Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

2930 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 03:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37360 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/145706/Bai-1-Mo-web-va-giac-mo-ti-phu.html

    Nếu biết cách tổ chức và khai thác kinh doanh, có thể sống được nhờ vào web. Có người đạt được giấc mơ trở thành tỉ phú.

    [​IMG]

    Sinh viên đăng ký nộp hồ sơ và tìm việc làm qua mạng internet của công ty VietnamWork. Ảnh: Lê Quang Nhật


    Vạn nẻo đường kiếm bạc cắc
    Gọi là “bạc cắc” nhưng doanh thu của diễn đàn lamchame.com năm 2010, theo một nguồn tin riêng, cả tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí mỗi năm vài trăm triệu, tính ra phần “lương” còn lại của ban quản trị (là hai vợ chồng) không phải là thấp. Còn hatmethi.vn vừa hoạt động cách đây hai tháng nhưng theo một thành viên trong ban quản trị, mỗi tháng họ bán được ba tấn hạt methi, trừ đi chi phí duy trì hệ thống và nhân viên giao hàng, còn “chút lời nho nhỏ”.
    Bắt đầu đăng ký bán hàng trên một diễn đàn, sau đó mở web để giới thiệu sản phẩm riêng là cách làm của website thangbesport.com. Chủ website này tiếp tục mở cửa hàng thực tế bên cạnh việc bán hàng qua mạng. Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, giám đốc công ty thời trang thể thao Hoàng Gia (chủ website thangbesport.com), cao điểm có ngày nhận được 150 đơn hàng, chủ yếu tại TP.HCM, khoảng 30% từ các tỉnh. Không tiết lộ lợi nhuận nhưng theo ông Hoàng, hiệu quả từ website là cơ sở tài chính quan trọng để duy trì hoạt động của công ty.
    Danong.com chuyên bán các sản phẩm mãn dục dành cho nam giới cũng được nhiều khách hàng biết đến. “Có lần đến các hiệu thuốc mua sản phẩm mãn dục dành cho nam giới nhưng nhân viên bán hàng ánh mắt không thiện cảm, cũng như tâm lý muốn giữ “bí mật cõi riêng” nên tôi tìm mua sản phẩm từ website trên”, một khách hàng đang là thành viên thường xuyên của website này tiết lộ.
    Một mảng hẹp nhưng cũng có một số đơn vị sống được là kinh doanh sách. Phân khúc này hiện khá sôi động với vinabook.com, minhkhai.com.vn, saharavn.com, sách kinh tế (nhasachkinhte.vn), sách ngoại văn (www.tiki.vn), sachhay.com, davibooks.vn… Sách được xem là một trong những sản phẩm cơ bản cho loại hình thương mại điện tử. Các website đã học hỏi từ sự thành công của Amazon và khai thác tốt ở thị trường trong nước.
    Đến tiền tỉ
    Năm 2001, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Bạch Thành Trung đã lập diễn đàn về máy tính Vietnam Overclockers Zone (VOZ). Ban quản trị diễn đàn lúc đó gồm Trung và một người bạn, vừa đi học vừa đi làm nuôi diễn đàn với chi phí 5 triệu đồng mỗi tháng. Vì không nhận quảng cáo hoặc tài trợ nào nên năm 2005 VOZ phải đóng cửa, mặc dù đã có khoảng 300.000 thành viên. Năm 2006, Trung thay đổi chiến lược và tái xuất giang hồ với nguồn tài trợ hàng tháng 3 triệu đồng từ công ty Mai Hoàng được đổi bằng banner quảng cáo. Đến nay thì nguồn thu của VOZ đủ để hoạt động và đầu tư mở rộng hệ thống. Theo lời Trung, đã có nhiều nhà đầu tư đặt vấn đề mua lại hoặc góp vốn nhưng số tiền chưa đủ lớn để chấp nhận. “Nhưng điều quan trọng hơn, khi không còn của riêng mình, VOZ sẽ không còn được cộng đồng chấp nhận”, Trung tự tin nói.
    Năm 2004, thegioididong.com.vn còn là một trang web giới thiệu sản phẩm, nhưng từ năm 2009 doanh số bán hàng tăng nhanh, hiện 30 tỉ đồng/tháng, chiếm 10% doanh thu toàn hệ thống bán lẻ này. Theo ông Đinh Anh Huân, phó tổng giám đốc của Thế giới Di động: “Khó tính lợi nhuận của website trong tổng thể kinh doanh nhưng giá trị không nhỏ, bên cạnh việc góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty thì vai trò quảng bá thương hiệu là rất lớn”.
    Zing.vn của Vinagame (VNG) được thiết kế theo mô hình cổng thông tin điện tử, tích hợp nhiều dịch vụ: xã hội (ZingMe), thông tin (ZingNews), dịch vụ (ZingDeal), mua bán hàng qua mạng (123mua), âm nhạc (ZingMP3)… Hiện cổng Zing.vn có khoảng 5 triệu thành viên. Ông Hoàng Tuấn Anh, phó tổng giám đốc VNG xác nhận: “Doanh thu từ Zing.vn chưa cao vì vẫn còn trong quá trình đầu tư để thu hút cộng đồng”. Gọi là chưa cao so với tổng doanh thu trong hệ thống nhưng vài năm gần đây, doanh thu của Zing.vn đạt khoảng vài chục tỉ đồng.
    Mở lối đi
    “Nếu mở web mà có cách kinh doanh riêng, nhắm đến đối tượng riêng, cách tiếp thị lạ và hấp dẫn… sẽ sống được”, ông Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng đại diện phía nam của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhận định. Bà Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên trưởng đại diện của Yahoo tại Việt Nam cũng cho rằng: “Thị trường còn rộng đất để cho web phát triển, vấn đề quan trọng là xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh như thế nào”.
    Ông Nguyễn Hùng, cố vấn cho nhiều dự án web nói: “90% trang thông tin điện tử hiện chưa thể tự sống mà phải nhờ vào nguồn tiền từ các chủ đầu tư. Có xu hướng quảng bá trên mạng nhưng số tiền còn quá nhỏ, ước chừng khoảng 5% trong tổng kinh phí quảng cáo của các doanh nghiệp hiện nay”. Ông Lê Khắc Định (Yahoo Việt Nam) nhận xét: mô hình diễn đàn dễ sống hơn vì chi phí đầu tư không cao, trong khi đó tính tương tác của diễn đàn cao hơn của website. Cũng theo ông Định, nếu muốn đầu tư vào website, không nên đầu tư vào các trang tin tức mà nên chuyển hướng sang các web dịch vụ.
    Trong khi các trang thông tin điện tử đang “vật vờ”, thì theo ông Dũng, những website đi vào phân khúc riêng với sản phẩm đặc thù sống được như: benhcum.com, benhkhop.com, danong.com, hervietnam.com, webtretho.com, autosaigon.com, autofun.net, hihihehe.com, VOZ.com, tinhte.com… Ban đầu, chỉ là những trang cung cấp thông tin về bệnh, chia sẻ cách nuôi dạy con của những khách hàng cùng chung đam mê nào đó. Khi thành viên ngày càng đông, nguồn thu từ bán sản phẩm, quảng cáo (hình ảnh, bài viết, đánh giá sản phẩm…) tăng lên. “Một khoản thu khá lớn của nhiều diễn đàn, trang thông tin chuyên ngành là từ các chiến dịch truyền thông sản phẩm cho các hãng sản xuất”, ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, giám đốc công ty Emerald cho biết.
    Gia Vinh – Hoàng Duy
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/145707/Kinh-doanh-web-phai-huong-den-tinh-ca-nhan-hoa.html

    Kinh doanh web phải hướng đến tính cá nhân hoá
    SGTT.VN - Khởi sự năm 2005, đến nay quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam (IDGVV) đã bỏ vốn vào hơn 30 công ty đang vận hành website trong nhiều lĩnh vực.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Hồng Trường, giám đốc phát triển kinh doanh và công nghệ IDG Ventures Vietnam. Ảnh: Tuyết Ân


    Chia sẻ kinh nghiệm, ông Nguyễn Hồng Trường, giám đốc phát triển kinh doanh và công nghệ IDGVV, cho biết, các dự án đến nay đã phát triển mạnh và đạt được mục tiêu xây dựng một hệ thống đầy đủ các dịch vụ trực tuyến hướng đến nhu cầu của người dùng internet và điện thoại di động Việt Nam, từ thông tin, giải trí, mạng xã hội đến dịch vụ thương mại, thanh toán, tài chính, giáo dục... Các mô hình dịch vụ phổ biến trên thế giới đã được xây dựng ở Việt Nam với các công ty có sự đầu tư bài bản và tư vấn chiến lược từ IDGVV. Nhiều công ty đang dẫn đầu trong các lĩnh vực thương mại điện tử, giải trí, quảng cáo, dịch vụ gia tăng trên di động… như ******, VCCorp, Peacesoft, VNG, Diadiem, Goldsun Focus Media…
    Trong trường hợp các dự án web không thành công thì nguyên nhân thường là gì, thưa ông?
    Nguyên nhân phổ biến là do việc định vị sản phẩm chưa đúng, định hướng thị trường, phát triển sản phẩm quá sớm hoặc quá muộn, chưa nắm bắt đúng thói quen tiêu dùng hay lựa chọn nhầm kênh phân phối... Trong các trường hợp như vậy thì phải xác định chính xác nguyên nhân đặc thù trong hoàn cảnh của mình để điều chỉnh kịp thời mô hình kinh doanh và tối ưu nguồn lực để bắt kịp với những thay đổi của thị trường. Môi trường internet vốn thay đổi rất nhanh với các sáng tạo mới xuất hiện thường xuyên hàng ngày, nên thách thức ngay cả với những công ty đã thành công. Việc liên tục điều chỉnh nhằm xây dựng sản phẩm bền vững và phát triển thị trường vẫn là yêu cầu hàng đầu để giữ vững vị trí và gia tăng thị phần.
    Nhận xét của IDGVV về “hệ sinh thái” web Việt Nam hiện ra sao? So sánh với thời điểm IDGVV khởi sự ở Việt Nam thì có sự khác biệt nào?
    Có một thời kỳ các trang web ra đời với tần suất cao và mô hình tương tự nhau, tạo cho cộng đồng cảm giác là các dịch vụ trực tuyến đang bùng nổ. Nhưng phần lớn các trang web ra đời thời kỳ này đã thoái trào 2 – 3 năm sau đó. Về chủ quan, do các công ty tiếp thu nhanh chóng các mô hình web thế giới nhưng chưa có đủ kinh nghiệm triển khai dịch vụ. Về khách quan, người dùng internet chưa có đủ trải nghiệm cần thiết để sử dụng dịch vụ, cộng thêm sự chưa sẵn sàng về cơ sở hạ tầng như thanh toán, phân phối, giao nhận… cũng như độ ổn định của đường truyền và các công cụ di động chưa cao.
    Có thể khẳng định hiện nay mới là thời kỳ khởi sự của ngành internet Việt Nam. Các trang web vượt qua được giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2010 đang thực sự dẫn dắt thị trường. Năm 2011, “hệ sinh thái” này đã được định hình rõ nét với các dịch vụ trải dài trên nhiều lĩnh vực. Người tiêu dùng Việt Nam hiện đang sử dụng tương đối đầy đủ các dịch vụ trực tuyến như nhiều nước khác trên thế giới. Cơ sở hạ tầng cũng phát triển nhanh về thanh toán, đường truyền (cả internet và mobile) cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị di động thông minh đang tạo ra môi trường hoàn hảo hơn cho các dịch vụ web phát triển. Đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử đã có sự phát triển đột biến trong hai năm qua.
    Theo ông, để lĩnh vực web phát triển và tạo ra những đột phá ở thị trường, cần thêm những yếu tố nào?
    Thách thức lớn nhất đối với các công ty đã thành công là khả năng mở rộng thị trường và điều chỉnh sản phẩm thích ứng với thói quen sử dụng của người Việt Nam. Họ sẽ dễ dàng bị chững lại nếu không sáng tạo trên bệ phóng đã xây dựng được trong năm năm qua. Đối với các công ty mới gia nhập thị trường, nắm bắt được xu hướng phát triển mới về ngành và xây dựng được năng lực quản lý nhanh và hiệu quả là những yếu tố đặc biệt quan trọng, bởi những công ty mới không những phải tìm ra được mô hình kinh doanh trực tuyến tốt, đón đầu xu hướng, mà còn phải cạnh tranh với các công ty đã thành công trong ngành vốn đang có sẵn nguồn lực và thị trường rộng hơn rất nhiều.
    Trong việc mở rộng đầu tư, IDGVV sẽ chú trọng những mảng dịch vụ nào?
    Các mô hình dịch vụ web ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang thay đổi rất nhanh với rất nhiều mô hình sáng tạo mới. Xu hướng web đang chuyển dịch từ dịch vụ trực tiếp (như thông tin trực tuyến, tìm kiếm trực tuyến, thương mại điện tử…) sang các dịch vụ có tính cá nhân hoá và tính địa phương cao, gắn kết với mạng xã hội và các thiết bị di động. IDGVV quan tâm mở rộng đầu tư vào các mô hình đã khẳng định được vị trí thị trường trong năm năm qua để phát triển các sáng tạo mới đón đầu xu hướng thị trường. Song song đó mở rộng vào các lĩnh vực liên quan đến viễn thông, truyền thông, công nghệ sinh học và công nghệ sạch.
    Tuyết Ân (thực hiện
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120203112433791CA31/dai-hoi-mua-nay-se-gay-go.chn

    Đại hội mùa này sẽ gay go...










    [​IMG]
    Mùa ĐHCĐ của các DN năm nay dự báo sẽ có nhiều gay cấn bởi những chất vấn của cổ đông.
    Vừa bước vào năm mới, nhưng cũng là thời điểm các DN niêm yết chuẩn bị cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ). Mùa ĐHCĐ của các DN năm nay dự báo sẽ có nhiều gay cấn bởi những chất vấn của cổ đông đối với lãnh đạo DN.

    Thay vì tổ chức ĐHCĐ vào thời điểm tháng 3, tháng 4 như mọi năm, nhiều DN đang đẩy sớm việc tổ chức ĐHCĐ vào tháng 2. Có nhiều lý do, nhưng lo ngại ĐHCĐ lần 1 nhiều khả năng không thành công cũng là một nguyên nhân để các DN muốn tổ chức sớm hơn.

    Trao đổi với ĐTCK, nhiều lãnh đạo DN cho biết, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của cổ đông tại ĐHCĐ, nhưng e ngại cổ đông có thể không tham dự đầy đủ, không đạt tỷ lệ theo quy định.

    Tháng 2 này, CTCP Viglacera Từ Sơn (VTS) sẽ tổ chức ĐHCD. Ông Nguyễn Văn Cơ, Chủ tịch HĐQT VTS cho biết, các năm trước, VTS phải tổ chức ĐHCĐ lần 2, thậm chí lần 3 mới thành công. Công ty đã gửi thư mời cổ đông tham dự ĐHCĐ 2012, nhưng số lượng cổ đông phản hồi lại khá thấp. Vì thế, mặc dù tổ chức sớm hơn, nhưng nguy cơ phải tổ chức sang lần 2 vẫn cao.

    VTS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 12 tỷ đồng trong năm 2012

    Nhìn nhận về năm 2012, lãnh đạo VTS cho rằng, 2012 là một năm thách thức đối với VTS nói riêng và các DN “họ” Viglacera nói chung. Giá than, điện, đất nguyên liệu liên tục tăng, chi phí nhân công tăng do mức lương cơ bản và lương sản phẩm đều tăng. Đây cũng là lý do khiến Công ty thận trọng hơn trong kế hoạch kinh doanh năm 2012.

    Năm 2012, VTS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 12 tỷ đồng, trong khi năm 2011 đạt hơn 14 tỷ đồng. Năm 2012 cũng là năm Công ty tạm dừng 2 dây chuyền sản xuất để thực hiện công tác sửa chữa lớn, tạm dừng để bảo dưỡng, sửa chữa lò nung bị xuống cấp; tại Nhà máy Hải Dương cũng cần dừng lò để xử lý khói thải, đảm bảo điều kiện môi trường...

    Nhiều DN khác cũng muốn đẩy thời gian họp ĐHCĐ lên sớm hơn, do lường trước tình trạng nhiều NĐT không thể tham dự được vì thời gian tổ chức của một số DN trùng nhau. Thực tế, mùa đại hội các năm trước, trong một buổi sáng có đến 4 - 5 DN tổ chức ĐHCĐ, nếu NĐT nắm nhiều cổ phiếu khác nhau sẽ không thể tham dự đầy đủ.

    Nhiều NĐT đồng tình với quan điểm DN nên tổ chức ĐHCĐ sớm. Anh N. V. Hà, NĐT tại sàn chứng khoán Bảo Việt cho rằng, việc các DN tổ chức ĐHCĐ sớm là một tín hiệu tốt, bởi NĐT khi tham gia đầu tư cổ phiếu của DN đều sớm muốn được biết kế hoạch kinh doanh của DN. Ngoài ra, cùng một lúc, nếu nhiều DN tổ chức ĐHCĐ sẽ dẫn đến tình trạng thị trường “bội thực” thông tin, bất kể DN có kết quả kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh tốt.

    Trong tháng 2 và đầu tháng 3/2012, ngoài VTS, các DN đã công bố tổ chức ĐHCĐ là CTCP Licogi16 (LCG), CTCP Tài Nguyên (TNT), CTCP Tôn Hoa Sen (HSG)…

    CTCP Sông Đà 6 (SD6) cũng dự kiến tổ chức ĐHCĐ sớm hơn mọi năm (ngày 6/2/2012 là ngày đăng ký cuối cùng). Ông Nguyễn Văn Tùng, Tổng giám đốc SD6 cho biết, năm nay, Công ty sẽ thực hiện việc sáp nhập CTCP Sông Đà 6.04 ( S64) và CTCP Sông Đà 6.06 (SSS) vào SD6. Đây là một trong các nội dung mà SD6 dự kiến xin ĐHCĐ thông qua trong thời gian tới. Năm 2012, SD6 sẽ đặt mục tiêu lợi nhuận trên 40 tỷ đồng và đây cũng là mức lợi nhuận mà SD6 đạt được trong năm 2011.

    ĐTCK đặt câu hỏi với lãnh đạo CTCP Simco Sông Đà (SDA) rằng, Công ty sẽ trả lời cổ đông như thế nào về việc trong năm 2011 chỉ hoàn thành khoảng 65% kế hoạch lợi nhuận, trong khi trước đó không lâu, SDA khẳng định sẽ hoàn thành kế hoạch năm. Lãnh đạo SDA cho biết, có nhiều nguyên nhân, nhưng có một phần do Dự án Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc đã được bán cho khách hàng từ cuối năm 2011, song do khách hàng của Công ty thực hiện chuyển tiền chậm nên phải lùi việc hạch toán khoản thu này sang năm 2012.

    Nhìn chung, năm 2012 được nhận định là một năm khó khăn đối với các DN ở nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Nhưng nếu sớm hình dung được bức tranh DN trong năm sẽ giúp cổ đông biết được định hướng DN để có quyết định đầu tư phù hợp. ĐHCĐ là một dịp hiếm hoi giúp các cổ đông gặp gỡ và chất vấn lãnh đạo DN, đồng thời là cơ hội để DN lắng nghe ý kiến của cổ đông.

    Theo Hải Vân
    ĐTCK
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://land.cafef.vn/20120207024320752CA43/chua-khi-nao-thi-truong-bds-kho-khan-nhu-hien-nay.chn

    Đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) về mức độ khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay.
    Thị trường bất động sản đã trải qua nhiều thăng trầm, ông nhận xét gì mức độ khó khăn của thị trường hiện nay với các đợt biến động trước?

    Tôi đã tham gia kinh doanh hơn 40 năm nay, nhưng chưa khi nào thấy thị trường khó khăn như hiện nay. Thị trường bất động sản lên xuống rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ rơi vào tình trạng doanh nghiệp đồng loạt không bán được hàng như bây giờ. Thị trường cũng chưa bao giờ lặng lẽ như lúc này, chỉ có thể dùng từ “không nhúc nhích” mới đúng với trạng thái thị trường.

    Nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản đã được các doanh nghiệp kiến nghị trong hội nghị ngành Xây dựng tổ chức cuối năm qua. Theo ông, ở thời điểm này, doanh nghiệp bất động sản mong muốn có những chính sách mới gì?

    Nút thắt của thị trường bất động sản hiện nay là chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ, thắt chặt vốn cho nền kinh tế. Vì thế, chúng tôi mong muốn có những chính sách khai thông vốn, vực dậy nền kinh tế, chứ không phải chỉ để “cứu” bất động sản. Chỉ cần khai thông dòng vốn, có thể tạo ra phản ứng tích cực dây chuyền, giúp các doanh nghiệp chấn chỉnh lại sản xuất, giải quyết nợ nần, ngân hàng giảm nợ xấu.

    Vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại đưa vốn ra thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, rồi doanh nghiệp lại chạy theo đầu cơ, tạo ra tài sản bong bóng. Ông nghĩ sao?

    Tôi cho rằng, sau một năm 2011 chật vật, đến giờ phút này, cả doanh nghiệp và nhà quản lý đều được thức tỉnh về mặt trái của nền kinh tế bong bóng nên không nên quá e ngại khả năng này. Còn nếu không được tiếp sức, các doanh nghiệp sẽ đổ vỡ hàng loạt, ngân hàng càng khó khăn hơn, mọi thành quả kinh tế chúng ta đã xây dựng trong hơn chục năm qua sẽ đổ xuống sông, xuống biển.

    Nhiều dự đoán cho rằng bất động sản năm 2012 sẽ tiếp tục xu hướng giảm giá. Các dự án của công ty ông có buộc phải đi theo xu hướng này?

    Cần nhìn nhận việc giảm giá trên thị trường BĐS ở 2 góc độ. Thứ nhất, những dự án có lợi thế chi phí đất đai thấp từ trước, giờ đưa ra giá bán thấp một chút, doanh nghiệp vẫn có lãi. Nhóm này tuy vậy rất ít trên thị trường.

    Thứ hai, nhóm các dự án mà chủ đầu tư không còn đường nào khác, đành phải bán tháo sản phẩm hòng tìm được lối thoát. Tình trạng “trâu lấm vảy càn” này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các nhà đầu tư khác trong năm 2012.

    Với Công ty tôi, sẽ không có chuyện bán lỗ. Nếu bán cái nhà này đi với giá x đồng, tôi làm được cái nhà khác như thế, thì tôi sẵn sàng bán. Nhưng bán nhà với giá thấp, để rồi làm cái nhà khác không bằng mà giá lại cao hơn thì Công ty tôi không làm vậy.

    Nhiều dự án siêu khuyến mại thậm chí còn phát tờ rơi quảng cáo bán nhà. Ông có nhận xét gì về những chiêu thức bán hàng như vậy?

    Sản phẩm bất động sản không phải cái quần, cái áo mà nhà sản xuất có thể ra rả quảng cáo cả ngày để khiến khách hàng mua. Những cách làm phản cảm như vậy sẽ khó có tác dụng tốt. Giá thấp không hẳn là lựa chọn khôn ngoan, bởi chắc chắn doanh nghiệp sẽ đưa vật tư thiết bị vào dự án phù hợp với giá cả họ đưa ra. Bên cạnh đó, rất có thể với những doanh nghiệp đang có khó khăn về tài chính, tiền thu của khách hàng dự án này lại bị dùng để bù đắp ở chỗ khác khiến tiến độ dự án không đảm bảo.

    Ông dự đoán như thế nào về khả năng tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài săn dự án giá rẻ của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam?

    Tôi cho rằng, trong năm 2012, xu hướng này sẽ mở rộng. Người ta không mua dự án mà sẽ tiến hành thâu tóm doanh nghiệp có dự án tốt qua TTCK khi giá cổ phiếu đã quá rẻ như lúc này. Nếu các cơ quan quản lý không sớm nhận thức được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế đất đai tốt sẽ rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài với giá thấp.

    Theo Anh Việt
    ĐTCK




    #socialboxbottom LI { BORDER-BOTTOM: medium none; BORDER-LEFT: medium none; FLOAT: left; BORDER-TOP: medium none; BORDER-RIGHT: medium none}#relatednews { MARGIN: 5px 0px; FONT-SIZE: 90%; FONT-WEIGHT: normal}#relatednews LI { PADDING-BOTTOM: 0px; PADDING-LEFT: 12px; PADDING-RIGHT: 0px; BACKGROUND: url(http://cafef3.vcmedia.vn/bds/images/arrow.png) no-repeat 0px 6px; OVERFLOW: hidden; PADDING-TOP: 0px}function openWindow(sUrl, title) {window.open(sUrl, title, 'scrollbars,resizable=yes,status=yes');}function ShareWeb(type) {var url = '';switch (type) {case 1:url = "http://www.facebook.com/sharer.php?u=" + window.location.href;break;case 2:url = "http://twitthis.com/twit?url=" + window.location.href;break;}var newWindow = window.open(url, '', '_blank,resizable=yes,width=800,height=450');newWindow.focus();return false;}function cutoffTitle(title) {title = title.toString();if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }return title;}

  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Ngành vận tải Trung Quốc đang khó khăn chưa từng có










    [​IMG]
    IMF lo sợ Trung Quốc đã đẩy nợ lên quá mức an toàn, tỷ lệ các khoản vay/GDP đã tăng gấp đôi lên hơn 200% trong 5 năm qua.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Khối lượng vận tải ở các cảng của Thượng Hải – Trung Quốc giảm sâu trong tháng 1/2012 bởi khủng hoảng nợ châu Âu khiến nhu cầu hàng hóa giảm, người ta không khỏi hoài nghi về “sức mạnh” của kinh tế Trung Quốc.

    Chuyên gia vận tải của ngân hàng Lloyds tính toán rằng khối lượng vận chuyển công ten nơ qua cảng Thượng Hải của Trung Quốc giảm khoảng 100 nghìn trong tháng 1/2012, tương đương sụt 4% so với cùng kỳ năm 2011. Khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm khoảng 1 triệu tấn. Cảng Thượng Hải (Port of Shanghai) là cảng lớn nhất thế giới.

    Dù mức hạ trên không phải quá lớn và tình hình vận tải hàng hóa chịu tác động bởi thời gian Trung Quốc nghỉ Tết Nguyên đán nhưng rõ ràng những tháng gần đây, hàng hóa vận chuyển qua cảng giảm không ngừng.

    Viện vận tải Thượng Hải khẳng định: “Thị trường vận tải hàng hóa tại Trung Quốc đối đầu với cực kỳ nhiều khó khăn.” Viện thừa nhận rằng ngành vận tải đang bên bờ vực suy giảm và mọi chuyện có thể tồi tệ hơn vào đầu năm 2012.

    Tuyến đường châu Á – châu Âu chứng kiến khối lượng vận tải côngtennơ giảm mạnh nhất.

    Số liệu này được công bố ở thời điểm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo Trung Quốc dễ chịu tổn thương từ rủi ro tăng cao tại châu Âu và tăng trưởng kinh tế có thể giảm một nửa xuống 4% trừ khi chính phủ Trung Quốc tiến hành các biện pháp mạnh để giảm thiểu cú sốc.

    IMF tính toán rằng khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 1,75%, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm hơn nửa. Nó cho thấy mô hình kinh tế Trung Quốc đã bị bóp méo đến thế nào.

    IMF lo sợ Trung Quốc đã đẩy nợ lên quá mức an toàn, tỷ lệ các khoản vay/GDP đã tăng gấp đôi lên hơn 200% trong 5 năm qua, mức tăng lớn hơn cả thời kỳ bong bóng dưới chuẩn của Mỹ.
    Đình Hảo


    Theo TTVN/Telegraph
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/201202030322533CA32/dong-tien-luon-lach-tim-duong-khoi-trung-quoc.chn

    Dòng tiền luồn lách tìm đường khỏi Trung Quốc?










    [​IMG]
    Trong bối cảnh quá trình chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc sắp diễn ra, dòng vốn còn ra ngoài Trung Quốc mạnh mẽ hơn.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Một du khách bình thường đến Macao sẽ choáng váng với hàng dãy cửa hàng đồng hồ hàng hiệu dọc đường phố Macao, thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha nay thuộc sự kiểm soát của Trung Quốc. Các cửa hàng này phục vụ cho những du khách người Trung Quốc không thực sự tìm kiếm những mẫu hàng hóa thời thượng nhất mà muốn tính cách đưa tiền ra khỏi Trung Quốc.

    Trong nhiều trường hợp, hàng mua bằng thẻ tín dụng sau đó được trả lại cho người bán hàng, người mua nhận lại tiền mặt (tất nhiên có giảm giá), giao dịch thẻ tín dụng dường như không còn tồn tại nữa.

    Tháng 1/2012, doanh thu tại các sòng bạc ở Macao tăng 35% so với cùng kỳ bởi người Trung Quốc đại lục đổ xô đến đây trong dịp năm con Rồng. Người ta tin đó có thể coi như một cách để đưa tiền ra khỏi Trung Quốc, tránh quy định hạn chế đối với lượng tiền mặt được ra khỏi đất nước hiện nay (tối đa 20.000 nhân dân tệ tương đương 3.100USD).

    Tại Tokyo, giới nhân viên ngân hàng và môi giới bất động sản rỉ tai nhau về việc người Trung Quốc trả tiền mua bất động sản bằng thẻ ghi nợ. Còn ở Singapore, quan chức chính phủ Singapore khẳng định các biện pháp hạn chế mua bất động sản mới đây nhắm tới giới giàu mới nổi tại Trung Quốc chứ không phải tài phiệt người Indonexia.

    Đã nhiều năm nay, người ta nói đến việc dòng tiền tìm đường ra khỏi Trung Quốc. Tiền đó có thể đến từ một số quan chức, một số điều hành tập đoàn nhà nước đã niêm yết cổ phiếu (đặc biệt bên ngoài Trung Quốc) và nhóm doanh nhân mới giàu. Thế nhưng trong bối cảnh quá trình chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc sắp diễn ra, dòng vốn còn ra ngoài Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Tháng 10/2012, Đại hội Đảng lần thứ 18 của Trung Quốc sẽ diễn ra, khởi đầu cho sự thay đổi trong nhiều vị trí đứng đầu. Chẳng ai biết sau thay đổi đó, mọi chuyện sẽ thế nào.

    Dòng tiền rời khỏi Trung Quốc không phải tìm kiếm lợi suất cao nhất (có thể làm được điều này ở Trung Quốc) mà tìm kiếm nơi an toàn nhất. Sự chuyển động của dòng vốn kiểu này cho thấy giới giàu Trung Quốc có phần lo lắng, bất an. Dù một phần tiền hợp pháp, số còn lại không như vậy. Rất ít doanh nhân Trung Quốc dám công bố tiền của họ từ đâu ra, đế chế doanh nghiệp của họ luôn trong vòng bí mật. Tại Trung Quốc, có rất nhiều bất động sản mà chủ sở hữu không trả đủ tiền thế chấp nhưng ngân hàng cũng không dám thu hồi bởi e sợ mối quan hệ quyền lực của người chủ.

    Khi giới giàu ngày một giàu hơn, căng thẳng giữa người giàu và người nghèo ngày một lớn.

    Tâm lý bi quan về đồng nhân dân tệ ngày một lớn, tiền có thể rời Trung Quốc nhiều hơn. Hiện nay, có nhiều lý giải cho dự báo đồng nhân dân tệ sẽ khó tăng giá mạnh. Thặng dư thương mại mà Trung Quốc thu về chỉ bằng một phần so với trước đây và triển vọng xuất khẩu không mấy sáng sủa.

    Ông Stephen Green, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Standard Chartered Bank ở Hồng Kông, cho rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc giảm từ khoảng 250 tỷ USD vào năm 2011 xuống mức chỉ khoảng 140 tỷ USD vào năm 2012. Dự trữ tại Trung Quốc đại lục cũng giảm khi Trung Quốc chuyển hướng sang nền kinh tế với trọng tâm phát triển tiêu dùng.

    Với những yếu tố trên, nhiều nhà kinh doanh ngoại hối đã thay đổi dự báo về khả năng đồng nhân dân tệ tăng giá. Tháng 12/2011, tiền gửi đồng nhân dân tệ tại Hồng Kông giảm 6% so với tháng 11/2011 và như vậy chứng kiến mức hạ cao chưa từng có. Chuyên gia Green nhấn mạnh rằng có thể tiền đã rời Trung Quốc trong nhiều năm nhưng con số đó không được chú ý khi lượng tiền vào quá nhiều. Việc người ta có nhìn thấy nó hay không là một phần của vấn đề.

    Victor Shih, một học giả người Mỹ, đã tính toán rằng tài sản của giới giàu chiếm 1% dân số Trung Quốc dao động từ 2 nghìn đến 5 nghìn tỷ USD. Ở phía đối lập là những người thậm chí còn không tồn tại trong nền kinh tế tiền mặt, khoảng cách thực sự quá lớn.

    Ngọc Diệp

    Theo TTVN/FT
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012013007462910CA3...hi-kinh-te-trung-quoc-tang-truong-kem-hon.chn

    Phương Tây “ngấm đòn” khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém hơn










    [​IMG]
    Phương Tây “ngấm đòn” khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém hơn










    [​IMG]
    Nhóm công ty phương Tây chuyên xuất hàng sang Trung Quốc đang hết sức sợ hãi khi doanh thu bán hàng ngày một giảm.
    Các công ty công nghiệp phương Tây đã chứng kiến tình trạng một số thị trường sụt giảm tại Trung Quốc bởi nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong hạ nhiệt nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới đã tác động xấu đến nhu cầu hàng hóa và sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng.

    Mãi cho đến gần đây, Trung Quốc vẫn mang lại nguồn tăng trưởng quan trọng cho nhiều công ty sản xuất Mỹ và châu Âu, giúp các công ty này bù lại tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm tại thị trường các nước phát triển.

    Trong tuần trước, tuy nhiên, nhóm công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm Siemens, 3M và Eaton nằm trong nhóm công ty thể hiện sự lo ngại về doanh số bán hàng của họ tại Trung Quốc, từ trước đó Volvo và ABB đã cảnh báo về tình trạng nhu cầu sụt giảm vào thời điểm cuối năm 2011.

    Ông Joe Kaeser, trưởng bộ phận tài chính tại Siemens, công bố số lượng đơn đặt hàng tại trung Quốc giảm trong quý đầu của năm tài khóa và khẳng định thêm công ty nhận thấy chu kỳ kinh doanh của Trung Quốc đã chững lại tại Trung Quốc, đặc biệt trong ngành sản xuất công nghiệp.

    Ben Uglow, chuyên gia tại Morgan Stanley, nhận xét: “Nhìn vào bức tranh yếu kém tại châu Âu, tình hình ở Trung Quốc chắc chắn sẽ không mang yếu tố hỗ trợ đối với lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2012.”

    Thế nhưng không phải tất cả các công ty bán hàng tại Trung Quốc đều phải đối đầu với tình trạng nhu cầu sụt giảm. Honeywell, hãng sản xuất phụ tùng máy bay, trong ngày thứ Sáu công bố doanh thu tại Trung Quốc tăng 18% trong năm 2011.

    Ông Dave Anderson, trưởng bộ phận tài chính, khẳng định tăng trưởng doanh thu của tất cả các sản phẩm liên quan đến thị trường bất động sản nhà ở và thương mại, ví như thiết bị điều hòa giảm, tuy nhiên thị trường cho phụ tùng máy bay vẫn tăng trưởng tốt.

    Hoạt động kinh doanh nào với mục tiêu chính nhắm vào người tiêu dùng vẫn tăng trưởng tốt, ví như sản phẩm iPhone của Apple.

    Đình Hảo

    Theo TTVN/FT
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDFEH/dai-co-dong-trinh-dien-xiec-mua-dai-hoi.html

    Đại cổ đông "trình diễn xiếc" mùa đại hội

    08-02-2012 11:15:03

    [​IMG]
    Cổ đông nhỏ gần như không có cách "chống cự" hữu hiệu với các chiêu thức bất ngờ của cổ đông lớn
    (ĐTCK) Trong những mùa ĐHCĐ gần đây, khá nhiều đại hội phát sinh các sự cố bất ngờ với cổ đông nhỏ. Nhiều trong số các bất ngờ này có thể là "màn xiếc" của các cổ đông lớn.


    • Thách thức trong lần triệu tập đầu tiên
      Mùa ĐHCĐ năm ngoái ghi nhận số lượng kỷ lục các DN niêm yết thất bại trong lần triệu tập ĐHCĐ đầu tiên. Đa phần các đại hội bị cổ đông ngoảnh mặt do DN có kết quả kinh doanh tồi tệ kéo dài hay quản trị yếu kém như CTCP Nhựa Tân Hóa (VKP), CTCP Container Phía Nam (VSG).
      Cá biệt có những DN vẫn hoạt động tốt như CTCP Đồ hộp Hạ Long (CAN), đại hội vẫn không thể diễn ra do người đại diện phần vốn Nhà nước không đi họp. Thậm chí, có ĐHCĐ như của CTCP Vận tải biển và BĐS Việt Hải (VSP) đủ điều kiện tiến hành nhưng không thông qua được nhiều tờ trình quan trọng, do đại diện phần vốn góp của Vinashin cho biết, không nhận được tài liệu đại hội.
      CTCP Cơ điện lạnh (REE) đã tạo một bước đột phá lớn trong công tác tổ chức đại hội năm ngoái khi địa điểm chính được tổ chức tại hội trường lớn E-town (TP. HCM) kết nối “video conference” với đầu cầu Hà Nội. Khi chưa có một giải pháp toàn diện tháo gỡ cho công tác tổ chức thì phương pháp của REE là một gợi ý cho các DN đã từng gặp sự cố về triệu tập ĐHCĐ.
      Đã thành truyền thống, một số DN niêm yết như CTCK HSC (HCM), CTCP Kinh Đô (KDC), CTCP Ánh Dương Việt Nam (VNS)… kết thúc đại hội với một món quà nhỏ cho các cổ đông. Ấn tượng đẹp không chỉ được lưu giữ, mà đôi khi biến thành động lực để một số NĐT “lướt sóng” thực hiện nghĩa vụ cổ đông.
      Năm ngoái, trong phiên đóng góp ý kiến tại ĐHCĐ của CTCP Hữu Liên Á Châu (HLA) có NĐT nêu ý kiến, nếu Công ty theo gương các DN niêm yết khác trao một phần quà nhỏ thì đại hội đã không phải triệu tập đến lần thứ 2. Suy cho cùng, giải pháp này nếu giúp DN thu hút đủ 65% số cổ đông tới họp còn tiết kiệm chi phí hơn so với việc triệu tập ĐHCĐ lần 2, lần 3.

      Vấn đề cổ đông lớn
      Theo quy định hiện tại, chậm nhất trước 7 ngày tiến hành đại hội, DN phải công bố các tài liệu họp. Đã thực hiện điều này, nhưng giống ĐHCĐ 2010 của VSP, ĐHCĐ của CTCP Điện tử Tân Bình (VTB) không thông qua được kế hoạch tăng vốn, ĐHCĐ của CTCP Kho vận Miền Nam (STG) không thông qua được kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2011.
      Bất ngờ diễn ra tại đại hội khi các cổ đông lớn, trong đó có cả cổ đông Nhà nước, cương quyết nói không với một số tờ trình với lý do: quãng thời gian ít ỏi tại đại hội không đủ để cổ đông nghiên cứu tài liệu và đưa ra ý kiến.
      Để đạt được sự đồng thuận cao nhất ngay cả khi đã cẩn trọng gửi thư mời và tài liệu đại hội, nhiều DN hiện nay vẫn tổ chức ĐHCĐ trù bị với sự tham dự của người đại diện phần vốn Nhà nước, các quỹ đầu tư không tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN.
      Quyền phủ quyết của cổ đông lớn là “chiêu bài” đã được các nhóm cổ đông lớn sử dụng triệt để, điển hình như các cuộc “thay máu” lãnh đạo hoặc âm thầm hoặc công khai như tại Descon, Fideco… trước đây. Giới chuyên môn nhìn nhận, các cổ đông lớn sẽ tiếp tục tạo nên “sóng ngầm” trong mùa ĐHCĐ năm nay, với những cuộc đối đầu không khoan nhượng, nhằm phân chia lại quyền lực tại các DN niêm yết, đặc biệt khi giá cổ phiếu thấp như hiện nay.

      Cổ đông lớn làm xiếc
      Trên góc độ lãnh đạo DN, việc triệu tập và tổ chức ĐHCĐ lần 1 và thông qua được các tờ trình được xem là thành công. Với các cổ đông lớn, đó là việc áp đặt được các quyết định trên nền tảng lợi ích nhóm theo nguyên tắc đối vốn. Trái lại, các cổ đông nhỏ đông đảo, thường chất vấn nhiều nhưng chỉ tập trung trong một số vấn đề quen thuộc như: lợi nhuận, cổ tức, lương thưởng HĐQT..., tạo ra ảnh hưởng mờ nhạt dựa trên các tờ trình được công bố 7 ngày trước đại hội.
      Nhưng theo quan sát của ĐTCK, khả năng thực thi của quy định “7 ngày” nói trên đang bị thử thách. Đơn cử như tại ĐHCĐ của CTCK Phương Đông (ORS) mới đây, nội dung hủy niêm yết được một cổ đông khởi xướng trong đại hội. Ngay khi nội dung này còn đang được thảo luận, phiếu biểu quyết có dấu đỏ đã được phân phát nhanh chóng và kết quả cuối cùng, có tới trên 80% cổ phần đồng thuận, dù đa phần cổ đông nhỏ có mặt lên tiếng phản đối. Đề xuất huỷ niêm yết trong trường hợp này có là “vô tình”?
      Đối phó với quy định về yêu cầu công bố các tài liệu trước đại hội, gần đây, một số DN niêm yết đã khéo léo sắp xếp để các nội dung nhạy cảm hay quan trọng xuất hiện vào giờ chót tại đại hội, dù thực tế đã được các nhóm cổ đông lớn thống nhất ở hậu trường. Màn “xiếc” mới này trở nên nghiêm trọng hơn với các NĐT nhỏ, khi mà nhiều quyết định hủy niêm yết có thể bất thình lình xuất hiện trong mùa đại hội sắp tới.
      Khi tính minh bạch đang bị thử thách thì các NĐT nhỏ chỉ có cách tự bảo vệ: cẩn trọng với các cổ phiếu giá bèo xuất phát điểm là công ty gia đình, hay có cơ cấu cổ đông quá tập trung.

    Giang Thanh
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://land.cafef.vn/20120208110322778CA45/du-an-usilk-city-cua-stl-tien-huy-dong-di-dau.chn

    Dự án Usilk City của STL: Tiền huy động đi đâu?










    [​IMG]
    Cọc nhồi đóng đã lâu nhưng bỏ hoang không biết bao giờ mới triển khai?

    Dự án Usilk City (Hà Nội) của CTCP Sông Đà Thăng Long (STL) có vẻ đang bị “bỏ hoang”.
    Nhiều khách hàng nộp ngay 100% tiền mua nhà tại Dự án Usilk City (Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội) để được nhận khuyến mãi một phần diện tích sàn trung tâm thương mại, nhưng 8 tháng đã trôi qua mà phần lớn toà nhà vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”.

    Trong số 13 tòa nhà tại Dự án Usilk City của CTCP Sông Đà Thăng Long (
    STL), chỉ có 5 tòa nhà đang được chủ dự án hoàn thiện. 8 tòa nhà còn lại, phần lớn đã được bán cho khách hàng, đang trong tình trạng “đắp chiếu”. Thậm chí, một số tòa nhà tại dự án này có vẻ bị bỏ hoang nhiều tháng nay.

    Người viết có mặt tại Dự án Usilk City vào ngày 6 và 7/2/2012 thì thấy, trừ những tòa nhà thuộc khu CT1, phía cuối dự án có công nhân làm việc và bảo vệ trực, còn dãy 4 - 5 tòa nhà phía đầu dự án im lìm. Các chốt bảo vệ khóa trái, không thấy có người, công trường không có cửa hay barie che chắn, trong khi phía dưới công trường thì hoang tàn.

    Anh Toàn, thợ làm nội thất ôtô làm việc tại một gara trên đường Lê Văn Lương kéo dài, nằm liền kề đầu Dự án Usilk City, từng có người nhà và nhiều người quen làm bảo vệ tại dự án này cho biết: nhiều tòa nhà tại Dự án Usilk City trong gần 1 năm trở lại đây triển khai rất chậm. Đặc biệt, 3 - 4 tòa nhà đầu dự án, nằm sát gara mấy tháng nay nằm im, không thấy chủ dự án tiến hành xây dựng. Do không có hoạt động xây dựng nên nhân viên bảo vệ bị cho nghỉ việc rất nhiều. Để đối phó với khách hàng khó tính mua nhà tại dự án thi thoảng ghé thăm công trường, chủ dự án cho lao công xuống công trường dọn dẹp, nhưng kỳ thực, công nhân xây dựng đã rút hết sang các công trình khác.

    Để chứng thực lời của anh Toàn, người viết đã xuống tận chân công trường chụp ảnh rất lâu, nhưng không thấy nhân viên bảo vệ hay người của nhà thầu thi công. Tất cả đều vắng vẻ!

    Trước đó, ngày 25/5/2011, chủ đầu tư Dự án Usilk City là CTCP Sông Đà Thăng Long đã tung ra một chương trình khuyến mãi “khủng”, khiến nhiều người “choáng”: tặng từ 18 - 35 m2 sàn trung tâm thương mại cho 200 khách hàng trả tiền sớm.

    Theo đó, khách hàng nộp ngay số tiền trên 2 tỷ đồng sẽ được tặng 35 m2 sàn thương mại; nộp từ 1,2 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng sẽ được tặng 25 m2 sàn thương mại; nộp từ 600 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng sẽ được tặng 18 m2 sàn thương mại.

    Với chương trình khuyến mãi này, chủ dự án đã “biếu” cho khách hàng từ 3.600 - 7.000 m2 sàn trung tâm thương mại. Nếu nhân với giá khoảng 40 triệu đồng/m2 sàn trung tâm thương mại được giao dịch trên thị trường khi đó, chủ dự án đã chấp nhận “mất trắng” từ 140 - 280 tỷ đồng.

    Do giá trị khuyến mãi quá lớn nên khách hàng mua nhà tại Dự án Usilk City đua nhau đi nộp tiền trước thời hạn. Vì vậy, chỉ sau 10 ngày, số sàn thương mại dùng tặng khách hàng đã hết và số tiền chủ dự án thu về không hề nhỏ.

    Thế nhưng, ngay tại thời điểm STL tung ra chương trình khuyến mãi gây sốc, nhiều chuyên gia đã cảnh báo việc chủ dự án cần tiền và huy động khách hàng đóng hết tiền khi dự án còn đang tiến hành là rất nguy hiểm. Bởi lẽ, không thể kiểm soát được số tiền chủ đầu tư huy động có được sử dụng vào việc triển khai dự án hay không.

    PV đã liên hệ với CTCP Sông Đà Thăng Long để có thông tin về tiến độ dự án này.

    Theo Nguyễn Phương Anh
    ĐTCK


  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120208041139970CA31/von-ngoai-va-an-so-ve-nhung-thuong-vu-lon.chn

    Vốn ngoại và ẩn số về những thương vụ lớn










    Động thái giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK thời gian qua cho thấy, nhiều khả năng khối ngoại sẽ tiếp tục có các thương vụ mua bán lớn trong năm 2012.

    Nếu tính về số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường, theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), trong tháng 1/2012, số nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch tăng thêm 0,13% so với cuối năm 2011. Con số trên giảm so với cùng kỳ năm 2011, nhưng điều này có thể chưa thể hiện việc các nhà đầu tư ngoại sẽ giảm hoạt động, mà thực chất, khối ngoại đang có xu hướng chuyển từ các giao dịch mua bán nhỏ lẻ sang các thương vụ chuyển nhượng lớn.
    Từ đầu năm đến nay, trên thị trường chứng khoán có 2 thương vụ giao dịch của khối ngoại được giới đầu tư đặc biệt quan tâm, trong đó có một giao dịch mua và một giao dịch bán.

    Giao dịch bán là, Ngân hàng ANZ đã bán thỏa thuận hơn 103 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Trước đó, ANZ nắm giữ tới 9,6% cổ phần tại Sacombank.

    Ông Alex Thursby, Tổng giám đốc ANZ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu và châu Mỹ cho biết, ANZ đã thiết lập quan hệ hợp tác với Sacombank từ năm 2005. “Mối quan hệ này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong suốt 6 năm qua”, ông Alex Thursby nói.

    ANZ cũng là một trong 3 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lớn nhất đã từng gắn bó lâu dài với Sacombank. Một cổ đông chiến lược nước ngoài khác là quỹ đầu tư Dragon Financial Holding Ltd cũng đã thoái vốn khỏi Sacombank vào tháng 8/2011. Khi đó, Dragon Financial Holding Limieted nắm giữ hơn 60 triệu cổ phiếu tại Sacombank.

    Trong khi đó, thương vụ mua vào của khối ngoại được nhà đầu tư trong nước quan tâm nhất là việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hoàn tất bán 15% cổ phần cho Mitzuho Corporate Bank Ltd. Theo đó, Vietcombank đã bán cho Mitzuho Bank 347.612.562 cổ phần, với giá chào bán là 34.000 đồng/cổ phần. Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán này là trên 11.000 tỷ đồng. Sau đợt chào bán này, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng từ gần 19.700 tỷ đồng lên gần 23.200 tỷ đồng.

    Động thái Vietcombank bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài được các nhà đầu tư đánh giá là khá tích cực, bởi tại thời điểm Mitzuho Corporate Bank Ltd mua cổ phiếu VCB với giá 34.000 đồng/cổ phiếu, thì thị giá của VCB trên thị trường chỉ khoảng 20.000 – 21.000 đồng/cổ phiếu. Đến nay, giá cổ phiếu VCB đã lên đến mức trên 24.000 đồng/cổ phiếu.

    Tiếp sau các giao dịch “khủng” của các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 1 vừa qua, hiện tại, giới đầu tư dự báo, trong năm nay, sẽ còn có thêm nhiều thương vụ mua bán có quy mô lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường.

    Ngoài Vietcombank, năm 2012 này, một ngân hàng lớn khác mới IPO là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng sẽ hoàn tất việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược. Điều này đồng nghĩa với việc một cổ đông lớn nước ngoài cùng một lượng vốn lớn sẽ được chuyển vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo kế hoạch, BIDV sẽ bán hơn 423 triệu cổ phần (chiếm 15% vốn điều lệ của ngân hàng này) cho đối tác ngoại.

    Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang tìm đối tác nước ngoài để bắt tay hợp tác nhằm tăng cường sức mạnh về vốn và kinh nghiệm. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành tài chính như các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng... là những đối tượng “khát” cổ đông ngoại hơn cả.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), các doanh nghiệp nên xác định năm 2012 là năm phòng thủ trong chiến lược kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp nên bán cổ phần chi phối, cổ phần đa số của doanh nghiệp, bán các công ty con… cho các nhà đầu tư chiến lược để gia tăng lợi ích cho các cổ đông.

    Động thái này tiếp tục tạo thêm nhiều cơ hội cho các cổ đông chiến lược nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước hiện nay.

    Theo Chí Tín
    Báo Đầu tư

Chia sẻ trang này