Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

4630 người đang online, trong đó có 414 thành viên. 07:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37013 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh

    "Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". 30 Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối.

    Việt Nam

    Bắt tay vào chương trình hiện đại hóa nhanh chóng năm 2009, Việt Nam rõ ràng đã tập trung vào công nghệ với một sự việc bất ngờ ở Biển Đông trong tâm trí. Không lực Việt Nam không chỉ mua các chiến đấu cơ Su-30MKV mới mà còn đặt chúng ở Biên Hòa, gần với Quần đảo Trường Sa, thay vì gần Hà Nội. Trong khi đó, hiểu rõ vị trí đứng đầu của Trung Quốc về năng lực chiến đấu trên biển, hải quân Việt Nam chọn cách không mua thêm các tàu mặt nước mà đầu tư vào các tàu ngầm lớp Kilo và các cơ sở cảng để hỗ trợ cho chúng. Và hợp đồng mua 6 tàu ngầm đảm bảo rằng ít nhất 2 tàu ngầm có thể cùng tuần tra một lúc. Một sự tính toán hoạt động tương tự có thể đã dẫn tới các cuộc đàm phán giữa Việt Nam với Nga hồi tháng 8/2011 để mua thêm các khẩu đội tên lửa bờ biển K-300P được trang bị các tên lửa hành trình P-800 Yakhont có tầm bắn 300km. Những khẩu đội tên lửa di động này hoạt động từ bờ biển Việt Nam sẽ giúp giữ cho các tàu chiến đối phương ở xa bờ, mặc dù tầm bắn của chúng không đủ bao trùm quần đảo Trường Sa.

    Việt Nam đã có nhiều bước đi hợp lý để xây dưng lại năng lực ngăn chặn quân sự thông thường ở Biển Đông. Còn nhiều việc nữa cần được thực hiện. Việt Nam sẽ làm tốt để mua thêm các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300PMU nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc phòng của nước này ở căn cứ không quân Biên Hòa và căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh. Ở một mức độ cơ bản hơn, nước này có thể cải thiện sự ẩn giấu và sự tồn tại của các cơ sở này. Điều đó có thể bao gồm các nhà chứa máy bay được gia cố chắc chắn và kho nhiên liệu, các thiết bị sửa chữa đường băng, và chuẩn bị cho các cơ sở hỗ trợ luân phiên, trong đó có các tàu tiếp liệu cho các tàu ngầm.

    Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Việt Nam sẽ là cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các lực lượng. Đối với phần đa số, điều đó đồng nghĩa với các mức độ bảo trì và huấn luyện cao hơn, nhằm đảm bảo rằng thêm nhiều nền tảng chiến đấu nữa luôn sẵn sàng hoạt động và có năng lực triển khai nhanh.

    Tuy nhiên, do kinh nghiệm duy nhất có được từ trước về tàu ngầm là các tàu ngầm nhỏ lớp Yugo mà Việt Nam mua từ Triều Tiên năm 1997, hải quân Việt Nam sẽ có một đường cong học tập gấp khi có trong tay các tàu ngầm lớp Kilo.

    Trung Quốc đã mua loạt tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình hồi những năm 1990, và nước này phải khắc phục một loạt các bài thực hành bảo dưỡng yếu kém dẫn tới hỏng hóc thiết bị. Bên cạnh đó, các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam sẽ phải dốc sức huấn luyện về chiến tranh tàu ngầm nhiều như huấn luyện về chiến tranh trên biển để khai thác các điểm yếu của Trung Quốc. Để làm như vậy, họ có thể hợp tác với hải quân nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, nước đặc biệt thành thạo về chiến tranh chống tàu ngầm.

    Đối với không quân Việt Nam, họ sẽ cần tăng cường số giờ bay cho các phi công Su-27SK và Su-30MKV cũng như phối hợp các bài huấn luyện chiến đấu thực tế hơn nữa. Họ cũng cần bổ sung các năng lực radar vượt quá đường chân trời và HF-DF trên đất liền, hoặc cân nhắc mua thêm các tài sản giám sát, chẳng hạn như máy bay tuần tra biển có hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, để đảm bảo rằng các chỉ huy hải quân và không quân của nước này có thể cực đại hóa việc sử dụng các lực lượng nhỏ hơn của họ.

    Tuy nhiên, có thể thách thức lớn nhất của Hà Nội là thanh toán chi phí hoàn tất và duy trì các hợp đồng mua vũ khí hạng nặng mới.

    Chi phí hoạt động hàng năm của một tàu ngầm điện-diesel có thể ngốn trung bình hàng chục triệu đôla. Các khoản này cộng với phí tổn hàng năm chắc chắn sẽ kéo căng ngân sách quốc phòng của Việt Nam.

    Philippines

    Với phần lớn Quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Philippines chỉ vài trăm kilomet, nước này có vị thế tốt để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines gần như không có khả năng làm điều đó. Sau nhiều thập niên chiến đấu chống quân phiến loạn trên toàn quốc đảo, quân đội nước này đã hoàn toàn hướng vào an ninh nội địa. Phụ thuộc nặng nề vào hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ để bảo vệ bên ngoài, Philippines đã để cho không quân và hải quân nước này sa sút. Cũng giống như Hà Nội, Manila đã thừa nhận cần phải hiện đại hóa các lực lượng thường của mình, nhưng cho đến gần đây vẫn chưa dành hết các nguồn lực để thực hiện cải tổ.


    Ảnh minh họa: diplomat
    Vào cuối năm 2005, Philippines đã ngừng hoạt động các chiến đấu cơ F-5A cuối cùng của nước này, khiến cho đất nước không còn chiến đấu cơ phản lực nào nữa. 10 năm trước đó, các máy bay này đóng một vai trò trong việc khẳng định chủ quyền của Philippines ở Quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc bất ngờ chiếm bãi đá ngầm Mischief. Lúc đó, không quân Philippines triển khai các chiến đấu cơ tới Puerto Princesa trên Đảo Palawan, nơi họ có thể yểm hộ hải quân Philippines khi họ dỡ các cột mốc Trung Quốc khỏi 4 mỏm đá và bãi cát ngầm khác.
    Hải quân Philippines cũng trong tình cảnh tương tự. Khi họ vận hành hàng chục tàu tuần tra ven biển hỗ trợ các lực lượng chống phiến quân của quân đội, nòng cốt của hạm đội ngoài khơi của nước này là 3 tàu hộ tống lớp Jacinto mua của Anh sau khi Anh giải tán đội tàu chiến Hongkong.

    Mãi cho tới gần đây, chiến hạm quan trọng khác duy nhất của Hải quân là Rajah Humabon, một tàu khu trục hộ tống có từ thời Thế chiến II. Được trang bị các súng 76mm và không hề có tên lửa hành trình chống hạm hoặc hệ thống phòng thủ chống tên lửa, các tàu này hạn chế về giá trị trong chiến đấu hải quân hiện đại.

    Mặc dù vậy, vào cuối năm 2010, rất ít người tin quân đội Philippines có thể đạt được thành tích đáng kể trước khi bắt đầu Chương trình Nâng cấp Năng lực 2012-2018. Nhưng sự quyết đoán mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm thay đổi điều đó. Năm 2011, Manila đã mua 2 tàu hạng Hamilton của Mỹ đã nghỉ phục vụ. Mặc dù các tàu này có chi phí bảo trì cao và được trang bị vũ khí không hơn các tàu hộ tống lớp Jacinto, chúng từng được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm Harpoon RGM-84 và thiết bị phát hiện tàu ngầm, và hải quân Philippines sau này có thể trang bị thêm khi có tiền.

    Hơn nữa, các tàu này có thể cung cấp cho Hải quân Philippines các hệ thống radar tìm kiếm trên không chuyên dụng đầu tiên của họ cùng các nền tảng trực thăng trên tàu đầu tiên, vốn sẽ cung cấp 2 trực thăng hạng nhẹ giúp mở rộng các năng lực giám sát của các tàu. Tuy vậy, các tàu này không có hệ thống phòng không cơ bản và do đó sẽ đòi hỏi lực lượng yểm hộ phải hoạt động hiệu quả trong chiến tranh hiện đại.

    Bất chấp các hợp đồng gần đây, chương trình hiện đại hóa quân sự của Manila vẫn ở giai đoạn sơ khởi. Vào đầu năm 2011, hải quân Philippines mua các thiết kế cho một lớp các tàu tuần tra xa bờ biển từ Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ, loại cung cấp sự hỗ trợ về bảo trì và máy móc cho Hải quân Mỹ. Trong khi đó, không quân Philippines vừa mới bắt đầu phác ra các kế hoạch mua một phi đội máy bay đa năng mới chế tạo. Đến nay, các chiến đấu cơ F/A-18 và MiG-29 đã được đề cử là các ứng viên thích hợp, nhưng một lựa chọn nhiều khả năng hơn sẽ là F-16C/D rẻ hơn nếu như ngân sách lại bị thu hẹp.

    Quan trọng không kém, không quân Philippines không nên bỏ qua việc mua các máy bay tuần tra biển có sức chịu đựng lâu để có thể giám sát liên tục gần Quần đảo Trường Sa, do thời gian bay từ các căn cứ không quân chính ở Luzon rất dài.

    Chắc chắn nếu Manila theo đuổi đến cùng cam kết mới của nước này nhằm thu về các mặt hàng quân sự trong 5 năm tới, không quân và hải quân Philippines có thể phục hồi sức mạnh. Nhưng những đơn hàng như vậy cần được xem xét thận trọng, không chỉ qua lăng kính của các hoạt động không quân và hải quân, mà còn với sự am tường về mức phí tổn để duy trì các lực lượng thông thường trong thời gian dài. Một lựa chọn mà Manila có thể theo đuổi sẽ là tối đa hóa lợi thế về vị thế địa lý của mình đối với Quân đảo Trường Sa, và đương đầu với thách thức kiểm soát biển ở Biển Đông bằng một lối tiếp cận bất đối xứng. Thay vì đối đầu với các lực lượng Trung Quốc với các lực lượng tương đương, họ có thể làm điều đó bằng một chiến lược được xây dựng xung quanh các hàng rào phòng thủ ven biển vốn có chi phí mua và bảo trì ít tốn kém hơn.

    Đảo Palawan chỉ cách 450km từ các phần xa nhất của quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền. Các tên lửa di động từ mặt đất, chẳng hạn như RGM-84L Harpoon của Mỹ, BrahMos PJ-10 của Ấn Độ, hoặc các tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont của Nga có tầm bắn khoảng 300km, có thể khống chế hầu hết các vùng biển tranh chấp. Hai hoặc ba khẩu đội tên lửa như vậy được đặt trên các xe bánh xích và nằm rải rác dọc hệ thống đường bộ dài có thể phóng ra hỏa lực tập trung mà Philippines thiếu hụt, trong khi làm giảm khả năng Trung Quốc có thể đánh chặn họ bằng một cuộc không kích hoặc một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Các lực lượng này sẽ không phải đối mặt với các lợi thế của Trung Quốc về công nghệ vũ khí phòng không hoặc chống hạm. Tất nhiên, những hàng rào phòng thủ ven biển như vậy đòi hỏi các máy bay tuần tra biển phải cung cấp những phát hiện vượt quá đường chân trời cùng các dữ liệu theo dõi mục tiêu và sự phối hợp cần thiết để phóng một loạt tên lửa đồng thời. Nhưng do tầm phát hiện hơn 600km của hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AN/APS-145, một chiếc E-2C vận hành nó có thể tuần tra tốt trong không phận Philippines và có các hệ thống tên lửa đất đối không bảo vệ nó từ mặt đất.

    Philippines sau đó có thể gia cố cấu trúc phòng thủ ven biển nòng cốt đó bằng một số lượng nhỏ các chiến đấu cơ giành ưu thế trên không và các tàu có sức chịu đựng cao. Một khái niệm chiến lược như vậy sẽ làm giảm bớt sự cần thiết phải đặt mua, bảo dưỡng và đào tạo một lực lượng không quân và hải quân có chi phí cao hơn và lớn hơn mà sẽ được cần đến để phóng ra một lượng hỏa lực tương đương để chọc thủng các hàng rào phòng thủ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

    Các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Đông Nam Á

    Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa, trong khi Indonesia có một tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc xa hơn về phía nam. Nhưng rơi vào bất ổn nội địa trong hơn một thập niên, Indonesia không hiện đại hóa quân đội một cách thích hợp kể từ những năm 1990. Tuy danh sách vũ khí của không quân nước này bao gồm 10 chiến đấu cơ F-16A/B, 5 chiếc Su-27SK, và 5 chiếc Su-30MK fighters, hầu hết đều đáng ngờ về khả năng phục vụ. Trong khi đó, hải quân Indonesia chủ yếu được trang bị các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã lỗi thời với các radar tìm kiếm có tầm phát hiện hạn chế đến mức chúng chỉ vượt quá tầm bắn của các tên lửa hành trình chống hạm. Chỉ sau khi hải quân Indonesia tiếp nhận chiếc cuối cùng trong 4 tàu khu trục lớp Sigma mới năm 2009 thì họ mới cải thiện một cách khiêm tốn năng lực chiến đấu hải quân. Trong khi đó, khả năng phóng sức mạnh ra Biển Đông của Brunei là rất nhỏ.

    Trong số các bên khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Malaysia có lực lượng hải quân và không quân hiện đại nhất. Tuy nhiên, thách thức hoạt động lớn nhất của nước này nằm ở số lượng hạn chế các nền tảng chiến đấu. Do đó, nước này cần cực đại hóa tất cả các nền tảng, có nghĩa là phải trang bị thêm cho các tàu ngầm lớp Scorpene bằng động cơ đẩy độc lập khí để mở rộng khả năng tuần tra dưới nước của chúng. Và cũng giống Việt Nam, nước này cần tập trung vào cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của hải quân và không quân.

    May cho Malaysia, nước này có các căn cứ hải quân và không quân gần Kota Kinabalu và Labuan mà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh chóng các lực lượng vào Biển Đông. Thêm vào đó, các tàu hậu cần lớp Sri Indera Sakti được thiết kế để hỗ trợ các tàu chiến hải quân triển khai trước tới các cảng dân sự dọc bờ biển Borneo. Nhưng việc hoàn thành căn cứ hải quân mới ở Vịnh Sepanggar, cách Kota Kinabalu 12km về phía bắc, liên tục bị trì hoãn sau 12 năm xây dựng. Tuy vậy, hải quân và không quân Malaysia đã tăng cường các cuộc tập trận trong khu vực, và sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lớn dựa trên một sự kiện bất ngờ ở Biển Đông năm 2012. Những nỗ lực như vậy nhằm nâng cao tính sẵn sàng phải tiếp tục với cường độ ngày càng lớn nếu các lợi thế của Trung Quốc được bồi đắp.

    Kết luận

    Với cách hành xử quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á phải nhận ra họ đang đối mặt với một thách thức lớn. Các năng lực quân sự của họ không thể được tái thiết ngày một ngày hai và các tình trạng khẩn cấp về kinh tế hoặc chính trị có thể làm trật bánh các kế hoạch hiện đại hóa đã được sắp đặt rất tốt của họ. Do các nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đã gặt hái được lợi ích của 15 năm đầu tư thích hợp, hải quân và không quân nước này sẽ có một lợi thế quyết định đối với các nước khác ở Đông Nam Á, cho đến khi các chương trình hiện đại hóa của họ có thể đạt được tiến bộ xa hơn.

    Một khi tàu sân bay mới của Trung Quốc và dàn chiến đấu cơ của nó đi vào hoạt động đầy đủ, hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua được những bất lợi về công nghệ và địa lý trước đó của họ ở Biển Đông. Để đối phó, các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm cách khắc phục khó khăn tài chính của việc hiện đại hóa quân đội, tận dụng lợi thế về vị thế nằm gần khu vực tranh chấp, và cực đại hóa tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các hàng rào phòng thủ.

    Tuy nhiên, cho đến khi các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện được sức mạnh quân sự của mình thì chỉ ảnh hưởng từ một cường quốc bên ngoài mới có thể khôi phục sự cân bằng. Vì thế, một khi các thành viên chủ chốt của ASEAN thay đổi đánh giá của họ về các ý định của Trung Quốc, thì không ngạc nhiên mấy khi họ chấp nhận sự dính dáng nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp khu vực. Đối với Mỹ, nước này phải thận trọng khi mang mãi phần lớn gánh nặng cân bằng. Nước này cũng phải tránh bị kéo vào một cuộc tranh đua với Trung Quốc để giành các đồng minh ở Đông Nam Á thông qua viện trợ kinh tế và quân sự - một chính sách phát sinh ra tham nhũng và nhờ vả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy hoàn cảnh này mang lại cho Mỹ một cơ hội để củng cố các mối quan hệ trong khu vực, nước này sẽ phải thận trọng để không sa vào những sắp xếp kém linh hoạt mà vô tình kéo căng quá mức các lực lượng của nước này, đặc biệt là vào lúc bắt đầu của một thời kỳ mà chi tiêu quốc phòng của Mỹ có thể sụt giảm. Điều quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm cho các nước Đông Nam Á là giúp họ tự bảo vệ mình thông qua các hợp đồng vũ khí tăng dần và tư vấn quân sự.

    Cách đây 15 năm, tôi dám chắc trong tạp chí Orbis rằng: "Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối. Nhiều yếu tố góp phần tạo nên thực trạng này, trong đó có các thời kỳ khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị, và sự lạc quan rằng các ý định về lãnh thổ của Trung Quốc có thể được kiềm chế bằng cách xã hội hóa các quy chuẩn đa phương của ASEAN. Mãi gần đây các nước ASEAN mới hoàn toàn thức tỉnh trước sự thay đổi cán cân quân sự và trước sự thâm sâu trong quyết tâm của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việc họ kiểm soát phản ứng đối với những thách thức này giờ đây sẽ tác động một cách nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của họ trong những năm sắp tới.


    Thanh Hảo dịch theo viet-studies


    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/t...huc-tinh-truoc-don-tham-sau-cua-bac-kinh.html
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ba hoa thơm ngát tuyệt vời ...
    Điểm tô ba chỗ trên người Bằng Lăng !

    [};-[};-
    [};-

    Hoặc :

    Ba hoa thơm ngát tuyệt vời ...
    Che ba chỗ đẹp trên người Bằng Lăng !

    =))=))=))=))=))=))


  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hổng cười với bác Tú Gân
    Bác cười người khác, còn mình thì sao?

    [-X[-X[-X[-X[-X
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Obama tiếp Tập Cận Bình: Thân thiện mà cứng rắn

    Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bị thúc ép về vấn đề nhân quyền và thương mại khi người Mỹ có cái nhìn đầu tiên về nhân vật sẽ kế nhiệm nhà lãnh đạo Hồ Cẩm Đào.

    Tại cuộc gặp với ông Tập ngày 14/2, ông Obama đã cảnh báo rằng, Bắc Kinh phải chơi đúng luật như các cường quốc khác trong nền kinh tế thế giới. Tổng thống Mỹ còn thúc ép phó Chủ tịch Trung Quốc về hồ sơ nhân quyền. Về phần mình, ông Tập cho rằng, nước ông có những tiến bộ tuyệt vời trong lĩnh vực này. Ông nhấn mạnh: “Dĩ nhiên, luôn có chỗ cho cải cách”.

    Các quan chức Mỹ coi chuyến thăm của ông Tập tuần này là cơ hội để xác định vị thế người được cho là sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng bí thư cuối năm nay và Chủ tịch Trung Quốc vào năm tới. Cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung - Mỹ tại Nhà Trắng diễn ra vào đúng thời điểm căng thẳng hai bên về thâm hụt thương mại nghiêng về Trung Quốc, tranh cãi tỉ giá đồng nhân dân tệ cũng như sự mở rộng hiện diện quân sự của cả hai nước tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi hai nhà khổng lồ này cạnh tranh ảnh hưởng.

    Trong phát biểu công khai tại cuộc gặp với ông Tập, Tổng thống Obama nói, Mỹ tin là một Trung Quốc hùng mạnh có thể góp phần cho sự ổn định và thịnh vượng khu vực. Nhưng ông cũng không quên lên tiếng cảnh báo về thương mại.

    "Chúng tôi phải cố gắng nhấn mạnh rằng, vì sự phát triển khác thường của Trung Quốc trong hai thập niên qua, việc mở rộng sức mạnh và thịnh vượng cũng sẽ đi kèm với các trách nhiệm gia tăng. Vì thế chúng tôi muốn làm việc với Trung Quốc để đảm bảo tất cả mọi người đều làm việc đúng luật và cùng những nguyên tắc khi họ tới với hệ thống kinh tế thế giới - điều đó bao gồm cả dòng chảy thương mại cân bằng không chỉ giữa Mỹ - Trung Quốc mà còn những nơi khác trên thế giới”, ông Obama tuyên bố.

    Washington coi ông Tập Cận Bình là nhân vật bí ẩn. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke gần đây quan sát rằng, các quan chức Mỹ “thực sự không biết nhiều về ông”. Daniel Russel, phụ trách nghiên cứu chính sách Trung Quốc tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nói, chuyến thăm cơ bản là để “chúng ta biết nhiều hơn về ông ấy” và cũng là để Tập Cận Bình “mở rộng sự hiểu biết về Mỹ”.

    Những thông tin ít ỏi để Mỹ có thể kết luận về ông Tập là người tự tin và cởi mở hơn trong giao thiệp với Phương Tây so với người mà ông sẽ kế nhiệm - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

    Nhiều chuyện quan ngại

    Phó Tổng thống Mỹ Biden cho hay, ông Obama đã đề cập với ông Tập “nhiều vấn đề quan ngại” từ tỉ giá đồng nhân dân tệ tới việc Bắc Kinh phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria. Nhưng tâm điểm vẫn là chuyện thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - một phần bởi nó là vấn đề chính trị nội bộ ngày càng lớn ở Mỹ. Các ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hoà đang cáo buộc Obama không đủ cứng rắn đối phó với vấn đề tỉ giá của Trung Quốc cũng như nhiều thực tiễn thương mại bất công bằng khác.

    Bản thân ông Biden, trong bữa trưa với ông Tập cũng thẳng thắn nói về các khác biệt trong vấn đề thương mại. "Ngay cả khi hợp tác giữa chúng ta gia tăng, thì Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục cạnh tranh. Là người Mỹ, chúng tôi hoan nghênh cạnh tranh. Và hợp tác, như tôi đã nói, chỉ có thể cùng có lợi nếu cuộc chơi công bằng”, ông nói.

    Ông Tập trả lời rằng: "Chúng ta nên giải quyết những lo lắng kinh tế và thương mại của mỗi bên thông qua hội đàm và đàm phán, chứ không phải bảo hộ”. Ông thừa nhận những quan ngại của Mỹ trước khi ông đặt chân đến Washington. Trong phần trả lời câu hỏi phỏng vấn của Washington Post, ông viết: "Những va chạm và bất đồng là khó tránh khỏi trong tương tác kinh tế và thương mại giữa chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta cần giải quyết các khác biệt ấy thông qua sự phối hợp trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta không được để các va chạm và bất đồng làm xói mòn những lợi ích lớn hơn trong hợp tác kinh doanh của chúng ta”.

    Trung Quốc cũng có những phàn nàn riêng của mình, không chỉ là việc Mỹ chuyển đổi tài nguyên quân sự hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm kế hoạch mở căn cứ quân sự mới tại Australia. Ông Tập sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và các quan chức quốc phòng cấp cao khác tại Lầu Năm Góc - nơi có nhiều quan tâm tới việc Trung Quốc nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng quân sự ở châu Á.

    Trong hôm nay, ông Tập sẽ tới Muscatine, Iowa, để gặp gỡ với một nhóm người Mỹ mà ông từng biết trong chuyến thăm năm 1985.

    Ông Tập nói với Washington Post rằng, chuyến thăm có ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm của ông về Mỹ. “Tôi ấn tượng sâu sắc về công nghệ hiện đại của Mỹ, về sự hiếu khách và cần cù của người Mỹ. Chuyến thăm này cho tôi sự hiểu biết tốt hơn về quan hệ Trung - Mỹ”.


    Thái An (theo Guardian)

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/60314/obama-tiep-tap-can-binh--than-thien-ma-cung-ran.html
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tôi vẫn cười tôi mãi đấy thôi !
    Bảy năm tôi tắm một lần rồi !
    Thơ tôi tự chấm là thơ cóc !
    Nhà thơ chém gió nhất trên đời !

    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/

    Cần lôi dẫn chứng ra không ? :-??
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    Nếu thơ bác là thơ con cóc
    Thì thơ đây là của ông trời...
    Bằng Lăng phải gọi Cậu thôi...
    Ôi ........



    :)):)):))
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đông Khê , TP Hải Phòng: Lại “nóng” chuyện cưỡng chế, đền bù (15/02/2012)

    Sau khi nhận được đơn thư kêu cứu của người dân phường Đông Khê quận Ngô Quyền, Hải Phòng, chúng tôi về đến nơi mới thấy "đội hình” kêu cứu toàn là đàn bà, nông dân nghèo khó. Mang tiếng là người dân của tổ 3, tổ 4 phường Đông Khê quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng nhưng cái "chất” thành phố chỉ là cái mác trong khi người dân ở đây vẫn coi nghề nông làm trọng.
    Trước đây, Đông Khê là tên một làng quê thuộc huyện An Hải, bao đời nay, bà con ở đây vẫn có ruộng cấy, vẫn trồng rau, nuôi lợn, vẫn coi nghề nông là nghiệp chính của bản thân và gia đình. Cuộc sống đang yên bình thì năm 2005, thành phố Hải Phòng tiến hành thu hồi đất ruộng của bà con để xây dựng tuyến đường Lạch Tray – Hồ Đông rộng 100 m. Lần thứ hai lại tiếp tục thu hồi để triển khai dự án "Ngô Quyền”( xây nhà bán theo cơ chế kinh doanh của công ty TNHH 1 thành viên Ngô Quyền).

    Bà con nông dân rất lo lắng vì mảnh đất nông nghiệp, tư liệu sản xuất bị thu hồi, không biết làm gì để sống. Nhưng với bản chất vốn dĩ hiền lành, đặc biệt luôn ủng hộ quá trình phát trển kinh tế xã hội của địa phương, những người nông dân tổ 3, 4 ở Đông Khê sẵn sàng bàn giao lại đất cho chính quyền. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như vậy. Sở dĩ bao năm qua, người dân nơi đây phải "vác” đơn đi kiện, vì họ cho rằng, những người có trách nhiệm trong việc thu hồi, đền bù đất đã làm việc tắc trách, không họp dân, không giải thích cho dân hiểu, thậm chí không kiểm đếm đến nơi đến chốn mà cứ thế gọi bà con ra lĩnh tiền đền bù với cái giá rất rẻ mạt.

    Bà Tạ Thị Phương cho biết, đất của bà con là đất loại I nhưng chính quyền chỉ đền bù theo giá đất loại III. Năm 2006 UBND quận Ngô Quyền đưa giấy thông báo cho bà con đi lấy tiền đền bù với giá 30 triệu đồng/1 sào (tương đương 360m2). Bà con nhất định không nhận tiền đền bù. Sau nhiều lần điều chỉnh thì mức đền bù mới nhỉnh lên 400 nghìn đồng/m2, trong khi đó giá thị trường hiện nay tại khu vực này thấp nhất là 20 triệu đồng/1m2, cao nhất là 80 triệu đồng/1m2. Nhưng ngày 14-8-2011, chính quyền vẫn tiến hành tổ chức cưỡng chế thu hồi đất. " Chúng tôi chỉ biết đứng nhìn và khóc trong tuyệt vọng” - bà Phương chua xót nói.

    Từ đó, đơn thư kêu cứu, khiếu nại gửi đi khắp nơi từ cấp phường rồi lên thành phố, lên cả trung ương nhưng bà con Đông Khê không nhận được phản hồi. Suốt mấy năm nay, người dân ở đây vừa phải bươn trải kiếm miếng ăn vừa phải lo chuyệnkhiếu nại. Chị Trần Thị Hà nói trong nước mắt: "Trước đây gia đình tôi sống bằng nghề trồng rau trên 1 sào ruộng nên cũng đủ sống. Từ ngày bị cưỡng chế thu hồi đất, vợ chồng tôi chẳng biết làm gì ra tiền cả, thôi thì gặp gì làm ấy. Chồng tôi đi xách vữa, công việc hôm có hôm không, còn tôi đi rửa bát thuê, được chăng hay chớ. Để có tiền trang trải cuộc sống và đóng học phí cho 3 đứa con, gia đình tôi đã phải vay mấy chục triệu. Cái xe máy duy nhất cũng vừa phải đi "cầm” lấy tiền đóng tiền học phí cho con...”.

    Không chỉ gia đình chị Hà mà rất nhiều gia đình ở tổ số 3, số 4 phường Đông Khê hiện rất khó khăn mà chưa có hướng giải quyết. "Mấy đời chỉ biết trồng rau, cấy lúa bây giờ không có đất thì chúng tôi làm gì? Nếu như chính quyền không cho chúng tôi một hướng thoát thì chúng tôi không biết làm gì để sống tiếp?” - ông Trần Xuân Huy than thở.

    Thiết nghĩ, chính quyền quận Ngô Quyền cần sớm giải quyết dứt điểm những kiến nghị của bà con nhân dân ở phường Đông Khê, cho bà con kê khai chính xác lại tài sản trên đất, áp dụng đúng quy định của luật đất đai để đền bù thỏa đáng cho người dân. Những gia đình nào bị mất đất mà không thể tìm được việc làm, chính quyền cũng phải có trách nhiệm chứ không thể làm ngơ theo kiểu "sống chết mặc bay” như vậy.

    Lê Tự

    http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat...-Lai-nong-chuyen-cuong-che-den-bu/7883823.epi
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Anh sẽ cố gắng ra thăm Tím iu !>:D<[};-
    [​IMG][​IMG]
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

Chia sẻ trang này