Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

7775 người đang online, trong đó có 1082 thành viên. 15:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 36977 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: ptkh, Thai_Duong


    Em chào anh @Thai_Duong . \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/[};-
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Lại nữa rùi ! choáng với em quá ptkh ui ! từ từ thui để anh còn tiêu hóa !!b-(b-(b-(b-(b-(
    :)):)):)):))[};-[};-[};-[r2)][r2)][r2)]
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120208074539589CA34/tran-lai-suat-14-cong-cu-cua-tro-choi-thanh-khoan.chn

    Trần lãi suất 14%: Công cụ của "Trò chơi thanh khoản"?










    [​IMG]
    Dường như việc áp dụng trần lãi suất của NHNN chỉ là công cụ nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, buộc các NHTM yếu thanh khoản phải chấp nhận tái cấp vốn từ NHNN để tồn tại.
    Vào đầu tháng 12/2011, khi sự kiện hợp nhất đầu tiên diễn ra với 3 ngân hàng thương mại Ficombank, TinNghiaBank, SCB thì hiện tượng phá trần lãi suất lại tái hiện. Tuy kín đáo hơn thời gian trước đó nhưng cũng bắt đầu xuất hiện tính không giới hạn về phạm vi tác động.


    Vào đầu tháng 12/2011, khi sự kiện hợp nhất đầu tiên diễn ra với 3 ngân hàng thương mại Ficombank, TinNghiaBank, SCB thì hiện tượng phá trần lãi suất lại tái hiện. Tuy kín đáo hơn thời gian trước đó nhưng cũng bắt đầu xuất hiện tính không giới hạn về phạm vi tác động.


    Một sự trùng hợp về thời điểm giữa hai sự kiện trên chăng? Song nếu là trùng hợp ngẫu nhiên thì tại sao lại diễn ra một chuỗi vận động có tính hệ thống: tình trạng thiếu hụt trầm trọng về thanh khoản của 3 NH Ficombank, TinNghiaBank, SCB trước khi chính thức hợp nhất, và trần lãi suất huy động 14%/năm đã chính thức bị "phá bỏ" trong ít nhất hai tháng qua?


    Những trò chơi độc đáo luôn có đặc điểm là ngay cả người tham gia cũng không thể biết rõ là mình đã bị biến thành trò chơi của người khác. Có lẽ trò chơi chỉ được định hình nét độc đáo của nó khi những người tham gia suy ngẫm lại đường đi của trò chơi này.


    Trần lãi suất : khởi đầu của trò chơi


    Vào tuần cuối tháng 8/2011, trong bối cảnh chỉ số lạm phát bắt đầu có xu hướng giảm sau khi lập đỉnh trong năm, lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức thống đốc, Nguyễn Văn Bình đã nêu khả năng về phương án giảm lãi suất.


    Trước đó, như tất cả chúng ta còn nhớ, lãi suất huy động đã bị biến thành một cái "chợ", bất chấp Thông tư 02 của NHNN quy định mức trần 14%/năm từ những tháng đầu năm 2011. Rất mau chóng, lợi ích của từng ngân hàng thương mại là trên hết. Tình hình khó khăn về vốn đã khiến đa số ngân hàng thương mại lao vào cuộc đua cạnh tranh huy động vốn từ khách hàng. Từ đó, lãi suất huy động đã nhảy vọt lên mức 19-20%, thậm chí 21%. Hệ quả quá lớn của cái "chợ" hỗn tạp này là mặt bằng lãi suất cho vay đã bị chính các ngân hàng thương mại đẩy lên đến 25-27%.


    Kỷ cương và tính nghiêm minh trong điều hành lãi suất của NHNN cũng vì thế đã tiệm cận với trục hoành, nếu ai đó tổ chức một cuộc khảo sát bỏ túi.


    Nhưng cuộc cách mạng về kỷ cương lãi suất đã với chỉ thị 02 đã thiết lập lại trần lãi suất huy động 14%/năm.


    Lần đầu tiên sau nhiều tháng, "chợ lãi suất" đã được bình ổn giá đầu vào. Cũng lần đầu tiên sau nhiều tháng, lời nói đã đi đôi với việc làm trong ngành ngân hàng. Chỉ một ngày sau Chỉ thị 02, NHNN đã có thống kê chính thức về tình hình tuân thủ lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.


    Hai ngày sau Chỉ thị 02, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - NHNN Việt Nam đã kiểm tra đột xuất một số TCTD tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Bình và TP.HCM có dấu hiệu vi phạm lãi suất huy động trên 14%/năm. Chỉ một tuần sau Chỉ thị 02, hai Ngân hàng DongABank và Agribank đã bị xử lý nghiêm khắc do chi nhánh của những ngân hàng này vi phạm trần lãi suất 14%/năm.


    Một tháng sau Chỉ thị 02, một sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa Thanh tra NHNN với Tổng cục Cảnh sát, Bộ ******* đã được thao tác trong việc kiểm tra chi nhánh Tân Bình của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.HCM (HD Bank). Kết quả, như mọi người đều biết, án phạt rất nặng. Thậm chí, án hình sự còn treo lơ lửng trên đầu HD Bank.


    Niềm tin xã hội được tái gia cố. Các doanh nghiệp khấp khởi mong chờ cái thòng lọng được tháo bỏ. Hy vọng cho sự tái phục hồi từ đình đốn kinh tế lại hé rạng.


    "Cuộc cách mạng" tiếp theo: Thanh khoản


    Vào đầu năm mới 2012, trong một hội nghị ngành ngân hàng, Giám đốc một chi nhánh ngân hàng đã thừa nhận: "Trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng chỉ giữ được từ ngày 7/9 đến hết tháng 9/2011. Còn từ tháng 10/2011 đến nay, đặc biệt là tháng 12/2011, thị trường ngân hàng đang phải chịu đựng tình trạng mặc cả lãi suất, song không dễ phát hiện, không dễ tố cáo".


    Tuy không dễ phát hiện, nhưng những ngân hàng lớn có thói quen tuân thủ quy định về trần lãi suất huy động, đã lại bức xúc khi phải "tố cáo" mức lãi suất thỏa thuận" đang có chiều hướng tiệm cận mốc 20% tại một số ngân hàng nhỏ.


    Còn trên "mặt trận" lãi suất cho vay, trên thực tế chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp đạt được mơ ước "tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ" ở mức lãi suất 15-16%/năm.


    Cũng trên thực tế, niềm tin xã hội lại một lần nữa rơi vào trạng thái thất vọng. "Cuộc cách mạng" về lãi suất của NHNN đã không hoàn tất cái kết cục cần có của nó. Thay vào đó, cuộc cách mạng này lại rơi vào chủ nghĩa "chiết trung" (dừng ở đoạn giữa).


    Án phạt đối với HD Bank cũng đánh dấu thành công cuối cùng của chiến dịch Chỉ thị 02. Sau khi đã không có một án hình sự nào cho ngân hàng vi phạm này, một "cuộc cách mạng" khác đã diễn ra mà không cần sự tuyên bố.


    Từ giữa tháng 10/2011, đột nhiên lãi suất liên ngân hàng trong thị trường II tăng mạnh. Ban đầu mức tăng đến 16% đã được xem là khá cao. Nhưng sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã tái hiện hình ảnh của chỉ số lạm phát với mức tăng đến 23%. Thậm chí có thời điểm đến 30%.


    Một sợi dây thòng lọng khác được thắt nút, nhưng lần này không phải với doanh nghiệp, mà nhắm đến chính một số ngân hàng thương mại nhỏ. Đó cũng là những ngân hàng bị xem là yếu kém, bị dư luận nhỏ to đồn đoán về một danh sách "đen" nào đó của NHNN chứa đựng những ngân hàng như thế.


    Tình hình trở nên hỗn loạn trên thị trường liên ngân hàng trong suốt tháng 10/2011. Hàng loạt ngân hàng thương mại nhỏ, dù trước đó chưa từng kêu ca về chuyện "thỏa thuận" lãi suất huy động với khách hàng, lại buộc phải kêu thét về cái giá cắt cổ mà họ phải đi vay từ các ngân hàng lớn.


    Một chuyên gia ngân hàng và cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia, ông Trần Hoàng Ngân - vào thời điểm đó đã đánh giá: tác động điều chỉnh của NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% một năm lên 15%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14% lên 16% mỗi năm, áp dụng từ ngày 10/10 cũng là một nhân tố đẩy lãi suất liên ngân hàng dâng cao. Và một khi lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao thì nó cũng giống như cơn bệnh đã lộ ra, tức dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh thiếu thanh khoản.


    Có nhiều lý do để giải thích cho tình trạng "bất ngờ" thiếu hụt thanh khoản của một số ngân hàng thương mại. Nhưng về mặt thời điểm, rõ ràng chỉ từ khi NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, những ngân hàng bị liệt vào loại "có vấn đề" mới thật sự phải đối mặt với chọn lựa sinh tồn.


    Được "lựa chọn" đầu tiên, vấn đề tồn vong của 3 ngân hàng thương mại Ficombank, TinNghiaBank, SCB không phải gì khác hơn là cơn khủng hoảng thanh khoản.


    Trò chơi mới chỉ bắt đầu


    Sau trung tuần tháng 10/2011, một sự bất ngờ nữa lại xảy đến khi NHNN nêu ra bốn quan điểm về tái cấu trúc hệ thống - nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong những năm tới. Và NHNN cho rằng, "Sáp nhập ngân hàng là xu hướng tất yếu".


    Chỉ một tuần sau, bài toán xử lý những kẻ đói ăn đã được giải quyết phần nào: 5 hoặc 6 ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ được NHNN tái cấp vốn từ 1.000 đến 5.000 tỷ đồng, và đương nhiên các khoản tái cấp vốn này đều được gắn kèm với điều kiện ngặt nghèo của nó.


    Rất có thể, trước đó những ông chủ của các ngân hàng "có vấn đề" đã không thể hình dung họ bị đẩy vào một tình thế buộc phải "ngửa tay xin bố thí". Nói cách khác, họ đã không thể biết "trò chơi thanh khoản" được hình thành như thế nào. Kết cuộc của trò chơi này chỉ được nhận ra khi mọi sự đã an bài, khi phần thắng chắc chắn đã nằm trong tay kẻ cầm chịch.


    Theo Viết Lê Quân

    VEF
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120208115141241CA32/2-van-de-then-chot-quyet-dinh-van-menh-kinh-te-my.chn

    2 vấn đề then chốt quyết định vận mệnh kinh tế Mỹ










    [​IMG]
    Năm 2012 này là một năm then chốt đối với tương lai kinh tế và chính trị Mỹ, trong bối cảnh cuối năm sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống mà cả thế giới dõi theo.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Năm 2012 này là một năm then chốt đối với tương lai kinh tế và chính trị Mỹ, trong bối cảnh cuối năm sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống mà cả thế giới dõi theo. Đánh giá chung của giới phân tích là bên cạnh lĩnh vực đối ngoại, thì mặt trận kinh tế, trong đó có hai vấn đề rất quan trọng là giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia và cải thiện thị trường lao động sẽ là những ưu tiên hàng đầu của đương kim Tổng thống Barack Obama và các ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng, nhằm "ghi điểm" với các cử tri Mỹ.

    Trong thông điệp liên bang 2012, bản thông điệp được coi là cương lĩnh tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama đã dành nhiều thời gian nhấn mạnh đến ba ưu tiên lớn gồm nâng cao năng lực sản xuất, tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng tái sinh và cải thiện hệ thống giáo dục - đào tạo. Biện pháp mà ông Obama đưa ra là tiếp tục hối thúc Quốc hội sớm thay đổi bộ luật thuế, theo đó các tập đoàn và tầng lớp những người giàu phải đóng thuế cao hơn để chính phủ có ngân sách tăng đầu tư và bảo đảm sự công bằng xã hội.

    Ông Obama kêu gọi tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục kêu gọi gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các tuyến đường cao tốc liên bang và hệ thống cầu cảng để tạo đà phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế Mỹ. Ông Obama đề xuất tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sinh viên vay tiền đi học, tiếp tục tìm giải pháp để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nhà đất, căn nguyên gây ra cuộc suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước mắt, Tổng thống Obama hối thúc Quốc hội sớm thông qua kế hoạch chi 447 tỷ USD để thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm.

    Đây là bản kế hoạch đã bị phe Cộng hòa ngăn chặn trong năm 2011 vì trong đó bao gồm cả việc tăng thuế đối với người giàu. Ông Obama tiếp tục đề nghị trợ cấp cho các bang đang gặp khó khăn để duy trì đội ngũ giáo viên và những người lần đầu tiên có công ăn việc làm; gia hạn hết năm 2012 đạo luật thuế thu nhập thấp cho 160 triệu người lao động và các khoản trợ cấp cho những người bị thất nghiệp lâu đã kéo dài nhưng hết hiệu lực từ ngày 29/2 tới. Ông Obama đề xuất miễn thuế cho những công ty có sáng kiến đưa công ăn việc làm từ nước ngoài trở về Mỹ; thúc đẩy phát triển năng lượng sạch; cải thiện môi trường giáo dục, đào tạo nghề.

    Như vậy, nhìn từ bản thông điệp liên bang năm 2012, người ta có thể nhận thấy hai khía cạnh rõ nét mà Tổng thống Obama muốn tập trung hướng tới là cân bằng cán cân ngân sách quốc gia trên cơ sở từng bước giảm "núi nợ công" khổng lồ, đồng thời thúc đẩy thị trường lao động Mỹ nhằm hướng tới một nền kinh tế bền vững hơn, sau giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước.

    Trên thực tế, vấn đề nợ công tại Mỹ đã được lên tiếng báo động từ lâu, thậm chí còn được xác định là một nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Kể từ trước năm 2003, nợ công của Mỹ mỗi năm tăng trung bình 500 tỷ USD. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, nợ công của Mỹ tăng vọt lên 1.000 tỷ USD năm 2008, hơn 1.900 tỷ năm 2009 và 1.700 tỷ trong năm 2010.

    Trong 8 năm thời chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush, từ năm 2000 đến năm 2008, nợ công của Mỹ đã tăng từ 5.700 tỷ USD lên 10.700 tỷ USD, chủ yếu do các khoản chi khổng lồ cho hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq. Trong hơn 3 năm cầm quyền vừa qua của ông Obama, do tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế, nợ công của Mỹ lại tăng vọt, từ 10.700 tỷ USD lên mức 15.194 tỷ USD hiện nay, chiếm hơn 100% so với tổng thu nhập quốc dân (GDP) năm 2011 ước tính khoảng 15.003 tỷ USD.

    Nợ công của Mỹ dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhanh do thâm hụt lớn trong cán cân thu chi ngân sách liên bang hàng năm. Năm 2009, tổng mức thâm hụt ngân sách liên bang đạt con số kỷ lục 1.410 tỷ USD, năm 2010 thâm hụt 1.290 tỷ USD.

    Kết thúc tài khóa 2011 vào cuối tháng 9/2011, chính quyền liên bang Mỹ bị thâm hụt ngân sách 1.299 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử nước Mỹ và chỉ dưới mức kỷ lục 1.410 tỷ USD trong tài khóa 2009. Riêng trong tài khóa 2012 này, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) vừa dự báo nước này đang tiến tới năm thứ tư liên tiếp bị thâm hụt ngân sách trên 1.000 USD. Cụ thể, thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2012 (kết thúc vào ngày 30/9/2012) có thể chạm ngưỡng 1.079 tỷ USD, so với mức dự tính 973 tỷ USD hồi tháng 8/2011. Nếu Quốc hội Mỹ gia hạn chương trình cắt giảm thuế cho người lao động tới hết năm 2012, thì thâm hụt ngân sách thậm chí có thể tăng thêm 100 tỷ USD nữa vào tháng 12/2012.

    Báo cáo của CBO đã mở ra các cuộc tranh luận gay gắt về quy mô phù hợp của chính phủ liên bang trong những năm sắp tới và liệu tầng lớp giàu có trong xã hội nó nên gánh vác thêm những gánh nặng ngân sách cho quốc gia hay không. Các chuyên gia ngân sách cho rằng, con số dự báo của CBO đã gióng lên những hồi chuông báo động về vấn đề nợ của Mỹ và đe dọa tới triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này. Ngoài ra, sức ép đối với tình hình ngân sách của Mỹ còn có thể lớn hơn nếu chương trình cải cải tổ hệ thống y tế do Tổng thống Obama đề xuất năm 2010 phát huy hiệu lực. Nhiều nghị sỹ Đảng Cộng hòa gọi báo cáo của CBO là "bản cáo trạng" đối với các chính sách kinh tế sai lầm của Tổng thống Obama, đồng thời là cơ hội để Đảng Cộng hòa phản công trước cuộc vận động bầu cử Tổng thống năm 2012.

    Tuy nhiên, trên thị trường lao động, ít nhất đến thời điểm này, những thông tin tích cực ghi nhận Tổng thống Obama đang đi đúng hướng. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 1/2012, kinh tế Mỹ đã tạo thêm được tổng cộng 243.000 việc làm, cao hơn nhiều so với mức dự báo 155.000 việc làm của nhiều chuyên gia và đưa tỷ lệ thất nghiệp trong tháng giảm xuống 8,3% so với mức 8,6% của tháng 12/2011 và 9% của cả năm 2011. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ trong vòng 3 năm qua và cũng là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ duy trì được đà giảm.

    Cùng với cam kết duy trì mức lãi suất siêu thấp gần 0% tới năm 2014 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), rõ ràng kinh tế Mỹ đang chứng kiến những bước tiến khởi sắc hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn dễ tổn thương trước các rủi ro từ bên ngoài như chính lời thừa nhận của Chủ tịch FED Ben Bernanke, do nhiều chính phủ châu Âu đang ngập chìm trong cơn bão nợ công, chi phí vay mượn của các nước này tăng vọt vì các nhà đầu tư đánh mất niềm tin vào châu Âu và điều này cũng đã tác động mạnh tới các khoản vay của Mỹ./.

    Theo Vietnamplus
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    :-o:-o:-o

    :-":-":-":-":-":-"

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    4 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: ptkh, TuGan, Thai_Duong

    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/[};-[};-[};-[};-[};-
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Từ từ đọc, anh thân yêu ơi . [};-[};-[};-[};-[};-
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120208114542362CA32/fed-se-bao-ve-kinh-te-my-truoc-khung-hoang-no.chn

    FED sẽ bảo vệ kinh tế Mỹ trước khủng hoảng nợ










    [​IMG]
    Ông Ben Bernanke ngày 7/2 tái khẳng định cam kết bằng mọi cách bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới trước những tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
    Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke ngày 7/2 tái khẳng định cam kết bằng mọi cách bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới trước những tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

    Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần qua, "ông chủ" ngân hàng trung ương Mỹ lên tiếng trấn an dư luận về những tác động có khả năng sẽ nghiêm trọng hơn của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với đà phục hồi chưa vững chắc của nền kinh tế Mỹ.

    Phát biểu của ông Bernanke trong cuộc điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ thừa nhận rằng mặc dù đã xuất hiện một số yếu tố tích cực như thị trường việc làm sáng sủa hơn và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1/2012 giảm xuống còn 8,3% - mức thấp nhất trong vòng ba năm qua, song đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn chậm chạp.

    Với tuyên bố không mấy lạc quan trên, giới chuyên gia kinh tế dự báo FED vẫn sẽ không có sự thay đổi nào trong chính sách duy trì tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức gần như bằng 0 nhằm thúc đẩy kinh tế phục hồi.

    Theo quan điểm của FED, duy trì mức lãi suất siêu thấp (0-0,25%) đối với các khoản vay qua đêm giữa các ngân hàng ít nhất đến cuối năm 2014 sẽ có tác dụng khuyến khích người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ tăng cường vay mượn để chi tiêu và đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

    Ông Bernanke cũng cho biết FED để ngỏ mọi phương án, trong đó không loại trừ khả năng vào cuối năm 2012 lại tung ra một đợt tiền cứu trợ mới nữa để mua trái phiếu nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước các nguy cơ từ bên ngoài, trong đó có những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu cũng như mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và Iran.

    Cuối tuần trước, trong cuộc điều trần tại Hạ viện, ông Bernanke cũng kiên quyết bảo vệ chính sách lãi suất siêu thấp áp dụng từ tháng 12/2008 bất chấp sự chỉ trích của một số nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng việc duy trì quá lâu tỷ lệ lãi suất thấp có nguy cơ làm gia tăng lạm phát và tái diễn tình trạng “bong bong” trong lĩnh vực bất động sản từng là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất hồi năm 2007-2008 của Mỹ trong vòng hơn 60 năm qua.

    Ông Bernanke nhấn mạnh FED đã và đang theo dõi chặt chẽ, duy trì mối liên hệ thường xuyên với các đối tác châu Âu, đồng thời cũng chuẩn bị sẵn các phương án để bảo vệ nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính của Mỹ nói riêng trước những tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu./.

    Theo Vietnamplus
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120209051736296CA32/giao-dich-dong-euro-tai-chau-a-ngap-tran-lo-ngai.chn

    Giao dịch đồng euro tại châu Á ngập tràn lo ngại










    [​IMG]
    Hầu hết các thị trường đều đang dồn sự tập trung vào nỗ lực của Chính phủ Hy Lạp nhằm đạt được thỏa thuận về hoán đổi nợ với khu vực tư nhân.
    Giới kinh doanh tại sàn cho hay giao dịch đồng euro phiên 9/2 tại châu Á diễn ra trong ngập tràn sự lo lắng vì hầu hết các thị trường đều đang dồn sự tập trung vào nỗ lực của Chính phủ Hy Lạp nhằm đạt được thỏa thuận về hoán đổi nợ với khu vực tư nhân.

    Chiều cùng ngày tại Tokyo, đồng euro dừng ở mức 1,3277 USD/euro và 102,46 yen/euro, tăng nhẹ so với các mức tương ứng 1,3260 USD/euro và 102,14 yen/euro. Đồng USD cũng tăng giá so với đồng yen, từ 77,03 yen/USD lên 77,17 yen/USD.

    Emma Lawson, nhà chiến lược tiền tệ thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, cho rằng châu Á sẽ có thêm một phiên giao dịch trầm lắng nữa ngay tiếp theo đây, trong khi đêm 9/2 là đêm của nhiều sự kiện tại châu Âu.

    Theo thông cáo của Văn phòng Thủ tướng Hy Lạp, các cuộc thảo luận kéo dài trong liên minh cầm quyền tại Hy Lạp về các biện pháp khắc khổ mới đã kết thúc ngày 8/2 chỉ với duy nhất một điểm còn bất đồng và theo dự kiến, sự bất đồng này có thể hoàn toàn được giải quyết trong cuộc họp sáng ngày 9/2 (theo giờ châu Âu).

    Thỏa thuận về các biện pháp khắc khổ mới đòi hỏi Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhanh chóng xem xét gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp, để giúp nước này tránh rơi vào cảnh vỡ nợ, vì phải thanh toán 14,5 tỷ euro (khoảng 19,2 tỷ USD) trái phiếu đáo hạn vào ngày 20/3 tới.

    Theo nhà chiến lược tiền tệ Rob Ryan thuộc BNP Paribas, đồng euro có thể bị đẩy lên cao nếu thỏa thuận giữa Chính phủ Hy Lạp và khu vực tư nhân được thông qua. Tuy nhiên, về dài hạn, đồng tiền chung châu Âu vẫn có xu hướng yếu đi.

    Trong phiên này, mặc dù tăng giá so với đồng yen, song đồng USD lại giảm giá so với hầu hết các đồng tiền châu Á khác như rupiah Indonesia (xuống 8.988,75 rupiah/USD); won Hàn Quốc (xuống 1.116,07 won/USD) và đôla Đài Loan (TWD, còn 29,46 TWD/USD)./.

    Theo Vietnamplus
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Góc nhìn đa chiều về ông Đào Văn Hưng

    Trong hơn 10 năm ông Đào Văn Hưng làm Tổng giám đốc, rồi Chủ tịch EVN (từ 1995), tập đoàn này tăng doanh thu tới 8 lần. Tuy nhiên, 2 năm sau đó là thua lỗ, đầu tư ngoài ngành thất bại và kèm những lùm xùm về phát ngôn của vị lãnh đạo này.
    >
    EVN thu thêm 6.000 tỷ đồng từ tăng giá điện
    > 'Nguyên Chủ tịch EVN chưa được giao việc mới'


    Tuần trước, Thủ tướng đã ký quyết định thôi chức chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng do công tác điều hành yếu, hoạt động của EVN trong nhiều lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả. Một trong những ví dụ là những yếu kém trong việc kinh doanh, sản xuất của EVN Telecom.
    [​IMG]Cựu Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng. Ảnh: EVN.
    Theo báo cáo của kiểm toán, Tập đoàn này đầu tư 100% vốn vào EVN Telecom, với số vốn đầu tư tính đến 31/12/2010 lên tới 2.442 tỷ đồng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đã giảm tới 42% so với năm 2009. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của EVN Telecom đi xuống rất nhanh. Nếu như năm 2008 lợi nhuận đạt được 93,8 tỷ đồng thì 2009 giảm còn 8,3 tỷ đồng và chuyển thành lỗ trên 1.050 tỷ đồng năm 2010. Kết quả trên còn chưa tính toàn bộ chi phí thiết bị đầu cuối chờ phân bổ từ năm 2006-2008. Các khoản này được EVN chuyển cho các tổng công ty điện lực trực thuộc, số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
    Báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư ra ngoài ngành lớn với 3,27% vốn chủ sở hữu, tương đương 2.100 tỷ đồng vào 4 lĩnh vực nhạy cảm gồm bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng và tài chính. Trước sức ép từ phía dư luận, trong năm 2012, EVN cam kết sẽ tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn, thoái vốn trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và ngân hàng.
    Trong khi đó, EVN liên tiếp bị lỗ trong năm hai năm gần đây. Tổng số lỗ của EVN năm 2010 trên 8.400 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm (-) 14,8%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản âm (-) 2,78%. Riêng khâu sản xuất, kinh doanh điện lỗ trên 10.500 tỷ đồng. Bước sang năm 2011, EVN cũng bị lỗ tới 3.500 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, một lãnh đạo cấp cao của EVN giải thích, các khoản lỗ chủ yếu do chinh sách, do giá bán điện thấp hơn giá thành. Ông chia sẻ, đầu năm khi vào mùa khô, EVN chịu nhiều sức ép, phải huy động mọi cách, chạy bằng mọi nguồn giá cao giá thấp để đủ điện (huy động nhà máy điện chạy dầu và mua điện ngoài hệ thống với giá cao cấp 3-4 lần giá bán bình quân). Nhưng cuối năm nếu lỗ, xã hội lại đổ cho việc điều hành yếu là không công bằng.
    Không chỉ bị lỗ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn nợ hàng loạt "ông lớn". Theo tính toán, số tiền mà nhà đèn nợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và các hợp đồng mua bán điện lên gần 10.000 tỷ đồng. Thậm chí Điện lực Hiệp Phước (một đơn vị bán điện cho EVN) còn dọa cắt điện vì EVN không thanh toán khoản nợ hàng trăm tỷ đồng.
    Câu chuyện nợ nần của ngành điện được nhắc đến từ hồi tháng 4 và hầu như trong các cuộc giao ban của Bộ Công Thương luôn được đề cập. Lãnh đạo EVN nhiều lần phải "rát mặt" vì bị thúc nợ song chưa lần nào chính thức công khai về kế hoạch dàn xếp. Nhà đèn cũng thẳng thắn cho biết do phải chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá và đang "rất hoàn cảnh" nên chưa thể trả được.
    [​IMG]EVN Telecom là khoản đầu tư sai lầm lớn dưới thời ông Đào Văn Hưng. Ảnh: T.S.
    Tháng 7/2010, cựu chủ tịch Đào Văn Hưng lại gây xôn xao với tuyên bố "có cắt điện hay không chỉ Ngọc Hoàng mới trả lời được" trước câu hỏi về việc EVN liên tục cúp điện gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
    Trong thời gian làm Chủ tịch EVN, ông Hưng cũng kiêm rất nhiều chức vụ làm đại diện phần vốn góp của tập đoàn tại nhiều công ty con và được hưởng các khoản thu nhập lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến vị cựu lãnh đạo này chịu nhiều tai tiếng. Trả lời báo chí về khoản thu nhập "khủng" mà Chủ tịch EVN nhận được từ các công ty con, ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc tập đoàn cho biết, tất cả các khoản thù lao được nhận nhờ chức danh kiêm nhiệm ở các đơn vị EVN góp vốn thì người đại diện vốn phải nộp về tập đoàn vào một quỹ chung.
    Sau đó, EVN căn cứ vào hoạt động của từng công ty để chia khoản thù lao này cho những người đại diện đó căn cứ theo nhiệm vụ hoàn thành của từng năm. Với những người hoạt động tốt thì sẽ được thưởng từ nguồn cổ tức đưa về tập đoàn.
    Trong số các chức danh là người đại diện vốn ở các công ty con, phải đến tháng 5/2011, ông Hưng mới thôi giữ chức thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng An Bình khi có quy định mới về việc thành viên HĐQT của tập đoàn Nhà nước không được kiêm nhiệm chức danh quản lý tại doanh nghiệp thành viên.
    Trao đổi với VnExpress.net, một nguồn tin từ EVN chia sẻ, dư luận cần công tâm hơn khi đánh giá kết quả hoạt động của tập đoàn cũng như ông Đào Văn Hưng. Vị này tâm sự, trong bối cảnh khó khăn, EVN vẫn làm được nhiều thứ đáng tự hào như cung ứng điện đầy đủ, đảm bảo hoạt động cho cả nền kinh tế xã hội. Ngành điện đã đưa điện về nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo đó, 96% hộ dân nông thôn, 100% số huyện, trên 98% các xã có điện, một tỷ lệ cao hơn nhiều nước như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines. "Đây chính niềm từ hào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhưng ít được ai ghi nhận", ông chia sẻ.
    Ông Đào Văn Hưng, nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ tháng 8/1998 đến tháng 6/2000. Từ tháng 7/2000, ông Hưng lại nắm chức tổng giám đốc, rồi trở lại ghế Chủ tịch HĐQT từ 2006 đến tháng 2/2012.
    Tính từ năm 1995 đến năm 2008, lợi nhuận của EVN đạt gần 32.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 38.000 tỷ, giá trị tài sản cố định đến cuối năm 2008 đạt hơn 192.000 tỷ, tăng gần gấp 7 lần năm 1995. Năm 2008, doanh thu EVN đạt hơn 67.500 tỷ đồng, tăng khoảng 800% so với năm 1995.
    Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam ngày 6/2 cho biết, trách nhiệm cụ thể của ông Đào Văn Hưng sẽ được làm rõ, thực hiện theo đúng các quy định của Đảng và Chính phủ trong thời gian tới.

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/02/goc-nhin-da-chieu-ve-ong-dao-van-hung/
    Hoàng Lan

Chia sẻ trang này