Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

6094 người đang online, trong đó có 706 thành viên. 17:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36978 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/02/nhieu-ong-lon-vang-mat-trong-danh-sach-kiem-toan-2012/

    Nhiều ‘ông lớn’ vắng mặt trong danh sách kiểm toán 2012

    Kiểm toán Nhà nước dự kiến làm việc tại 29 đơn vị thuộc khối doanh nghiệp - ngân hàng năm nay. Tuy nhiên, trong số này chỉ có duy nhất một tập đoàn kinh tế.
    >
    Xăng dầu nợ quỹ bình ổn giá trên 22 tỷ đồng
    > EVN đầu tư 100, thu lãi chỉ một


    Tập đoàn Hóa chất sẽ là đơn vị duy nhất thuộc khối tập đoàn được kiểm toán trong đợt này. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ tại một số tổng công ty, tổ chức tài chính đáng chú ý khác như Petrolimex, Vinaconex, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN, Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Công ty Xây lắp dầu khí (PVC), Bảo hiểm Dầu khí (PVI)…
    [​IMG]Phó tổng kiểm toán Lê Minh Khái cho biết đã nhận được đề xuất hoãn kiểm toán của Bộ Giao thông Vận tải đối với trường hợp của Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc. Ảnh: Nhật MinhTrong số 29 đầu mối doanh nghiệp dự kiến kiểm toán năm 2012, Kiểm toán Nhà nước cho biết đã nhận được một đề nghị từ Bộ Giao thông Vận tải về việc hoãn thực hiện tại Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc. Nguyên nhân được đưa ra là do Tổng công ty này đang thực hiện một số công trình quan trọng (trong đó có dự án Nhà ga T2 - Sân bay Nội Bài) và đang chuẩn bị sáp nhập với 2 Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và miền Nam.
    Yêu cầu kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được dư luận đặt ra sau hàng loạt vấn đề về quản lý - sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh… nảy sinh với khu vực kinh tế này trong những năm gần đây. Đại diện Kiểm toán Nhà nước cũng khẳng định đang ý thức rất rõ yêu cầu này và đang cố gắng đẩy mạnh kiểm toán báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng… trong năm nay.
    Tuy vậy, theo Phó tổng kiểm toán Lê Minh Khái, do phải cân đối nguồn lực với các yêu cầu thường xuyên và đột xuất, kế hoạch của Kiểm toán Nhà nước trong năm nay sẽ tập trung cho những đơn vị chưa được kiểm toán trong chu kỳ 1-2 năm trở lại đây. Với các tập đoàn khác, cùng với việc đã được kiểm toán trong giai đoạn trước, Kiểm toán Nhà nước cũng đã có báo cáo hàng năm với từng đơn vị, qua đó đề xuất nhiều vấn đề, giải pháp để cải thiện chất lượng hoạt động.
    Chia sẻ với Phó tổng kiểm toán tại buổi họp báo sáng 9/2, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Mai Xuân Hùng cho biết trong năm 2012, nhiều tập đoàn Nhà nước sẽ tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ theo yêu cầu của Chính phủ. Việc phải tập trung cho nhiệm vụ này cũng là một phần lý do khiến các tập đoàn vắng bóng trong danh sách kiểm toán năm nay.
    [​IMG]Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Mai Xuân Hùng cho rằng nhiều tập đoàn không có mặt trong danh sách kiểm toán do phải thực hiện tái cơ cấu trong năm nay. Ảnh: Nhật Minh
    Cũng theo đại diện của Kiểm toán Nhà nước, mặc dù không kiểm toán trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng trong năm 2012, cơ quan này sẽ tăng mạnh các chương trình kiểm toán chuyên đề đối với việc sử dụng vốn ngân sách, các dự án đầu tư - xây dựng, các chương trình mục tiêu quốc gia… Qua đó sẽ làm rõ nhiều vấn đề trong việc sử dụng, quản lý vốn và hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
    Ngoài ra, theo Phó tổng kiểm toán Lê Minh Khái, trong năm 2012, cơ quan này sẽ đẩy mạnh hoạt động tại các đầu mối là ngân hàng (BIDV, MHB, Ngân hàng Chính sách xã hội), tổ chức tài chính (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm PVI). Ngoài trường hợp kiểm toán giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (BIDV), các trường hợp còn lại sẽ tập trung vào việc sử dụng vốn, tình hình tài chính cũng như tuân thủ các chính sách tiền tệ, tài chính của Chính phủ (cho vay chứng khoán, bất động sản, tăng trưởng tín dụng…).
    Riêng đối với các vấn đề kiểm toán được dư luận quan tâm trong năm 2011, trong đó có việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết chỉ có thể công bố kết quả cụ thể vào khoảng tháng 6 - 7 năm nay, sau khi được Quốc hội phê duyệt.
    Tuy vậy, theo Phó tổng kiểm toán Lê Minh Khái thì kết quả kiểm tra tại 10 đầu mối cho thấy không có sai phạm lớn trong việc quản lý và sử dụng BOG. Tuy nhiên, cũng xảy ra hiện tượng trích không đủ quỹ tại một số doanh nghiệp. Kiểm toán cũng phát hiện ra một số trường hợp doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn phải trích quỹ, gây ra hiện tượng quỹ ảo, đồng thời đề xuất một số giải pháp nghiên cứu, tháo gỡ tình trạng này.
    Trong năm 2012, ngoài Petrolimex, Kiểm toán Nhà nước dự kiến sẽ tiến hành làm việc tại 2 đơn vị kinh doanh xăng dầu khác là Tông công ty Xăng dầu Quân đội và Saigon Petro để làm rõ một số vấn đề về hiệu quả kinh doanh, qua đó cung cấp số liệu tin cậy cho cơ quan điều hành giá. “Mục tiêu chính của việc kiểm toán là làm minh bạch giá xăng dầu, qua đó đảm bảo hài hòa quyền lợi 3 bên, Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Lê Minh Khái khẳng định.
    Trong năm 2011, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính của 147 trong tổng số 151 cuộc kiểm toán đã thực hiện, qua đó tăng thu và giảm chi cho ngân sách gần 5.000 tỷ đồng. Kiểm toán cũng đã chuyển hồ sơ cho cơ quan an ninh một số trường hợp như Công ty Cho thuê tài chính II - Agribank hay Dự án đường ven Hồ Tây… để điều tra làm rõ.
    Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện nhiệm vụ tại 155 đầu mối, trong đó có 44 đơn vị thuộc khu vực ngân sách Nhà nước, 39 dự án đầu tư, 16 chuyên đề và 29 đầu mối thuộc khu vực doanh nghiệp.

    Nhật Minh
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://land.cafef.vn/20120210074017...g-trong-cho-gia-nha-dat-tiep-tuc-giam-sau.chn

    Chuyên gia BĐS: Đừng trông chờ giá nhà đất tiếp tục giảm sâu










    [​IMG]
    Bối cảnh thị trường cho thấy, thay đổi để tồn tại và phát triển giờ đây đã là một lẽ tất yếu với các doanh nghiệp bất động sản.
    Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội đã có nhiều chia sẻ thú vị về vấn đề này.

    - Ở thời điểm cuối năm 2011, ông từng đưa ra nhận định khá lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam và đưa ra khuyến nghị không nên bỏ qua phân khúc thị trường căn hộ. Đến thời điểm này, ông có còn lạc quan không và nhìn nhận về cơ hội thành công đối với các chủ đầu tư ở phân khúc này như thế nào?

    Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình: Lạc quan! Bởi lẽ trong kinh doanh thắng bại là chuyện thường tình. Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua hơn một thập kỷ với nhiều biến động, nhưng chủ yếu vẫn là câu chuyện đạt tăng trưởng và lợi nhuận lớn. Và như một lẽ tất yếu, khi "hoa thơm quả ngọt" của thị trường này đã bị "hái" hết thì giờ là lúc các chủ đầu tư cần phải trở lại mặt đất để lấy lại thăng bằng và tìm ra thế mạnh thực sự để phát triển. Hiện tốc độ đô thị hóa của Việt Nam vẫn đang ở mức cao và nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn. Thêm vào đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng chỉ số bán lẻ trong năm vừa qua của Việt Nam vẫn dương. Đó là những tín hiệu vui cho phân khúc thị trường nhà ở. Nhưng tôi khuyến nghị, không nên lạc quan thái quá mà cần phải bình tĩnh chấp nhận rằng thời kỳ kinh doanh bất động sản dễ dàng đã qua. Giờ là lúc chúng ta nhìn nhận lại bản chất thị trường để tìm ra hướng phát triển mới và bền vững hơn.
    - Nhưng rõ ràng cái khó đầu tiên của toàn bộ thị trường hiện nay vẫn là… tiền đâu để xây dựng và phát triển, thưa ông?

    Nếu không xác định được thế mạnh và tầm nhìn trong tương lai, doanh nghiệp sẽ không tái cấu trúc được

    Huy động vốn là một câu chuyện dài và chúng ta đã bàn đến quá nhiều trong thời gian qua. Do đó tôi không muốn nói tới câu chuyện doanh nghiệp thiếu vốn như thế nào nữa. Điều mà tôi muốn bàn ở đây là làm thế nào để có vốn. Tôi nghĩ, doanh nghiệp cần phải thẳng thắn nhìn nhận thực lực tài chính của mình để tìm ra giải pháp sử dụng nguồn vốn đó như thế nào cho hiệu quả. Các chủ đầu tư nên dựa vào năng lực tài chính của họ hơn là phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
    Có rất nhiều kênh huy động vốn từ đại chúng hoặc tìm đối tác. Kênh huy động phổ biến nhất là từ chứng khoán. Nhưng đáng tiếc là kênh huy động này đang bị bế tắc do chúng ta không làm đúng cách và thông tin công bố chưa hoàn toàn minh bạch, chính xác. Một kênh nữa là huy động vốn từ trong dân. Để thu hút được nguồn vốn thực từ dân thì ngay từ thời điểm phát triển ý tưởng dự án chủ đầu tư nên có những chiến lược về sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu và giá bán phù hợp. Việc tư vấn phát triển dự án nên có sự tham gia khách quan của một công ty tư vấn chuyên nghiệp.
    - Lúc này có rất nhiều khuyến nghị về việc tái cấu trúc thị trường bất động sản. Từ góc nhìn của chuyên gia, theo ông, việc tái cấu trúc này cần phải tiến hành như thế nào để thực chất và không trở nên hình thức hay trào lưu? Theo ông, làm sao để một doanh nghiệp có thể tái cấu trúc thành công?
    [​IMG]


    Đúng là giờ ai cũng nói đến việc phải tái cấu trúc lại để thích ứng với thị trường. Nhưng nói thì dễ, hiểu đúng và làm đúng tái cấu trúc như thế nào mới là chuyện khó. Chúng ta cần phải hiểu rằng, việc phải thay đổi này là do nguyên nhân khách quan, tức là những khó khăn của hoàn cảnh bên ngoài tác động khiến bản thân mỗi doanh nghiệp phải thay đổi. Trước tiên, doanh nghiệp cần phải nghiêm túc xác định lại giá trị của mình xem đâu là những điểm mạnh giúp họ đứng vững và khác biệt trên thị trường, từ đó thay đổi phù hợp với điểm mạnh đó. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sau khi xác định được thế mạnh, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc xác định tầm nhìn trong tương lai. Nếu không làm được việc này, doanh nghiệp sẽ không tái cấu trúc được.
    - Có những doanh nghiệp cho rằng, ở giai đoạn nóng của thị trường bất động sản, họ được các công ty tư vấn đầu tư vào phân khúc hạng sang, nhưng sau đó chính phân khúc này lại dư thừa và không tìm thấy cơ hội để bán hàng. Giờ đây lời khuyên được đưa ra là ưu tiên phân khúc giá rẻ. Với những công ty tư vấn, thời điểm này có cần phải thay đổi cách nhìn nhận thị trường và cách thức tư vấn?
    Chúng ta không nên trông chờ vào việc giá nhà sẽ tiếp tục giảm sâu bởi mọi thứ đều có giới hạn
    Rất cảm ơn bạn về câu hỏi liên quan tới công việc "bếp núc" của những người làm tư vấn như chúng tôi. Trong quá khứ, tư vấn chưa phải là đối tượng để các nhà đầu tư tìm đến. Nhưng hiện nay mọi thứ đã có nhiều thay đổi khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến với những công ty tư vấn. Điều đó cho thấy một tín hiệu tích cực là thị trường sẽ dần trở nên chuyên nghiệp hơn. Tôi muốn giải thích nhiều hơn một chút để mọi người hiểu rằng không phải các công ty tư vấn giải pháp nào thì nhà đầu tư sẽ phát triển dự án đúng như sự tư vấn đó. Quyết định cuối cùng về việc phát triển dự án như thế nào là do các chủ đầu tư quyết định. Chúng tôi có nhiệm vụ tư vấn các sự lựa chọn phát triển sao cho chủ đầu tư sử dụng hiệu quả nhất và tốt nhất cho dự án bất động sản của mình. Nghĩa là chuẩn bị các phương án và thuyết phục phương án nào là tốt nhất cho hoàn cảnh của khách hàng.
    Trong thời điểm này, tôi vẫn cho rằng phân khúc cao cấp vẫn có thị trường và sức sống riêng. Những lời khuyên về việc phát triển phân khúc nhà giá rẻ mà các công ty tư vấn đang đưa ra là dựa trên mặt bằng chung của thị trường. Hãy coi thị trường bất động sản như một kim tự tháp. Đã có một thời gian chúng ta quá chú trọng phát triển phần ngọn mà quên đi rằng phần đế mới là thuộc về đại bộ phận dân chúng. Đó là lý do tại sao mà hiện nay các nhà tư vấn thường khuyên các chủ đầu tư hướng tới phân khúc giá rẻ, trung bình. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nếu có một dự án cụ thể tôi không khuyên họ đừng làm hạng sang. Nếu lô đất của dự án đẹp, chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, họ có tầm nhìn xa thì chúng tôi hoàn toàn có thể khuyến nghị họ nên xây căn hộ cao cấp. Bởi nếu xây các căn hộ bình dân thì hoàn toàn nằm trong khả năng của họ, nhưng điều đó sẽ làm giảm giá trị của dự án đi rất nhiều.
    Với tình hình thị trường hiện nay, tôi nhận thấy các nhà đầu tư đã bình tĩnh hơn trước rất nhiều. Điều mà tôi khuyên họ trước sau như một là cần phải kiên nhẫn, đối mặt và sáng tạo trước khó khăn. Nhiệm vụ của tôi là giúp các khách hàng, các chủ đầu tư nhìn nhận khách quan với hiện thực: không quá lạc quan cũng không quá bi quan, đánh giá đúng tiềm năng lô đất của mình.
    - Đến thời điểm này có thể nói mối quan hệ giữa người mua và chủ đầu tư đã tốt đẹp hơn khi "quyền lực" đang nằm trong tay người mua. Nhưng đích cuối cùng là người mua mua được bất động sản lại vẫn chưa thể đạt được, thưa ông?
    Đây là một quan sát rất chính xác. Trước kia để mua được nhà thì người ta phải xếp hàng, nhưng nay thì chủ đầu tư lại "gõ cửa" từng nhà để mời chào mua hàng. Nhưng việc người mua đang có nhiều quyền hơn lại không đồng nghĩa với việc có nhiều giao dịch trên thị trường. Thị trường bất động sản của Việt Nam đã trải qua một thời gian dài quyền lực thuộc về người bán, nên khi chuyển dần quyền sang người mua cần phải có một giai đoạn "quá độ" và chúng ta cần phải chờ đợi. Hiện các chủ đầu tư đã biết lắng nghe xem người mua cần gì, và trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sản phẩm phù hợp với năng lực tài chính của người sử dụng cuối cùng. Tuy nhiên, chúng ta không nên trông chờ vào việc giá nhà sẽ tiếp tục giảm sâu bởi mọi thứ đều có giới hạn. Một "vấn đề" cần phải bàn đến ở đây là làm thế nào để ngày càng có nhiều người dân giàu có hơn để có thể mua được nhà.
    - Xin cảm ơn ông!
    Hiện tốc độ đô thị hóa của Việt Nam


    đang ở mức cao và nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn. Thêm vào đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng chỉ số bán lẻ trong năm vừa qua của Việt Nam vẫn dương. Đó là những tín hiệu vui cho phân khúc thị trường nhà ở.

    Để thu hút nguồn vốn thực từ dân


    thì ngay từ thời điểm phát triển ý tưởng dự án, chủ đầu tư nên có những chiến lược về sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu và giá bán phù hợp.
    Theo Hải Vũ
    Doanh Nhân






    #socialboxbottom LI { BORDER-BOTTOM: medium none; BORDER-LEFT: medium none; FLOAT: left; BORDER-TOP: medium none; BORDER-RIGHT: medium none}#relatednews { MARGIN: 5px 0px; FONT-SIZE: 90%; FONT-WEIGHT: normal}#relatednews LI { PADDING-BOTTOM: 0px; PADDING-LEFT: 12px; PADDING-RIGHT: 0px; BACKGROUND: url(http://cafef3.vcmedia.vn/bds/images/arrow.png) no-repeat 0px 6px; OVERFLOW: hidden; PADDING-TOP: 0px}function openWindow(sUrl, title) {window.open(sUrl, title, 'scrollbars,resizable=yes,status=yes');}function ShareWeb(type) {var url = '';switch (type) {case 1:url = "http://www.facebook.com/sharer.php?u=" + window.location.href;break;case 2:url = "http://twitthis.com/twit?url=" + window.location.href;break;}var newWindow = window.open(url, '', '_blank,resizable=yes,width=800,height=450');newWindow.focus();return false;}function cutoffTitle(title) {title = title.toString();if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }return title;}

  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210071441664CA33/lan-song-dau-tu-tu-nhat-vao-viet-nam-len-cao-chua-tung-co.chn

    Làn sóng đầu tư từ Nhật vào Việt Nam lên cao chưa từng có










    [​IMG]
    Năm 2011, khoảng 208 công ty Nhật đã đầu tư vào Việt Nam, con số cao kỷ lục. Họ có kế hoạch rót khoảng 1,8 tỷ USD vào Việt Nam.
    Các công ty Nhật đang đổ xô đến Việt Nam với số lượng lớn chưa từng có để tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ cũng như thị trường đang tăng trưởng nhanh. Izakaya Yancha, một chuỗi nhà hàng Nhật, kinh doanh rất tốt tại Việt Nam.

    Ông Shinya Nakao, quản lý của nhà hàng, cho biết: “Phần lớn đàn ông Nhật độ tuổi khoảng 40 thường muốn hẹn hò với bạn gái người Việt Nam tại đây và sau đó họ đi hát karaoke. Chúng tôi cho rằng sẽ còn nhiều công ty Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam vì vậy chúng tôi đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.”

    Thông tin về đàn ông Nhật tại Việt Nam có thể là tin xấu đối với nhiều vợ và con của họ tại Nhật, những người bị bỏ lại nước Nhật một khi các công ty cắt giảm các gói hỗ trợ dành cho người thân. Thế nhưng làn sóng đầu tư của Nhật vào Việt Nam đang được chào đón nồng nhiệt ở Việt Nam, nơi mà tình hình kinh tế vĩ mô có khi khiến nhà đầu tư nước ngoài nản lòng.

    Năm 2011, khoảng 208 công ty Nhật đã đầu tư vào Việt Nam, con số cao kỷ lục. Họ có kế hoạch rót khoảng 1,8 tỷ USD vào Việt Nam. Năm 2010, khoảng 114 công ty Nhật đến Việt Nam và cam kết đầu tư 2 tỷ USD.

    Dù Nhật đứng sau Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore xét về vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng đầu về tỷ lệ vốn được đầu tư thực tế (theo số liệu của cơ quan xúc tiến thương mại Nhật tại Việt Nam – Jetro).

    Người Nhật đầu tư mạnh vào Việt Nam một phần bởi đồng yên mạnh và còn bởi chính sách khuyến khích của chính phủ Nhật để giúp các công ty bớt khó khăn với tăng trưởng kém và dân số già tại Nhật.

    Ông Tony Foster, CEO của công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer tại Việt Nam, khẳng định các công ty Nhật đã nhiệt tình đầu tư hơn từ sau trận động đất và sóng thần tác động xấu đến Nhật vào tháng 3/2011. Ông Fosster, người tư vấn cho Mizuho trong thương vụ Vietcombank, khẳng định: “Các công ty Nhật đang nhận ra họ sẽ không tồn tại nếu chỉ ở Nhật. Chính phủ Nhật hỗ trợ doanh nghiệp vào Việt Nam bởi nhiều lý do địa chính trị khác.”

    Một số công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu như Bridgestone, hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, và tập đoàn sản xuất hàng điện tử Panasonic đang mở nhà máy tại Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ. Lao động phổ thông tại Việt Nam nhận lương chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 so với con số 300USD mà lao động khu vực miền Nam Trung Quốc đòi hỏi.

    Một giám đốc điều hành công ty lớn của Nhật tại Việt Nam khẳng định công ty Nhật đánh giá cao sự ổn định chính trị tại Việt Nam. Dù căng thẳng xã hội và lương tăng khá cao tại Việt Nam, nước gánh chịu số lượng các vụ đình công cao trong năm 2011 bởi lạm phát vượt mức 18%, cao nhất ở châu Á; nhưng nhiều công ty như Tamron, sản xuất thấu kính cho nhiều thương hiệu máy ảnh hàng đầu thế giới, không nản lòng. Tamron có kế hoạch đầu tư khoảng 13 triệu USD xây một nhà máy gần Hà Nội với tổng số lao động khoảng 2.000 người.

    Dù tiềm ẩn nhiều cơ hội nhưng tình hình tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều cản trở và chưa thể trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư. Việt Nam vẫn đang đối đầu với tham nhũng, lạm phát và cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển.

    Giống nhiều công ty sản xuất khác, Tamron sẽ lắp máy phát điện để tự bảo vệ sản xuất khỏi tình trạng bị cắt điện. Tuy nhiên giới điều hành của nhiều công ty Nhật cho biết họ dám chịu nhiều thách thức hơn các công ty phương Tây để tham gia thị trường lâu dài.




    Thủy Hương


    Theo TTVN/AFP,FT
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120210075917562CA33/bong-dung-xuat-sieu-sau-nua-nam-tham-hut-thuong-mai.chn

    “Bỗng dưng” xuất siêu sau nửa năm thâm hụt thương mại










    [​IMG]
    Ngoại thương Việt Nam lại vừa có sự đột biến đáng chú ý, khi xuất siêu khoảng 172 triệu USD trong tháng 1/2012, sau 6 tháng liên tiếp nhập siêu.
    Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu tháng đầu năm 2012 đạt xấp xỉ 7,1 tỷ USD, giảm 21,9% so với tháng trước và giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, phía nhập khẩu cũng đạt trên 6,9 tỷ USD kim ngạch, giảm tương ứng 26% và 14,7%.

    Mức sụt giảm thấp hơn của phía xuất khẩu đã khiến cho cán cân thương mại “quay ngoắt đầu” xuất siêu, nhưng điểm đáng chú ý hơn nữa trong diễn biến vừa qua là tháng 1/2012 rơi vào thời gian nghỉ Tết kéo dài.

    Tháng Tết năm ngoái (tháng 2/2011), kim ngạch xuất khẩu chưa đạt nổi 5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu cũng chỉ ở mức khoảng 6 tỷ USD, cho thấy quy mô thương mại của Việt Nam vẫn đang trong xu thế mở rộng, đặc biệt là với xuất khẩu.

    Nhìn vào các con số chi tiết từng mặt hàng, phía xuất khẩu đáng chú ý là xuất khẩu dầu thô vẫn tăng 3,3% về lượng và 8,5% về giá trị so với tháng trước. So với cùng kỳ tương ứng giảm 6,4% và tăng 13,5%. Các con số trên cũng cho thấy mặt hàng này đang được giá hơn.

    Ở một diễn biến đáng chú ý khác, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng 0,8% so với tháng trước và 113,9% so với cùng kỳ. Đây cũng là mặt hàng có mức tăng trưởng rất cao trong thời gian gần đây, dù chỉ mới được thống kê từ giữa năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu máy ảnh và linh kiện tương ứng cũng tăng 5,2% và giảm 56,3%...

    Với nhập khẩu, đáng lưu ý là mặt hàng xe máy nguyên chiếc nhập khẩu tăng 155% so với tháng trước; khí đốt hóa lỏng tăng 140,3%; lúa mỳ tăng 9,8%...

    Tuy nhiên, các mặt hàng tăng về kim ngạch lại có giá trị nhập khẩu không lớn, trong khi khoảng một nửa trong tổng số 48 mặt hàng nhập khẩu có mức giảm kim ngạch so với tháng trước trên 30%, cao nhất đến xấp xỉ 85%.

    Theo Anh Quân
    VnEconomy
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://biz.cafef.vn/201202101037184...-von-doanh-nghiep-dung-nghi-den-ngan-hang.chn

    Ts Alan Phan: Khó khăn về vốn, doanh nghiệp đừng nghĩ đến ngân hàng










    Mỗi ngày thế giới có vài trăm nghìn tỷ USD “chạy” đi tìm nơi đầu tư. Tại sao các DN VN không nghĩ rằng mình có thể lấy được một phần của số tiền này mà cứ loay hoay với câu hỏi “Tiền ở đâu?”
    [​IMG]

    Ts Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Những năm trở lại đây, ông được nhiều người Việt Nam biết đến với vai trò là một chuyên gia tư vấn và kêu gọi đầu tư cho các doanh nghiệp.

    Khi trao đổi với chúng tôi, ông Alan Phan cho rằng: ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại không có gì đặc thù để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ở một khía cạnh nào đó, những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiện nay phần lớn đều “đặt cọc” vì chiến lược lâu dài. Còn những nhà đầu tư tài chính thực sự thì dường như họ vẫn chưa có “đất”.

    Và Việt Nam đang có tiềm năng phát triển một số ngành để thu hút sự đầu tư của các đối tác nước ngoài, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ thông tin hay lĩnh vực nông nghiệp.

    Tín dụng từ ngân hàng lâu nay vẫn là nguồn vốn truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam. Tại sao ông lại cho rằng những lúc khó khăn như hiện nay thì doanh nghiệp nên “quên” đi nguồn vốn này mà có cách tiếp cận nguồn vốn khác?

    Lâu nay các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn có thói quen rằng khi cần tiền để kinh doanh thì cầm sổ đỏ, tài sản thế chấp ra ngân hàng để vay tiền đó là cách làm quá dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Chính thì thế nguồn vốn này sẽ không được vững bền và bị phụ thuộc - kinh doanh không có chỗ cho sự dễ dàng.

    Trong khi đó, trên thế giới hiện có mỗi ngày 400.000 - 500.000 tỷ USD “chạy” đi tìm nơi đầu tư. Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không nghĩ rằng mình có thể lấy được một phần của số tiền này mà cứ loay hoay với câu hỏi “Tiền ở đâu?” mà không thay vào đó là câu hỏi “Làm thế nào để có được số tiền đó?”

    Cụ thể doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm thế nào, thưa ông?

    Đơn giản thôi. Một trong những cách đó là niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cửa sổ của cơ hội vẫn đang còn mở với các doanh nghiệp Việt Nam khi ra biển lớn để tìm vốn trên sàn Mỹ.

    Sàn Mỹ vẫn có một thanh khoản rất cao vì dòng tiền đầu tư đang quá dư thừa. Giá chứng khoán vẫn gia tăng kỷ lục trong 2 năm qua, dù tình trạng vĩ mô toàn cầu đang bị đe dọa với rất nhiều rủi ro.

    Tuy nhiên niêm yết trên sàn Mỹ là điều không hề dễ dàng và bài học cavico đối với các doanh nghiệp Việt nam vẫn còn?

    Cavico niêm yết trên sàn Mỹ nhưng vẫn kinh doanh tư duy theo kiểu Việt Nam, đầu tư dàn trải, có quá nhiều công ty con, do đó không cập nhật kịp báo cáo của các công ty con, nộp báo cáo tài chính chậm...Muốn lên sàn Mỹ thì mô hình kinh doanh đó phải đơn giản, quản trị rõ ràng.

    Theo cảm nhận của tôi, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng. Những điều kiện để tìm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu nghe qua thì khá dễ dàng, nhưng cho đến nay, vẫn chưa một doanh nghiệp Việt Nam nào thực hiện được mục tiêu này.

    Theo ông “nút thắt” mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tháo bỏ để tiếp cận được nguồn vốn từ thị trường này là những gì?

    Chuyện niêm yết trên sàn Mỹ thực sự khá dễ dàng; bạn chỉ cần một bản cáo bạch có luật sư chuyên về chứng khoán và một kiểm toán gia có tên trong danh sách của PCAOB ký nhận là Cơ quan chứng khoán Mỹ (SEC) sẽ chấp nhận đơn xin niêm yết. Không một đòi hỏi nào khác về doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm tốt những điều sau nếu muốn “rút tiền” trong túi của các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Mỹ:

    Thứ nhất, tư duy của ban quản lý. Nguyên tắc căn bản không thể thiếu được khi lên sàn Mỹ đó là tính minh bạch (transparency), trung thực và khai báo đầy đủ (full disclosure), kỹ cương đạo đức của công ty và cá nhân ban quản lý (corporate governance); nhất là những mâu thuẫn lợi ích (conflict of interest).

    Thứ hai, doanh nghiệp phải chứng minh được sự hấp dẫn, mức độ sinh lời của cổ phiếu đủ để thuyết phục được các nhà đầu tư.

    Toàn thế giới, có khoảng 36.000 cổ phiếu đủ loại (sàn Mỹ có hơn 12.000) để các nhà đầu tư lựa chọn. Bạn phải có một lý do khá độc đáo để thuyết phục nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty bạn thay vì Google hay Apple.

    Vấn đề về chi phí và duy trì niêm yết liệu có quá sức đối với các doanh nghiệp Việt Nam không, thưa ông?

    Với một công ty nhỏ, chỉ có một hình thức kinh doanh độc nhất phí tổn hàng năm cho các luật sư và nhà kiểm toán khoảng hơn 150 nghìn USD; chưa kể đến những chi phí về IR-PR (liên hệ đầu tư, investor relations), tư vấn tài chính, phí để lưu trữ hồ sơ đầu tư (transfer agent), phí đăng ký với các cơ quan chính phủ v.v… Một công ty có chừng 10 công ty con, phải nhân lên gấp 5 lần số tiền nói trên. Do đó, nếu công ty bạn không tìm được một dòng tiền để thỏa mãn nhu cầu này, thì việc lên sàn là một đầu tư không hiệu quả, và khó đạt được mục tiêu ban đầu.

    Mức phí đó xem ra cũng không hề rẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, ông có nghĩ rằng việc niêm yết này sẽ khiến các doanh nghiệp khó đạt mục đích huy động vốn hay không?

    Công ty tư nhân lớn nhất của Việt Nam là Ngân Hàng ACB có doanh thu khoảng 900 triệu USD và có thể đựơc xếp hạng là công ty nhỏ (small cap). Còn lại các công ty khác thường thuộc loại công ty siêu nhỏ (mini hay micro cap), theo tiêu chuẩn Mỹ.

    Khi đầu tư vào các công ty nhỏ, các nhà đầu tư quốc tế thường chọn những cổ phiếu có tính đột phá mạnh và có lợi thế về công nghệ với khả năng phủ hàng khắp thị trường toàn cầu.

    Trong 18 năm từ khi các công ty Trung Quốc bắt đầu niêm yết sàn Mỹ, chỉ hơn 10% các doanh nghiệp là đạt được mục tiêu mong muốn. Tôi nghĩ tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ không khá hơn gì.

    Có mâu thuẫn không khi ông khuyên rằng hãy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và ngay sau đó là tỷ lệ thành công chỉ khoảng 10%?

    Sàn chứng khoán Mỹ như tôi nói có dòng tiền rất dồi dào và thanh khoản cao, đó là cái đích mà các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng đến.

    Trên thực tế, các ngành nghề được ưa thích là công nghệ IT, nông nghiệp của Việt Nam vẫn có sức hút đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề còn lại là các công ty này phải chứng minh được sức hút, sự độc đáo trong kinh doanh của mình thì tôi tin rằng dòng tiền thông minh sẽ tìm đến họ.

    Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

    Khánh Linh (thực hiện)






    Theo TTVN
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Quản trị doanh nghiệp
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 6, 10/02/2012, 22:00
    Hai câu hỏi để đạt hiệu quả tối đa trong công việc và cuộc sống










    Có 2 câu hỏi mà bạn nên đặt ra như một thói quen mỗi khi bắt tay thực hiện điều gì. Đó là: Hoạt động nào mang lại giá trị cao nhất và làm thế nào để làm tốt điều đó?
    [​IMG]
    “Những hoạt động mang lại giá trị cao nhất với tôi là gì?”


    Nói cách khác, những nhiệm vụ nào là quan trọng nhất mà bạn phải hoàn thành để góp phần đáng kể hơn cả cho công ty của bạn? Cho gia đình bạn? Cho cuộc sống của bạn nói chung?

    Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất bạn có thể hỏi và trả lời. Đâu là những hoạt động mang lại giá trị cao nhất với bạn? Trước tiên, bạn hãy tự nghĩ về nó thật cẩn thận, sau đó, hãy tham khảo ý kiến của sếp. Thêm nữa, bạn có thể hỏi các đồng nghiệp và cấp dưới của mình (nếu có). Bạn cũng có thể hỏi bạn bè và những người trong gia đình. Bạn phải thật rõ ràng về những hoạt động mang lại giá trị cao nhất cho mình trước khi bắt tay vào làm việc.

    “Những gì chỉ có tôi mới có thể làm được, và nếu làm tốt điều đó, tôi sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự?”

    Câu hỏi này do Peter Drucker, bậc thầy về quản lý đưa ra. Đó là một trong những câu hỏi tốt nhất về việc đạt tới sự hiệu quả trên phương diện cá nhân. Những gì bạn có thể, và chỉ bạn có thể, và nếu nó được làm tốt, sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự?

    Đây là điều mà chỉ bạn có thể thực hiện. Nếu bạn không làm nó, nó sẽ thể được làm bởi ai khác. Nhưng nếu bạn làm, và bạn làm tốt, nó sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Phần trả lời của bạn với câu hỏi này là gì?

    Mỗi giờ trong mỗi ngày, bạn có thể tự hỏi mình câu này và sẽ có một phương án trả lời cụ thể. Khi ấy, bạn sẽ rõ về công việc cần làm và sau đó hãy bắt tay vào nhiệm vụ này trước khi bắt đầu với bất cứ việc gì khác.

    Có 2 điều bạn có thể làm ngay để áp dụng những ý tưởng vừa nêu vào thực tiễn:

    Trước hết, hãy lên danh sách mọi việc bạn vẫn làm tại công sở, sau đó, chọn những công việc mang lại nhiều giá trị nhất cho bạn từ danh sách đó.

    Tiếp đó, bạn hãy bắt tay vào với công việc mang lại giá trị lớn nhất và sẽ chỉ làm nó cho tới khi hoàn thiện 100%.

    Theo Đỗ Dương
    Dân trí / Selfgrowth


  7. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Chào ptkh. Tối hôm qua không vào mạng. Rất vui khi được ptkh hỏi thăm. [};-
    Anh khoẻ. Vẫn vào nóng trong ngày đều, và đọc hết tất cả các tin, đặc biệt là của ptkh.
    [};-
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://land.cafef.vn/20120212071031778CA43/se-soi-dong-mua-ban-sap-nhap-cac-du-an-bds.chn

    Sẽ sôi động mua bán, sáp nhập các dự án BĐS










    [​IMG]
    Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng hoạt động mua bán, sáp nhập các dự án bất động sản sẽ hết sức sôi động trong năm 2012.
    Đầu năm 2012, nhiều chủ đầu tư bất động sản vẫn đang phải đối mặt với những khoản nợ ngân hàng. Không loại trừ khả năng để tồn tại, họ sẽ phải tìm cách bán đi những dự án bất động sản của mình với cái giá sẽ dễ chịu hơn rất nhiều so với chỉ một năm trước đây.

    Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT công ty CP tư vấn bất động sản SohoVietnam cho biết: "Nhiều chủ đầu tư đang đối mặt với tình trạng hàng không thể bán được dự án, nợ ngân hàng đang hối thúc, nợ của những nhà thầu... Như vậy, chắc chắn họ sẽ phải bán các dự án bất động sản của mình với giá rất rẻ".
    Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, chính trong lúc nhiều chủ đầu tư dự án đang phải chịu áp lực hạn chót trả nợ ngân hàng lại là cơ hội cho những người có tiền mặt lúc này hay các nhà đầu tư nước ngoài. Rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang nhắm đến các dự án bất động sản hạ giá của Việt Nam.
    Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS nói: "Đây chính là cơ hội cho những tập đoàn nước ngoài hoặc các nhóm nhà đầu tư có tiền hợp lực lại mua các dự án giá rẻ, chất lượng, đất lại sạch".
    Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thời điểm các chủ dự án đang muốn đảo nợ ngắn thành dài, cơ cấu lại các khoản nợ và có thể phải bán lại các dự án như thế này cũng sẽ là thời điểm hoạt động mạnh của các công ty mua bán nợ của ngân hàng.
    Ông Phan Xuân Cần cho biết thêm: "Lúc này, các công ty mua bán nợ, công ty sân sau của ngân hàng sẽ trở thành cổ đông của các dự án bất động sảnn nhưng cũng sẽ có những dự án không thể bán được".
    Không phải dự án nào cũng bán được lúc này vì đây đang là thời điểm của người mua. Người mua đang được đặt ra các điều kiện. Sau 3, 4 năm sốt nóng, có thể nói đây đang là giai đoạn sàng lọc khủng khiếp đối với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, như quy luật thường thấy trên thị trường, khó khăn của người này có thể lại chính là cơ hội của kẻ khác.

    Theo Hoà An
    VTV





    #socialboxbottom LI { BORDER-BOTTOM: medium none; BORDER-LEFT: medium none; FLOAT: left; BORDER-TOP: medium none; BORDER-RIGHT: medium none}#relatednews { MARGIN: 5px 0px; FONT-SIZE: 90%; FONT-WEIGHT: normal}#relatednews LI { PADDING-BOTTOM: 0px; PADDING-LEFT: 12px; PADDING-RIGHT: 0px; BACKGROUND: url(http://cafef3.vcmedia.vn/bds/images/arrow.png) no-repeat 0px 6px; OVERFLOW: hidden; PADDING-TOP: 0px}function openWindow(sUrl, title) {window.open(sUrl, title, 'scrollbars,resizable=yes,status=yes');}function ShareWeb(type) {var url = '';switch (type) {case 1:url = "http://www.facebook.com/sharer.php?u=" + window.location.href;break;case 2:url = "http://twitthis.com/twit?url=" + window.location.href;break;}var newWindow = window.open(url, '', '_blank,resizable=yes,width=800,height=450');newWindow.focus();return false;}function cutoffTitle(title) {title = title.toString();if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }return title;}

  9. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Mời mọi người đọc bài này thư giãn, và biết thêm về xã hội.


    [​IMG]



    Chủ sới hé lộ chiêu cho gà 'cắn thuốc mê'

    [​IMG] - Nhìn hai kẻ chiến kê hung hãn lao vào nhau sát phạt, cấu xé bằng đủ các ngón đòn, chuyện con nào thắng con nào thua thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng, có ai ngờ rằng, khi đã đến lúc có một bao tải tiền đè lên mạng sống của hai con gà thì số phận của chúng trong cuộc chơi đỏ đen này sẽ bị định đoạt nhanh chóng bằng không ít những chiêu trò bịp bợm chuyên nghiệp.

    >>Hỗn loạn cảnh sát phạt ở sới gà bạc triệu

    Sới gà muôn mặt “bịp”
    Ở khắp các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… bây giờ ở đâu cũng có những sới gà lớn nhỏ. Chuyện cá độ vài chục triệu đến vài trăm triệu, có khi hăng máu lên đến bạc tỷ trong một trận đấu gà, nay nghe dân chơi gà kể, có lẽ cũng là chuyện… bình thường. Sới gà thành sới bạc để cá độ, hô, hét… sát phạt.
    [​IMG]
    Cơm nước, nóng ở trường gà
    Chuyện bịp bợm ở sới gà thì cũng có đủ trò, đủ kiểu, đủ các ngón đòn “tinh quái” từ gà ăn thuốc mê, gà dùng “doping”, gà bị kim châm thuốc độc đến cả gà trúng gió… Hùng “độ”- một tay chơi gà độ khét tiếng ở đất Vĩnh Yên, hé lộ cho tôi nghe một chiêu “bịp” rất ác mà không ít những dân chơi gà đã thực hiện “trót lọt” qua nhiều trận đấu.
    Chiêu này, chủ gà sẽ dùng cựa sắt đâm vào gân chân con gà của mình rồi “tín hiệu” để đàn em của mình ra sức làm mồi, hô hét cá độ với kèo là… gà của đối thủ.

    [​IMG]

    Con gà bị cựa sắt đâm đứt gân, nhìn vẫn tươi tỉnh như bình thường nhưng khi vào hồ đấu tiếp theo thì sẽ “hết chân”, chỉ lánh đòn đối thủ và không phản đòn lại được. Trận đấu sớm muộn gì cũng kết thúc sau một, hai hồ đấu tiếp theo. Biết trước được kết cục, bọn đàn em của gã chủ gà kia cứ bạo mồm, bạo miệng mà làm mồi, bắt độ với “dân hàng xáo” (người không có gà đến sới để xem và cá độ) với những điệp khúc không ngớt là gà đối thủ ở “cửa dưới”: 3 trăm ăn 5 trăm; 1 triệu ăn 2 triệu… cứ theo tỉ lệ mà tính. Càng chấp sâu bao nhiêu thì kết thúc càng thắng độ lớn bấy nhiêu.
    Sở dĩ, dân “cò mồi” thường đi gà “cửa dưới” vì trước sau, gà “cửa trên” sẽ bị bật lại vì những chiêu trò bịp bợm đã được tính trước cẩn thận, tỉ mỉ.
    Nhiều trận thu về hàng chục triệu có khi đến hàng trăm triệu ở các trận độ lớn nhờ chiêu “bịp” này. Sau khi đã trót lọt, bọn đàn em và gã chủ gà cùng nhau chia trác số bạc kiếm được từ thân xác con gà tội nghiệp.

    Hùng “độ” còn tiết lộ một chiêu bịp bợm nữa mà cũng được nhiều kẻ sử dụng: chiêu “búng hột lúa”. Đây được coi là chiêu xài lâu nhất và cũng có hiệu quả rất cao.
    Trường gà được quây cẩn thận kín mít, mỗi con được nhốt riêng một lồng để chủ gà quan sát mà “chạng” (ghép cặp) cho chính xác. Khi độ lớn, số tiền được các con bạc dốc vào trận càng nhiều thì sẽ cho một đàn em của mình đến “vờ” quan sát gà đối thủ, đợi lúc không có người để ý thì nhanh tay búng hạt lúa đã được tẩm sẵn thuốc mê, thuốc độc. Con gà đối thủ hồn nhiên ăn vào sẽ bị dính độc, và phần thắng trong kèo đấu này đã “chắc như đinh đóng cọc”.

    [​IMG]


    Vào trận, chỉ việc làm mồi, hét giá; đợi lúc gà đối phương ngấm thuốc, mặt tím tái, xõa cánh, nằm bẹp trong sới… mà khua tay “hốt bạc”. Tuy nhiên, chiêu này cần phải thực hiện rất nhanh, bí mật và chính xác; nếu bị phát hiện chắc chắn hậu quả sẽ khó lường.

    Gà “cắn” thuốc

    Cứ tưởng trong thi đấu thể dục thể thao mới có chuyện vận động viên sử dụng chất kích thích, thường gọi là “doping”, nhưng không phải, gà bây giờ cũng được dùng “doping” trong sới chọi và tất nhiên cũng phải dùng “bí mật”. Tôi đã từng tận mắt được chứng kiến một trận gà kết thúc chóng vánh ngay trong hồ đấu thứ hai ở sới chọi Đồng Chay (Xuân Hòa- Lập Thạch). Con gà tía nhanh chóng kết thúc đối thủ trong vòng hơn 20 phút thi đấu bằng liên tiếp những đòn vỗ, vả, đá… quyết liệt, nhanh, mạnh như vũ bão.
    Trận đó, hai chủ gà độ đâu 20 triệu. Lâu lâu, nghe dân chơi gà trong vùng rỉ tai nhau kể rằng, con gà tía kia trước khi vào trận đã được chủ gà cho dùng thuốc kích thích, hăng máu lên đánh nhau, không có dấu hiệu đuối sức. Chiêu dùng thuốc kích thích này chỉ sử dụng được một, hai lần bởi con gà ấy sớm muộn gì cũng “hỏng”, gân guốc bủn rủn, những đòn đánh không còn sức mạnh nữa.

    Nhiều trận đá gà “quyết liệt”, tiền độ trong trận đấu, chỉ tính riêng số tiền cược của dân hàng xáo “vung ra” cũng phải lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Số tiền này có thể là dân hàng xáo cá cược với nhau hoặc có thể cá cược với một trong hai chủ gà với kèo là cửa trên hay cửa dưới.
    Vốn là dân đá gà cơm gạo, Hùng “độ” chẳng lạ đòn nào. Gã bảo, nhiều trận hai chủ gà “bắt tay ngầm” với nhau để tổ chức “hốt” phần lớn số tiền độ của dân hàng xáo vung ra trong trận. Chiêu này một trong hai gã chủ sẽ cho gà mình ăn thuốc mê. Trong trận, đợi đến lúc một con nào bị chấp càng sâu theo kiểu: 1 ăn 5, 2 ăn 5… thì chỉ ít phút nữa con gà cửa trên sẽ bị gã chủ cho “cắn thuốc mê” và thế trận ngay lập tức sẽ đảo chiều chóng vánh.


    [​IMG]
    Một trận "quyết chiến"

    Vào sới, hai gã chủ gà “độ” số tiền thật lớn để tăng thêm tính sát phạt, “sức nóng” của cuộc chơi, cho dân hàng xáo thấy vậy mà hăng máu lao vào ăn thua. Hùng “độ” kể, nhiều kẻ máu me đỏ đen, tham tiền độ lớn sẽ “chết đứng” tại trận khi con gà đang ở “cửa trên” mới hồi trước còn tỉnh táo, những cú ra đòn có độ chính xác tuyệt đối tưởng chừng sẽ kết liễu con gà kia tại sới. Nhưng không, chỉ sau 5 phút nghỉ giữa hồ đấu để hai chủ rửa gà thì thế cược đã bị lật ngược: từ thua thành thắng, từ “cửa dưới” đã bật ngược lên “cửa trên”. Những trận đấu như thế này các con bạc càng hăng máu lao vào ăn thua, hai gã chủ gà sẽ “hốt” được một mẻ lớn tiền độ.

    Theo luật ở sới gà, gà được ăn cơm, uống nước ở trường gà; được chủ sới chuẩn bị kĩ lưỡng. Một trận đá gà có thể kéo dài đến 9-10 hồ đấu; mỗi hồ đấu là 20 phút, nghỉ để rửa gà 5 phút rồi tiếp tục chọi cho đến khi phân thắng bại.

    Lợi dụng khoảng thời gian ngắn ngủi giữa hai hồ đấu, gã chủ gà có thể làm thay đổi tình thế bất cứ lúc nào. Thường thì khi kèo đấu càng bị “chấp sâu”, số tiền cược của “dân hàng xáo” vung ra càng bạo tay thì đến lúc ấy, chiêu cho gà ăn thuốc mê, “cắn” thuốc lắc sẽ ngay lập tức được sử dụng.
    Thuốc mê, thuốc lắc được gã chủ nhét khéo léo trong miếng cơm của trường gà rồi bón cho gà ăn hoặc pha vào nước cho gà uống. Một khi đã xác định bịp bợm, dở chiêu trò, với các dân đá gà “cơm gạo”, mọi tuyệt kĩ đều rất nhanh và chính xác, chỉ loáng một cái con gà đã dính thuốc. Và đến đây, canh bạc đỏ đen đã có hồi kết.

    Chuyện con gà “cửa trên” bị gã chủ cho ăn thuốc mê thua trận là lẽ đương nhiên. Hai gã chủ gà sẽ thu được số tiền độ lớn và lại cùng nhau chia trác món bạc hốt được từ mạng sống của hai con gà. Sới gà biến thành sới bạc để cá độ ăn thua.
    Ở canh bạc ấy, chẳng thiếu bất cứ một mánh khóe bịp bợm nào. Chỉ một cái nhấc chân của con gà sẽ khiến nhiều kẻ lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần, trắng tay mất nhà mất cửa… âu cũng là chuyện thường tình.

    "Chơi gà độ, xưa vẫn thế, chẳng có kẻ nào giàu được đâu. Ham tiền độ lớn càng rạc dày, bạc mặt ra. Mánh khóe, bịp bợm cũng không ăn hết được người ta”- một tay đá gà “cơm gạo” đã nói với tôi như thế.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Em cám ơn anh ạ .
    Nghe anh caominhhuy nói đầu năm anh trúng HD lớn , xin chúc mừng anh ạ .:-bd[};-

Chia sẻ trang này