Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

4005 người đang online, trong đó có 231 thành viên. 08:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36907 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hải quân Việt Nam dùng hạm đội tàu ngầm như thế nào?

    Phòng thủ, ngăn chặn từ xa tàu chiến mặt nước của địch khó khăn một thì ngăn chặn tàu ngầm nguyên tử và các loại khác của địch khó khăn mười.

    Tàu ngầm nguyên tử của địch mang tên lửa có khả năng cơ động bí mật, dài ngày tại những vùng biển nằm ngoài khả năng chống ngầm của ta, tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hủy diệt lớn, tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền với chiều sâu tấn công hàng nghìn km.

    Lực lượng tàu ngầm khác với những trang bị hiện đại (tàu ngầm mini, robot ngư lôi) có khả năng tiếp cận tuyến phòng thủ ven biển của đối phương và phá hủy các khu vực phòng thủ biển, vô hiệu hóa các trận địa tên lửa bờ biển.

    Vì thế đương nhiên Hải quân Việt Nam phải tìm mọi cách hạn chế tối đa tàu ngầm địch vào sâu trong thềm lục địa với hệ thống chống và phát hiện tàu ngầm như phao thủy âm, thủy lôi.

    Thủy lôi thực ra là mìn của Hải quân được gài trong lòng biển chủ yếu bằng neo vào đáy biển (có loại gài sát đáy biển) chờ tàu địch. Dưới tác động của tàu như va chạm và các trường vật lý (sóng âm, sóng điện từ) thủy lôi sẽ phát nổ.

    Thủy lôi thời thế chiến lần 2 chủ yếu là chạm nổ (tiếp xúc) nhưng ngày nay thì nó được cải tiến với những thiết bị dò tìm mục tiêu, hệ thống nhận biết địch ta, thiết bị có khả năng tự kích hoạt hoặc kích hoạt theo tình huống rất hiện đại.

    Chẳng hạn như thủy lôi neo và phóng mìn phản lực nổi RM-2 được sử dụng để tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm. Trong thân mìn là động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Thủy lôi được phóng về phía mục tiêu sau khi thiết bị kích nổ được kích hoạt bằng các trường vật lý phát ra từ tàu mục tiêu.

    RM-2 bị kích nổ phi tiếp xúc khi chạm vào khu vực trường lực của mục tiêu và cả kích nổ bằng tiếp xúc.

    Thủy lôi phản lực RM-2 được gài bởi tàu ngầm.

    Hoặc thủy lôi đáy loại MDS được sử dụng để tiêu diệt các tầu nổi và tầu ngầm đối phương. Thủy lôi có thể sử dụng để phong tỏa hải cảng đối phương, bí mật đặt trên đường hàng hải của địch hoặc bảo vệ bờ biển, khu vực biển một cách bí mật.

    Thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn bằng động cơ đẩy của ngư lôi. Thủy lôi được kích nổ bằng thiết bị kích hoạt gây nổ bởi từ trường hoặc sóng âm trong bán kính 50m.




    Thủy lôi tự cơ động đáy MDS được gài bởi tàu ngầm

    Như vậy có thể nói thủy lôi có thể phòng thủ nhưng khi tham gia tấn công cũng rất nguy hiểm.

    Bố trí các trận địa thủy lôi tại những nơi mà địch bắt buộc phải đi qua, những nơi cần phòng thủ không những tạo nên một hàng rào “chướng ngại vật” địch muốn khắc phục không dễ dàng mà còn hình thành một lực lượng tấn công trực tiếp nguy hiểm.

    Khi chưa có tàu ngầm thì thủy lôi được coi như là một lực lượng và phương tiện tấn công và phòng thủ trong lòng biển hiệu quả nhất. Nó có thể phong tỏa toàn bộ đường giao thông hàng hải, bến cảng, tấn công tiêu diệt tàu chiến…

    Khi lực lượng tàu ngầm xuất hiện thì vai trò của thủy lôi giảm đi nhưng nó vẫn không thể thiếu trong tác chiến hiện đại dưới mặt biển.

    Có thể nói đây sẽ là phương thức bảo vệ phi đối xứng hiệu quả nhất của Hải quân Việt Nam nói riêng và của bất kỳ một quốc gia nghèo nào có bờ biển dài chống lại các lực lượng Hải quân hiện đại của địch.

    Các phương tiện săn ngầm trên không, trên biển hoạt động liên tục, thường xuyên trong tầm bảo vệ của lực lượng phòng thủ mà không sợ bị địch săn lại. Hai chiếc Gepard 3.9 với chức năng chuyên về chống ngầm cùng với 6 chiếc KILO đã tăng khă năng rất lớn trong việc phòng thủ chống ngầm.

    Nếu như có làm chủ vùng trời mà trong thềm lục địa tàu ngầm đối phương làm mưa làm gió thì hệ thống phòng thủ bờ coi như sụp đổ. Chẳng hạn như vài chiếc tàu ngầm địch ung dung thả thủy lôi trong vùng biển của ta cũng gây ra vô vàn khó khăn cho hoạt động quân sự cũng như kinh tế của ta trên mặt biển…

    Bởi vậy tác chiến tàu ngầm là nghệ thuật tác chiến quan trọng nhất trong phòng thủ. Đó là các hoạt động tìm kiếm tiếp cận tiêu diệt mục tiêu được giao; phục kích tại những nơi xung yếu; thả mìn thủy lôi tại vùng biển của ta hoặc sâu trong vùng biển địch; tập kích độc lập hay hợp đồng vân vân và vân vân.

    Với hạm đội tàu ngầm 6 chiếc KILO tuy quá ít ỏi (nếu tấn công xâm lược) nhưng cũng đủ để phòng thủ. Vì mỗi tàu ngầm có thể quản lý rất nhiều mục tiêu, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ như tập kích, phục kích, rải mìn thủy lôi, quét mìn…

    Vấn đề là sử dụng nó như thế nào? Chắc chắn trong tay của Hải quân Việt Nam tàu ngầm KILO sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với lý thuyết.

    >>Vũ khí phòng thủ từ xa dưới lòng biển Việt Nam
    Tóm lại: Phòng thủ từ xa từ hướng biển là một yêu cầu chiến lược bức thiết sống còn. Tùy theo khả năng quốc phòng để tạo ra một vành đai phòng thủ tầm xa hay tầm gần.

    Tuy nhiên phòng thủ từ xa không những chỉ là bằng vũ khí hiện đại công nghệ cao mà phải trên cơ sở học thuyết quân sự Việt Nam, học cách tổ tiên ta đã từng phòng thủ hay gần đây nhất trong trận “Điện Biên Phủ trên không”.

    Đó là phòng thủ tích cực, chủ động với tư tưởng tấn công. Khi cần thiết sẵn sàng tấn công vào nơi chúng xuất phát.

    Với điều kiện thế và lực hiện nay vấn đề này tin chắc rằng nó không phải là điều mới mẻ trong tư duy của giới quân sự Việt Nam.
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thì thay chữ Phê vào chữ Cà
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ bảo vệ Australia trước Trung Quốc bằng mọi giá?

    Việc xây dựng căn cứ quân sự mới của Mỹ với sức chứa 2,5 nghìn bộ binh ở Australia đang dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Bắc Kinh và đặt ra trước Matxcơva một số vấn đề mới – bài viết bình luận trên tờ báo Izvestia của Nga.

    Mỹ sẽ bảo vệ Australia trước Trung Quốc?
    Tới thăm Autralia trong khuôn khổ chuyến công du Thái Bình Dương, Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã có buổi hội đàm với người đồng cấp Kevin Rudd và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Steven Smith tại Sydney. Một trong những chủ đề chính được bàn luận trong cuộc hội đàm là vấn đề an ninh khu vực.

    Theo Bộ trưởng Lavrov, các vấn đề hội đàm đều nằm trong khuôn khổ sáng kiến chung Nga-Trung về an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương với nguyên tắc an ninh bình đẳng và không chia rẽ là nguyên tắc cơ bản, có tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các nước, dựa trên luật pháp quốc tế và quy tắc không liên kết.

    Khó có thể phủ nhận rằng tình hình ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đang nóng dần lên, mà cụ thể liên quan đến kế hoạch mở căn cứ quân sự của Mỹ tại Australia, Philippine và Singapore. Điều này gây mối quan ngại từ phía Matxcơva và Bắc Kinh.

    Trong quá trình thực hiện chiến lược quân sự mới mà nội dung chủ yếu là giảm sự hiện diện Mỹ tại châu Âu và tăng cường ảnh hưởng ở châu Á, số lính Mỹ ở căn cứ tại Darwin (phía đông bắc Australia) sẽ được điều động lên đến 2,5 nghìn người.

    Các cơ quan bảo đảm hậu cần, máy bay chiến đấu và hỗ trợ cùng tàu chiến cũng sẽ được bố trí tại đây. Mỹ dự định sẽ giúp đỡ huấn luyện lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu mà nòng cốt là Trung đoàn số 3 của Australia, trước kia đây là đơn vị đổ bộ đường không.

    Ngoài ra, Tổng thống Barack Obama còn thông báo về khả năng xây dựng các căn cứ Hải quân chung Mỹ-Australia tại quần đảo Coconut trên Ấn Độ Dương.

    Mỹ đang gia tăng số lượng quân đội ở căn cứ tại Darwin (phía đông bắc Australia) lên đến 2,5 nghìn người
    Phía Trung Quốc phản ứng lại những tuyên bố và hành động của Mỹ với thái độ lo ngại. Bắc Kinh coi sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ tại Australia là ý đồ muốn tạo lập tầm ảnh hưởng trong khu vực.

    “Hoa Kỳ đang tích cực thực hiện kế hoạch “Trở lại châu Á”, đặt căn cứ quân sự và quân đội xung quanh biên giới Trung Quốc. Ý đồ của họ đã rõ ràng: tất cả những động thái trên là nhằm chống lại và kiềm chế Trung Quốc” – Thiếu tướng Lo Yuan, một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định.

    Kế hoạch xây căn cứ quân sự tại Australia thực sự đã được hoạch định sẵn trong chiến lược “kiềm chế Trung Quốc” của Mỹ.

    Song hành động của Mỹ không phải là vô căn cứ nếu tính đến sự kiện vào tháng 12 năm ngoái, khi phát biểu trước các thành viên Hội đồng quân sự trung ương, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào đã kêu gọi “sẵn sàng tham gia vào các hoạt động quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia”. Để thực hiện điều đó, Hải quân Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình cải tổ và hiện đại hóa lực lượng.


    Phú nguyễn (theo Tiếng nói nước Nga, Izvestia)
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tặng bác @TuGan


    Chứng giữ bình yên, thêm tài lợi
    Mai khai phú qúy, lại lộc quyền



    [};-​
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc: Lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012
    Thứ bảy, 04 Tháng 2 2012 00:00

    Toàn văn thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt cá tại các vùng biển, trong đó áp dụng cho Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ. Thời gian cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Hoàng Hải, Bột Hải, và Đông Hải điều chỉnh từ ngày 1 tháng 06 đến ngày 01 tháng 08, riêng chính sách quy định cấm kéo lưới đánh bắt cá đối với khu vực biển Nam Hải (Biển Đông) tạm thời không có thay đổi (từ 16/5-1/8, dài hơn các khu vực khác).

    Trong ngày 30/12/2011 và các ngày 05-07/01/2012, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc với những cơ quan trực thuộc là các cục quản lý ngư chính thuộc những khu vực Nam Sa (Trường Sa), Nam Hải (Biển Đông), Đông Hải đã liên tục tổ chức các hội nghị, hội thảo về việc kiểm soát, cấm đánh bắt cá theo mùa trên các vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải, và Biển Đông. Tới ngày 12/01/2012, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc một lần nữa đơn phương tuyên bố về lệnh cấm đánh bắt cá tại các vùng biển, trong đó áp dụng cho Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lập tức phản đối lệnh cấm này.

    Nguồn gốc tin: Phòng Bảo vệ Tài nguyên Môi trường, Cục Nghề cá

    Đơn vị ra văn bản: Bộ Nông nghiệp Trung Quốc

    Số văn bản : Thông báo số 1, Bộ Nông nghiệp TQ

    Thời gian ra thông báo: Ngày 12/01/2012


    Quy định mùa cấm đánh bắt cá là một đề mục quan trọng trong chế độ bảo tồn tài nguyên biển được xây dựng căn cứ theo “Luật Ngư nghiệp”, kể từ khi đưa vào triển khai thực hiện từ năm 1995 đến nay, quy định này đã gặt hái được nhiều tiến bộ trên các mặt về lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái, nhận được sự hoan nghênh rộng rãi của các giới trong xã hội và đại đa số ngư dân. Để tiếp tục thực hiện “Đề cương hành động nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thủy sản của Trung Quốc”, cũng như để bảo tồn và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên sinh vật biển, tháng 3 năm 2011, Bộ Nông nghiệp đã ra thông báo việc đưa toàn bộ các khu vực tầu cá kéo lưới đánh bắt trên biển Hoàng hải, Bột hải, và Đông hải vào trong phạm vi quản lý đánh bắt, thời gian cấm đánh bắt và các phương thức tác nghiệp kéo lưới khác được thực hiện giống nhau. Nhìn chung, sau khi điều chỉnh, việc thực hiện quy định chế độ mùa cấm đánh bắt cá về cơ bản ổn định, tuy nhiên cũng tồn tại một bộ phận khu vực mà ngư dân gặp phải những vấn đề khó khăn trong hoạt động tác nghiệp nghề cá. Nhằm thống nhất kết hợp việc bảo tồn tài nguyên, công tác quản lý ngư nghiệp và năng lực tác nghiệp của ngư dân, Bộ Nông nghiệp đã nghiêm túc lắng nghe những kiến nghị từ ngư dân, các cơ quan quản lý ngư nghiệp, và các chuyên gia có liên quan, đồng thời trên cơ sở triển khai các nghiên cứu thực tế, quyết định đưa thời gian cấm kéo lưới đánh bắt cá tại khu vực biển Hoàng Hải, Bột Hải, và Đông hải thống nhất điều chỉnh từ ngày 1 tháng 06 đến ngày 01 tháng 08, riêng chính sách quy định cấm kéo lưới đánh bắt cá đối với khu vực biển Nam hải (Biển Đông) tạm thời không có thay đổi. Thông báo liên quan về quy định mùa cấm kéo lưới đánh bắt cá trên biển sau khi điều chỉnh sẽ như sau:

    I-Quy định vùng nước cấm đánh bắt

    Các vùng nước thuộc biển Bột hải, Hoàng hải, Đông hải, kể cả khu vực 12 độ vĩ bắc của biển Nam hải (Biển Đông) (bao gồm Vịnh Bắc bộ).

    II-Quy định loại hình tác nghiệp cấm đánh bắt

    (1)-Vùng nước “Khu vực biển tiếp giáp giữa Phúc kiến và Quảng Đông” thuộc phía bắc của biển Bột hải, Hoàng hải, Đông hải: Ngoại trừ sử dụng ngư cụ cần câu, cấm tất cả các hình thức tác nghiệp khác.

    (2)-Vùng nước thuộc 12 độ vĩ bắc của biển Nam Hải (Biển Đông) tới “khu vực biển tiếp giáp giữa Phúc Kiến và Quảng Đông” (bao gồm Vịnh Bắc bộ): Ngoại trừ lưới đơn tầng và cần câu, cấm tất cả các hình thức tác nghiệp khác.

    III-Quy định thời gian cấm đánh bắt

    (1)-Vùng nước thuộc 35 độ vĩ bắc về phía bắc của biển Bột hải, biển Hoàng hải sẽ thực hiện từ 12h ngày 01 tháng 06 đến 12h ngày 01 tháng 09; trong đó cấm kéo lưới đánh bắt kể từ 12h ngày 01 tháng 06 đến 12h ngày 01 tháng 08.

    (2)-Vùng nước từ 35 độ vĩ bắc đến 26 độ 30' của biển Hoàng hải và biển Đông hải sẽ thực hiện từ 12h ngày 01 tháng 06 cho đến 12h ngày 16 tháng 09; vùng nước thuộc biển Đông hải từ 26.30' độ vĩ bắc tới “khu vực biển tiếp giáp giữa Phúc kiến và Quảng đông” sẽ thực hiện từ 12h ngày 16 tháng 05 đến 12h ngày 01 tháng 08. Trong đó: thời gian quy định cấm đánh bắt bằng các hình thức kéo giàn rọ tôm, lưới lồng, lưới quét sẽ thực hiện từ 12h ngày 01 tháng 06 đến 12h ngày 01 tháng 08, thời gian cấm kéo lưới bắt cá bằng đèn quét thực hiện từ 12h ngày 01 tháng 05 đến 12h ngày 01 tháng 07.

    (3)-Vùng nước từ 12 độ vĩ bắc tới “khu vực biển tiếp giáp giữa Phúc Kiến và Quảng Đông” của biển Nam hải (Biển Đông) (bao gồm Vịnh Bắc bộ) sẽ cấm đánh bắt từ 12h ngày 16 tháng 05 đến 12h ngày 01 tháng 08.

    (4)-Thời gian quy định cấm các tác nghiệp đánh bắt không ít hơn hai tháng rưỡi, mức cụ thể sẽ do những cơ quan quản lý nghề cá của các thành phố trực thuộc các tỉnh, các khu tự trị ven biển quyết định, và báo cáo Bộ Nông nghiệp về đề án chuẩn bị.

    Các tỉnh (thành) có thể căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, trên cơ sở quy định của quốc gia để xây dựng thêm các biện pháp nghiêm ngặt nhằm thực hiện việc bảo tồn tài nguyên.

    IV-Quy định thời gian thực hiện

    Những quy định điều chỉnh mùa cấm đánh bắt cá trên đây có hiệu lực thực hiện bắt đầu từ năm 2012.

    Chế độ mùa cấm đánh bắt cá trên biển là một biện pháp thực hiện quan trọng nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển, xây dựng văn minh sinh thái hải dương, thúc đẩy hoạt động nghề cá phát triển một cách bền vững, là chế độ nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu đánh bắt dân sinh của ngư dân các vùng ven biển và thực tiễn ổn định xã hội của các làng nghề cá. Chính phủ nhân dân các cấp ven biển cần đẩy cao thêm một bước nhận thức đối với tính quan trọng của việc thực hiện quy định mùa cấm đánh bắt cá, kiên định thực hiện tốt các điều khoản của quy định này. Những cơ quan quản lý nghề cá ven biển các cấp cũng như những cơ quan quản lý, giám sát ngư chính, ngư cảng trực thuộc, dưới sự chỉ đạo của chính phủ địa phương, cần mở rộng mức độ tuyên truyền, đẩy mạnh thực thi quản lý pháp luật, tăng cường việc phối hợp và hợp tác. Những đơn vị sản xuất ngư nghiệp liên quan và quần chúng ngư dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản trong quy định mùa cấm đánh bắt cá, cùng duy trì hoạt động sản xuất nghề cá một cách ổn định và các quy trình của mùa cấm đánh bắt, đảm bảo chế độ mùa cấm đánh bắt cá được tiến hành thuận lợi.

    Đặc biệt xin thông báo


    Ngày 12 tháng 01 năm 2012
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thiên vị thế ? [-)
    Hổng tặng tui à ? :((:((:((
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trích:
    ptkh viết lúc 04:57 - 04/02/2012 [​IMG]
    Eo ơi ... X_XX_XX_XX_XX_X

    [​IMG]


    Bí quyết nắm giữ trái tim các chàng trai của các cô gái xứ dừa là ăn đuông sống !
    Vì khi chiên xào sẽ làm mất đi hoặc thay đổi thành phần một số vitamin cũng như một số hoạt chất có trong con đuông !
    Ăn đuông còn sống ngọ ngoạy như cô gái này là cách để có làn da bóng mịn ửng hồng , ánh mắt long lanh làm những chàng trai như @Prince_Dalat say như điếu đổ !
    Cũng chẳng có gì khó hiểu , vì khi ăn đuông sống thường xuyên , sức khỏe sẽ tăng lên . Mà khi con người có sức khỏe thì nét đẹp sẽ bật ra từ bên trong , da dẽ sẽ hồng lên nhờ những vi mạch li ti trên da luôn căng tràn nhựa sống !

    Không cần đến son phấn vẫn đẹp như thường ! :x:x:x
    Vậy ptkh và cả @hoatimbanglang chịu khó tập ăn đuông dừa còn sống đi nhé !
    ;));));));));))
    Ăn quen rồi có khi lại nghiện đấy !
    Cái cảm giác có con sâu mềm mềm , mát lạnh đang ngọ ngoạy trong mồm rất ... phê !

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]

  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thắng trong chữ ThamLaThang ./.


    :)):)):))
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Sợ quá. Khổng dám ăn đâu, chỉ nuốt chửng thôi........:-ss
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    @thamlathang ơi ! \m/\m/\m/

    Có người đang muốn bồng anh yêu của em vào phòng đây này !


    :((:((:((:((:((:((

Chia sẻ trang này