêu với tất cả tính bức xúc của nó.
    Điều đáng mừng là ý tưởng tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng sớm được các ngành, các cấp và toàn xã hội đồng thuận. Nhưng không phải các ngành, các cấp đều đã hiểu rõ, đúng, thống nhất về những công việc phải làm và mục tiêu phải đạt, kể cả đội ngũ quản lý.
    Thật vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư công đã được đặt ra từ lâu, yêu cầu giảm đầu tư công đã được nêu trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về chống lạm phát (2/2011).
    Vậy bây giờ nội dung và mục tiêu tái cơ cấu đầu tư công là gì? Có gì mới so với những yêu cầu trước đây? Đầu tư công tất gắn với DN nhà nước, cả hai đều là trọng tâm tái cơ cấu, vậy chúng liên hệ và tác động lẫn nhau thế nào để không những không gây vướng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhau.
    Tái cơ cấu DN nhà nước cũng không phải là vấn đề mới. Chúng ta đã có 20 năm cải cách (hay đổi mới) DN nhà nước, nhưng chỉ loay hoay trong vấn đề cổ phần hóa lúc khoan lúc nhặt, trong vấn đề tổ chức các đơn vị kinh tế quy mô lớn (tổng công ty, tập đoàn kinh tế).
    Vậy cái mới trong tái cơ cấu DN nhà nước hiện nay là gì, trong khi nhiều quan điểm còn chưa xác định rõ: vai trò của DN nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần, có chủ đạo hay không, có là công cụ kinh tế của Nhà nước hay không? Cần mở rộng hay thu hẹp? Và đó cũng là những vấn đề trong tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu sở hữu...
    Chưa làm rõ những quan điểm như vậy, chưa có cơ sở để đề ra những chính sách, biện pháp tái cơ cấu DN nhà nước phù hợp, rồi lại chỉ quay trở lại vấn đề sắp xếp DN về mặt hình thức tổ chức.
    Trong một số hội thảo về tái cơ cấu DN nhà nước, vẫn chỉ thấy nổi lên vấn đề cổ phần hóa, mà cũng chỉ là những vấn đề mang tính kỹ thuật-nghiệp vụ (như lo thất thoát tài sản của Nhà nước, sợ mất quyền điều hành của Nhà nước), trong khi những vấn đề quan trọng hơn ít được bàn luận: cổ phần hóa là gì, có liên hệ gì với tư nhân hóa, mục tiêu là gì (thoái vốn) đổi mới cung cách quản lý, tầm quan trọng của việc Nhà nước hoặc không cần nắm cổ phần chi phối...?).
    Tái cơ cấu hệ thống NH là một vấn đề mới, nhưng chưa rõ nguyên nhân, mục tiêu, những việc phải làm khiến nó trở thành một trọng tâm tái cơ cấu kinh tế. Với việc sáp nhập ba NH vừa qua, do thiếu thông tin, người dân có thể hiểu tái cơ cấu NH là xóa bỏ các NH nhỏ yếu. Nếu chỉ cần vậy thì có cần tái cơ cấu không?
    Trong nền kinh tế nước ta, khi các DN lớn cùng tồn tại và hoạt động song song với các DN vừa và nhỏ, thì NH lớn, vừa, nhỏ đều có địa bàn hoạt động, tại sao cứ phải lập ra nhiều NH lớn, trong khi các DN vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh luôn than trời vì không tiếp cận được với tín dụng NH, phải sử dụng tín dụng ngoài NH, ngoài sự kiểm soát của Nhà nước.
    Cần thấy rằng so với tái cơ cấu qua đổi mới kinh tế cuối thế kỷ trước, tái cơ cấu lần này phức tạp và có những đòi hỏi cao hơn rất nhiều.
    Nó không còn chỉ là “cởi trói” mà là tổ chức lại nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đã khá sâu, trong đó vai trò của Nhà nước rất quan trọng và cũng rất phức tạp, bởi Nhà nước phải quản lý chủ yếu bằng pháp luật và các chính sách khuyến khích kinh tế. Những biện pháp quản lý hành chính chỉ là công cụ bổ trợ trong một số trường hợp cần thiết.
    (*) Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI



    LÊ VĂN TỨ
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/di...n/2012/02/1061560/hoc-bong-cao-hoc-tim-la-co/

    Học bổng cao học: Tìm là có
    Đào tạo cao học ở Hoa Kỳ thường dễ xin học bổng hơn bậc đại học, với điều kiện bạn phải biết “gõ” đúng cửa. Các đại học Hoa Kỳ đã tài trợ cho 1/3 sinh viên cao học quốc tế trang trải chi phí học tập.
    Trở lại với “bút nghiên”

    [​IMG]Một ngày đẹp trời, sếp của anh Võ Vân, công tác tại một công ty liên doanh ở quận 3 ngạc nhiên khi anh nộp đơn xin nghỉ việc để học MBA tại Hoa Kỳ. Kế hoạch học tập này đa được anh chuẩn bị gần hai năm trước.

    Cho dù đa tích lũy “vốn” 10 năm làm việc nhưng anh vẫn còn cảm thấy “thiêu thiếu”, cần phải học nâng cao hơn. May mắn là anh đa được trường đại học bang Pennsylvania cấp học bổng.
    Anh Võ Vân cho biết: “Theo nguyên tắc, nếu bạn không thể trả các khoản chi phí học tập bằng kinh phí cá nhân thì bạn có thể nộp hồ sơ xin tài trợ từ nhiều nguồn.
    Tuy nhiên, bạn cần nắm kỹ phương châm “biết người, biết ta, xin đâu thắng đó”. Bạn chỉ nên xin tài trợ từ nguồn nào mà mình cảm thấy hội đủ tiêu chuẩn.
    Học bổng luôn mang tính cạnh tranh cao, nếu hồ sơ của bạn thiếu sót, trễ hạn hoặc sơ sài thì rất khó thành công”.
    Theo anh Võ Vân, nếu đa được tuyển vào học cao học, bạn nên bắt đầu tìm tài trợ. Bạn phải lên kế hoạch cụ thể và kỹ lưỡng, dành nhiều thời gian đầu tư để viết một đề nghị cấp tài trợ có chất lượng và nộp trước khi hết hạn.
    Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ cũng cho biết: Để nộp hồ sơ xin tài trợ của trường, bạn nên tìm hiểu văn phòng nào phụ trách chương trình và đề nghị gửi cho mình các thông tin, tài liệu để làm hồ sơ. Người học nên đọc kỹ các thông tin về việc cấp kinh phí
    vì quy trình nộp hồ sơ có thể sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian.
    Khi được chấp thuận cấp học bổng, bạn cần so sánh tổng số tiền tài trợ kể cả học phí, dịch vụ phí, tiền ăn ở, thời hạn học bổng và trách nhiệm đối với công việc bạn phải làm.
    Nếu được nhiều trường chấp thuận cấp học bổng, bạn phải cân nhắc lợi ích từ mỗi học bổng của mỗi trường để có quyết định đúng đắn nhất. Bạn đừng bao giờ chỉ căn cứ vào số tiền được cấp mà chọn trường, vì tiền tài trợ không liên quan đến chất lượng của chương trình.
    Thành tích và tiềm năng = chiến thắng
    Khoảng một phần ba sinh viên cao học quốc tế trang trải chi phí học tập bằng tài trợ từ các đại học ở Hoa Kỳ (nguồn tài trợ khác nhau tùy từng ngành học, bậc học và loại trường, thường đại học nghiên cứu là trường có nhiều khoản tài trợ nhất).
    Các loại tài trợ chủ yếu do đại học cấp là:
    • Học bổng: Các khoa và trường cấp học bổng dựa trên tiêu chuẩn tài năng, thường là sau năm học đầu tiên. Học bổng bậc cao học có thể khiêm tốn, chỉ đủ trang trải học phí và dịch vụ phí, hoặc có thể là học bổng toàn phần, đủ đóng học phí, dịch vụ phí và sinh hoạt phí hằng tháng.
    Học bổng trợ lý: Là hình thức tài trợ phổ biến nhất ở bậc cao học. Sinh viên sẽ nhận khoản tài trợ bằng tiền mặt, từ 500 USD đến 30.000 USD (hoặc nhiều hơn, nếu học phí được miễn giảm) cho một năm học.
    Có nhiều loại học bổng trợ lý:
    • Học bổng trợ giảng: Có thể được cấp cho năm đầu tiên của chương trình cao học. Các trợ giảng (TAs) phụ trách các lớp thí nghiệm bậc cử nhân, hướng dẫn các nhóm thảo luận hoặc dạy các lớp ít sinh viên. Nếu bạn quan tâm đến việc nộp hồ sơ xin học bổng trợ giảng thì phải nêu trong hồ sơ của mình các kinh nghiệm dạy học mà bạn đa trải qua.
    • Học bổng nghiên cứu: Liên quan đến quá trình nghiên cứu về lĩnh vực của mình. Ưu điểm của học bổng nghiên cứu là học bổng này có thể liên quan đến luận án tốt nghiệp hoặc các lợi ích học thuật lâu dài. Các giáo sư là những nhà nghiên cứu chính được cấp tài trợ về lĩnh vực của bạn sẽ xem xét hồ sơ của bạn để xét cấp học bổng, nhất là khi bạn chứng minh được mình có kinh nghiệm nghiên cứu.
    • Học bổng hành chính: Thường yêu cầu phải làm việc từ 10-20 giờ mỗi tuần trong các phòng hành chính của nhà trường. Mức độ cạnh tranh cho tất cả các loại học bổng trợ lý trên rất cao, do số lượng học bổng hạn chế. Mặt khác, sinh viên quốc tế phải cạnh tranh với sinh viên Hoa Kỳ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để được cấp vẫn là thành tích và tiềm năng trong lĩnh vực học tập.
    Ngoài ra, còn có các loại hỗ trợ khác dành cho sinh viên chính quy bao gồm việc tuyển dụng làm bán thời gian trong trường tới mức 20 giờ mỗi tuần. Hoặc các khoản vay từ những cơ quan có uy tín giúp sinh viên quốc tế trang trải chi phí học tập.
    “Có vay, có trả”, nên trước khi vay, bạn cần phải biết sẽ hoàn trả bằng cách nào và khoản vay này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với kế hoạch học tập sau này cũng như việc trở về nước của bạn.
    Nhiều sinh viên không chọn những cách xin tài trợ trên mà họ vẫn “sống khỏe” nhờ viết một đề xuất nghiên cứu. Để được tài trợ nghiên cứu hoặc học tập ở Hoa Kỳ, một số tổ chức yêu cầu bạn nộp một kế hoạch chi tiết về công trình nghiên cứu mà bạn đề xuất.
    Một hội đồng hoặc ban xét tuyển sẽ xem xét các đề xuất của bạn để quyết định có nên cấp tài trợ cho bạn hay không. Thường những đề xuất cạnh tranh theo nhiều tiêu chí:
    Trường mà bạn đề xuất có phù hợp không? Trường có các nhà nghiên cứu quan tâm đến đề xuất và có khả năng hướng dẫn công trình nghiên cứu không? Nếu cần phải có thiết bị để nghiên cứu thì liệu có sẵn thiết bị theo yêu cầu không, hoặc có kinh phí để mua thiết bị đó không? Cơ sở thư viện hoặc bộ sưu tập phục vụ nghiên cứu có đủ không?
    Nếu bạn đăng ký một chương trình hỗ trợ công cuộc phát triển tại nước mình, hay kế hoạch nghiên cứu của bạn sẽ hữu ích, ứng dụng được cho công việc sau này, thì cơ hội nhận được nguồn tài trợ sẽ tăng lên.
    Trước khi tìm nguồn tài trợ từ nước ngoài, ứng viên nên kiếm các nguồn trong nước, các chương trình học bổng của chính phủ, như đề án 322 của Bộ GD-ĐT; các chương trình hỗ trợ trong khu vực, các tổ chức trong nước hoặc doanh nghiệp, ngân hàng…
    Nếu đa tìm trong nước mà không thấy, các ứng viên đừng nản chí, có thể tìm ngoài nước. Chẳng hạn, cơ hội từ chương trình Fulbright của chính phủ Hoa Kỳ vốn nổi tiếng cung cấp nhiều loại tài trợ khác nhau cho du học sinh, từ tài trợ chi phí đi lại cho đến tài trợ chi phí ăn ở và học tập.
    Ngoài ra, người học có thể xin tài trợ học chương trình cao học ngắn hạn hoặc lấy học vị thạc sĩ thông qua các chương trình do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. Tiêu chuẩn để tham gia những chương trình học bổng này khác nhau, nhưng chỉ cấp cho ứng viên được các cơ quan trong nước đề cử.
    Các cơ sở, quỹ, công ty kinh doanh và hội chuyên ngành tư nhân của Hoa Kỳ thường cấp tài trợ để xúc tiến trao đổi quốc tế. Các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và Tổ chức các bang của Hoa Kỳ (OAS) là các nguồn tài trợ hứa hẹn. Do các tổ chức này có quy mô
    lớn và phức tạp, nên viết thư trực tiếp để xin tài trợ chung chung thì ít hiệu quả.
    Nhiều khoản tài trợ được dành riêng cho những nhóm đặc biệt như phụ nữ, kỹ sư hoặc nhà báo. Tài trợ từ các quỹ lớn hơn thường dành cho sinh viên ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên hoặc khoa học nhân văn. Nếu hồ sơ đòi hỏi bạn phải viết một bài nghiên cứu hoặc đề xuất dự án, bạn nên nhờ một chuyên gia về ngành học của bạn đa từng làm việc tại Hoa Kỳ kiểm tra lại đề xuất đa viết.
    CÁC TRANG WEB HỮU ÍCH
    Thông tin chung về tài trợ dành cho sinh viên quốc tế
    http://www.edupass.org/fi naid
    http://www.nafsa.org/
    http://www.bibl.u-szeged.hu/oseas/aid.html
    Trang web tìm học bổng - Một số khoản tài trợ dành cho sinh viên quốc tế
    http://www.fastweb.com

    CÁC HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT HỌC BỔNG CAO HỌC
    Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia,
    Viện Y học và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia
    http://www.nas.edu
    Tài trợ quốc gia dành cho ngành nhân văn
    http://www.neh.fed.us/
    Quỹ Khoa học Quốc gia
    http://www.nsf.gov40
    Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson
    http://wwics.si.edu
    THÔNG TIN VỀ CÁC HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TÀI TRỢ
    Trung tâm phụ trách quỹ tài trợ
    http://www.fdncenter.org/grantmaker
    Thông tin về các khoản vay dành cho sinh viên quốc tế
    http://www.edupass.org/fi naid/taxes.phtml
    Thông tin về thuế dành cho sinh viên quốc tế
    http://www.edupass.org/fi naid/taxes.phtml
    http://www.irs.ustreas.gov/

  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/su...61323/khoi-day-tiem-nang-thanh-nien-viet-nam/

    Khơi dậy tiềm năng thanh niên Việt Nam
    Là người đồng hành cùng Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can từ những ngày đầu, đến tận bây giờ, tôi vẫn giữ được cho mình sự hào hứng khi tiếp xúc với các bạn trẻ tham dự sân chơi này.
    Bỏ qua những vòng thi đầu, có thể ví, vòng chung kết là những cuộc đối thoại thú vị mà người nói là những người tràn ngập ý tưởng lẫn năng lượng còn người nghe là những đối tượng biết cách làm.

    Như vậy, rõ ràng, đây là những cuộc đối thoại có tác dụng cho cả người nói lẫn người nghe. Trong đó, người nói sẽ được lĩnh hội kinh nghiệm thực tiễn, điều mà nếu không tham dự cuộc chơi này, các bạn cũng sẽ có, nhưng phải mất rất nhiều thời gian lẫn tiền bạc.
    Ngoài yếu tố này, điều khiến tôi tâm đắc hơn cả là việc khơi dậy tiềm năng thanh niên, đối tượng sẽ kế thừa trọng trách lẫn vận mệnh của đất nước thời gian không xa.
    Tiếp xúc với những bạn trẻ, tôi vẫn nghe các bạn than khó. Khó khởi nghiệp, khó kinh doanh, thậm chí là khó bảo vệ ý tưởng của mình... trong một xã hội mà tất cả chỉ ở mức phát triển ban đầu, quy định, lề luật vẫn còn nhiều điều cần sửa đổi.
    Tuy nhiên, ở Giải thưởng Tài năng Lương Van Can, vẫn chừng ấy khó khăn, tôi lại nghe các bạn phân tích thêm rằng, thuận lợi mình sẽ có là như thế nào, các bạn sẽ tận dụng thế mạnh của mình ra sao, khắc phục điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, là những doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, thế nào...
    Dựa trên những nghiên cứu tự thân về thị trường, các bạn bảo, mình sẽ làm, và làm theo cách khác để đi đến thành công. Điều này làm cho tôi rất mừng vì các bạn đã thể hiện quyết tâm biến tiềm năng của mình thành thế mạnh chứ không để tiềm năng ấy ngủ vùi.
    Đây chỉ là hai trong số những điều mà Giải thưởng Tài năng Lương Van Can làm được. Tổng kết lại một chặng đường, lạ lùng là những người đã đi cùng chương trình như tôi và các giám khảo khác nhận thấy mình vẫn còn chưa làm hết sức, bởi những lợi ích của chương trình mang đến, chỉ có một số ít sinh viên TP.HCM và các tỉnh miền Nam vinh dự được nhận.
    Vì người trẻ cần nhiều hơn những kim chỉ nam dẫn lối, chúng tôi lại quyết tâm cùng nhau đi thêm những chặng đường mới, mang đến cơ hội cho những bạn trẻ vùng xa.
    Trong năm 2012, ban giám khảo sẽ đòi hỏi thí sinh nhiều hơn nữa, từ kiến thức đến ý tưởng và kỹ năng. Do đó, để đến được với chiến thắng của mùa thi mới, các bạn trẻ sẽ phải nỗ lực rất nhiều.
    Và những kiến thức mà các bạn nhận được từ chương trình, sẽ là hành trang cho các bạn vững bước trong quá trình tạo lập sự nghiệp cho chính mình.
    Qua Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can, giới sinh viên đã biết nhiều hơn về người thầy của giới doanh nhân. Tuy nhiên, để thuyết phục được Ban giám khảo, các bạn cần có sự chuẩn bị về ý tưởng, đề tài lẫn bản báo cáo tài chính sao cho có tính khả thi nhất. Đề án tham dự cuộc thi nên chia thành từng phần cụ thể như: lý do chọn đề tài; khách hàng mục tiêu; thị trường tiềm năng; trong bản kế hoạch kinh doanh cũng cần nêu rõ những khoản chi và chi cho những việc gì, bao nhiêu năm thì thu được lợi nhuận; đánh giá về quảng bá, quảng cáo thương hiệu DN lẫn cách quảng bá của đối thủ cạnh tranh trong thời gian sau này... Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng đóng vai trò rất quan trọng và hơn hết là phải hiểu về đạo làm giàu của cụ Lương Văn Can.
    Nguyễn Quang Minh Châu - Sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, chủ nhân đề án “Nhà hàng For Your Health, nhà hàng dành cho bệnh nhân tiểu đường”

    Trong quá trình tham gia Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can, thời gian thực hiện đề án rất ngắn, chưa tới một tuần. Do đó, để đề án có tính thuyết phục, nên có sự nghiên cứu thị trường. Thực tế, sự phân tích thị trường một cách tỉ mỉ sẽ giúp thí sinh thấy được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đề án cũng cần xác định rõ đối tượng mình cần phục vụ là ai, sau đó mới có thể đưa ra những hướng phù hợp với họ. Bởi kinh doanh là mang đến cái mà người tiêu dùng cần, chứ không phải mang đến cái mình đang có.
    * Tôn Lê Anh Định - Sinh viên Đại học Phú Yên, chủ nhân đề án “Nhà hàng kinh doanh các món ăn từ khổ qua”

    Từ khi bắt đầu thực hiện đề án, cần phải có quá trình khảo sát thực tiễn thông qua việc khảo sát nhiều người, để dự án được hoàn hảo và có tính thực tế hơn. Có nhiều cách tìm hiểu thông tin nhằm làm đề án có tính khả thi điển hình và thiết thực, đó là tham khảo các trang mạng trong nước lẫn quốc tế, thu thập ý kiến từ người thân, bạn bè (người tiêu dùng). Dù có đoạt giải hay không, cuộc thi vẫn sẽ là một trải nghiệm rất thú vị, bởi đây không chỉ là cơ hội để khởi nghiệp, mà còn là cơ hội giúp sinh viên tích lũy kiến thức.
    GS-TS. VÕ TÒNG XUÂN

  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Úi giời ui ! lâu lâu em ptkh vào tống cho 1 đống tin ! ~X~X~X~X
    [:p]Ai mà đọc cho nổi ![:p][:p][:p][:p][:p]
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Toàn tin hay , chất lượng , từ từ đọc anh thân yêu ơi![};-
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: ptkh, talatoi

    Em chào anh @talatoi ạ ,
    Ra tết anh khỏe ko , đọc một đống tin của em post lên chắc mệt lắm ạ ?
    Cám ơn anh đã tặng cho em rất nhiều đóa hoa hồng ạ .[};-
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Thêm tớ !!!:)):)):)):)):))
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://biz.cafef.vn/201221110242736...ch-bao-ban-thao-hang-hoa-sen-lai-nghin-ty.chn

    Ông Lê Phước Vũ: 'Trực giác mách bảo bán tháo hàng, Hoa Sen lãi nghìn tỷ'










    Giá thép sụt 2/3, chi phí lại rất lớn. Hoa Sen đứng trước nguy cơ phá sản. Lúc đó, trực giác mách bảo tôi quyết định bán tháo hàng, thúc đẩy phân phối. Nhờ đó, năm 2008, công ty lãi trên 1.000 tỷ đồng.
    [​IMG]


    Tại buổi hội thảo “Lắng nghe trực giác và những quyết định sống còn trong kinh doanh” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) và Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA) phối hợp tổ chức, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen, đã chia sẻ những trải nghiệm trên thương trường của ông và những điều ông chia sẻ đã khiến nhiều người bất ngờ...
    Khởi nghiệp đúng đắn

    [​IMG]Tôi sinh ra trong gia đình nghèo, và vì nghèo nên có ý chí và khát khao vươn lên. Tuy vậy, khi kinh doanh tôi tuyệt đối không dùng kỹ xảo, thủ đoạn, bởi tôi tin khởi nghiệp xuất phát từ tinh thần đúng sẽ tạo nên phong cách chuẩn mực, tạo được niềm tin nơi người khác.
    Năm 1994, tôi mới ra làm ăn và mãi đến năm 2001 mới chính thức lập công ty. Khởi đầu, Hoa Sen xây dựng hệ thống phân phối chi tiết..., nhưng bước vào cuộc mới biết phải chấp nhận bán “thiếu”, bán gối đầu thì sản phẩm mới ra được thị trường.
    Như vậy cũng có nghĩa rủi ro mất vốn là rất cao. Do đó, tôi đặt ra tiêu chí trung thực cho mình: phải kinh doanh đúng thì mới mong đối tác cũng đúng. Cái tâm cũng có những tần số tương ứng, sẽ giúp mình nhìn ra tâm của người cộng sự, chọn đúng người mà kết hợp.
    Thế nên, trong chọn lựa đối tác, tôi nhìn người bằng trực giác. Và càng trải nghiệm nhiều, trực giác càng chính xác.
    Trong khởi nghiệp, việc hình thành đội ngũ là rất quan trọng. Ai cũng đòi hỏi sự hoàn hảo, nhưng thực tế không có ai là người hoàn hảo. Giải pháp tốt nhất là lựa chọn người phù hợp nhất với đòi hỏi của công việc.
    Cũng cần lưu ý với các bạn trẻ rằng, muốn thành công trong khởi nghiệp, tìm được đội ngũ trung thực thì bản thân mình cũng phải trung thực.
    Quay trở lại định nghĩa ban đầu, rõ ràng vẫn cần xây dựng cho mình một cái tâm trong sáng trước khi bước vào chốn thương trường. Vì xuất phát không đúng cũng rất khó trở lại bước khởi đầu.
    Xem lại mục đích kinh doanh
    Có sự chuẩn bị tốt đã khó, duy trì phong độ và trung thành với con đường kinh doanh của mình còn khó hơn. Từ 1 triệu đồng ban đầu, đến nay số vốn đã tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng, tôi vẫn giữ vững tay lái của mình.
    Trong quá trình kinh doanh, người trẻ nên tự hỏi xem tiền bạc là mục tiêu hay phương tiện? Nếu xem tiền bạc là mục tiêu, người trẻ sẽ dễ bất chấp phương tiện. Thực chất, người làm kinh tế là người mang lợi ích đến cho cộng đồng.
    Thực tế, doanh nhân Việt Nam chịu rất nhiều áp lực. Các nước khác đều đã hoàn thiện về mặt chuẩn mực, nhân lực cũng có chất lượng cao, làm kinh tế do vậy cũng nhiều thuận lợi.
    Ví von như một huấn luyện viên của một đội bóng nhiều cầu thủ giỏi và nề nếp, công tác huấn luyện rất dễ dàng. Doanh nhân Việt Nam không được như vậy, chúng tôi vừa phải học, vừa phải mày mò, thay đổi... cho kịp với chính sách.
    Tuy nhiên, khó khăn cũng chính là cơ hội, bởi khi trật tự đã được xác lập thì rất khó để khởi nghiệp. Ở Việt Nam, rõ ràng còn nhiều cơ hội dành cho người biết nhìn ra cơ hội.
    Đặc biệt, khó khăn hiện tại cũng là giai đoạn tốt nhất cho những người khởi nghiệp tham gia thương trường. Tuy nhiên, cũng đừng quá ảo tưởng, mà phải biết dấn thân.
    Trực giác đi liền với kiến thức
    Với những doanh nghiệp lâu năm, trong bối cảnh này đều phải cố gắng tự điều chỉnh. Có như vậy cơ hội mới có thể mở ra. Hẳn các bạn trẻ sẽ thắc mắc, làm thế nào để doanh nhân có thể nhận biết cơ hội mà nắm bắt kịp thời. Câu trả lời rất đơn giản: bằng trực giác.
    Do đó, không nên nhìn sự việc qua hiện tượng, mà nên xem xét bản chất của sự việc. Và trực giác tốt luôn đi kèm với kiến thức. Tôi có đọc được kết quả một cuộc khảo sát của Đại học Harvard về trực giác, trong đó 20 CEO cùng đưa ra phán đoán về những vấn đề khác nhau, nhưng với những vấn đề họ có kiến thức thì kết quả tốt hơn hẳn.
    Tóm lại, công việc sẽ giúp doanh nhân trưởng thành và khi đã có quá trình rèn luyện, sẽ không còn cần đến “chiêu thức”. Doanh nhân phải ra quyết định liên tục, phải đối mặt liên tục, có khi còn thất bại liên tục... Mấy ai trong cuộc chơi chứng khoán biết dừng đúng lúc? Thất bại, lỗ... là học phí mà họ phải trả.
    Năm 2006 chứng khoán Việt Nam tăng vọt. Các đại gia chứng khoán phấn khởi, mọi người lao theo thị trường này. Tôi không được học về tài chính, không biết gì về thị trường này nhưng cũng tham gia.
    Đến năm 2008, Hoa Sen hạch toán kinh doanh lỗ. Tôi cảm thấy bế tắc và lo lắng lắm. Đối mặt với thử thách liên tục.
    Giá thép sụt đến 2/3, chi phí đầu tư, sản xuất lại rất lớn. Ngành thép giảm sản lượng, Hoa Sen đứng trước nguy cơ phá sản. Lúc đó, trực giác mách bảo tôi quyết định bán tháo hàng, thúc đẩy hệ thống phân phối bằng nhiều chính sách.
    Nhờ những nỗ lực đó, năm 2008, công ty lãi trên 1.000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2008, tuy còn khó khăn, nhưng tôi vẫn quyết định đầu tư xây dựng nhà máy Hoa Sen Phú Mỹ với vốn 2.000 tỷ đồng.
    Đến năm 2010, nhà máy có sản phẩm, chúng tôi nhanh chóng xuất khẩu, nhờ vậy đã thoát khỏi khó khăn.
    Bản chất kinh doanh là sự liền mạch của dòng tiền. Doanh thu năm 2011 của Hoa Sen là hơn 8.000 tỷ đồng. Năm 2012, hy vọng Hoa Sen sẽ cán mức 10.000 tỷ đồng.
    Tôi luôn tin, thành công lớn chỉ có ở một vài thời điểm lịch sử. Đảm bảo dòng tiền tốt sẽ thành công. Bốn năm qua, nhiều đêm tôi thức trắng vì lo, nhưng thật may là có 3.000 nhân viên cùng lo với tôi. Chính điều này đã giúp tôi mạnh dạn dấn thân hơn và tin rằng, cứ làm hết sức mình ắt sẽ có kết quả tốt.


    Theo LÊ PHƯỚC VŨ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen
    (P.Q ghi)
    Doanh nhân Sài Gòn




    Ý kiến độc giả : (0)
    Gửi ý kiến

Chia sẻ trang này