Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

5291 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 19:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 36575 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Cám ơn em iu !!![r32)][r32)][};-[};-[};-[};-
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Anh đây !!![​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    DNNY vượt bão 2011
    http://cafef.vn/2012020909167364CA36/pan-nam-2011-lai-rong-1175-ty-dong.chn

    PAN: Năm 2011 lãi ròng 11,75 tỷ đồng










    [​IMG]
    Doanh thu thuần quý IV và cả năm 2011 của PAN tăng khá mạnh so với cùng kỳ nhưng không được lợi từ hoạt động tài chính nên LNST giảm.
    Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình (PAN) thông báo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2011.
    Riêng quý IV, PAN đạt 66,91 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 18,85% so với cùng kỳ nâng doanh thu thuần lũy kế cả năm đạt 240,23 tỷ đồng, tăng 19,12%.
    Tuy doanh thu thuần quý IV tăng nhưng lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với cùng kỳ. Ngoài ra, Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ bằng nửa cùng kỳ trong khi các chi phí đều tăng khiến LNST quý IV/2011 của PAN đạt 5,68 tỷ đồng trong đó phần LNST thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 5,44 tỷ đồng, giảm 52,94% so với cùng kỳ năm 2010.
    Lũy kế cả năm 2011, PAN đạt 12,27 tỷ đồng LNST trong đó phần LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 11,75 tỷ đồng, giảm 41,31% so với năm 2010.

    Báo cáo KQKD
    Chỉ tiêu
    Q4/2011
    Q4/2010
    Thay đổi
    Năm 2011
    Năm 2010
    Thay đổi
    Doanh thu thuần
    66.91
    56.30
    18.85%
    240.23
    201.67
    19.12%
    Doanh thu tài chính
    4.61
    9.68
    -52.38%
    14.16
    23.55
    -39.87%
    LNST (ròng)
    5.44
    11.56
    -52.94%
    11.75
    20.02
    -41.31%
    Hải An


    Theo TTVN/HSX


  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thủ tướng yêu cầu có giải pháp tín dụng hỗ trợ chứng khoán
    Thứ Hai, 13/02/2012, 13:29

    Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết Thủ tướng vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có các giải pháp về tín dụng để hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK). NHNN cũng vừa đề nghị Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) gửi bản kiến nghị về giải pháp tín dụng hỗ trợ TTCK đã trình Chính phủ trước đó để NHNN nghiên cứu.

    Trước đó, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết trong các giải pháp phát triển TTCK năm 2012, cơ quan này sẽ làm việc với NHNN để có các giải pháp hỗ trợ sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, ông Bằng cũng nhìn nhận cùng với các biện pháp như triển khai thực hiện chiến lược phát triển TTCK, đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán (CTCK), sẽ có quy định nâng cao chất lượng hàng hóa, điều kiện phát hành, niêm yết, phát triển các công cụ, sản phẩm mới trên TTCK.

    Giới đầu tư hy vọng nếu được hỗ trợ về chính sách tín dụng tương tự như giải pháp đối với thị trường bất động sản, TTCK sẽ đỡ “èo uột” hơn trong bối cảnh niềm tin với thị trường này đang ngày càng suy giảm.

    Năm 2012, chúng ta tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Do đó, chính sách tài khóa, tiền tệ vẫn được điều hành theo huớng chặt chẽ, thận trọng nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Theo đó, NHNN cần rà soát lại dư nợ tín dụng đối với TTCK, trên cơ sở đó có các quy định phù hợp, đáp ứng được yêu cầu chống lạm phát, đồng thời có lộ trình để các ngân hàng điều chỉnh theo hướng tích cực. Thí dụ, không nên quy định một mức tiền cho vay hoạt động chứng khoán như nhau đối với các tổ chức tín dụng, mà cần phân loại và chỉ hạn chế đối với các tổ chức tín dụng không đạt các tiêu chí an toàn.

    Việc xem xét chính sách tín dụng hợp lý đối với TTCK là cần thiết, bởi cùng với kênh ngân hàng, kênh huy động vốn từ TTCK giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi mặt bằng lãi suất cho vay hiện vẫn ở mức cao.

    Kiềm chế, kiểm soát tín dụng đối với TTCK là cần thiết, nhưng tín dụng ngân hàng thông qua hoạt động của thị trường như vay mua, ứng trước tiền bán là không thể thiếu để hỗ trợ TTCK phát triển. Vì thế, trong tình hình thực tế hiện nay cần thay đổi quan niệm đối với TTCK, không coi chứng khoán thuộc lĩnh vực phi sản xuất, từ đó có giải pháp tín dụng đối với TTCK.

    Theo đó, nên tiếp cận vấn đề ở góc độ kiểm soát rủi ro, chẳng hạn chỉ nên hạn chế những ngân hàng không đáp ứng được tiêu chí trong hoạt động, thay vì áp % cho tất cả ngân hàng. Bên cạnh đó cần sớm có các biện pháp cứu TTCK, như đưa danh mục TTCK ra khỏi cụm phi sản xuất; khống chế cấp tín dụng cho chứng khoán, repo chứng khoán trên cơ sở vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

    Chính sách tiền tệ hướng vào việc nâng chất lượng tín dụng sẽ có tác động tốt cho TTCK trong trung và dài hạn, với tác động trực tiếp là hạn chế dòng tiền đầu cơ để thị trường có những điều chỉnh cần thiết cho sự phát triển dài hạn.

    Thực tế trong giai đoạn phát triển TTCK vừa qua cho thấy mỗi khi chính sách tín dụng được nới lỏng, TTCK tăng và ngược lại; Giá trị các loại chứng khoán cũng bị bóp méo theo khiến TTCK không phản ánh đúng thực tế.

    Do đó, dù chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng và tác động lớn đến TTCK, song chính sách đưa ra để cân bằng giữa thị trường tiền tệ và TTCK đang đòi hỏi cấp thiết. Bởi lẽ, để có thể là kênh hút vốn hiệu quả, TTCK phải có sự cạnh tranh để dòng tiền trực tiếp “chảy” vào, thay vì “chảy” qua ngân hàng rồi mới sang chứng khoán.

    Vấn đề nữa cũng được đặt ra là tại sao lãi suất huy động chỉ 14%/năm trong khi có những doanh nghiệp trả cổ tức cao hơn nhiều và giá CP hiện nay được coi là rất rẻ nhưng nhiều người vẫn không tham gia.

    Điều này cho thấy để nhà đầu tư quan tâm hơn đến TTCK, ngay bản thân TTCK phải làm cho mình hấp dẫn hơn, thay vì đang bộc lộ nhiều điểm yếu (về công bố thông tin, nhiều hàng hóa kém chất lượng...) như hiện nay.

    Đầu Tư Chứng Khoá
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Dòng tiền lớn chờ bên lề thị trường
    Thứ Hai, 13/02/2012, 10:30

    Cuộc leo dốc của chứng khoán lần này mang đậm dấu ấn dẫn dắt của khối ngoại. Đóng vai trò xúc tác trong những phiên giao dịch trước Tết, hai tuần sau kỳ nghỉ, các Nhà đầu tư nước ngoài còn tham gia thị trường tích cực hơn với giá trị mua ròng trung bình gần 500 tỷ đồng/tuần, cao nhất trong 6 tháng qua. Như mọi lần phục hồi trong nghi ngờ, thị trường luôn xuất hiện tin đồn, lần này hướng vào khối ngoại.

    Vốn ngoại: bình cũ, rượu cũ

    Một bộ phận NĐT tổ chức lý giải sự tham gia tích cực của khối ngoại xuất phát từ một số quỹ đầu tư được bơm tiền tại một CTCK thâm niên nhất nhì thị trường. Tuy nhiên, lãnh đạo của CTCK ACBS – đối tượng được đồn đoán, xác nhận với ĐTCK rằng, giao dịch của các định chế tài chính chuyên nghiệp tại đây vẫn bình thường. Tương tự, một số CTCK lớn nắm giữ ưu thế trong việc cung cấp dịch vụ cho các quỹ đầu tư ngoại phủ nhận tin đồn về một quỹ ETF mới mở tài khoản và “xung trận”.

    Theo tìm hiểu của ĐTCK, một số quỹ lớn “đóng đô” ở Việt Nam duy trì vị thế mua ròng từ trước Tết Nguyên đán, nhưng do hạn chế về tiền mặt nên mức tham gia chỉ ở mức “lai rai” thăm dò thị trường. Danh mục công bố thường kỳ của các quỹ ETF hoạt động tại Việt Nam cho thấy, dù đẩy mạnh giao dịch và năng động, nhưng mục tiêu chính chỉ là tái cơ cấu. Tiền mặt của họ cũng sắp cạn.

    Vốn ngoại chảy từ đâu? Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài nhận xét, giá trị mua ròng của khối ngoại có khả năng xuất phát từ hai nguồn. Thứ nhất là dòng vốn ủy thác gián tiếp qua một số ngân hàng toàn cầu, với các phỏng đoán chính sách sắp có thay đổi tích cực. Như những lần trước đây, dòng vốn mang tính đầu cơ, vào nhanh và ra nhanh cũng không kém. Thứ hai là sự tham gia tích cực trở lại của một số quỹ đầu tư trước đây gặp áp lực tới hạn phải thanh lý quỹ. Trong suốt 4 tháng cuối năm 2011, một số quỹ phải nâng vị thế tiền mặt trước áp lực thanh lý quỹ hay chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp đưa quỹ đóng thành quỹ mở. Thời điểm cuối năm, một số quỹ đến từ Đông Á đã ổn định tái cấu trúc và chọn thời điểm thích hợp quay trở lại thị trường. Cũng không loại trừ về khả năng một số quỹ nước ngoài đạt được các thỏa thuận tương tự kéo dài thời gian hoạt động như các định chế tài chính Hàn quốc.

    Về áp lực thoái vốn của quỹ ngoại, Báo cáo chiến lược năm 2012 của CTCK HSC nhận định, nếu không có những áp lực thanh lý quỹ vì những lý do bên ngoài kinh tế Việt Nam, thì áp lực bán đã chấm dứt. Các quỹ lớn có phạm vi đầu tư ở Việt Nam đã được gia hạn hoặc nâng đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thoái vốn trong năm 2012. HSC cho rằng, cuối năm ngoái, áp lực bán ra của khối ngoại là đợt bán cuối cùng trong một thị trường đi xuống dài hạn.

    Vốn nội: “Tay to” chờ bên lề thị trường

    Hành trình đi lên của chứng khoán vừa qua được lý giải từ sự quay trở lại của khối ngoại và kỳ vọng của các NĐT nội địa: Cuối năm 2011, nhiều cổ phiếu dẫn dắt thị trường liên tục phá đáy, dưới áp lực bán tháo của CTCK và ngân hàng nhằm thu hồi nợ và giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất xuống giới hạn quy định. Khi tỷ giá USD/VND khá ổn định trong nhiều tháng và không có dấu hiệu cho thấy VND sẽ bị phá giá, kênh đầu cơ này tự động biến mất. Với thị trường vàng, sau bước đột phá trong khâu quản lý, giá vàng trong nước chỉ lưỡng lự quanh vùng 45 triệu đồng/lượng, triệt tiêu một kênh “lướt sóng”. Còn thị trường bất động sản đang ảm đạm nhất trong nhiều năm qua, thanh khoản gần như tê liệt. Tiết kiệm ngân hàng dù vẫn đang là kênh đầu tư có vị thế lấn lướt nhất, nhưng ưu thế có thể sớm thay đổi, khi năm 2012, lạm phát vào quỹ đạo bị kiểm soát. Nhiều kênh đầu tư cùng lúc tác nghẽn, khi nhận ra áp lực bán qua đi, đặc biệt lần đầu tiên gần như cùng lúc TTCK nhận được các tuyên bố hỗ trợ từ các cấp quản lý, dòng tiền mạo hiểm đã vào cuộc. Một đợt phục hồi được nhìn nhận chỉ mang tính kỹ thuật đã biến thành một con sóng nhỏ khi VN-Index tăng tới 22%.

    Tuy nhiên, sau khi VN-Index trở lại mốc trên 400 điểm và có dấu hiệu điều chỉnh, giám đốc môi giới nhiều CTCK lớn tỏ ra hết sức dè dặt khi đề cập về diễn biến sắp tới của các chỉ số. Sự thận trọng này là có lý khi dòng tiền mạo hiểm sớm đạt kỳ vọng đang có dấu hiệu rút ra, trong khi dòng tiền bổ sung vẫn là ẩn số. Môi giới của CTCK SSI. HSC. KimEng, Bản Việt… phản ánh với ĐTCK rằng, sự đi lên vượt mọi tiên liệu khiến nhiều khách hàng bắt đầu nôn nóng. Nhóm NĐT cỡ bự, có tiềm lực tài chính hàng trăm tỷ đồng, vốn chọn giải pháp đứng bên lề thị trường làm quan sát viên, nay đang cân nhắc cơ hội. Các CTCK là những gương mặt tạo lập thị trường không thể bỏ qua. Tất nhiên, khi “ngoại công” xuất hiện thì cần cả “nội kích” là dòng chảy tín dụng nội địa khơi thông.

    Nhưng thị trường không thể sống chỉ bằng hy vọng. Điều kiện để chứng khoán phục hồi vững chắc là kinh tế vĩ mô phải ổn định để DN kinh doanh có lãi. Một trong các yếu tốt bắt buộc là mặt bằng lãi suất phải giảm, lạm phát được kiềm chế, thanh khoản hệ thống ngân hàng thông suốt. Có như vậy thì dòng tiền đánh cược vào các chuyển biến vĩ mô trong 3 hay 6 tháng tới giúp chứng khoán trở lại ngưỡng trên 400 điểm không rút đi và dòng tiền lớn bên lề mới chuyển dịch. Để thị trường đi tiếp, cần các tín hiệu ủng hộ tích cực từ chính sách và biến chuyển kinh tế vĩ mô.
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    DNNY vượt bão 2011
    http://cafef.vn/2012020805465449CA36/scj-hst-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-2011.chn

    SCJ, HST: Báo cáo kết quả kinh doanh 2011










    [​IMG]
    Lũy kế cả năm 2011, SCJ đạt 278,18 tỷ đồng, giảm 2,52%, LNST đạt 26,63 tỷ đồng, giảm 32,53% so với cùng kỳ năm 2010. EPS cả năm 2011 đạt 2,729 đồng.
    Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn (SCJ) thông báo kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2011.
    Doanh thu quý 4/2011 đạt 72,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,29%, LNST đạt 3,34 tỷ đồng, giảm 56,51% so với cùng kỳ năm trước.

    Lũy kế cả năm 2011, SCJ đạt 278,18 tỷ đồng doanh thu, giảm 2,52%, LNST đạt 26,63 tỷ đồng, giảm 32,53% so với cùng kỳ năm 2010. EPS cả năm 2011 đạt 2,729 đồng.
    Báo cáo KQKD​
    Chỉ tiêu​
    Q4/2011​
    Q4/2010​
    Thay đổi​
    Năm 2011​
    Năm 2010​
    Thay đổi​
    Doanh thu thuần
    72.5​
    73.45​
    -1.29%​
    278.18​
    285.37​
    -2.52%​
    LNST
    3.34​
    7.68​
    -56.51%​
    26.63​
    39.47​
    -32.53%​
    EPS đồng
    342​
    786​

    2.729​
    4.109​





    Công ty cổ phần Phát hành sách và Thiết bị trường học Hưng Yên (HST) thông báo kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2011.
    Quý 4/2011 doanh thu đạt 3,04 tỷ đồng, giảm 22,65%, LNST đạt 426 triệu đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Lũy kế cả năm 2011, HST đạt 30,01 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ, LNST đạt 700 triệu, giảm 18,60% so với cùng kỳ năm trước.
    EPS cả năm 2011 đạt 471 đồng.
    Báo cáo KQKD​
    Chỉ tiêu​
    Q4/2011​
    Q4/2010​
    Thay đổi​
    Năm 2011​
    Năm 2010​
    Thay đổi​
    Doanh thu thuần
    3.04​
    3.93​
    -22.65%​
    30.01​
    29.98​
    0.10%​
    LNST
    0.43​
    0.25​
    72.00%​
    0.7​
    0.86​
    -18.60%​
    EPS đồng



    471​
    596​





    Hồng Vân

    Theo TTVN/SCJ/HST
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đề nghị không ghép tín dụng chứng khoán vào phi sản xuất
    Thứ Hai, 13/02/2012, 08:51

    Ủy ban chứng khoán vừa góp ý Ngân hàng Nhà nước đưa ra quan điểm mới về tín dụng chứng khoán.
    Nguồn tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan chức năng đang tiếp tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét và đưa ra quan điểm mới về tín dụng chứng khoán.

    Từ phía Ủy ban chứng khoán, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán kiên định với quan điểm, không nên ghép tín dụng chứng khoán vào tín dụng phi sản xuất.

    Thị trường chứng khoán gồm 2 thị trường chính, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Nếu thị trường thứ cấp là nơi để giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán, thì trên thị trường sơ cấp, việc nhà đầu tư mua cổ phiếu là góp tiền vào doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh.

    Việc điều chỉnh lại dòng tín dụng chảy vào chứng khoán sẽ giảm bớt áp lực cho thị trường chứng khoán và phù hợp hơn với thực tế sử dụng vốn vay của nhà đầu tư. Năm 2011, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đã suy giảm nặng nề, khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn.

    Do vậy, cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản nới dần tín dụng bất động sản (không tính một số loại hình vay đầu tư bất động sản vào nhóm tín dụng phi sản xuất). Riêng với cho vay đầu tư chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thể hiện quan điểm nới hay không nới trong công văn này.
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: ptkh, hoatimbanglang

    Chị Bằng Lăng ,
    Em nè...\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/


    Chị phẻ hông , đi du lịch dữ ha ? [};-
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam mua radar tối tân của phương Tây?

    Báo Đất Việt - Quốc phòng - 6 giờ trước

    Việt Nam đang đàm phán với một số nhà cung cấp vũ khí của phương Tây để có thể tiếp cận với các công nghệ quốc phòng hiện đại, Reuters cho biết hôm 10/2.

    (ĐVO) Reuters dẫn lời các chuyên gia cao cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng Pháp cho biết, Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đang tìm cách mở rộng khả năng giám sát và tuần tra trên biển. Các hợp đồng vũ khí được dự đoán lên tới hàng trăm triệu USD.

    "Việt Nam đang bắt đầu cởi mở hơn đối với các nhà cung cấp vũ khí phương Tây từ 2 - 3 năm trước", bà Marie-Laure Bourgeois, Phó Chủ tịch tập đoàn Thales, chuyên gia phụ trách các dự án mua bán quốc phòng ở Nam và Đông Nam Á của hãng này cho biết.

    "Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều muốn có đủ các phương tiện này để biết rõ những gì đang diễn ra ở trên biển và trên không", bà Bourgeois nói thêm.

    Theo lời bà Bourgeois, Israel được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất để ký được hợp đồng cung cấp hệ thống radar tiên tiến cho Việt Nam, dù Tập đoàn Thales của Pháp cũng đang xúc tiến đàm phán với Việt Nam để có thể giành chiến thắng trong gói đấu thầu này. "Cơ hội của Thales vẫn còn ở phía trước", bà Bourgeois nói.

    "Việt Nam sẽ không chỉ mua vũ khí của Nga. Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc thảo luận với các quan chức Việt Nam về việc cung cấp hệ thống radar và vẫn còn một số cuộc thảo luận", bà Bourgeois nói với các phóng viên Reuters nhân sự kiện chuẩn bị diễn ra Triển lãm hàng không Singapore từ ngày 14-19/2 tới đây. (>> chi tiết )

    Israel và Vệt Nam đã tăng cường các cuộc đàm phán song phương vào hồi cuối năm 2011, nhưng vài tháng nữa thỏa thuận mới được ký kết, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Israel nói với Reuters. (>> chi tiết )

    Hôm 9/2 vừa qua, Israel đã công bố một hợp đồng cung cấp radar trị giá 150 triệu USD cho một quốc gia giấu tên ở châu Á.


    Việt Nam có thể mua hệ thống radar giám sát hiện đại của phương Tây. Ảnh minh họa
    Ông James Hardy, Biên tập viên của tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa ra bình luận, Việt Nam có truyền thống mua vũ khí của Liên Xô (nay là Nga), trong đó có hợp đồng gần đây là mua 6 tàu ngầm Kilo 636, nhưng Hà Nội đang nổi lên là một thị trường vũ khí cho các quốc gia phương Tây.

    "Chúng tôi thấy rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ với các nước phương Tây trong vài năm qua, Việt Nam nổi lên là một thị trường tiềm năng cho chúng tôi", ông Hardy nói.

    Reuters cũng cho biết rằng, tại triển lãm hàng không Singapore Air Show sắp tới, các nhà cung cấp vũ khí phương Tây sẽ trưng bày các hệ thống phòng thủ và hệ thống giám sát biên giới của họ để mong ký thêm được các hợp đồng với các đối tác Đông Nam Á.
  10. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này