Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

8300 người đang online, trong đó có 1114 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36556 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Chúng tôi là đồng đội của Lê đình Chinh
    Nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình ,
    Tạm biệt xa bao người thân vì hạnh phúc ấm no toàn dân vì một lý tưởng trong sáng vô ngần ,vì hòa bình ta không lơi tay súng dưới lá cờ Đảng sáng ngời đứng lên gìn giữ đất trời Việt Nam.Nơi biên giới xa xôi.Nơi hải đảo ngàn trùng khơi.Dù cho dẫu có lắm gian nan tuổi trẻ ta nuôi trí anh hùng,tuổi trẻ vinh quang tuổi trẻ là trí kiên cường ,tuổi trẻ trong đấu tranh lòng tự hào tiếp bước cha anh.
    Chúng tôi là đồng đội của Lê đình Chinh,nguyện sống kiên cường sao cho trọn vẹn nghĩa tình.Tuổi thanh xuân anh đẹp sao vì tổ quốc hiến dâng dòng máu vì một lý tưởng trong sáng vô ngần,vì hòa bình ta không lơi tay súng từ trong lửa đạn bão bùng đứng lên thành những anh hùng Việt Nam.Ơi Tổ Quốc thân yêu.Ơi Mẹ hiền Việt Nam.Gìn giữ mỗi tấc đất quê hương đời còn vang tiếng hát tự hào.Tuổi trẻ Lê đình Chinh là tuổi trẻ vì nước quên mình,tuổi trẻ trong đấu tranh lòng tự hào đất nước quang vinh


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Lời ca và clip có sự khác biệt do sưu tầm từ 2 trang mạng khác nhau . Có lẽ sau một thời gian phổ biến ban đầu , tác giả đã sửa lại lời cho hay hơn chăng ? Để ghi lại cho đúng lời ca trong clip , cần có nhiều thời gian ...
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Lê Đình Chinh trong ký ức người mẹ



    [​IMG]

    Ước nguyện của bà Khương Thị Chu là được đưa hài cốt Lê Đình Chinh về an táng tại quê hương - Ảnh: Ngọc Minh 15 tuổi, Lê Đình Chinh xung phong nhập ngũ và anh đã hy sinh anh dũng ở biên giới phía Bắc khi mới tròn 18 tuổi. Tên anh đã trở thành biểu tượng anh hùng cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
    Ngày 16.2.2011, tôi đến thăm bà Khương Thị Chu, mẹ của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh. Năm nay đã 78 tuổi nhưng bà Chu vẫn còn rất minh mẫn và những kỷ niệm về người con anh dũng vẫn vẹn nguyên trong ký ức người mẹ.
    Bà Chu quê ở Thạch Thất, Hà Tây cũ; người chồng quê gốc ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Bà sinh anh Chinh năm 1960, khi vợ chồng đang làm việc tại Nông trường Ba Vì. Mấy năm sau ông bà chuyển vào công tác ở Nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).


    Hiện liệt sĩ Lê Đình Chinh đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Tâm sự với phóng viên Thanh Niên, bà Khương Thị Chu cho biết tâm nguyện cuối đời là được đưa hài cốt của Lê Đình Chinh về an táng tại quê hương Thanh Hóa, để bà được thường xuyên chăm sóc phần mộ, thắp hương cho người con anh dũng.

    Ngày ấy, cuộc sống ở nông trường khó khăn vất vả lắm, Lê Đình Chinh là con cả trong nhà, nên ngoài việc đi học, Chinh còn phải giúp bố mẹ chăm sóc các em. Trước Tết Nguyên đán 1975, khi mới tròn 15 tuổi và đang là một học sinh giỏi toàn diện của Trường cấp 2 xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Lê Đình Chinh đã xin phép bố mẹ, xung phong đi bộ đội. Thương con còn nhỏ, nhưng trước nguyện vọng được phụng sự cho Tổ quốc của Chinh, bà Chu đã chấp nhận để con vào bộ đội. “Ngày ấy cả nước thế cả, thanh niên trai tráng đều muốn tòng quân vào Nam chiến đấu. Tuy 15 tuổi, nhưng thằng Chinh cao to, khỏe mạnh lắm. Đúng ngày 16.2.1975, Chinh lên đường nhập ngũ, vợ chồng tôi thì bận đi họp ở nông trường bộ, các em lại quá nhỏ, nên chả có ai tiễn chân nó. Chắc nó tủi thân lắm. Lúc nó huấn luyện ở Triệu Sơn, ông nhà tôi có xuống đơn vị thăm nó một lần, về nhà bảo thằng Chinh bây giờ ăn cơm nhà nước, trông người lớn lắm. Tôi cũng mừng…”, bà Chu kể.
    [​IMG]
    Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh
    Sau thời gian huấn luyện, Lê Đình Chinh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh ******* vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng). Đơn vị của Lê Đình Chinh được điều động vào chiến trường Tây Nam chiến đấu chống quân Pol Pot xâm phạm biên giới. Tại đây, anh cùng với đồng đội đã tham gia nhiều trận chiến đánh, lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong một trận đánh, anh đã bị thương và được đưa ra Bắc điều trị. Lành vết thương, Lê Đình Chinh xin trở lại đơn vị cũ tiếp tục tham gia chiến đấu. Năm 1978, đơn vị của Lê Đình Chinh đã được bí mật điều động lên Lạng Sơn, bảo vệ biên giới phía Bắc.
    “Ngày ấy, tình hình ở biên giới phía Bắc phức tạp lắm, ngày nào tôi cũng nghe Đài tiếng nói Việt Nam. Lúc 6 giờ chiều ngày 25.8.1978, tôi mở đài, thì biết tin thằng Chinh hy sinh ở Lạng Sơn khi bảo vệ đồng bào. Anh em công nhân trong nông trường động viên, bảo rằng, chắc không phải thằng Chinh nhà bà đâu, thiếu gì người trùng họ trùng tên. Nhưng bằng linh cảm, tôi biết mình đã vĩnh viễn mất con. Ông nhà tôi đánh điện ra đơn vị nó, nhắn rằng “Bố ốm nặng, con về ngay”, nhưng nó về làm sao được. Ngày 30.8, đơn vị của nó về gia đình gửi giấy báo tử và làm lễ truy điệu cho nó. Tôi tưởng mình không sống nổi. Nó còn trẻ quá anh ạ…”, bà Chu ngậm ngùi kể về những thời khắc đau đớn nhất của đời mình.
    Ngày 25.8.1978 định mệnh đó, Lê Đình Chinh đang cùng đồng đội đi thăm hỏi đồng bào tại khu vực biên giới thì bắt gặp một toán “côn đồ” từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết cán bộ và nhân dân địa phương. Trước hành động bạo ngược đó, anh cùng đồng đội đã anh dũng chống trả, bảo vệ đồng bào mình. Mặc dù đã chiến đấu ngoan cường, đánh gục hàng chục kẻ địch, nhưng do lực lượng mỏng, trong khi kẻ địch lại quá đông, nên Lê Đình Chinh đã bị kẻ thù sát hại. Máu của Lê Đình Chinh cùng với đồng đội đã thấm đẫm trên từng tấc đất của ông cha nơi địa đầu Tổ quốc. Anh là người lính đầu tiên hy sinh ở biên giới phía Bắc trong cuộc chiến chống quân xâm lược giai đoạn đó.
    Ngày 30.8.1978, ************* đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sĩ Lê Đình Chinh. Không chỉ Thanh Hóa, nhiều địa phương đã lấy tên Lê Đình Chinh để đặt tên đường, trường học, nông trường. Sự hy sinh anh dũng của Lê Đình Chinh đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
    Ngọc Minh




  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    LÊ ĐÌNH CHINH LÀ CHIẾN SĨ ĐẦU TIÊN HY SINH Ở TUYẾN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC, KỂ TỪ KHI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC GÂY RA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT, TRANH CHẤP BIÊN GIỚI TỪ 1974




    [​IMG]Mai Thanh Hải - Dù muốn quên lãng hay tìm cách giấu kín thế nào, thì sự thật vẫn cứ là sự thật: Câu chuyện về người Anh hùng - Liệt sĩ Lê Đình Chinh (Xem ở đây) đã không chỉ in hằn trong tâm tưởng bao nhiêu người, mà còn được ghi lại trong sách truyện, văn thơ.

    Những trang sách, vần thơ về người lính Biên phòng ngã xuống khi tròn 18 tuổi, trong khi tay không đánh trả lính, ******* Trung Quốc, bảo vệ biên giới phía Bắc, dẫu ra đời cách đây hơn 30 năm, nhưng đến nay vẫn còn mang đầy tính thời sự.


    Đó là cuốn sách "Lê Đình Chinh - Con người và cuộc sống chiến đấu" (Biên tập: Đặng Chí Thành. Do Nhà Xuất bản Thanh Niên, ấn hành tháng 12/1978).


    Cuốn sách ghi rõ: Lê Đình Chinh là chiến sĩ ******* nhân dân vũ trang, đã hy sinh anh dũng ngày 25/8/1978, trong khi chiến đấu để bảo vệ Biên giới phía Bắc của Tổ Quốc.

    [​IMG]

    Ngày 22/8/1978 (tức trước lúc hy sinh 3 ngày), anh đã viết một lá thư cho người anh họ, trong đó có đoạn:

    " Hữu Nghị Quan, ngày 22/8/1978.


    Anh Thi kính mến!


    ...Em xác định rằng trong cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc sẽ có mất mát, cái đó khó mà tránh khỏi. Nhưng em đã sẵn sàng. Em sẽ là người cầm súng để bảo vệ đất nước khi cần thiết. Chúng ta tin tưởng chính nghĩa sẽ thắng..."(trang 63).


    Trang 80 của cuốn sách cũng ghi lại lời kể của đồng đội về thời khắc Thượng sĩ Lê Đình Chinh chiến đấu và hy sinh trong khi bảo vệ đồng đội, giữ gìn biên cương Tổ quốc:


    "... Trước mặt Lê Đình Chinh và đồng đội anh lúc đó, là hàng trăm tên côn đồ và *******, Bộ đội Trung Quốc mặt thường phục đang ném đá, dùng dao, gậy nhảy xổ vào đâm chém cán bộ và nhân dân ta đang thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe bà con người Hoa.


    Trước hành động điên cuồng của bọn côn đồ, lòng căm giận như dầu sôi lửa cháy, Lê Đình Chinh chạy vụt lên quả đồi, dang tay cản hành vi đẫm máu của địch.

    [​IMG]

    Vừa lúc ấy, Lê Xuân Tước cũng lao lên, cứu một chị cán bộ bị bọn côn đồ đánh vỡ đầu, đưa về tuyến sau. Bọn địch ném đá, ném con quăng vót nhọn vun vút về phía Tước, Tước đón bắt và ném lại, giáng cho chúng những đòn đích đáng.

    Nhưng chúng đông hơn. Tước bị vây ép vào một góc lều. Chúng dùng dao quắm, dao găm, gậy gộc ném tua tủa vào Tước. Lê Đình Chinh đang cứu những cán bộ bị chúng hành hung, cũng phải luôn tay bắt đỡ, vừa đánh vừa tránh những đường dao, gậy gộc của chúng lao tới.


    Khi nghe tiếng Tước kêu chi viện, Lê Đình Chinh vừa lừa miếng đánh địch, vừa vọt lên đồi cứu bạn.


    Chinh đánh tạt phía sườn bọn côn đồ khiến chúng bị dạt ra. Tước được giải vây.


    Lúc này một bọn côn đồ khác gần đó đã ném dao, đá tới tấp vào Chinh. Chinh bị một hòn đá to trúng vào đầu, vết thương rất nặng. Mặc dù vậy, anh vẫn tiếp tục xông lên đánh địch nhưng anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù.


    Lê Đình Chinh nằm xuống ngay trên mảnh đất vùng địa đầu của biên giới Tổ quốc thân yêu mà đơn vị anh có trách nhiệm ngày đêm giữ vững.


    Lê Đình Chinh là người chiến sĩ đầu tiên của các Lực lượng Vũ trang chúng ta hy sinh ở tuyến Biên giới phía Bắc, kể từ khi nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra các cuộc xung đột, tranh chấp biên giới từ năm 1974.

    [​IMG]

    ... Tước cùng đồng đội ôm lấy Chinh, đưa về tuyến sau. Máu từ cổ thi hài Lê Dình Chinh thấm đỏ và nóng hổi trên tay đồng đội, trong trái tim rực lửa căm thù của tất cả Đảng viên, Đoàn viên, cán bộ và chiến sĩ Đoàn Thanh Xuyên chúng tôi.

    Ngay hôm sau, đơn vị chúng tôi đã tổ chức Lễ Truy điệu và phát động đợt Học tập noi theo tấm gương dũng cảm của Liệt sĩ Lê Đình Chinh với tất cả lòng thương nhớ, với lời thề: "Chiến đấu bất khuất kiên cường như Anh, vì sự nghiệp Bảo vệ Chủ quyền và An ninh lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN yêu quý...".


    Phần cuối cuốn sách có in bài thơ của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, viết về Lê Đình Chinh:


    Xin trân trọng giới thiệu bài thơ này.

    -------------------------------------------------------

    TÔI ĐÃ GẶP ANH

    Hình như tôi đã gặp anh
    buổi sớm đồng quê bình minh trong mát
    Nông trường Sông Âm say mê khúc hát
    tuổi lên đường màu áo lá tươi nguyên
    người lính trẻ nói tình yêu Tổ quốc
    bằng sự ra đi tự nguyện của mình
    [​IMG]
    Hình như tôi đã gặp anh
    bình minh rừng - mắt lá nhìn cảnh giác
    vai áo xước qua đêm truy kích giặc
    đường tuần tra biên giới phía Tây nam
    người lính trẻ nói tình yêu Tổ quốc:
    Trước mũi súng của mình
    cúi mặt một tù binh !

    Hình như tôi đã gặp anh

    đêm đơn vị hành quân lên phương Bắc
    chuyện anh để ngắn dần con đường dốc
    nghe dập dồn vó ngựa thuở Quang Trung
    người lính trẻ nói tình yêu Tổ quốc
    bằng tình yêu từng trang sử anh hùng

    Lê Đình Chinh

    khi tôi biết tên anh, tôi tìm đến
    chỉ gặp đồng đội của anh bồng súng chào nén lặng
    trước nấm mộ biên thùy cỏ đắp còn tươi
    tuổi hai mươi! Anh đem tuổi hai mươi
    chặn lũ giặc điên cuồng qua biên giới
    anh ngã xuống - hạt gieo vào đất ấy
    hóa cây rừng xanh mãi tuổi hai mươi...

    Tôi đi dọc rừng cây

    đi dọc đất đai mình
    đâu cũng gặp những người đi giữ nước
    những người nói tình yêu Tổ quốc
    như là đang trò chuyện cùng tôi!.
    NGUYỄN TRỌNG TẠO


    Lãng quên sự hi sinh của những anh hùng liệt sĩ đã hiến thân vì tổ quốc dân tộc là tội lỗi !
    Biết rằng nhắc đến Lê Đình Chinh và đồng đội của anh trong những ngày này là có thể bị khóa nick vĩnh viễn , nhưng biết làm sao được , khi trái tim tôi đang tưởng nhớ đến anh , người đồng chí , đồng đội và cũng là đồng niên nữa !

    Tôi không nói chính trị , tôi nói chuyện lịch sử ! Mod thấy không hài lòng thì cứ khóa thôi !
    Có điều là lịch sử sẽ lên án những người cố tình quên đi những trang sử đau thương và cũng thật hào hùng của dân tộc !


    :-w:-w:-w:-w:-w
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120215/new-zealand-dinh-chi-ban-trang-trai-cho-trung-quoc.aspx

    New Zealand đình chỉ bán trang trại cho Trung Quốc


    16/02/2012 3:21
    Ngày 15.2, Tòa án tối cao New Zealand đình chỉ việc bán trang trại bò sữa cho phía Trung Quốc. AP dẫn lời thẩm phán Forrest Miller phán quyết rằng chính phủ đã cường điệu hóa những lợi ích kinh tế từ các nhà đầu tư Trung Quốc khi phê duyệt bán 16 trang trại hồi tháng trước.
    Ông yêu cầu chính phủ đánh giá lại thương vụ này với những tiêu chí chặt chẽ hơn. Trước đó, nhà tài phiệt địa ốc Giang Triệu Bách của Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chi 140 triệu USD để mua và nâng cấp các trang trại nói trên. Tuy nhiên, một liên danh gồm nông dân và doanh nhân địa phương đã nộp đơn lên tòa để ngăn chặn việc mua bán. Theo AP, đang có nhiều ý kiến phản đối việc các công ty Trung Quốc ồ ạt thu mua trang trại và đất trồng trọt ở New Zealand.
    Trùng Quang




    Một kiểu xâm lược không đổ máu ! Xâm lược bằng tiền !
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trung Quốc bắt thủ phạm đổ chất thải


    17/02/2012 3:23
    Theo Tân Hoa xã ngày 16.2, chính quyền tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vừa bắt giữ 10 lãnh đạo bao gồm chủ tịch HĐQT, bí thư đảng ủy, tổng giám đốc… của 2 doanh nghiệp đổ chất thải độc hại ra sông Long Giang. Cơ quan điều tra cho biết Công ty khoáng sản Kim Hà và Nhà máy chế biến nguyên liệu Hồng Tuyền Lập Đức đã liên tục thải chất cadmium cực kỳ độc hại, khiến nước sông ô nhiễm trầm trọng. Sau khi bị tố cáo, 2 doanh nghiệp này lại tìm cách che đậy, né tránh trách nhiệm.
    Cũng trong ngày 16.2, giới chức tỉnh Hồ Nam đang nỗ lực cứu hộ và điều tra vụ tai nạn mỏ than ở Lỗi Dương khiến ít nhất 15 người chết và 3 người bị thương. Cảnh sát cho biết một chiếc xe chở công nhân đang đi xuống mỏ trên đoạn đường dốc 28 độ thì trật đường ray khiến nhiều người văng khỏi xe và thiệt mạng tại chỗ.
    Ngọc Bi
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/24/24/176375/Default.aspx

    Thu mua hải sản ngay trên biển

    QĐND - Thứ Năm, 16/02/2012, 12:27 (GMT+7)
    QĐND Online - Sáng 16-2-2012, tại cảng Hòn Rớ, TP Nha Trang (Khánh Hòa) mô hình tổ chức tàu mẹ - tàu con đã được triển khai.
    [​IMG]
    Các đội tàu tại Cảng Hòn Rớ

    Đây là mô hình lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa với sự tham gia của 6 ngư đội: Trường Sa Lớn, Đá Tây, Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Lát, Sinh Tồn và Hải Vương 68. Theo đó, các tàu con sau khi đánh bắt hải sản, sẽ thỏa thuận giá cả và bán ngay trên biển cho tàu mẹ. Việc thu mua này sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
    Thượng tá Lê Hồng Chiến, Phó tham mưu trưởng tác chiến vùng 4 Hải Quân cho biết: ngoài mô hình “Tàu mẹ - Tàu con” không chỉ phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh chính trị tại địa phương, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Hiên, tỉnh Khánh Hòa có gần 1.000 tàu lớn nhỏ có công suất trên 90cv.
    Tin, ảnh: Công Minh
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    32 NĂM RỒI

    LẠI NHỚ LÊ ĐÌNH CHINH



    Anh ngã xuống đã phần ba thế kỷ
    Nơi địa đầu của Tổ quốc Việt Nam
    Thời ấy tôi nghe mà rùng rợn:
    Chúng giết Anh bằng dao quắm băm vằm !

    Thời ấy, trang sử vàng dân tộc
    Ghi tên Anh trong danh sách anh hùng
    Báo chí ngợi ca Anh như Trần Quốc Tuấn
    Tôi, họ Lê cũng nở ruột nở lòng

    Thời gian trôi đi, Anh chìm vào dĩ vãng
    Hai mươi năm chẳng ai nhắc tên Anh
    Chỉ cây cỏ núi rừng miền biên giới
    Xác anh bón vào, hơi có chút màu xanh (!)

    Tôi từng tự hào nở khúc ruột bao nhiêu
    Thì bây giờ bấy nhiêu đoạn lòng thắt lại
    Thế mới biết, sau chiến tranh tồn tại
    Là những gì gì, chứ không có các anh !


    17-02-2011




    Lê Khả Sỹ



    Sưu tầm
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lướt qua tất cả các báo Việt Nam , tịnh không một dòng tin nào về ngày 17-2-1979 , không một nén nhang tưởng nhớ các anh hùng vị quốc vong thân !

    Họ quên chăng ?
    Cá nhân các nhà báo thì chắc chắn là không !
    Không một người Việt Nam nào quên được ngày này !

    Vậy thì ...
    Câu trả lời bỏ ngỏ !


    :-w:-w:-w:-w:-w
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]


    Sách của nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội - Việt Nam .


  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]


    [​IMG]


Chia sẻ trang này