Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

6961 người đang online, trong đó có 919 thành viên. 12:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 36970 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/477114/Tam dinh-chi-cong-tac-hai-lanh-dao-Tien-Lang.html

    Tạm đình chỉ công tác hai lãnh đạo Tiên Lãng
    TTO - Tối 11-2, tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, UBND TP. Hải Phòng đã công bố quyết định tạm đình chỉ công tác đối với các quan chức liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang.
    Theo đó, ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và phó chủ tịch UBND Nguyễn Văn Khanh, tạm đình chỉ chức vụ để kiểm điểm theo quy định.
    >> Thủ tướng kết luận: Vụ Tiên Lãng là trái luật
    >> Hải Phòng triển khai kết luận của Thủ tướng
    >>
    Xem hồ sơ vụ cưỡng chế đất đai ở Hải Phòng trên TTO

    [​IMG]Ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, vừa nhận quyết định tạm đình chỉ công tác

    Trước mắt, ông Lương Hữu Huyền, phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, được phân công phụ trách điều hành công việc của huyện thay ông Lê Văn Hiền.
    Ông Đỗ Trung Thoại làm tổ trưởng triển khai kết luận của Thủ tướng
    Sáng nay (11-2), cuộc họp triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đã được tổ chức với sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền.


    [​IMG]Ngôi nhà của gia đình ông Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng) giờ chỉ còn là đống gạch vụn bên đầm tôm - Ảnh: Đức Bình

    Theo đó, TP Hải Phòng thành lập tổ công tác để triển khai kết luận của Thủ tướng do phó chủ tịch UBND TP Đỗ Trung Thoại làm tổ trưởng. Tổ công tác này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ông Dương Anh Điền.
    Thành viên của tổ công tác bao gồm giám đốc các sở, ngành liên quan, đồng thời mời đại diện lãnh đạo các ban của Thành ủy, Ban Pháp chế HĐND TP, MTTQ VN, Hội Nông dân, VKSND, TAND TP tham gia theo dõi, giám sát thực hiện.
    UBND TP Hải Phòng quyết định ngay chiều 11-2, tổ chức công bố quyết định về việc đình chỉ công tác đối với ông Lê Văn Hiền - chủ tịch UBND huyện và ông Nguyễn Văn Khanh - phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
    Cổng thông tin điện tử Hải Phòng cho biết tại cuộc họp trên, UBND TP đã nghiêm túc quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất vi phạm quy định pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng để sớm ổn định tình hình về mọi mặt của huyện Tiên Lãng.
    UBND thành phố đã giao các ngành chức năng thành phố và huyện Tiên Lãng: Tiến hành thực hiện thủ tục thu hồi các quyết định thu hồi đất số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, số 461/QĐ-UBND ngày 7-4-2009, quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND ngày 24-11-2011 của UBND huyện Tiên Lãng; xem xét, triển khai các thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003.
    UBND TP cũng yêu cầu cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thành và công bố kết quả điều tra vụ án phá nhà coi đầm và vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” để truy tố, xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo.
    Thực hiện kết luận của Thủ tướng, UBND TP chỉ đạo rà soát đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất nói chung, diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển nói riêng trên địa bàn TP, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất này; tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm hành chính đối với các tập thể, cá nhân có liên quan vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
    LÊ KIÊN - VietNam+
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2012/02/chau-a-bao-tay-chi-tieu-quoc-phong/

    Châu Á bạo tay chi tiêu quốc phòng

    Ngân sách quốc phòng tăng mạnh của Trung Quốc đang góp phần thúc đẩy việc chi tiêu cho quân sự trên khắp châu Á, với các khí tài được mua từ máy bay chiến đấu, trinh thám đến công nghệ tên lửa.
    > Ấn Độ chi 11 tỷ USD mua phi cơ chiến đấu Pháp
    > Mỹ 'lên đời' vũ khí cho Đài Loan


    [​IMG]Ấn Độ vừa chi 11 tỷ USD để mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Ảnh: Outlookinda
    Làn sóng chi tiêu quân sự ở châu Á mang lại cho Mỹ và châu Âu một cơ hội để bù đắp nhu cầu đang ngày một giảm ở thị trường phương Tây.
    Hãng sản xuất trang thiết bị quân sự Lockheed Martin và công ty sản xuất máy bay chiến đấu Boeing sẽ có buổi trình diễn máy bay vào tuần sau tại Singapore với tư cách là hai nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ, nhằm cạnh tranh với các hãng châu Âu nhằm chiếm phần bánh to trong đơn đặt hàng trị giá 7 tỷ USD của Hàn Quốc. Cuộc đấu khắc nghiệt này cũng tương tự như những gì đang diễn ra ở Nhật và Ấn Độ.
    Theo Frost & Sullivan, chi tiêu vào việc mua sắm máy bay chiến đấu, tên lửa và các vũ khí thiết bị khác của các nước châu Á Thái Bình Dương được dự đoán là có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 4,2%, đạt giá trị tới 114 tỷ USD vào năm 2016. Lý do là sự tăng trưởng kinh tế và những căng thẳng leo thang trong khu vực. Tập đoàn Goldman Sachs dự đoán rằng chỉ riêng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên 14% hàng năm từ nay cho tới 2015.
    “Nguồn thu ngân sách tăng lên khiến đầu tư cho quốc phòng cũng tăng,” Tim Huxley, giám đốc điều hành của Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược châu Á tại Singapore nói. “Nhiều khu vực của châu Á không an toàn hoặc là chính phủ các nước có lý do để nhận thấy sự bất ổn”.
    Trung Quốc đang tiến hành dự án tàu sân bay đầu tiên và máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Nước này lên kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 13%, đạt 601,1 tỷ nhân dân tệ (95 tỷ USD) vào năm ngoái. Quốc gia này đang đẩy mạnh ngân sách cho quốc phòng để thay thế các loại máy bay chiến đấu cũ, và đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh những căng thẳng về lãnh thổ gia tăng, các nhà phân tích của Goldman Sachs, Ronald Keung và Tom Kim, cho biết.
    Chạy đua mua chiến đấu cơ

    Đài Loan đang có kế hoạch nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 trong một dự án tiêu tốn khoảng 3,7 tỷ USD. Theo một tuyên bố của cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng, dự án của Đài Loan bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống định vị và radar mới.
    Cục ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc cho biết, nước này đang lên kế hoạch mua sắm khoảng 60 máy bay chiến đấu. Các hồ sơ dự thầu đơn hàng này bao gồm F-35 của Lockheed Martin, F-15 của Boeing, chiến đấu cơ Typhoon của Eurofighter, và Gripen của Saab. Ngoài ra, quốc gia này cũng đang mua sắm thêm các loại máy bay trực thăng tấn công cũng như xem xét việc mua thêm các thiết bị bay không người lái để trang bị cho quân đội và hải quân.
    Công ty Lockheed, có trụ sở đặt tại Bethesda, Maryland, đã giành được đơn đặt hàng của Nhật Bản đặt mua 42 chiếc máy bay chiến đấu F-35 vào tháng mười hai. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, dự án đầu tư thêm các máy bay phản lực này trị giá 1,6 nghìn tỷ yên (21 tỷ USD) bao gồm cả việc mua mới, vận hành và bảo dưỡng trong 20 năm. Singapore cũng đã đăng ký như là một đối tác phát triển của phi cơ chiến đấu.
    Tuần trước, Ấn Độ đã chấm công ty Dassault Aviation SA của Pháp là nhà thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu. Trong khi Lockheed, Boeing, Saab và tập đoàn máy bay United có trụ sở tại Moscow bị loại ngay từ vòng đầu thì nhà sản xuất máy bay Rafale cũng lọt vào danh sách vòng sau cùng với Eurofighter Typhoon. Cuối cùng chỉ có Dasault thắng thầu.
    Mục tiêu của Eurofighter bây giờ là các nhà thầu Hàn Quốc cùng với các cơ hội ở Malaysia và vùng Vịnh, giám đốc điều hành Enzo Casolini cho biết. Cũng theo Casolini, châu Á là “thị trường quan trọng". Xuất khẩu chiến đấu cơ Typhoon cũng hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp của châu Âu và nền kinh tế châu Âu.”
    Quá trình sản xuất của Eurofighter bị ngừng trệ khi chính phủ các nước châu Âu tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và các quốc gia phải “thắt lưng buộc bụng”. Theo Fitch Ratings, năm ngoái, chi tiêu cho quốc phòng của Tây Âu giảm khoảng 5% và có thể giảm hơn nữa trong năm nay.
    Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của châu Á - Thái Bình Dương tăng 14% năm ngoái và trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất, theo Frost & Sullivan. Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy rằng, Nhật Bản là nước chi tiêu lớn thứ hai về quốc phòng ở châu Á, sau Trung Quốc, với ngân sách chi tiêu lên tới 54,5 tỷ USD trong năm 2010. Cũng trong năm ngoái, Ấn Độ được đánh giá là nước đứng thứ ba với mức chi cho quốc phòng là 41,3 tỷ USD. Dẫn đầu mức chi tiêu cho quốc phòng trong năm ngoái là Mỹ với tổng ngân sách trị giá 698 tỷ USD.
    Chiến đấu cơ Trung Quốc

    [​IMG]Hai chiếc JF-17 của Trung Quốc. Ảnh: China Militray Report
    Trung Quốc cũng đang tìm kiếm để tận dụng cơ hội của việc tăng ngân sách cho quốc phòng bằng cách bán các thiết bị được sản xuất ở trong nước ra thị trường nước ngoài. Tại cuộc triển lãm ở Singapore, bộ phận xuất khẩu vũ khí của tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), đơn vị hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc, sẽ giới thiệu máy bay chiến đấu loại JF-17 có biệt danh là Fierce Dragon (Rồng dữ) do nước này hợp tác với Pakistan sản xuất. Ngoài ra các loại máy bay nâng cao như L-15, Yilong hoặc Pterodactyl và máy bay do thám cũng sẽ được giới thiệu và ra mắt tại triển lãm.
    “Những cuộc triển lãm hàng không như thế này là dịp giúp các công ty quốc phòng Trung Quốc tiến ra thị trường toàn cầu nhằm phản ánh sức mạnh tăng lên của họ”, Ken Zhang, một nhà phân tích quốc phòng có công ty đặt tại Bắc Kinh cho biết. Ông nói, các công ty như AVIC cũng cần đẩy mạnh xuất khẩu để có kinh phí trang trải cho việc nghiên cứu bởi lẽ họ có thể không giành được “lợi nhuận béo bở” từ các hợp đồng bán hàng cho quân đội Trung Quốc.
    Lockeed cũng thấy được nhu cầu về công nghệ tên lửa phòng thủ ở châu Á - Thái Bình dương, giống như một xu hướng đã thấy ở Trung Đông một thập kỷ trước.
    “Chúng tôi nhận thấy họ đang có các mối quan ngại về an ninh giống hoặc tương tự như ở Trung Đông trước đây", Robert Stevens, giám đốc điều hành văn phòng Lockheed, nhận xét. "Đó là, sự phát triển lớn mạnh của công nghệ, mong muốn có được tên lửa có khả năng chiến đấu tốt hơn, tầm xa hơn, chính xác hơn, cũng như mong muốn của các chính phủ nâng cao khả năng phòng vệ nhằm chống lại mối đe dọa của tên lửa đạn đạo".
    Máy bay trinh sát và do thám

    Công ty truyền thông L-3 có trụ sở tại New York, đã nhận được sự quan tâm của khách hàng ở châu Á Thái Bình dương đối với các máy bay có người lái, máy bay thông minh, các hệ thống trinh sát, theo dõi và do thám, cũng như loại máy bay do thám không người lái, giám đốc điều hành của công ty Michael Strianese cho biết cuối tháng trước.
    Bill Swanson, giám đốc điều hành công ty Raytheon, một hãng sản xuất tên lửa lớn nhất trên thế giới, nói rằng công ty hy vọng sẽ đạt được 30% lượng đơn hàng và 26% doanh thu bán hàng từ thị trường ngoài Mỹ trong năm nay.
    “Châu Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng và vẫn đang phát triển,” Swanson nói.
    Cao Thu (Theo Bloomberg
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/158714/Viet-Nam-Thai-Lan-va-Qatar-hop-tac-dau-tu-du-an-To-hop-hoa-dau.html

    Việt Nam, Thái Lan và Qatar hợp tác đầu tư dự án Tổ hợp hóa dầu
    SGTT.VN - Ngày 9.2.2012, tại Bangkok, tập đoàn Siam Cement (SCG) của Thái Lan, công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Thái Lan (TPC), Qatar Petroleum International (QPI) thuộc tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Qatar (QP), tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã ký kết hợp đồng liên doanh hợp tác đầu tư dự án Tổ hợp hóa dầu tại Việt Nam.

    [​IMG]

    Lễ ký hợp đồng liên doanh đầu tư dự án tổ hợp hóa dầu.


    Dự án có tổng giá trị đầu tư 4,5 tỷ USD, là tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam, đóng góp vào việc giảm tỷ lệ các sản phẩm nhập khẩu. Theo hợp đồng liên doanh, SCG sẽ nắm giữ 28% cổ phần của dự án, công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Thái Lan (TPC) sở hữu 18%. Phần còn lại thuộc về các đối tác chiến lược khác, bao gồm: QPI Việt Nam (trực thuộc Qatar Petroleum International), PetroVietnam và Vinachem. Dựa trên hợp đồng liên doanh và các thỏa thuận về tài chính đã ký kết, dự án tổ hợp hóa dầu dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng bốn năm tới.
    Tổ hợp hóa dầu có khả năng sản xuất 1,4 triệu tấn olefin với công nghệ nghiền linh hoạt từ các nguyên liệu như êtan, proban, napta. Dự án cũng bao gồm các công trình phụ trợ khác như cảng, cầu tàu, các kho chứa hàng, nhà máy điện... Ngoài ra, với công nghệ nghiền tích hợp, nhà máy còn có thể sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng như polyethylene (PE), polypropylene (PP) và vinyl chloride monomer (VCM). Sản phẩm được sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước của Việt Nam.
    Cũng trong lễ ký kết, công ty Qatar International Petroleum Marketing (TASWEEQ), nhà phân phối độc quyền các sản phẩm khí hóa lỏng của Qatar, đã ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn các nguyên liệu proban và napta cho nhà máy nghiền; công ty PV Gas trực thuộc PetroVietnam đã ký ghi nhớ cung cấp nguyên liệu êtan.
    Với vị trí đặt tại khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gần với tổ hợp lọc dầu tương lai và cách TP.HCM khoảng 100 km, sản phẩm của dự án tổ hợp hóa dầu có thể dễ dàng tiếp cận thị trường khu vực miền Nam. Dự án bao gồm các nhà máy sản xuất trong các ngành công nghiệp như đóng gói bao bì, ống PVC, thiết bị điện, linh kiện lắp ráp ô tô...
    tin, ảnh: Các Ngọc
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/158665/Lai-suat-co-giam-nhung-van-con-qua-cao.html

    Lãi suất có giảm nhưng vẫn còn quá cao
    SGTT.VN - Lãi suất cho vay đã có xu hướng hạ nhiệt, song mức giảm còn dè dặt và phạm vi còn nhỏ, hẹp.
    Giữa năm 2011, công ty cổ phần Mạnh Trường (Hà Nội), vay 500 triệu đồng của ngân hàng Bảo Việt với lãi suất 24,5% năm. Ông Nguyễn Mạnh Thắng, giám đốc công ty này cho biết, khoản lãi suất nay đã được điều chỉnh xuống còn 20,5%/năm. Giám đốc công ty may túi xách Minh Tiến (TP.HCM) Nguyễn Trí Kiên cũng cho biết, lãi suất món vay 3,5 tỉ đồng của doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank cũng vừa được giảm hơn 1%/năm, còn 17%/năm.
    Chính sách giảm lãi suất cho vay vốn được một số ngân hàng rục rịch áp dụng, song mức giảm vẫn dè dặt và phạm vi còn nhỏ, hẹp. Tổng giám đốc ngân hàng Eximbank Trương Văn Phước cho biết, mức giảm trung bình đối với lãi suất cho vay của ngân hàng là 1%/năm. Tuỳ vào món vay, lãi suất của Eximbank trung bình 17 – 19%/năm. Theo ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ngân hàng ACB, mặt bằng lãi suất chỉ có thể giảm chút ít, do các ngân hàng phải gánh chi phí đầu vào quá cao. Một số ngân hàng thiếu thanh khoản vẫn tìm cách vượt trần lãi suất huy động, gây sức ép thanh khoản lên thị trường ngân hàng, đồng thời làm khó mục tiêu giảm dần mặt bằng lãi suất của cả hệ thống.
    Nhiều doanh nghiệp cho rằng lãi suất dù đã giảm nhưng vẫn là quá cao so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Thành viên HĐQT một doanh nghiệp kinh doanh kho vận tại Bắc Ninh cho biết, doanh nghiệp có món vay tương đương 5 triệu USD từ năm 2008 với lãi suất ban đầu chỉ là 10,5%/năm. Năm 2011, lãi suất của khoản vay này đã được điều chỉnh lên tới 25%/năm và nay giảm còn 20%/năm. “Trong tính toán ban đầu của chúng tôi, phương án xấu nhất, lãi suất ngân hàng cũng chỉ là 15%. Mặc dù có nhiều khách hàng lớn, ổn định với công suất hoạt động đạt tới 95%, song lợi nhuận của doanh nghiệp cũng chỉ đủ gánh khoản chi phí lãi vay”, ông này cho biết.
    Ông Kiên chia sẻ, đây là thời điểm tương đối thuận lợi để doanh nghiệp của ông tìm kiếm mặt bằng, cả về vị trí lẫn giá cả. Song phần vì sức mua của thị trường vẫn quá chậm, phần khác lãi suất ngân hàng vẫn đắt đỏ, nên kế hoạch mở rộng kênh phân phối của Minh Tiến đặt ra từ cuối năm 2011 nay đang phải tính toán lại.
    Tương tự, giám đốc công ty cổ phần Mạnh Trường cho biết, có đối tác đặt vấn đề hợp tác xây dựng một nhà xưởng tại Đà Nẵng, cam kết thị trường đầu ra, song doanh nghiệp cũng chưa mặn mà, do lo ngại làm không đủ trả lãi.
    Ông Trương Văn Phước xác nhận, hồ sơ vay vốn mới gửi đến ngân hàng rất ít, do doanh nghiệp phần lớn e ngại lãi suất cao. Phụ trách bộ phận tín dụng của một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cho biết, trong hơn một tháng qua, lượng vốn ngân hàng giải ngân chủ yếu của doanh nghiệp đảo nợ.
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Quoc-te/158678/Syria-Bat-on-noi-bo-hay-xung-dot-giua-cac-nen-van-minh.html

    Syria: Bất ổn nội bộ hay xung đột giữa các nền văn minh?
    LTS: Syria nằm tại vị trí giữa các nền văn minh Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và đã từng tham dự vào các biến động giữa các nền văn minh này. Syria có bờ biển thông ra Địa Trung Hải, cũng là vùng biển tiếp giáp của các quốc gia đa dạng thuộc phương Tây và thế giới Hồi giáo – và là đồng minh cận kề Iran, kẻ thách thức số một đối với phương Tây hiện nay. Ngoài ra, những sắp đặt chiến lược của các nước lớn cũng tiến lùi theo trái độn quan trọng này. Liệu các bất ổn kinh tế xã hội có dẫn Syria đến những thay đổi lớn hơn cho thế quân bình gần đây?
    Chúng tôi giới thiệu với độc giả loạt bài về Syria, khảo cứu một số khía cạnh dễ nhận thấy nhất, trong đó có xung đột giữa các nền văn minh và ý thức mới của cộng đồng nhân dân Syria trước các vấn đề dân sinh, dân chủ.
    Cộng hoà Arập Syria nằm ở Tây Á, giáp giới Lebanon và Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.
    Quốc gia non trẻ

    [​IMG]

    Đám tang của một cậu bé 10 tuổi bị quân đội Syria giết hại ở Idlib, bắc Syria ngày 9.2.2012. Xung đột tại Syria những ngày gần đây bộc phát dự dội, nhất là ở điểm nóng Homs. Ảnh: AP


    Sau thế chiến thứ nhất, Pháp nắm quyền uỷ trị vùng giáp biển Địa Trung Hải của đế quốc Ottoman ngày xưa, đó là tỉnh Syria. Pháp vẫn giữ quyền quản hạt khu vực này cho đến năm 1946 thì trao trả độc lập cho Syria. Quốc gia non trẻ này đứng trước bất ổn chính trị và hàng loạt các cuộc đảo chính trong mấy mươi năm độc lập. Tháng 2.1958, Syria liên minh với Ai Cập thành lập Cộng hoà liên bang Arập. Vào tháng 9.1961, hai đồng minh này tách ra và nước Cộng hoà Arập Syria được thành lập. Tháng 11.1970, Hafiz al-Asad, một thành viên đảng Ba’th nhánh thiểu số Alawite (một nhánh nhỏ của Shiite) đã nắm lấy binh quyền sau một cuộc đảo chính êm thấm và mở đầu cho một giai đoạn bình trị của đất nước này.
    Vào cuộc chiến Arập – Do Thái (Israel) năm 1967, Syria thất thủ, cao nguyên Golan về tay Israel. Trong suốt những năm 90 của thế kỷ 20, Syria và Israel đã có một số hoà đàm để trao trả cao nguyên này về Syria. Sau cái chết của Tổng thống Hafez al-Asad, con trai ông, Bashar al-Asad, trở thành tổng thống thông qua một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 7.2000. Quân đội Syria đồn trú tại Lebanon từ năm 1976 trong sứ mệnh giữ gìn hoà bình đã triệt thoái từ tháng 4.2005. Trong giai đoạn xung đột giữa Israel và Hezbola năm 2006, Syria đặt quân đội trong tình trạng báo động nhưng không trực tiếp can thiệp hỗ trợ cho đồng minh Hezbola. Tháng 5.2007, Bashar al-Asad tái đắc cử tổng thống. Chịu ảnh hưởng của một số cuộc nổi dậy trong nước, các cuộc biểu tình phía nam tỉnh Daara đã nổ ra vào tháng 3.2011 nhằm bãi bỏ luật Tình trạng khẩn cấp vốn cho phép bắt giữ không xét xử, luật hoá hoạt động các đảng đối lập và sa thải các quan chức tham nhũng.
    Bất ổn kéo dài
    Từ tháng 3.2011, các cuộc biểu tình và tình trạng bất ổn đã lan ra hầu như tất cả các thành phố Syria theo nhiều cường độ khác nhau. Chính phủ đã có những nhượng bộ như huỷ bỏ luật Tình trạng khẩn cấp và đồng ý cho phép các chính đảng mới hoạt động và đa dạng hoá các cuộc bầu cử và quyền lực địa phương. Tuy nhiên phe đối lập vẫn kiên quyết yêu cầu Tổng thống Asad phải ra đi và các chiến dịch an ninh của chính phủ đã dẫn đến xung đột nghiêm trọng giữa chính phủ và các thành phần đối lập.
    Trong những ngày đầu năm 2012 này, bạo lực đã leo thang khiến hàng trăm người Syria nữa thiệt mạng. Trước đó, vào tháng 11.2011, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc đã báo cáo có khoảng 3.500 người đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu xảy ra các cuộc bạo động và 22 quốc gia thuộc Liên đoàn Arập đã thống nhất cho một cuộc cấm vận kinh tế đối với Syria. Thậm chí con số các nạn nhân này tính đến tháng 2.2012 đã được những nguồn tin truyền thông xác nhận từ hơn 5.000 và các nhóm nhân quyền phúc trình lên đến 7.000 người.
    Vào ngày 4.2.2012, Nga và Trung Quốc một lần nữa đã phủ quyết để ngăn cản một dự thảo nghị quyết về Syria trong phiên biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vốn phản ánh kế hoạch của Liên đoàn Arập đề nghị một quá trình chuyển tiếp sang một hệ thống chính trị dân chủ do người Syria lãnh đạo. Sự phủ quyết này đã gây bất bình cho các nước thuộc Liên đoàn Arập và nhiều nước trên thế giới vì đã gián tiếp cổ võ thêm cho bạo lực và thảm sát giữa các bên Syria với nhau. Bản thân các phản ứng trái ngược của các nhà ngoại giao các nước đã phản ánh được tình thế nan giải của đất nước đặc biệt này. Các cuộc leo thang trấn áp của quân Chính phủ Syria ở Homs không nhất thiết nhằm vào giới chống đối có võ trang đã khiến cộng đồng các nước vùng Vịnh nổi giận rút các ngoại giao đoàn về nước. Đã có những đánh giá nghiêm trọng rằng Syria có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tranh toàn diện như thế chiến thứ 3.
    Syria là đồng minh của Iran (một quốc gia ngoài khối Arập) vì lý do cân bằng lực lượng và lo ngại sức mạnh trỗi dậy của Iraq nhiều hơn lý do cùng hệ phái tôn giáo hay chủng tộc. Syria đã trở thành một bộ phận của liên minh Syria – Iran – Nga – Trung Quốc mặc dù quốc gia này đã nỗ lực thăng bằng giữa thế giới phương Tây và các thế lực khác. (còn tiếp)
    Lê Vĩnh Trương
    (quỹ Nghiên cứu Biển Đông
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20110529101549899CA32/16-su-that-gay-choang-ve-trung-quoc.chn

    16 sự thật gây choáng về Trung Quốc










    [​IMG]
    Sự thật thứ 1: Trung Quốc tiêu thụ khoảng 53% lượng xi măng; 48% lượng quặng sắt và 47% lượng than đá của thế giới.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Quy mô và tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc hiện nay chưa tùng có tiền lệ trong lịch sử.

    Chỉ trong 10 năm, một nền kinh tế nhỏ mới nổi đã chuyển thành một sức mạnh kinh tế ngang hàng với Mỹ.

    Dù muốn hay không, phải thừa nhận từ nay Trung Quốc sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh tế toàn cầu. Hãy hy vọng kinh tế Trung Quốc không chấn động.

    [​IMG]


    1. Trung Quốc tiêu thụ khoảng 53% lượng xi măng; 48% lượng quặng sắt và 47% lượng than đá của thế giới. Đối với nhiều loại hàng hóa khác, con số tiêu thụ của Trung Quốc cũng cao tương đương như vậy.
      [​IMG]

    1. Trong thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh gấp 7 lần so với kinh tế Mỹ (tốc độ tăng trưởng 316% so với 43%).
      [​IMG]

    1. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đứng thứ 91 trên thế giới, thấp hơn Bosnia & Herzegovina.
      [​IMG]

    1. 85% cây thông giả trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. 80% đồ chơi trên thế giới cũng được làm ra tại đây.
      [​IMG]

    1. Nếu dành toàn bộ thu nhập/năm để mua nhà, một người Bắc Kinh sẽ mua được 1 mét vuông nhà. Tất nhiên người đó không thể chỉ dành toàn bộ thu nhập cho việc này. Một mét vuông nhà ở tại Bắc Kinh có giá trung bình 26.000 nhân dân tệ tương đương khoảng 3.800USD thế nhưng thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.000 nhân dân tệ/tháng.
      [​IMG]

    1. Trung Quốc có tổng số lợn lớn hơn 43 nước sản xuất thịt lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc) cộng lại.
      [​IMG]

    1. Người tiêu dùng Trung Quốc hút khoảng 50.000 điếu thuốc/giây.
      [​IMG]

    1. Tàu chạy nhanh nhất Mỹ có tốc độ chưa bằng nửa so với tàu mới chạy giữa Thượng Hải và Bắc Kinh (150 mph và 302 mph).
      [​IMG]

    1. Sa mạc Gobi của Trung Quốc tương đương diện tích Peru và mỗi năm mở rộng thêm 1.400 dặm vuông do tình trạng thiếu nước, canh tác quá mức. Sa mạc Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á. Sa mạc Gobi nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và phía nam Mông Cổ. Khu vực sa mạc này giáp dãy núi Altay và các thảo nguyên Mông Cổ về phía bắc, cao nguyên Tây Tạng về phía tây nam, đồng bằng Bắc Trung Quốc về phía đông nam. Đây là sa mạc lớn thứ 4 thế giới về diện tích. Sa mạc này từng là một phần của đế quốc Mông Cổ và cũng là nơi có nhiều thành phố quan trọng dọc theo con đường tơ lụa. Khu vực sa mạc này là một bóng mưa do dãy Hymalaya ngăn các đám mây mang mưa đến Gobi.
      [​IMG]

    1. Trung Quốc có 64 triệu căn nhà trống, trong đó tính cả các thành phố không có người ở.
      [​IMG]

    1. Đến năm 2025, Trung Quốc sẽ xây đủ nhà chọc trời để xây dựng được 10 thành phố quy mô tương đương New York.
      [​IMG]

    1. Bởi số lượng người theo Cơ đốc giáo tại Trung Quốc tăng nhanh, hiện tại Trung Quốc có tới 54 triệu người theo Cơ đốc giáo trong đó 40 triệu người theo đạo Tin lành và 14 triệu người theo Thiên chúa giáo. Italy có tổng dân số khoảng 60 triệu trong đó khoảng 79% theo Cơ đốc giáo tương đương khoảng 47,4 triệu người, thấp hơn 12% so với Trung Quốc.
      [​IMG]

    1. Tỷ lệ người tin vào thuyết tiến hóa của Darwin tại Trung Quốc nhiều gấp đôi so với Mỹ. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 74% người Trung Quốc tin vào thuyết tiến hóa trong khi đó con số này tại Mêhicô, Achentina và Anh lần lượt là 69; 68% và 68%. Trong khi đó chỉ khoảng 48% người Nga; 42% người Mỹ; 42% người Nam Phi và 25% người Ai Cập tin vào thuyết này.

      [​IMG]
    Khi bạn mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, thực chất bạn đang cấp tiền cho chính phủ Trung Quốc. 8/10 công ty niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán Trung Quốc thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc: Petro China; ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc; Sinopec; ngân hàng Bank of China, tập đoàn năng lượng China Shenhua Energy Company; tập đoàn bảo hiểm China Life Insurance Company; ngân hàng truyền thông Trung Quốc.
    [​IMG]


    GDP của Trung Quốc sẽ có thể vượt Mỹ trong chưa đầy 15 năm. Ông Jun Ma, chuyên gia kinh tế trưởng tại Deutsche Bank, nhận xét: “Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của nhóm nền kinh tế mới nổi.” Ông dự báo đến năm 2020, GDP Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, ông nhấn mạnh dự báo của ông đã được điều chỉnh tăng lên so với trước đó 2 năm. Ông dự báo: “Chỉ trong 10 năm, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ có thể vượt qua Mỹ, trong giai đoạn này đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá dần dần.”

    [​IMG]


    Siêu thị lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc nhưng từ năm 2005 đến nay nó đã trống tới 99%.

    Ngọc Diệp
    Theo BusinesInsider

  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/145479/Ngu-dan-lan-hai-sam-o-Hoang-Sa-trung-dam-tien-ti.html

    Ngư dân lặn hải sâm ở Hoàng Sa trúng đậm tiền tỉ
    SGTT.VN - Chiều nay (30.5), ông Nguyễn Dự, chủ tịch UBND xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn cho biết: “Sáng nay, tàu của ông Lê Túc từ vùng biển Hoàng Sa trở về, trúng đậm hơn 1,5 tấn hải sâm sau chuyến biển kéo dài 1 tháng. Đây là chuyến đi biển đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay ở huyện đảo này”.

    [​IMG]

    Hải sâm trên tàu ông Túc được chuyển lên bờ đưa đi tiêu thụ.


    Cập cảng cá sáng nay, thuyền trưởng Lê Túc cho biết: “ Hàng chục năm qua hành nghề lặn, chưa bao giờ tàu cá của tôi lại lặn được nhiều hải sâm thế này. Thông thường có trúng lắm thì chỉ dừng ở 1 tấn hải sâm/chuyến biển. Đằng này đến 1,5 tấn. Thu nhập của mỗi thuyền viên sau chuyến biển này ít nhất được khoảng 120 triệu đồng. Chúng tôi tiếp tục gắn bó với vùng biển Hoàng Sa và nghề lặn này trong thời gian tới”.
    "Hải sâm theo giá thị trường hiện nay dao động khoảng 1,6-1,7 triệu đồng/ kg (chưa qua sơ chế) thì chúng tôi cũng thu được gần 2,5 tỉ đồng, trừ chi phí lãi còn khoảng 2 tỉ đồng", ông Túc cho biết thêm.
    Theo các chuyên gia, hải sâm có tên khoa học là Stichopus japonicus selenka, là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết, tập trung nhiều nhất ở độ sâu 2-5m, hay gặp ở vùng vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm. Hải sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế quá trình sinh trưởng và di căn của các tế bào ung thư, chống mệt mỏi cơ bắp, duy trì trạng thái hoạt động cao, chống lão hóa…
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/539879/10-nam-di-kien-Trung-Quoc-doi-tai-san.html

    10 năm đi kiện Trung Quốc, đòi tài sản
    > Ngư dân kể chuyện bị kiểm ngư Trung Quốc đoạt tài sản
    TP - “Phải kiên quyết yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho chúng tôi vì Hoàng Sa rõ ràng là của Việt Nam” - đây là cái lý để lão ngư dân Trần Xề (73 tuổi) và ông Phạm Quang (50 tuổi) ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi theo đuổi vụ kiện.

    [​IMG]Ngư dân Phạm Quang với lá đơn gởi đến nhiều cơ quan chức năng để kiện hành vi của lính Trung Quốc.

    Ngang ngược
    Trong ngôi nhà nằm sát mép biển, lão ngư dân Trần Xề đan lưới chuẩn bị cho phiên biển mới ở vùng biển Hoàng Sa. Ông Xề sục sôi kể lại chuyến đi Hoàng Sa cách đây hơn 10 năm trước. 9 giờ ngày 30-4-2000, cả 3 chiếc thuyền của thôn Định Tân gồm: Phạm Quang, Trần Xề, Dương Văn Nam với 28 thuyền viên tiến ra quần đảo Hoàng Sa đánh cá chuồn.
    Ngày 2-5, cả 3 tàu cá đến đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa. Những phiên lưới đầu tiên, các thuyền đều làm ăn thuận lợi, được gần một hầm cá chuồn. Ban ngày đánh lưới chuồn, ban đêm các ngư dân tranh thủ câu cá kiếm thêm cho vợ con. Chưa kịp mừng thì tai họa ập đến.
    Chiều 6-5, đang thả lưới thì hai chiếc tàu Trung Quốc mang số 31 và 32 ập đến. Nghe tiếng súng bắn xối xả, đạn rít chói tai, ông Xề lao người xuống nước để tránh đạn.
    “Các ngư dân Việt Nam trở thành trò tiêu khiển của lính Trung Quốc - ông Quang nhớ lại - họ nổ súng và cười khi thấy những ngư dân núp chạy bảo toàn tính mạng”. Khi bắt giữ, không để ngư dân kéo lưới lên tàu, đám lính hạ lệnh cắt bỏ.
    Ngư dân Phạm Quang rơi nước mắt khi nghĩ đến giàn lưới hơn 300 tấm trị giá hàng trăm triệu của 3 tàu đều chìm nghỉm. Một ngư dân ra dấu nài nỉ xin đưa tài sản lên tàu nhưng cũng bị lính Trung Quốc gạt phắt và hăm dọa. Sau khi tịch thu toàn bộ máy định vị và hốt 10 tấn cá chuyển sang tàu, lính Trung Quốc buộc mũi 3 con tàu kéo về đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
    Đấu tranh đòi công lý
    Trên đường bị lôi về đảo Phú Lâm, các ngư dân trên thuyền bàn kế để có người thoát thân về Việt Nam báo cáo tình hình. Lên đảo, các ngư dân bị lập biên bản ngay trong đêm và quy tội “xâm phạm chủ quyền vùng biển của Trung Quốc”, đồng thời mỗi tàu bị ép buộc phải nộp phạt hơn 12.000 USD. Tại đây, các ngư dân gặp thêm ông thuyền trưởng Nguyễn Vinh là người cùng quê cũng bị bắt giữ trước đó.
    Tàu chiến Trung Quốc tiếp tục hành trình kéo thuyền bị bắt và đưa các ngư dân về đảo Hải Nam. Thấy tình hình không ổn, ông Quang bàn kế thoát thân về nước để tố cáo hành vi thu giữ tài sản trái phép của Trung Quốc cho nhà chức trách Việt Nam.
    Chào tạm biệt anh em, ông Quang ném một chiếc thúng xuống biển và phi thân theo. Trong đêm tối mù mịt, ông Quang gò lưng chèo hướng về phía một chiếc tàu đánh cá đang thắp đèn khá xa mà ông nhận định là ngư dân tỉnh Bình Định.
    Khi lên tàu trình bày hoàn cảnh, sau vài ngày, ông Quang được đưa vào đất liền. Trở về với 2 bàn tay trắng, ông Quang mang lá đơn kiện cùng với thuyền trưởng Trần Xề gửi đến các cấp với hy vọng sẽ được bồi thường thiệt hại, bởi các ngư dân đều dứt khoát: “Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam !”.
    Vụ kiện chưa đi tới đâu thì vào ngày 15-5-2007, ông Phạm Kháng (SN 1956), người anh ruột của ông Quang lại bị Trung Quốc bắt giữ tại quần đảo Hoàng Sa và nhốt 2 tuần lễ tại đảo Phú Lâm. Ngày nào người phiên dịch cũng tới thò đầu vào hỏi có chịu nộp tiền phạt không.
    Cuối cùng, không chịu được sức ép, các ngư dân phải gọi điện cho gia đình đi vay mượn và nộp 60.000 Nhân dân tệ qua tài khoản ngân hàng của thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam. Trước khi các ngư dân rời đảo Phú Lâm với tờ biên lai phạt, lính Trung Quốc còn xuống thuyền hút toàn bộ 1.500 lít dầu, lấy 210 tấm lưới, 1 máy dò cá, hốt đồ đạc mang lên đảo.
    Trong tờ biên bản phạt của Trung Quốc ghi rõ: Xử phạt tàu cá QNg 5978 TS Việt Nam số tiền 60.000 Nhân dân tệ, tương đương 8.000 USD. Ghi chú: đương sự vi phạm nghiêm trọng quy định “Luật ngư nghiệp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”….đương sự trong vòng 10 ngày phải nộp phạt, nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
    Bắt giữ ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và xử phạt theo luật pháp do Trung Quốc áp đặt... là câu chuyện phi lý mà ngư dân xã Bình Châu đã phải gánh chịu cả chục năm qua.
    Lê Văn Chương

    Vụ kiện chẳng đi tới đâu.
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Ngẫm lại sự gian xảo của tàu khựa.

    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Trung-Quoc-luon-danh-trao-tu-lieu-ve-bien-Dong/44980


    Luật sư Hoàng Ngọc Giao – nguyên Vụ phó Ban Biên giới Chính phủ:
    Trung Quốc luôn “đánh tráo tư liệu” về biển Đông
    Thứ Sáu, 3.6.2011 | 08:25 (GMT + 7)
    “Việt Nam là dân tộc đã chịu nhiều đau khổ qua các cuộc chiến tranh, vì vậy đường lối đối ngoại của Việt Nam là đường lối hoà bình. Song, Việt Nam cũng không thể nhân nhượng khi bờ cõi bị xâm phạm, khi có một quốc gia khác chà đạp lên luật pháp quốc tế”.

    [​IMG] Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
    [​IMG] Trung Quốc cố tình ngụy biện cho hành động vi phạm
    [​IMG] Trung Quốc: Không có bờ biển lại đòi vùng biển?
    [​IMG] Biển Đông là không thể xâm phạm
    [​IMG] Trung Quốc đang leo thang tranh chấp trên biển
    [​IMG] Việt Nam có thể khiếu nại lên Hội đồng Bảo an
    [​IMG] “Đường lưỡi bò của Trung Quốc” bị quốc tế chỉ trích

    Đó là chia sẻ với PV Lao Động của luật sư Hoàng Ngọc Giao - nguyên Vụ phó Ban Biên giới Chính phủ (nay là Ban Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao). Ông từng là học giả Fulbright tại Boston (Mỹ).
    ´ Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nhóm họp để đưa ra tiếng nói của giới luật sư đối với hành vi Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Với tư cách một luật sư, một thành viên trong cuộc họp, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
    - Trước hết, thái độ Trung Quốc trong câu chuyện này là thái độ của một nước lớn và bành trướng, thái độ bất chấp pháp luật quốc tế. Nếu hành xử theo pháp luật, đặc biệt là luật pháp quốc tế, không quốc gia nào ứng xử như Trung Quốc, từ hành động ở hiện trường cho đến phát ngôn của chính phủ. Trong thực tế, không thấy ai ngang ngược đến vậy. Ngang ngược từ hành động: Đưa tàu hải giám đến vùng biển mà Trung Quốc không có bất cứ quyền nào ở đó đến việc Trung Quốc thể hiện hành vi đe dọa, cản trở hoạt động của một nước ven biển có quyền chủ quyền.
    Chiếu theo Hiến chương LHQ, Trung Quốc đã vi phạm rất nghiêm trọng. Công pháp quốc tế là một nền tảng pháp lý, chính trị giữ cho ổn định quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia. Hiến chương LHQ ra đời năm 1945 sau Thế chiến II, với nguyên tắc quan trọng nhất được tất cả các quốc gia công nhận là cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ pháp lý.
    Việt Nam chủ trương quan hệ với tất cả các nước một cách hòa bình. Chúng ta kiên định vì hòa bình, vì hợp tác, nhưng vẫn phải cứng rắn trong việc bảo vệ những lợi ích sống còn liên quan đến chủ quyền quốc gia trên bộ và trên biển.
    [​IMG]Chúng ta cần phải có sức mạnh tổng hợp từ công luận, ngoại giao, chính trị, quốc phòng để giữ vững vùng biển thiêng liêng của tổ quốc. Ảnh: TRÍ TÍN
    ´ Rõ ràng, là một quốc gia thường trực của HĐBA LHQ, Trung Quốc phải hiểu hơn ai hết về Hiến chương LHQ, thưa ông?
    - Chỉ riêng việc dùng vũ lực vi phạm chủ quyền trên biển đã làm cho Trung Quốc ngày càng mất uy tín, thể hiện chính sách đối ngoại của họ không phải dựa trên nền tảng hòa bình, mà dựa trên sự đe dọa và những hành vi của một nước lớn. Điều này càng làm mất uy tín của Trung Quốc không chỉ trong khu vực, mà còn với tư cách thành viên thường trực HĐBA LHQ. Không phải ngẫu nhiên thế giới dành quyền phủ quyết cho 5 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Lẽ ra, Trung Quốc phải gương mẫu thực thi và áp dụng Hiến chương LHQ. Nhưng với hành động vi phạm ngang nhiên lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc đang làm mất đi tính chính thống của mình.
    ´ Diễn đàn an ninh Châu Á hôm nay (3.6) sẽ khai mạc tại Singapore, trong đó dự kiến vấn đề biển Đông sẽ được đề cập. Việt Nam nên tận dụng diễn đàn này như thế nào để nói lên tiếng nói của mình?
    - Tôi rất mong vấn đề biển Đông sẽ được thảo luận rõ ràng tại Diễn đàn an ninh Châu Á. Đây có thể nói là một diễn đàn, một sinh hoạt chính trị quốc tế, do đó, lợi ích đan xen của các quốc gia rất lớn. Nếu vấn đề biển Đông được đưa ra sẽ mang lại khía cạnh tốt về mặt pháp lý.
    Thêm nữa, Mỹ, Ấn Độ, Nga hay các nước ngoài khu vực cũng rất quan tâm đến câu chuyện tự do hàng hải, an ninh trên biển. Vì không ai có quyền biến biển Đông thành “ao nhà”. Liệu Trung Quốc có dám dùng tàu hải giám ngăn chặn sự đi lại của tàu thuyền quốc tế, dám tuyên bố với thế giới rằng đó là chủ quyền của mình để gây khó khăn không?
    Trên thực tế, Trung Quốc đã từng làm điều đó với Mỹ và Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn. Và cả thế giới thấy hành xử của Trung Quốc là không chấp nhận được. Vậy, tại sao giờ Trung Quốc lại hành xử với một nước nhỏ hơn, một quốc gia mà Trung Quốc đã đưa ra phương châm “16 chữ” hữu hảo. Liệu phương châm đó của Trung Quốc giờ còn đáng tin cậy không?
    ´ Theo ông, Việt Nam nên theo đuổi chiến lược nào để thể hiện tốt nhất quyền tự vệ chủ quyền trên biển?
    - Tôi cho rằng, trong câu chuyện biển Đông, Việt Nam cần theo đuổi hai mục tiêu chính: Đó là chủ quyền biển đảo với Trường Sa, Hoàng Sa và có thái độ kiên quyết với việc Trung Quốc coi biển Đông là “vùng nước lịch sử”. Quan điểm của tôi là chúng ta phải thể hiện rõ lập trường đến LHQ. Cần có những khuyến cáo, phản đối đến LHQ dù mang tính đơn phương nhưng phải để cho thế giới biết tiếng nói của Việt Nam.
    Ngoài ra, chúng ta cần phải có những nghiên cứu học thuật, pháp lý mang tính chuyên nghiệp và có báo cáo về tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề biển Đông. Đó sẽ là một tài liệu pháp lý quan trọng để thể hiện rõ các yêu sách của chúng ta là lẽ phải, là đúng luật pháp.
    Chính phủ Việt Nam cần tạo điều kiện để các học giả, các nhà nghiên cứu có nhiều cơ hội công bố nghiên cứu, giao lưu với cả các học giả trong khu vực. Ta cần phải có sức mạnh tổng hợp từ công luận, ngoại giao, chính trị, quốc phòng.
    Cần phải thấy, Trung Quốc đã có cả một chiến thuật để chiếm biển Đông. Trung Quốc đã cử nhiều học giả sang làm việc hay nghiên cứu tại các cơ sở nước ngoài, các quốc gia lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Họ công bố những cái gọi là chủ quyền của họ với Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông mà nhiều học thuật đã bị học giả chúng ta vạch mặt là “đánh tráo tư liệu”, thậm chí diễn giải một cách không đúng tư liệu lịch sử. Nhưng họ vẫn làm. Họ tung hỏa mù khắp nơi.
    - Xin cảm ơn ông!
    Phương Thuỷ thực hiện
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Xem lại vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2.

    http://sgtt.vn/Thoi-su/145726/Bien-Dong-nho-chua-han-yeu.html

    Biển Đông nhỏ chưa hẳn yếu
    SGTT.VN - Có thể coi vụ cắt cáp tàu Bình Minh II ngày 26.5, qua phân tích của TS Nguyễn Ngọc Trường, là một mũi tên nhắm tới nhiều đích như thăm dò phản ứng của ASEAN, của Mỹ và là một kiểu chiến tranh cân não. Từ phản ứng của các bên liên quan về phép thử,
    người bắn tên sẽ phải cân nhắc hành động trong giai đoạn tới.
    [​IMG]



    Huyện đảo Lý Sơn, nơi cung cấp nhân lực khai thác và bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Ảnh: Minh Thu


    Không khó để nhận ra các động cơ của Trung Quốc khi cho ba tàu hải giám Trung Quốc gây sức ép và phá những thiết bị nghiên cứu, cắt đứt dây cáp nối tàu Việt Nam với các thiết bị khảo sát đáy biển tại khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam ngày 26.5 vừa rồi. Cùng với vụ này là hàng loạt các vụ tàu đánh cá Trung Quốc kéo vào đánh, cướp nguồn tài nguyên biển trong hải phận Việt Nam, hành hung ngư dân Việt Nam.
    Vụ 26.5 phơi bày ý đồ của Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch lấn chiếm Biển Đông. Và nó sặc mùi dầu lửa.
    Sặc mùi dầu lửa
    Ba ngày trước đó, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng nước sâu 3.000m đã được một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải bàn giao cho tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Trước đây, CNOOC chỉ khai thác ở vùng biển có độ sâu từ 300m trở lại. Với giàn khoan mới vừa hạ thuỷ, Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở Biển Đông, góp phần giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc. Phương châm là, “ai đến trước thì được trước”.
    Với việc ráo riết gây sức ép với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc bắt đầu triển khai giai đoạn mới cụ thể hoá việc đòi chủ quyền theo “đường lưỡi bò”, chiếm 80% Biển Đông. Kế hoạch này kết hợp với ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc diễn ra suốt từ cuối năm ngoái đến nay để tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á, nhằm gây trở ngại cho ASEAN đưa ra lập trường chung tại các cơ chế ASEAN-2011. Vụ 26.5 là một động thái thăm dò mức độ phản ứng của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
    Thăm dò Mỹ
    Điệu kèn của ASEAN tuy có đôi phần ngập ngừng nhưng nhận thức chung, như được phản ánh qua xã luận của báo Dân Tộc (Thái Lan): Quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc đang bị thử thách mạnh mẽ và sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu xảy ra xung đột Biển Đông. Tuyên bố của hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Jakarta ngày 31.5, thống nhất nhận định Biển Đông là vấn đề đa phương, đồng thời khẳng định chủ quyền lãnh hải với “đường chín điểm” trên bản đồ của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích và là không phù hợp.
    Trung Quốc cũng muốn thăm dò phản ứng Mỹ sau các cuộc tiếp xúc ngoại giao và quân sự dồn dập vừa qua tại Washington. Nhưng người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31.5, khẳng định Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở Biển Đông và ủng hộ tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông. Ngày 31.5, tư lệnh bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert F. Willard, nói với bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, cho biết người Mỹ muốn tham gia đối thoại phi chính thức với các bên đòi chủ quyền trên Biển Đông để giải thích lý do quân Mỹ có mặt tại vùng biển này. Qua đối thoại, người Mỹ “muốn bảo đảm tài nguyên khoáng sản có thể được chia sẻ và sử dụng để phát triển các nước và vùng lãnh thổ liên quan”.
    Đài Tiếng nói nước Nga bình luận rằng, bằng hành động cứng rắn ngang nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các nước láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện mong muốn Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh.
    Xuất khẩu xung đột



    Sáng 23.5.2011, hàng trăm người chăn gia súc Mông Cổ biểu tình chống lại những công nhân mỏ người Trung Quốc giết hại gia súc và huỷ hoại đồng cỏ của họ. Ảnh: Reuters


    [​IMG]Một kịch bản khác cũng được các nhà nghiên cứu thông thạo về Trung Quốc lưu tâm liên quan đến tình hình căng thẳng đang gia tăng tại Nội Mông (Trung Quốc). Joseph Cheung, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học Hong Kong, nói rằng các vấn đề ở Nội Mông là một khu vực sắc tộc nhạy cảm tương tự như Tây Tạng và Tân Cương thường xảy ra các biến động, phản ánh các bất mãn ngày càng tăng trong xã hội chính mạch Trung Quốc.
    Xưa nay Bắc Kinh vẫn thường chủ trương “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc đại trị”. Họ thường xuất khẩu xung đột ra bên ngoài để đánh lạc hướng sự chú ý dư luận trong nước mỗi khi có vấn đề nội bộ. Biển Đông với những tranh chấp lãnh thổ phức tạp, muốn làm cho dậy sóng lúc nào chẳng được.
    Vụ 26.5 còn là cách người Trung Quốc nắn gân các nước láng giềng, một kiểu chiến tranh cân não theo kiểu cổ điển nhất. Trung Quốc mấy năm vừa qua áp dụng hàng loạt biện pháp “an ninh (chiến tranh) phi truyền thống” đối phó với các nước láng giềng trên Biển Đông. Sắp tới nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục leo thang các hành động khiêu khích nghiêm trọng hơn nữa.
    Nhưng nước nhỏ chưa hẳn là yếu, nước lớn chưa hẳn là mạnh. Xung đột trên biển thắng thua khó phân định. Nếu trả giá thì hai bên cùng phải trả giá. Cho nên chưa có nước nhỏ nào mất một tấc thềm lục địa chỉ vì nước lớn có nhiều tàu to súng lớn. Nếu các bên liên quan như Việt Nam, Philippines, Malaysia không bày tỏ lập trường kiên quyết thì Trung Quốc sẽ lấn tới.
    Một vài cách nhìn thiển cận của dân mạng hay các học giả nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc vừa qua chắc rằng không đại diện cho lý trí và quan điểm thực tiễn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Trên Biển Đông còn có cục diện chính trị – an ninh thế giới. Trên Biển Đông còn có đại cục của Trung Quốc. Và còn có các mối liên hệ quan trọng mà Trung Quốc với các nước láng giềng phương Nam, trong đó có Việt Nam, dày công xây đắp trong gần hai thập kỷ vừa qua.
    TS Nguyễn Ngọc Trường

Chia sẻ trang này