Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

8292 người đang online, trong đó có 1118 thành viên. 11:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36556 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120208120713771CA34/mang-sang-toi-cua-thi-truong-trai-phieu.chn

    Mảng sáng, tối của thị trường trái phiếu










    [​IMG]
    Thị trường trái phiếu Việt Nam có thể chứng kiến một cuộc tái cơ cấu trong năm nay nhờ lượng lớn trái phiếu đáo hạn và đề án của các nhà quản lý trong việc tái cấu trúc thị trường.
    Kinh tế khó khăn hàm chứa cơ hội
    Ông Trịnh Hoài Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam


    Năm 2012 là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng lại có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát hành trái phiếu. Các ngân hàng buộc phải giảm tăng trưởng tín dụng, do đó sẽ có một lượng vốn dư tại các ngân hàng này. Tuy nhiên, lượng vốn này bị nghẽn trên thị trường liên ngân hàng, do thanh khoản ngân hàng ngày càng căng thẳng, trong khi niềm tin giữa các ngân hàng bị sụt giảm. Do đó, trái phiếu chính phủ là lựa chọn tốt nhất cho các ngân hàng để dự trữ thanh khoản thứ cấp, do trái phiếu chính phủ có thể bán được ngay và bán với khối lượng lớn khi cần.


    Trong khi đó, lạm phát năm nay được kỳ vọng sẽ giảm xuống. Hiện nay, do lạm phát cao khiến lãi suất huy động lên đến 14%/năm, khiến trái phiếu chính phủ (lợi suất khoảng 12%/năm) không hấp dẫn nhà đầu tư. Một khi lạm phát giảm xuống mức 11-12%, khả năng phát hành trái phiếu sẽ trở nên dễ dàng hơn.


    Điểm quan trọng nữa là, lượng trái phiếu đáo hạn trong năm nay rất lớn, lên tới 50.000 tỷ đồng và có nhu cầu tái đầu tư.


    Về phía nhà quản lý, việc tái cơ cấu trái phiếu chính phủ diễn ra trong năm nay sẽ tăng thanh khoản cho thị trường và làm việc mua bán được dễ dàng hơn rất nhiều. Trái phiếu sẽ được phát hành theo lô lớn, bên cạnh đó các mã trái phiếu gần gần nhau sẽ được gộp lại. Tuy nhiên, đề án này cũng đang mắc ở cách tính giá, hạch toán trái phiếu. Việc gom các mã trái phiếu nhỏ thành mã trái phiếu lớn có thể dẫn đến lỗ sổ sách cho ngân hàng nắm giữn


    Năm khó khăn cho thị trường trái phiếu
    Ông Vũ Anh Đức, Phó trưởng phòng đầu tư Vietinbank


    Năm 2012 sẽ là năm khó khăn cho thị trường trái phiếu. Nợ xấu tăng, thanh khoản ngân hàng tiếp tục căng thẳng và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thắt chặt cung tiền.


    Năm 2011, có khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu được giao dịch trên thị trường thứ cấp, nhưng cần lưu ý rằng, các ngân hàng thương mại đã dùng trái phiếu như một hình thức lách để cho vay lẫn nhau. Do đó, một phần lớn trong số đó là giao dịch cho vay, nhu cầu giao dịch trái phiếu thực tế thấp hơn nhiều.


    Đề án tái cấu trúc do Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện có điểm nổi bật là gộp các mã trái phiếu, trong đó Vietinbank là đầu tàu thực hiện thí điểm.


    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang nỗ lực tạo ra các “đầu nậu” cho thị trường, đóng vai trò đầu mối phân phối cho thị trường và cam kết mua lại khi nhà đầu tư cầnn


    Sẽ có nhiều chuyển biến trong năm 2012
    Ông Dan Svensson, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Dragon Capital


    Chúng tôi vẫn giữ quan điểm lạc quan một cách thận trọng cả về sự ổn định của kinh tế vĩ mô và tiền tệ, mặc dù các yếu tố bên ngoài có thể cản trở bất kỳ kịch bản kinh tế nào. Chúng tôi cũng giữ quan điểm tích cực một cách thận trọng về sự phát triển của những cán cân bên ngoài và quyết tâm của Chính phủ trong việc kiểm soát chi tiêu tài chính.


    Mặc dù nền kinh tế thực sự sẽ cần thời gian để hồi phục, chúng tôi vẫn tin rằng, những điểm sáng về điều kiện tiền tệ trong khoảng nửa còn lại của năm sẽ giúp lợi suất trái phiếu giảm và hạ lãi suất cho vay. Điều đó sẽ mang lại một số hỗ trợ đối với giá của trái phiếu.


    Tuy nhiên, nhu cầu tái cấu trúc của ngành ngân hàng sẽ kìm hãm thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong ngắn hạn và trên diện rộng, lượng nhà đầu tư nhỏ và mỏng sẽ tiếp tục gây trở ngại cho thanh khoản lẫn tăng trưởng của thị trường.


    Theo Hải Trang
    Báo đầu tư
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012020804143132CA31/quy-dau-tu-nghi-gi-ve-vn30.chn

    Quỹ đầu tư nghĩ gì về VN30?










    [​IMG]
    Đại diện Quỹ Đầu tư VinaCapital, SAM, Dragon Capital cho rằng Quỹ có các tiêu chí đánh giá riêng. VN30 cũng như VN-Index chỉ được Quỹ xem như một yếu tố để tham khảo.
    Ngày 6.2 là ngày đầu tiên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đưa vào áp dụng chỉ số VN30. Ưu điểm đầu tiên của chỉ số này là giúp nhà đầu tư đánh giá diễn biến thị trường sát thực tế hơn. VN30 cũng được kỳ vọng là góp phần mang nhà đầu tư trở lại thị trường chứng khoán. Thế nhưng, một số quỹ đầu tư, thành phần quan trọng của thị trường chứng khoán, lại nhìn nhận chỉ số VN30 chưa hẳn là sự tham chiếu cần thiết.

    Ông Andy Hồ, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư VinaCapital, quản lý 1,7 tỉ USD giá trị tài sản với danh mục đầu tư khá da dạng, cho biết: “Chúng tôi không lấy sự thay đổi của chỉ số VN30 để so với kết quả đầu tư. Chỉ số này chưa thật sự cần thiết đối với chúng tôi”.

    Với các khoản đầu tư cổ phiếu niêm yết, theo ông, Quỹ có các tiêu chí đánh giá riêng như ngành nghề, tốc độ tăng trưởng, khả năng lãnh đạo… Chỉ số VN30 cũng như VN-Index chỉ được Quỹ xem như một yếu tố để tham khảo. Hiện nay, tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của Quỹ ước tính khoảng 250-300 triệu USD. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là cổ phiếu VNM của Công ty Sữa Việt Nam. Ngoài ra, còn có cổ phiếu DPM (Công ty Đạm Phú Mỹ), KDC (Công ty Kinh Đô), BCI (Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh)…

    Ông Louis Nguyễn, Giám đốc Điều hành Quỹ SAM, cũng không mấy mặn mà với chỉ số mới này. Bởi lẽ, đặc trưng của SAM là đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, chỉ số VN30 bao gồm những mã có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Những mã này hầu như đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài.

    Trong hoạt động đầu tư, SAM cũng quan sát VN-Index nhưng Quỹ có chỉ số riêng là SAM90. Chỉ số này được tính dựa trên 90 cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa do SAM chọn ra và không được công bố. Ông Louis Nguyễn cho biết SAM90 giúp Quỹ theo dõi các khoản đầu tư hiệu quả hơn.

    Còn ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ Dragon Capital thì đồng tình với việc đa dạng các chỉ số đo lường thị trường của HoSE. Yếu tố thanh khoản (lượng cổ phiếu giao dịch mỗi ngày) và free-float (lượng cổ phiếu được tự do chuyển nhượng) cao khi lựa chọn cổ phiếu VN30 được ông đánh giá là tạo sự khác biệt và làm nên giá trị của chỉ số mới này.

    Trong năm qua, đã nhiều lần nhà đầu tư than phiền rằng VN-Index không còn phản ánh đúng diễn biến thị trường. Các tổ chức đầu tư cũng lần lượt đưa ra những bộ chỉ số cho riêng mình. Nguyên nhân là vài mã cổ phiếu thuộc nhóm có vốn hóa lớn nhất thị trường chiếm tỉ trọng lớn trong cách tính, trong khi chúng không đại diện cho cả thị trường. Tính chỉ số theo giá trị vốn hóa cũng là nhược điểm của VN-Index. Theo ông Trịnh Hoài Giang, thành viên Hội đồng Chỉ số VN30, VN30 sẽ khắc phục các nhược điểm trên. Đặc biệt, đường đi của chỉ số sẽ ổn định chứ không “giật cục” như VN-Index.

    Cách tính chỉ số VN30 vẫn là dựa trên quy mô vốn hóa. Tuy nhiên, khác với VN-Index, yếu tố quy mô lần này lại mang ý nghĩa khác hẳn. VN30 có 30 cổ phiếu chiếm gần 80% giá trị vốn hóa thị trường. Vì thế, nó đại diện cho gần 80% những người đang nắm giữ cổ phiếu.

    Hiện nay, hầu như mỗi tổ chức đầu tư đều có bộ chỉ số riêng, nhưng nếu làm tốt vai trò của mình (tức thể hiện đúng diễn biến thị trường) thì VN30 vẫn có giá trị. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng có nhiều chỉ số như Nasdaq (nhóm cổ phiếu công nghệ trên thị trường OTC), Dow Jones (nhóm 30 công ty đại chúng lớn nhất ở Mỹ) hay S&P500 (nhóm cổ phiếu của 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ)... Và mỗi chỉ số là một kênh tham chiếu hiệu quả.

    Sự ra đời của VN30 được kỳ vọng sẽ là tiền đề cho hoạt động đầu tư chỉ số và phong trào đầu tư vào những cổ phiếu trong VN30. Tuy nhiên, ông Giang cho rằng ít nhất 2 năm nữa, hoạt động đầu tư theo chỉ số mới có thể hiện diện trên thị trường. Ngoài ra, đầu tư cổ phiếu theo VN30 cũng khá may rủi vì 30 cổ phiếu được chọn chưa hẳn đã kinh doanh hiệu quả.

    Theo Ngọc Dương
    Nhịp cầu đầu tư
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120212/trung-quoc-sap-thu-tau-lan-o-bien-dong.aspx

    Trung Quốc sắp thử tàu lặn ở biển Đông
    12/02/2012 3:17
    Tờ China Daily dẫn lời giới chức Trung Quốc cho hay nước này sắp cho tàu lặn Giao Long thử nghiệm ở độ sâu 3.000m tại khu vực biển Đông trong tháng 3 hoặc tháng 4. Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ địa điểm cụ thể. Ngoài ra, Tổng thư ký Hội Nghiên cứu và khai thác tài nguyên khoáng sản đại dương Kim Kiện Tài cho biết thêm sau chuyến lặn trên, tàu Giao Long sẽ tiếp tục được thử nghiệm với độ sâu 7.000m. “Tàu Giao Long sẽ thử lặn ở độ sâu 7.000m trong năm nay sau khi được nâng cấp”.
    [​IMG]
    Tàu lặn Giao Long - Ảnh: China Daily
    Tàu Giao Long, có thể chở 3 người, đã được thử nghiệm nhiều lần nhưng Trung Quốc thường không thông báo cụ thể địa điểm nên chưa rõ tàu có lặn ở biển Đông chưa. Lâu nay, đã xuất hiện nhiều quan ngại rằng các hoạt động của tàu Giao Long có thể không đơn thuần vì mục đích nghiên cứu khoa học và thám hiểm đại dương.
    Trong một diễn biến khác, tờ The Taipei Times dẫn thông báo của Cơ quan phòng vệ Đài Loan (MND) bác bỏ cáo buộc rằng giới chức không phát hiện được một tàu “gián điệp” của Trung Quốc tại cảng Cao Hùng. Trước đó, tờ Apple Daily loan tin tàu Sui Jiu 201, treo cờ Panama, đã được Bắc Kinh phái đến Cao Hùng từ ngày 2-4.2 để “do thám” nhưng MND không hề hay biết.
    Ngô Minh Trí
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120211/thuc-uong-cho-nguoi-benh-tieu-duong.aspx
    Thức uống cho người bệnh tiểu đường
    12/02/2012 3:39
    Một số bạn đọc gửi thư nhờ hướng dẫn những cách dân gian, đông y (dùng cây lá, món ăn...) tốt cho người bệnh đái tháo đường (tiểu đường).
    Các bạn có thể ứng dụng một số cách cổ truyền như dưới đây cho trường hợp bệnh này: dùng 50 gr vỏ tươi lấy từ củ khoai lang (nên chọn loại khoai có màu trắng) đem nấu nước để uống cả ngày.
    Hoặc có thể dùng 20 gr vỏ bí đao, 30 gr vỏ dưa hấu, 20 gr thiên hoa phấn, đem nấu với 1 lít nước, nấu cho sôi để 10 phút; để nguội dùng hết trong ngày. Hay dùng 50 gr củ mài, 100 gr bí đao, 50 gr lá sen, đem tất cả nấu nước để uống trong ngày.


  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20120211105938...-nhung-ong-chu-con-miet-thi-quyen-tai-san.htm

    Vụ Tiên Lãng: Những ông chủ con miệt thị quyền tài sản
    Tuy là chủ sở hữu đất đai nhưng bản thân Nhà nước là một chủ thể trừu tượng. Hệ lụy là những tập thể, cá nhân có thẩm quyền đã lợi dụng quyền hạn được trao để định đoạt đất đai vì lợi ích cục bộ, vi phạm lợi ích của người sử dụng đất.
    Trên cơ sở những quy định của pháp luật và sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp chính quyền, chắc chắn vụ việc ở Tiên Lãng sẽ được giải quyết công bằng, hợp lý. Thế nhưng phải thấy rằng vụ việc ở Tiên Lãng không phải là trường hợp cá biệt. Trên thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc tương tự.
    Duy trì quá lâu cơ chế tạo sự lạm quyền

    [​IMG]
    Theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai 1987, 1993, 2003, đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức… được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ là người có quyền sử dụng đất. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có thể lấy lại quyền sử dụng đất của họ thông qua hoạt động thu hồi đất.
    Hiện trên thế giới còn nhiều nước chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai. Ở Anh và các nước thuộc Vương quốc Anh, đất đai, về nguyên tắc thuộc sở hữu của Nữ hoàng. Ngay cả ở những nước thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai thì diện tích đất thuộc sở hữu nhà nước vẫn chiếm một tỉ lệ lớn so với đất thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, ở những quốc gia này trong quá trình thực hiện quyền sở hữu đất đai của nhà nước không xuất hiện tình trạng như ở Việt Nam. Theo xu hướng tiếp cận quyền sở hữu hiện đại, việc đất đai thuộc sở hữu của ai không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng là ai đang là người trực tiếp chi phối, kiểm soát chúng.
    Như vậy, vấn đề cần bàn không phải ở chỗ đất đai thuộc sở hữu duy nhất của nhà nước mà là ở cơ chế thực hiện quyền sở hữu. Nhà nước là chủ sở hữu đất đai nhưng đồng thời cũng là chủ thể của quyền lực công. Nhà nước đã sử dụng quyền lực công như một công cụ để thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu.
    Ví dụ: Việc nhà nước giao đất, cho thuê đất là hoạt động xuất phát từ quyền sở hữu nhưng quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lại là quyết định hành chính. Chính vì vậy mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất là quan hệ bất đối xứng. Điều này càng trở lên trầm trọng khi các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực công để thực hiện quyền tài sản. Mặt khác, tuy là chủ sở hữu đất đai nhưng bản thân nhà nước cũng là một chủ thể trừu tượng và không thể là chủ thể của những quan hệ pháp luật đất đai cụ thể mà phải thông qua những cơ quan nhà nước. Đến lượt những cơ quan này, họ lại phải thông qua những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thẩm quyền. Cơ chế này có thể dẫn đến tình trạng những tập thể, cá nhân có thẩm quyền lợi dụng quyền hạn được trao để định đoạt đất đai vì lợi ích cục bộ, vi phạm lợi ích của người sử dụng đất.
    [​IMG]
    Không thể hở chút là thu hồi
    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sử dụng đất của người sử dụng đất là quyền tài sản và được bảo vệ như quyền sở hữu (Bộ luật Dân sự 2005). Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về đất đai thì đất đai vẫn chưa được đối xử như quyền tài sản. Nếu quyền sử dụng đất là quyền tài sản, về nguyên tắc nó là tài sản của người sử dụng đất, khi Nhà nước cần lấy lại quyền sử dụng đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích chung thì phải nhận chuyển nhượng, trưng mua, trưng dụng theo Điều 23 của Hiến pháp 1992 và Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản mà không nên thu hồi như hiện nay. Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa Nhà nước với người sử dụng đất thì phải giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự theo đúng bản chất của tranh chấp về tài sản.
    Trong vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng, khi ông Vươn không đồng ý với quyết định thu hồi đất của UBND huyện, theo quy định của pháp luật hiện hành, ông phải khiếu nại đến chính UBND đã ra quyết định thu hồi. Vậy là UBND vừa là người đại diện chủ sở hữu trong mối quan hệ tài sản với ông Vươn, vừa là người có hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của ông và đồng thời cũng là cơ quan tài phán.
    Xem nhẹ lợi ích của người sử dụng đất
    Nhận thức của người thi hành pháp luật cũng là một nội dung cần bàn đến. Phát biểu của một số quan chức trong vụ việc ở Tiên Lãng được đăng tải trên báo chí cho thấy nhận thức của một số quan chức địa phương còn có biểu hiện lệch lạc, phiến diện theo hướng miệt thị, xem nhẹ lợi ích của người sử dụng đất. Chẳng hạn, họ coi ông Vươn là dân ngụ cư, cho rằng ông Vươn sử dụng nhiều đất là thiếu công bằng hoặc thu hồi đất là để tránh Nhà nước phải bồi thường khi thực hiện dự án xây dựng sân bay… mà không căn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế trang trại, tích tụ và tập trung ruộng đất của Đảng và Nhà nước, không căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành. Theo nguyên tắc pháp chế, các cơ quan nhà nước không thể vì lý do công bằng mang tính hình thức, vì lý do bảo vệ quyền lợi của Nhà nước để vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
    TS PHẠM VĂN VÕ, Chủ nhiệm bộ môn Luật Đất đai-Môi trường ĐH Luật TP.HCM
    Công chức nắm quyền định đoạt: Trái quy luật!

    [​IMG]
    Vụ Tiên Lãng chỉ là giọt nước tràn ly của cơ chế quản lý nhà nước về đất đai không phù hợp với quy luật kinh tế, mà nguyên nhân sâu xa là do không giải quyết một cách triệt để vấn đề kinh tế khi tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân vào những năm 1980.
    Từ chế định này, các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ có thẩm quyền, ngoài việc thực hiện quyền năng của nhà nước, quản lý hành chính, bảo vệ tài nguyên, tài sản đặc biệt của quốc gia, họ còn thực hiện quyền năng của chủ sở hữu (đại diện quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân).
    Cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền quản lý một loại tài sản vô giá, có giá trị kinh tế cao nhưng pháp luật lại không tách bạch đâu là quản lý mang tính mệnh lệnh hành chính, đâu là quản lý tài sản. Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ có thẩm quyền được quyền quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và quyết định cả việc giá cả của nó như thế nào trong việc thu tiền sử dụng đất, thuê đất và cả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất để sử dụng vào mục đích khác. Việc trao quyền này cho công chức nhà nước là trái với quy luật kinh tế, tạo ra kẽ hở cho họ tham nhũng, họ lợi dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích của một nhóm người.

    “Rừng” luật gây mù mờ
    Đúng như nhận xét của Thủ tướng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đất đai của chúng ta còn quá nhiều hạn chế. Do đất đai tồn tại vĩnh viễn nên xác định chế độ pháp lý đối với một thửa đất cần phải căn cứ vào nhiều quy định của pháp luật được ban hành ở những thời điểm khác nhau.
    Việc người thực thi pháp luật phải ngập mình trong cả một “rừng” văn bản để lựa chọn văn bản áp dụng cho từng trường hợp quả là công việc khó khăn và rất dễ xảy ra tình trạng áp dụng sai. Việc nhầm lẫn càng trở lên nghiêm trọng khi những quy định của pháp luật không chỉ quá nhiều mà về nội dung còn có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn.
    Cũng từ chế định đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên Nhà nước không “bán đất” cho người sử dụng; Nhà nước chỉ giao đất hoặc cho thuê đất. Để có quyền sử dụng, người có nhu cầu sử dụng đất (trừ các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi) phải bỏ ra một khoản tiền trả cho Nhà nước (chủ sở hữu) để được quyền kinh doanh trên mảnh đất đó trong một thời hạn nhất định. Đáng lưu ý là quan hệ “mua - bán” này lại hoàn toàn bất bình đẳng.Giữa người “mua - bán” không có quyền thỏa thuận như các quan hệ tài sản khác, không phải người có nhu cầu muốn mua là mua được và cũng không có quyền “trả giá”. Tất cả đều phụ thuộc vào quyết định của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ có thẩm quyền.
    Hiện pháp luật đất đai chỉ mới mở rộng quyền cho người sử dụng đất trong mối quan hệ giữa họ với nhau khi thực hiện quyền giao dịch. Ngược lại, các quy định của pháp luật áp dụng cho mối quan hệ giữa Nhà nước - chủ sở hữu với người sử dụng đất lại đẩy người dân vào thế bất lợi. Các quyết định hành chính, mệnh lệnh hành chính đang là công cụ duy nhất điều chỉnh mối quan hệ về tài sản trong trường hợp này. Ngay cả việc để có quyền sử dụng đất theo quy hoạch chủ sở hữu cũng không bỏ tiền ra để bồi thường, giải phóng mặt bằng mà người có nhu cầu sử dụng phải ứng tiền trước để bồi thường; sau đó Nhà nước - chủ sở hữu sẽ quyết định số tiền ứng trước được khấu trừ bao nhiêu trong số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải trả. Chính điều này đã đưa đất đai là loại tài sản đặc biệt vào thế độc quyền.
    Luật sư NGUYỄN THỊ CAM, UV BCH Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
    Đình chỉ chủ tịch, phó chủ tịch Tiên Lãng
    (PL)- Chiều 11-2, tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, Thành ủy và UBND TP Hải Phòng đã công bố quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền để làm kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn. Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh cũng bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để kiểm điểm trách nhiệm trong vụ việc trên. Ông Lương Hữu Huyền, Phó Chủ tịch, sẽ tạm thời phụ trách điều hành hoạt động của UBND huyện Tiên Lãng thay ông Hiền.
    Trước đó, sáng 11-2, ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, đã chủ trì cuộc họp triển khai thực hiện kiểm điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng. Ông Điền yêu cầu các cơ quan liên quan tập trung cao nhất sự lãnh đạo để hoàn thành nhiệm vụ được phân công; tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30-3.
    Theo đó, UBND TP giao các ngành chức năng và UBND huyện Tiên Lãng thu hồi các quyết định thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn, đồng thời làm thủ tục cho hộ ông Vươn được tiếp tục sử dụng đất theo đúng luật. TP cũng đôn đốc ******* khẩn trương điều tra hai vụ án phá nhà ngoài vùng cưỡng chế và giết người, chống người thi hành công vụ để sớm truy tố, xét xử.

    H.HOÀNG
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20120211115615312p0c1085/ha-noi-tiep-nhan-500-cay-anh-dao-nhat-ban.htm

    Hà Nội tiếp nhận 500 cây anh đào Nhật Bản
    Ngày 11-2, tại Công viên Hòa Bình, TP Hà Nội đã tiếp nhận 500 cây hoa anh đào do Hội Hữu nghị Việt-Nhật khu vực Chukyo (Nhật Bản) gửi tặng.

    Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Trần Xuân Việt trân trọng cảm ơn món quà quý giá đầy ý nghĩa của nhân dân Nhật Bản.
    Bà Nishino Atsunori, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản, cho rằng những cây hoa quý giá này được trồng tại Công viên Hòa Bình, góp phần làm cho nhân dân Nhật Bản-Việt Nam ngày càng hiểu biết văn hóa của nhau. Với mong muốn mùa xuân năm sau sẽ được thưởng lãm hoa anh đào tại Công viên Hòa Bình, ông Maeda Toshimichi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Nhật khu vực Chukyo, cho biết sẽ chuyển giao cách chăm sóc các cây anh Đào cho Ban Quản lý công viên.
    TX
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/477177/Tu-bo-tat-ca-hoac-can-rang-o-lai.html

    Hi Lạp trước nguy cơ rời khối đồng euro:
    Từ bỏ tất cả hoặc cắn răng ở lại
    TT - Hôm nay 12-2, Quốc hội Hi Lạp phải quyết định sẽ cắn răng chịu đựng các quy định hà khắc của Liên minh châu Âu (EU) để được cứu trợ hay chấp nhận vỡ nợ và rời khối đồng euro.
    >> Khu vực đồng Euro họp bàn giải cứu Hy Lạp

    [​IMG]Người biểu tình ở Athens ném bom xăng vào cảnh sát chống bạo động - Ảnh: Reuters

    Theo Hãng tin AFP, hôm qua 11-2 Chính phủ Hi Lạp đã thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng khổ hạnh mà EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đòi hỏi. Theo đó, chính quyền Athens sẽ cắt giảm 15.000 việc làm trong các cơ quan nhà nước, giảm mức lương tối thiểu 22% từ 751 euro (gần 1.000 USD/tháng) xuống còn 600 euro (gần 800 USD/tháng), cải tổ hệ thống lương hưu để tiết kiệm thêm 300 triệu euro (397 triệu USD/năm).
    Các bộ trưởng tài chính khối đồng euro (Eurogroup) còn đòi Athens bằng mọi cách phải tiết kiệm thêm 325 triệu euro (432 triệu USD) trong năm 2012. Nội các của Thủ tướng Lucas Papademos buộc phải chấp nhận. Cái giá của sự cùng khổ này là gói cứu trợ 130 tỉ euro (171 tỉ USD) của EU và IMF. AFP cho biết chính phủ đã trình Quốc hội Hi Lạp thỏa thuận này để các nghị sĩ bỏ phiếu trong ngày hôm nay.
    Liều thuốc quá đắng
    Nếu Quốc hội nói không, Hi Lạp sẽ vỡ nợ vào ngày 20-3, ngày chính quyền Athens phải trả nợ 14,5 tỉ euro (19 tỉ USD). Khi đó, Hi Lạp chắc chắn sẽ bị “đá” văng khỏi khối đồng euro. “Một cuộc vỡ nợ không kiểm soát sẽ đẩy đất nước vào thảm họa - AFP dẫn lời Thủ tướng Papademos cảnh báo các nghị sĩ - Kinh tế sẽ rơi vào hỗn loạn, xã hội sẽ bùng nổ”.
    Theo báo Wall Street Journal (WSJ), EU và IMF buộc các nhà lãnh đạo Hi Lạp phải cam kết bằng văn bản là sẽ quyết tâm cắt giảm chi tiêu, bởi trước đó Athens cũng từng cam kết thắt lưng buộc bụng tối đa nhưng không làm được. WSJ mô tả trong cuộc họp Eurogroup hôm 9-2 tại Brussels (Bỉ), 16 bộ trưởng tài chính khối đồng euro đã đồng loạt “mắng mỏ” Bộ trưởng Tài chính Hi Lạp Evangelos Venizelos như thể “16 bậc phụ huynh giận dữ trừng phạt một đứa con”.
    Nhiều nghị sĩ Hi Lạp đã lên tiếng phản đối thỏa thuận cắt giảm ngân sách để đổi lấy cứu trợ. AFP dẫn lời chủ tịch Đảng LAOS (thành viên liên minh cầm quyền) George Karatzaferis tuyên bố 16 nghị sĩ LAOS sẽ bỏ phiếu chống. “Chúng tôi không chấp nhận sự nhục nhã của cả dân tộc như thế này”. Ông mô tả Hi Lạp đang “rên xiết dưới gót giày của Đức (Chính phủ Đức gây sức ép để EU và IMF cứng rắn với Hi Lạp)”.
    Một số nghị sĩ thuộc Đảng Xã hội (Pasok) chỉ trích EU xâm phạm quá sâu chủ quyền Hi Lạp. Một thứ trưởng thuộc Pasok đã từ chức sau khi cáo buộc EU “tống tiền” Hi Lạp. Dù vậy, AFP cho biết hai đảng lớn trong liên minh cầm quyền là Pasok và Dân chủ mới vẫn có thể huy động đủ số phiếu để quốc hội thông qua thỏa thuận với EU và IMF.
    Giới chuyên gia kinh tế nhận định “liều thuốc đắng” của EU và IMF có thể phản tác dụng, nền kinh tế Hi Lạp sẽ chìm sâu thêm vào suy thoái. Theo Bloomberg, các biện pháp thắt lưng buộc bụng thời gian qua đã đẩy tỉ lệ thất nghiệp ở Hi Lạp lên tới 21%, tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên là hơn 40%. Do tiêu dùng sụt giảm, GDP giảm 11,7% từ năm 2009 đến 2011 và dự báo tiếp tục giảm 5-6% trong năm 2012.
    Bạo động xã hội
    Biên tập viên kinh tế trang BBC Stephanie Flanders nhận định vấn đề là gói “cứu trợ” EU và IMF dành cho Hi Lạp sẽ không cứu người dân nước này. Đơn giản là Athens buộc phải chi phần lớn số tiền cứu trợ để trả nợ các nhà đầu tư trái phiếu. Nếu Hi Lạp vỡ nợ, các ngân hàng Đức và Pháp đang ôm một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ Hi Lạp sẽ là những chủ nợ đầu tiên bị thiệt hại.
    Do đó, dễ hiểu tại sao người dân Hi Lạp không chấp nhận yêu sách của EU và IMF. Reuters đưa tin từ hôm 10-2, hai công đoàn lớn nhất Hi Lạp là Adedy và Gsee đã tổ chức các cuộc đình công rầm rộ trên toàn quốc, kéo dài đến hết hôm nay 12-2. “Các biện pháp hà khắc đã gây quá nhiều đau khổ cho thanh niên, người thất nghiệp và người nhận lương hưu - Reuters dẫn lời đại diện công đoàn Adedy: Chúng tôi không chấp nhận. Người Hi Lạp đang nổi dậy”.
    Theo AFP, từ hôm 11-2 người biểu tình đã bao vây tòa nhà Quốc hội Hi Lạp ở Athens. Một số kẻ quá khích đeo mặt nạ đen đã ném bom xăng, gạch đá và chai lọ vào hàng rào cảnh sát bảo vệ. Cảnh sát chống bạo động đã đáp trả bằng hơi cay. Hàng chục người đã bị thương. Trong khi đó, các công đoàn đại diện lực lượng cảnh sát tuyên bố sẽ đề nghị ra lệnh bắt giữ các chủ nợ quốc tế vì tội “hạ thấp giá trị của tự do và dân chủ”.
    WSJ dẫn lời một số chuyên gia kinh tế nhận định xã hội Hi Lạp sẽ biến động dữ dội nếu Athens chấp nhận cứu trợ. Khả năng Hi Lạp chấp nhận vỡ nợ và rời khối đồng euro hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên cái giá phải trả đối với người dân Hi Lạp cũng sẽ rất đắt. Và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế châu Âu và toàn cầu là không thể lường trước được.
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/Tai-chinh...tch-ha-bac-tin-nhiem-5-nuoc-su-dung-euro.html

    Fitch hạ bậc tín nhiệm 5 nước sử dụng euro
    TTO - Ngày 27-1, Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch đã thông báo hạ bậc tín nhiệm của năm quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng euro, bao gồm Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cộng hòa Cyprus, đồng thời hạ thấp triển vọng đối với Ireland.

    [​IMG]Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch đã hạ mức tín nhiệm của 5 nước thuộc khu vực euro ngày 27-1-2012 - Ảnh: Reuters

    Lý do Fitch đưa ra là các nước này có nguồn tài chính eo hẹp và dễ bị tổn thương trước những chuyển biến đột ngột trong tâm lý thị trường trong bối cảnh đang diễn ra khủng hoảng nợ của châu Âu.
    Cụ thể, Fitch đã hạ mức tín nhiệm của Ý, Tây Ban Nha và Slovenia xuống hai bậc; Bỉ và Cyprus bị hạ xuống một bậc.
    Ý hiện có mức "A-", Tây Ban Nha và Slovenia có mức “A”. Bỉ bị hạ xuống “A” và Cyprus là "BBB-".
    Mức đánh giá tín nhiệm của Ireland vẫn là "BBB", nhưng Fitch nhận định triển vọng của nước này là “tiêu cực”. Đây là tín hiệu cho thấy Ireland có thể bị hạ mức tín nhiệm trong tương lai. Năm quốc gia bị hạ tín nhiệm lần này cũng đều bị đánh giá “triển vọng tiêu cực” trước đó.
    Tuy nhiên, Fitch vẫn giữ nguyên mức tín nhiệm AAA của Pháp cho dù cách nay hai tuần, Hãng Standard & Poor đã hạ mức tín nhiệm của nước này.
    Fitch cho rằng Ý đang tăng trưởng quá chậm chạp trong khi núi nợ ngày càng cao và Tây Ban Nha đứng trước "triển vọng kinh tế và tài chính mờ mịt hơn".
    Việc đánh giá lại mức tín nhiệm của các quốc gia có thể khiến chi phí vay nợ của các nước này lớn hơn, tạo thêm áp lực cho các nhà lãnh đạo châu Âu khi họ đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ của Hi Lạp và xây dựng bức tường lửa tài chính để ngăn chặn khủng hoảng lây lan.
    Hành động của Fitch cho thấy nguy cơ cuộc khủng hoảng có thể sẽ còn nặng nề hơn.
    Thủ tướng Ý Mario Monti nhận định thông tin việc Fitch hạ tín nhiệm các nước “không có gì mới”.
    Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ tham gia cuộc họp thượng đỉnh EU ở Brussels vào ngày 30-1 để thương lượng về thỏa thuận tài khóa nhằm giải quyết khủng hoảng nợ. Anh vẫn tiếp tục phản đối ý tưởng này.
    KHỔNG LOAN (Theo AFP, BBC
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/475435/That-lung-buoc-bung-khong-du.html

    Hội nghị thượng đỉnh EU:
    Thắt lưng buộc bụng không đủ
    TT - Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-1, các nhà lãnh đạo EU đã thừa nhận để thoát khỏi khủng hoảng, thắt lưng buộc bụng là không đủ mà phải đầu tư để tăng trưởng, tránh suy thoái.

    [​IMG]Người Bỉ xuống đường biểu tình ở thành phố Brussels để phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng - Ảnh: Reuters



























    Hội nghị EU diễn ra tại Brussels đúng vào lúc giao thông toàn nước Bỉ rơi vào hỗn loạn. Ba nghiệp đoàn lao động lớn tổ chức đình công để phản đối kế hoạch cắt giảm ngân sách 12 tỉ euro (15 tỉ USD) năm 2012 của chính phủ. AFP mô tả các hệ thống tàu cao tốc, dịch vụ xe buýt, tàu điện ngầm... đồng loạt ngưng trệ. Các bưu điện, hải cảng, trường học, cửa hàng... đóng cửa.
    Trong khi đó tại hội nghị, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo EU thừa nhận các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà cả châu Âu đang thực hiện là không đủ để chống khủng hoảng nợ. Trước đó, giới chuyên gia từng cảnh báo giảm chi tối đa sẽ đẩy các nền kinh tế èo uột trong khối đồng euro vào hố sâu suy thoái. Mô hình Ireland là bằng chứng rõ ràng: giảm chi, tăng thuế dẫn tới GDP sụt giảm nghiêm trọng, nợ vẫn tăng cao. Kết quả khảo sát cho thấy nền kinh tế Bồ Đào Nha và Hi Lạp sẽ sụt giảm hơn 3% trong năm 2012 do hậu quả của chính sách thắt lưng buộc bụng khổ hạnh. GDP của Tây Ban Nha sẽ duy trì ở mức thấp trong hai năm tới.
    “Cắt giảm thông minh”
    Dự thảo thông cáo chung của hội nghị EU kêu gọi các nước khu vực thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm. Reuters cho biết EU dự kiến đầu tư khoảng 20 tỉ euro (26,4 tỉ USD) từ các quỹ chưa sử dụng trong ngân sách 2007-2013 vào các chương trình tạo công ăn việc làm cho người lao động trẻ.
    Ủy ban châu Âu (EC) cho biết EU vẫn còn tổng cộng 82 tỉ euro (108 tỉ USD) để hỗ trợ các nước thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. EU cam kết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng. Ở EU hiện có hơn 23 triệu người thất nghiệp. Khi hạ bậc tín nhiệm chín nước khối đồng euro hồi đầu tháng, Standard & Poor’s nhấn mạnh chỉ thắt lưng buộc bụng là con đường “tự mình đánh bại mình”.
    EC nhấn mạnh các nước khối đồng euro cần cắt giảm ngân sách một cách “thông minh” để tạo ra không gian cho tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng châu Âu đang thay đổi quan điểm sau hai năm thắt lưng buộc bụng. Nhưng sẽ khó có những thay đổi nhanh chóng. “Rất hứa hẹn, nhưng ở thời điểm này nó chưa dẫn tới các biện pháp (thúc đẩy tăng trưởng) tức thời” - báo New York Times dẫn lời chuyên gia Nicolas Veron thuộc Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ).
    Khởi động quỹ giải cứu
    Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU thông qua việc thành lập quỹ giải cứu Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) 500 tỉ euro (656 tỉ USD). ESM sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7 và thay thế Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) 300 tỉ euro (397 tỉ USD) vốn sẽ ngừng hoạt động vào năm tới. Theo báo Wall Street Journal, nhiều quan chức và chuyên gia đang đề nghị đẩy tổng vốn của ESM, được xem là “bức tường lửa” nhằm ngăn chặn khủng hoảng lây lan, lên 1.000 tỉ euro (1.321 tỉ USD).
    Hội nghị cũng thảo luận kế hoạch thành lập “liên minh tài chính” giữa các nước EU để thống nhất chính sách tài khóa. Hi Lạp hiện vẫn là mối lo ngại lớn nhất đối với châu Âu. Reuters cho biết đến ngày 30-1, Chính phủ Hi Lạp vẫn chưa thương lượng xong với các nhà đầu tư tư nhân về việc xóa nợ 100 tỉ euro (132 tỉ USD) cho Athens. Không có thỏa thuận xóa nợ này, EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế sẽ không cấp khoản cứu trợ thứ hai 130 tỉ euro (172 tỉ USD) cho Hi Lạp. Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schäuble mới đây đã thẳng thừng cảnh báo: “Nếu Hi Lạp không thực hiện các quyết định cần thiết (để cải tổ kinh tế), sẽ không có tiền”.

    Pháp đánh thuế các giao dịch tài chính
    Theo AFP, ngày 30-1 Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã công bố kế hoạch áp thuế “Robin Hood” (đại ý là lấy của người giàu chia cho người nghèo) lên các giao dịch tài chính. Như vậy, từ tháng 8-2012 Chính phủ Pháp sẽ đánh thuế 0,1% lên mọi giao dịch tài chính - ngân hàng bất kể các nước châu Âu khác có hành động tương tự hay không. Pháp hi vọng loại thuế mới này sẽ đem lại 1 tỉ euro cho ngân sách.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012020804143132CA31/quy-dau-tu-nghi-gi-ve-vn30.chn

    Quỹ đầu tư nghĩ gì về VN30?










    [​IMG]
    Đại diện Quỹ Đầu tư VinaCapital, SAM, Dragon Capital cho rằng Quỹ có các tiêu chí đánh giá riêng. VN30 cũng như VN-Index chỉ được Quỹ xem như một yếu tố để tham khảo.
    Ngày 6.2 là ngày đầu tiên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đưa vào áp dụng chỉ số VN30. Ưu điểm đầu tiên của chỉ số này là giúp nhà đầu tư đánh giá diễn biến thị trường sát thực tế hơn. VN30 cũng được kỳ vọng là góp phần mang nhà đầu tư trở lại thị trường chứng khoán. Thế nhưng, một số quỹ đầu tư, thành phần quan trọng của thị trường chứng khoán, lại nhìn nhận chỉ số VN30 chưa hẳn là sự tham chiếu cần thiết.

    Ông Andy Hồ, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư VinaCapital, quản lý 1,7 tỉ USD giá trị tài sản với danh mục đầu tư khá da dạng, cho biết: “Chúng tôi không lấy sự thay đổi của chỉ số VN30 để so với kết quả đầu tư. Chỉ số này chưa thật sự cần thiết đối với chúng tôi”.

    Với các khoản đầu tư cổ phiếu niêm yết, theo ông, Quỹ có các tiêu chí đánh giá riêng như ngành nghề, tốc độ tăng trưởng, khả năng lãnh đạo… Chỉ số VN30 cũng như VN-Index chỉ được Quỹ xem như một yếu tố để tham khảo. Hiện nay, tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của Quỹ ước tính khoảng 250-300 triệu USD. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là cổ phiếu VNM của Công ty Sữa Việt Nam. Ngoài ra, còn có cổ phiếu DPM (Công ty Đạm Phú Mỹ), KDC (Công ty Kinh Đô), BCI (Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh)…

    Ông Louis Nguyễn, Giám đốc Điều hành Quỹ SAM, cũng không mấy mặn mà với chỉ số mới này. Bởi lẽ, đặc trưng của SAM là đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, chỉ số VN30 bao gồm những mã có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Những mã này hầu như đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài.

    Trong hoạt động đầu tư, SAM cũng quan sát VN-Index nhưng Quỹ có chỉ số riêng là SAM90. Chỉ số này được tính dựa trên 90 cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa do SAM chọn ra và không được công bố. Ông Louis Nguyễn cho biết SAM90 giúp Quỹ theo dõi các khoản đầu tư hiệu quả hơn.

    Còn ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ Dragon Capital thì đồng tình với việc đa dạng các chỉ số đo lường thị trường của HoSE. Yếu tố thanh khoản (lượng cổ phiếu giao dịch mỗi ngày) và free-float (lượng cổ phiếu được tự do chuyển nhượng) cao khi lựa chọn cổ phiếu VN30 được ông đánh giá là tạo sự khác biệt và làm nên giá trị của chỉ số mới này.

    Trong năm qua, đã nhiều lần nhà đầu tư than phiền rằng VN-Index không còn phản ánh đúng diễn biến thị trường. Các tổ chức đầu tư cũng lần lượt đưa ra những bộ chỉ số cho riêng mình. Nguyên nhân là vài mã cổ phiếu thuộc nhóm có vốn hóa lớn nhất thị trường chiếm tỉ trọng lớn trong cách tính, trong khi chúng không đại diện cho cả thị trường. Tính chỉ số theo giá trị vốn hóa cũng là nhược điểm của VN-Index. Theo ông Trịnh Hoài Giang, thành viên Hội đồng Chỉ số VN30, VN30 sẽ khắc phục các nhược điểm trên. Đặc biệt, đường đi của chỉ số sẽ ổn định chứ không “giật cục” như VN-Index.

    Cách tính chỉ số VN30 vẫn là dựa trên quy mô vốn hóa. Tuy nhiên, khác với VN-Index, yếu tố quy mô lần này lại mang ý nghĩa khác hẳn. VN30 có 30 cổ phiếu chiếm gần 80% giá trị vốn hóa thị trường. Vì thế, nó đại diện cho gần 80% những người đang nắm giữ cổ phiếu.

    Hiện nay, hầu như mỗi tổ chức đầu tư đều có bộ chỉ số riêng, nhưng nếu làm tốt vai trò của mình (tức thể hiện đúng diễn biến thị trường) thì VN30 vẫn có giá trị. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng có nhiều chỉ số như Nasdaq (nhóm cổ phiếu công nghệ trên thị trường OTC), Dow Jones (nhóm 30 công ty đại chúng lớn nhất ở Mỹ) hay S&P500 (nhóm cổ phiếu của 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ)... Và mỗi chỉ số là một kênh tham chiếu hiệu quả.

    Sự ra đời của VN30 được kỳ vọng sẽ là tiền đề cho hoạt động đầu tư chỉ số và phong trào đầu tư vào những cổ phiếu trong VN30. Tuy nhiên, ông Giang cho rằng ít nhất 2 năm nữa, hoạt động đầu tư theo chỉ số mới có thể hiện diện trên thị trường. Ngoài ra, đầu tư cổ phiếu theo VN30 cũng khá may rủi vì 30 cổ phiếu được chọn chưa hẳn đã kinh doanh hiệu quả.

    Theo Ngọc Dương
    Nhịp cầu đầu tư

Chia sẻ trang này