Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

6701 người đang online, trong đó có 613 thành viên. 21:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36703 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trần Đức Thảo là ai ?

    http://dantri.com.vn/c25/s25-216442/gs-tran-duc-thao-mot-tai-nang-triet-hoc-noi-tieng-the-gioi.htm

    GS Trần Đức Thảo - Một tài năng triết học nổi tiếng thế giới


    (Dân trí) - Việc xuất hiện một tài năng triết học hiện đại ở một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, khoa học chưa phát triển như nước ta là một hiện tượng hiếm lạ.
    Một hiện tượng hiếm lạ

    Giáo sư Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917 tại xã Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Phụ thân ông là một viên chức nhỏ. Thời trẻ, Trần Đức Thảo theo học Trường Albert Sarraut, đỗ "tú tài Tây" về triết loại loại xuất sắc, vào học Trường đại học Luật tại Hà Nội một thời gian, rồi sang Pháp ôn luyện để thi vào École normale supérieure d'Ulm (Đại học Sư phạm phố Ulm). Đây là một trong mấy grandes écoles (trường lớn) của nước Pháp, nơi từng đào tạo nên nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học lừng danh.

    Trường tuyển sinh rất khó, học bổng rất cao. Nhiều chính khách lỗi lạc, nhiều nhà bác học đoạt Giải thưởng Nobel vẫn lấy làm hãnh diện nếu thời trẻ mình từng là normalien - "học trò sư phạm". Một vài trí thức nước ta đầu thế kỷ 20 ưa dùng từ Hán-Việt thường gọi trường này là "tối cao học phủ" của nước "Pháp Lan Tây" (phiên âm đầy đủ từ France)! Trước kia, chỉ một số rất ít người Việt Nam ta như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo, Trần Thanh Vân(1)... trúng tuyển vào bậc đại học, cao học hay bậc nghiên cứu sinh của trường này. Gần đây, một số nhà toán học trẻ Việt Nam xuất sắc như Ngô Bảo Châu(2), Phan Dương Hiệu(3)... cũng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đây.


    Mấy tháng cuối năm 2007 vừa qua, nhân kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của nhà triết học Trần Đức Thảo, trong giới trí thức nước ta, đã diễn ra một số hoạt động nhằm tưởng nhớ và tôn vinh tài năng cũng như nhân cách của ông, đồng thời, khẳng định một lần nữa những đóng góp quý báu mà ông đã mang lại cho triết học thế giới. Triết học - nhất là triết học hiện đại - là một lĩnh vực khoa học hết sức trừu tượng, đòi hỏi phải có năng lực tư duy khái quát rất cao.
    Năm 1939, Trần Đức Thảo đỗ rất cao vào Đại học Sư phạm phố Ulm. Năm 1942, ông tốt nghiệp cao học (diplôme d'études approfondies - DEA) với bản luận văn Phương pháp hiện tượng học của Husserl. Năm sau, ông đỗ thạc sĩ triết học hạng nhất, ở tuổi 26. Cần lưu ý điều này: Kỳ thi để nhận học vị agrégé, mà hồi đầu thế kỷ 20 các cụ nhà ta vẫn dịch là thạc sĩ, là một kỳ thi tuyển rất khó, số người đỗ rất ít, không giống với việc thi cao học (master) mà giờ đây ta cũng dịch là thạc sĩ. Tuy vẫn là tấm bằng mà tiếng Việt gọi là thạc sĩ, nhưng tính chất khác nhau nhiều lắm!

    Lúc bấy giờ, một số tờ báo ở Pháp và ở Đông Dương đã coi việc một người Việt Nam đỗ đầu kỳ thi thạc sĩ tại Đại học Sư phạm phố Ulm là một hiện tượng hiếm lạ, biểu hiện của một tài năng xuất chúng. Ngay sau đó, vị thạc sĩ trẻ đăng ký viết luận án tiến sĩ triết học về đề tài hiện tượng học của Husserl.

    Lúc bấy giờ, Pháp và nhiều nước châu Âu đang nằm dưới ách thống trị phát-xít Hitler. Giới triết học phương Tây hy vọng có thể khôi phục tinh thần của văn minh nhân loại qua việc nghiên cứu Hegel và Husserl.

    Edmund Husserl là một nhà triết học Đức nổi tiếng, bị bọn Hitler cấm giảng dạy tại các trường đại học ở Tây Âu. Người hướng dẫn Trần Đức Thảo viết luận án tiến sĩ là Giáo sư Jean Cavaillès rời bỏ Paris ra "bưng biền" tham gia kháng chiến chống phát-xít. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc "nhận đường" của nhà triết học Việt Nam trẻ tuổi.

    Nguyện vọng trở về tham gia cách mạng


    [​IMG]
    Giáo sư Trần Đức Thảo thời trẻ
    Năm 1944, Paris giải phóng. Thạc sĩ Trần Đức Thảo được cử làm báo cáo viên chính trị tại Đại hội kiều dân Đông Dương họp trong toà thị chính Avignon, nơi mà ông thị trưởng là một đảng viên cộng sản. Trước Đại hội, Trần Đức Thảo trình bày bản dự thảo cương lĩnh đòi thiết lập nền dân chủ ở Đông Dương.

    Cách mạng Tháng Tám thành công ở Việt Nam càng khích lệ ông hăng say hoạt động xã hội. Ông viết tài liệu tuyên truyền, tổ chức các cuộc họp báo để ủng hộ ********* và Chính phủ Hồ Chí Minh. Trong một buổi họp báo, một nhà báo Pháp hỏi: "Người Việt Nam sẽ đón tiếp ra sao khi quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ?". Thạc sĩ Trần Đức Thảo trả lời ngắn gọn mà đanh thép: "Nổ súng!"

    Tháng 10/1945, ông và 50 kiều bào ta bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam về cái "tội" gọi là "vi phạm an ninh nhà nước". Báo L'Humanité (Nhân đạo) và báo Les Temps modernes (Thời hiện đại) đăng bài phản đối hành động đàn áp đó.

    Ba tháng bị đoạ đày trong xà - lim kín mít khiến cho ông thấm thía nhiều điều. Ra tù, ông liên tiếp viết bài cho nhiều tờ báo Pháp, bác bỏ những luận điệu vu khống Mặt trận ********* và Đảng Cộng sản Đông Dương.

    Năm 1946, trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp, ông bày tỏ với Chủ tịch nguyện vọng sẽ trở về nước tham gia cách mạng ngay sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ.
    Tháng 8/1951, cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng dày 368 trang, luận án tiến sĩ của Trần Đức Thảo, được Nhà xuất bản Minh Tâm in ở Paris.

    Tác phẩm triết học kinh điển

    Mấy tháng sau, thực hiện lời hứa của mình trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông rời nước Pháp trở về Tổ quốc qua đường London - Prague - Moskva - Bắc Kinh - Tân Trào. Ông trở thành một vị giáo sư đại học giữa rừng già chiến khu và, năm 1953, làm việc tại Văn phòng Tổng Bí thư, dịch tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh ra tiếng Pháp.

    Ông còn được cử làm Uỷ viên Ban Văn - Sử - Địa (tiền thân của Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Phó Giám đốc Trường đại học Sư phạm văn khoa, rồi chủ nhiệm Khoa Sử Trường đại học Tổng hợp (tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội).

    Trong những năm 1958-1965, mặc dù phải chịu đựng nhiều nỗi đau buồn, ông vẫn tập trung nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Marx, Engels và Lenin, rồi trở thành chuyên viên cao cấp của Nhà xuất bản Sự thật - Chính trị quốc gia.

    Có thể nói, công trình triết học đầu tiên của Trần Đức Thảo gây tiếng vang lớn trong giới học thuật phương Tây là cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật bịên chứng. Theo Bernard và Dorothée Rousset viết trong cuốn Dictionnaire des phylosophes (Từ điển các nhà triết học) do Nhà xuất bản Đại học ở Paris in năm 1984, thì cuốn sách ấy của nhà triết học Việt Nam là "một tác phẩm gây sửng sốt" mà tính táo bạo trong cách nhìn và sự sáng tỏ trong cách diễn đạt đã nhanh chóng được coi là "kinh điển"... Cuốn sách "đóng vai trò quan trọng trong việc đào luyện nhiều nhà triết học trẻ"...

    Từ điển các nhà triết học là một công trình hàn lâm đồ sộ, dày 2.725 trang, giới thiệu thân thế và sự nghiệp của các nhà triết học trên thế giới từ thời cổ đại cho đến thời nay. Có những tên tuổi chỉ được dành cho 2-3 dòng ngắn ngủi. Nhưng Trần Đức Thảo được trang trọng giới thiệu tới 3 trang khổ lớn.

    Để lại dấu ấn trong cả một thế hệ trí thức Pháp

    Năm 1973, Nhà xuất bản Xã hội ở Paris in cuốn sách chuyên khảo Nghiên cứu nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức của Trần Đức Thảo, dày 344 trang. Lời giới thiệu của nhà xuất bản cho biết: Nhà triết học Việt Nam đã để lại dấu ấn "trong cả một thế hệ trí thức Pháp qua những bài giảng của ông tại Đại học Sư phạm phố Ulm cũng như qua cuốn sách in năm 1951" (tức cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng).

    Nhiều tiểu luận triết học của ông được in đều đặn trên tạp chí La Pensée (Tư duy) ở Paris.

    Năm 1978, Nhà xuất bản Goldolat ở Budapest (Hungary), dịch từ bản tiếng Pháp và in cuốn Nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức của Trần Đức Thảo, rồi đề nghị ông viết một cuốn sách khác cũng về triết học. Một nhà xuất bản ở Mỹ, ngay sau đó, dịch (cũng từ bản tiếng Pháp) và in cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo. Một số tác phẩm của ông được in lại tại Anh, Đức, hoặc được dịch sang tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha...

    Giới triết học Đức mời Giáo sư Trần Đức Thảo sang Berlin để trao đổi ý kiến về vấn đề con người.

    Cuối năm 1988, cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa "lý luận không có con người" (Le Problème de l'homme et l'antihumanisme théorique) viết bằng tiếng Việt và được chính tác giả dịch sang tiếng Pháp, đề cập nhiều vấn đề triết học hiện đại theo quan điểm mác-xít, được in tại TP Hồ Chí Minh.

    Khoả lấp nỗi buồn bằng nghiên cứu khoa học

    Đến với triết học duy vật biện chứng từ những năm trẻ trung sôi nổi nhất, và rồi, trong những năm đau buồn cay đắng về sau, ông vẫn không vì thế mà quay ra "đốt cháy" những gì mình từng "tôn thờ" thời trẻ. Nhân cách ấy, sự nghiệp ấy rất đáng để cho ta suy ngẫm.

    Còn về đời tư, thì có thể nói vắn tắt, ông là người kín đáo, trầm tư, đãng trí, sống giản dị, thanh bạch. Dù có lúc do sự hiểu lầm mà bị đối xử bất công, ông vẫn không hề tỏ ra hằn học, oán thù, luôn lấy lòng đam mê nghiên cứu để khoả lấp nỗi buồn riêng...

    Trong một đợt đi công tác ngắn hạn tại Pháp, lưu trú ở nhà khách Đại sứ quán Việt Nam, không may lâm bệnh, Giáo sư Trần Đức Thảo đã đột ngột qua đời hồi 8 giờ 10 phút ngày 24/4/1993, tại Bệnh viện Broussais, Paris, thọ 76 tuổi.

    Tháng 2/2000, ông được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình Nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức. Dù gặp nhiều trắc trở nhưng, cuối cùng, giá trị khoa học đích thực của công trình nghiên cứu mà ông là tác giả cũng được xã hội ta thừa nhận.

    Hàm Châu

    Ghi chú:

    (1) Hiện là Chủ tịch tổ chức khoa học Rencontres du Vietnam (Gặp gỡ Việt Nam), người đã cùng GS Nguyễn Văn Hiệu tổ chức sáu kỳ hội nghị quốc tế lớn về vật lý hạt và vật lý thiên văn tại Việt Nam, và cùng GS Odon Vallet (Đại học Sorbonne), trong suốt sáu năm qua, trao 10.560 suất học bổng cho các học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh xuất sắc ở nước ta.

    (2) Con trai GS Ngô Huy Cẩn, được mời làm giáo sư Đại học Paris-Nam khi mới 32 tuổi, đoạt Giải thưởng quỗc tế Clay về toán học năm 2004, hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Ptinceton (Mỹ).

    (3) Con trai GS Phan Đình Diệu, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 27 tuổi.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/245/245/245/162163/Default.aspx

    Hoàng Sa - Trường Sa



    Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa -
    Kỳ 13: Đặt dấu mốc 1909: Quá muộn!



    QĐND - Thứ Sáu, 30/09/2011, 14:6 (GMT+7)
    Tháng 8-1907, người Nhật có tham vọng chiếm đóng các đảo không người của quần đảo Đông Sa, gần Quảng Đông. Việc này đe dọa trực tiếp tới an ninh của TQ. Biến cố này đã có hậu quả lật ngược hoàn toàn thái độ của TQ đối với Hoàng Sa, quần đảo được coi là bàn đạp có thể được sử dụng để chống lại TQ.
    Cuối tháng 3.1909, chính quyền Quảng Đông đã cử 3 sĩ quan đi thăm tất cả các đảo nằm ngoài khơi tỉnh này để xem liệu “các đảo này đã từng được các chủ thể nước ngoài nào yêu sách hay chưa?”. Một báo cáo mô tả đã được nộp khi họ trở về, theo đó các đảo Hoàng Sa gồm 15 đảo nhỏ, 7 ở phía tây và 8 ở phía đông. Các đảo này rất giàu phốt phát và các sản vật biển rất phong phú. Có cả dấu vết người nước ngoài lẫn người TQ trên các đảo này [1].
    Về bản chất cuộc khảo sát này là một cuộc công cán nhận biết thực địa đầu tiên từ phía TQ. Tiếp sau các thông tin đó, cuối tháng 5.1909, Phó vương Lưỡng Quảng đã cử Đô đốc Lý Chuẩn tới Hoàng Sa. Chuyến đi này đến một đảo của quần đảo Hoàng Sa vào ngày 6.6.1909, sau đó có ghé lại một vài đảo khác và ngày 7.6 vào hồi 4 giờ chiều hai pháo thuyền nhỏ trở về tới Quảng Châu [2].
    Nhân dân Nhật báo (TQ) ngày 25.11.1975 đã bình luận về chuyến đi này như sau:
    “Tháng 4.1909, Đô đốc Lý Chuẩn cùng hai chuẩn đô đốc Jingyong và Lia Yike dẫn 170 người đi trên pháo hạm Fubo và Chenlang tới Tây Sa. Họ đã điều tra 15 đảo, đặt tên quần đảo là Loshi, cắm cờ TQ trên đảo Yong xing và nổ súng thần công vang rền, tuyên bố khẩn thiết với tất cả, trong cũng như ngoài nước, rằng các đảo trong biển Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của TQ”.
    Căn cứ theo lời trích dẫn trên, các chuyến thám hiểm mà người TQ thực hiện vào năm 1909 là một sứ mệnh phát hiện các đảo bởi vì họ thực hiện các hành vi tượng trưng nhằm tuyên bố các quyền chiếm hữu các đảo của họ. Nếu không, lý do tại sao lại tiến hành chiếm hữu cái mà ta đã từng sở hữu?
    Nước Pháp không phản đối gì về chuyến đi của Lý Chuẩn, một chuyến đi có tính chất địa phương. Đối với Pháp, việc phô diễn của Đô đốc Lý Chuẩn tại Hoàng Sa năm 1909 không có tính chất một sự chiếm hữu mà nó chỉ là “một nghi thức hải quân nhân dịp chuyến thám sát” [3]. Các tàu tuần dương của Hải quân Pháp vẫn tiếp tục được phái tới các đảo [4].
    Tình hình tiếp tục đóng băng cho tới 1921, không có một hành động gì nhằm củng cố chủ quyền cả từ phía TQ lẫn phía Pháp. Đến khi một công ty Nhật là Mitsui Bussan Kaisha có hỏi chỉ huy hải quân Pháp tại Sài Gòn xem các đảo Hoàng Sa có thuộc sở hữu của Pháp không thì một làn sóng lo lắng lan rộng trong giới báo chí và dân chúng, điều này buộc nhà cầm quyền thuộc địa ở Đông Dương phải xem xét lại vấn đề quốc tịch của các đảo. Thân Trọng Huề, Thượng thư Bộ Binh của Vương quốc An Nam bằng bức thư ngày 3.3.1925 đã khẳng định “các đảo nhỏ này luôn luôn thuộc An Nam, không có gì phải tranh cãi chuyện này”.
    Thái độ kiên quyết của Vương quốc An Nam đã chấm dứt sự lưỡng lự của Pháp. Nước Pháp đã long trọng khẳng định chủ quyền của mình ngày 8.3.1925 [5]. Các chuyến công du khoa học đã được thực hiện tới Hoàng Sa từ năm 1925 và tới Trường Sa từ năm 1927.
    Cuối năm 1931, nhà chức trách Quảng Châu có ý định gọi thầu các mỏ phân chim trên các đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp phản đối bằng Công hàm ngày 4.12.1931 gửi phái đoàn ngoại giao TQ dẫn chứng các danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng chiếm hữu của An Nam sau đó là của Pháp trên các đảo.
    Năm 1937, chính quyền thuộc địa cử J.Gauthier, kỹ sư trưởng công binh chính ra Hoàng Sa để nghiên cứu các bãi đậu trú và các cơ sở hàng không, lắp đặt đèn biển trên đảo Hoàng Sa và các điều kiện lắp đặt có thể trên quần đảo Hoàng Sa. Cùng thời gian, nhằm khẳng định lại các quyền chủ quyền tồn tại từ trước của An Nam, Hoàng đế Bảo Đại, ngày 30.3.1938 đã ra chiếu chỉ N 10 (ngày 29 tháng thứ hai năm thứ 13 triều Bảo Đại) quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên [6].
    Sáng kiến này đã được ủng hộ bởi Nghị định N156S-V ngày 15.6.1938 của Toàn quyền Đông Dương J.Brévié, thành lập một đơn vị hành chính tại Hoàng Sa. Sau đó, Chính phủ Pháp quyết định tiến hành chiếm đóng toàn bộ và thực sự các đảo. Một phân đội cảnh sát người Việt đã được gửi đến đồn trú thường xuyên ở đây. Bia chủ quyền cho quần đảo Hoàng Sa đã được dựng lên với dòng chữ: “Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa, 1816 - đảo Hoàng Sa - 1938”.
    Minh chứng cho sự đồn trú thường xuyên này có thể xem xét qua các châu bản của Bảo Đại. Tờ Châu bản đề ngày 15.12 (năm Bảo Đại thứ 13) có nội dung: Vào ngày 2.2.1939, Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời trong ngày hôm ấy [7].
    Trước đó, ông Louis Fontan giữ chức chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh đóng tại đảo Hoàng Sa.
    Sự hiện diện của phân đội do Pháp cử ra các đảo, nhất là đảo Hữu Nhật, đảo Phú Lâm và đảo Hoàng Sa, được củng cố thêm bởi các chuyến thăm thường xuyên của các chiến hạm Pháp đã kéo dài cho đến khi họ bị gạt bỏ do sự chiếm đóng quân sự của Nhật Bản trên các đảo, ngày 9.3.1945 [8].
    Bằng việc chiếm đóng này, nước Pháp đã tăng thêm giá trị các quyền của An Nam dựa trên các danh nghĩa lịch sử. “Chiếm đóng Paracel, nước Pháp đã giới hạn trong việc khẳng định các danh nghĩa lịch sử phù hợp với các yêu cầu của luật quốc tế hiện đại” [9].
    TS Nguyễn Hồng Thao – Nguồn báo Thanh niên
    [1] Yang t ch’eng pao ngày 22 tháng 4 năm 1909.
    [2] P. A. Lapique, sách đã dẫn, tr. 610.
    [3] Công hàm Bộ Ngoại giao Pháp gửi Đại sứ TQ tại Paris ngày 23.11. 1936.
    [4] P.A.Lapique, Sđd.
    [5] J. P. Ferrer, Sđd, tr. 182.
    [6] Nam Triều quốc ngữ Công báo, số tháng 8.1938.
    [7] Thêm một Châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, nguồn: Vietnamnet, 11:12' 25.12.2009 (GMT+7)
    [8] Điện văn ngày 3.6.1946 của Đô đốc D’Argenlieu.
    [9] Công hàm của phòng pháp lý Bộ Ngoại giao Pháp ngày 6.9.1946. Lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, Sđd.


    Tháng 4 - 1909 , Trung Quốc mới tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc , trong khi nhà nước Việt Nam đã cai quản và khai thác sản vật ở đó từ thế kỷ 16 .
    Đó là dựa trên thư tịch cổ còn lưu lại , thực tế ngư dân Việt Nam đi đánh cá và khai thác sản vật thì trước đó rất lâu nhưng chưa được sử sách ghi nhận !
    Thời đó có phải ngư dân nào đi biển về cũng kể cho các quan nghe chuyện nghề của mình đâu !
    Nghề làm báo cũng chưa có thì làm gì có phóng viên để viết phóng sự như bây giờ !
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Hoàng Sa - Trường Sa
    Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa -

    Kỳ 16: “Đường lưỡi bò” phi lý


    QĐND - Thứ Sáu, 30/09/2011, 14:6 (GMT+7)
    Ngày 15.6.1996, Trung Quốc (TQ) phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và ban hành Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa).
    Theo tuyên bố, đường cơ sở tiếp giáp với quần đảo Hoàng Sa gồm 28 điểm nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, đá, bãi nửa nổi nửa chìm thuộc quần đảo.
    Với tuyên bố đường cơ sở này, Bắc Kinh đã đơn phương mở rộng lãnh hải TQ gấp 7 lần từ 370.000 km2 lên 3 triệu km2, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực.
    [​IMG]
    Bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của TQ hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - Ảnh tư liệu
    Quy định đường cơ sở của TQ ở quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản: đó là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN và cũng là sự vi phạm các quy định của luật biển quốc tế về vạch đường cơ sở. Nếu đặt vấn đề chủ quyền lãnh thổ sang một bên để chỉ xét về mặt kỹ thuật, thì việc vạch đường cơ sở của TQ tại Hoàng Sa không tôn trọng tinh thần và nội dung của Công ước của LHQ năm 1982 về Luật Biển.
    Hệ thống đường cơ sở thẳng ở đây nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngoài cùng của quần đảo. Ở đây rõ ràng TQ đã áp dụng phương pháp vạch đường cơ sở quần đảo chỉ quy định cho các quốc gia quần đảo (Điều 47 của Công ước) để vạch đường cơ sở cho các quần đảo xa bờ.
    Điều 47 quy định: quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nửa nổi nửa chìm của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ số 1/1 và 9/1. Diện tích mà hệ đường cơ sở này của TQ bao lấy là một khu vực rộng 17.000 km2, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa là 10 km2.
    Ngoài ra, hầu hết các đá, bãi san hô mà TQ sử dụng ở đây đều không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng. Các đảo này lại cách xa nhau quá 24 hải lý, không có lý do gì có thể nối các đoạn đường cơ sở như vậy. Do vậy bất kỳ một vùng biển nào mà TQ tuyên bố bao quanh vùng biển của các mỏm đá, bãi san hô này về mặt kỹ thuật đều trái với các quy định của Công ước 1982.
    Việc TQ phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, đồng thời ra tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải cho thấy mâu thuẫn ngay trong bản thân lập trường và hành động của nước này. Việc gia nhập Công ước và quy định đường cơ sở một mặt gián tiếp tự bác bỏ yêu sách vô lý của TQ đối với cái gọi là "vùng nước tiếp giáp với Tây Sa, Nam Sa lãnh thổ TQ", hoặc đối với "vùng nước lịch sử TQ" trong biển Đông, như một vài học giả TQ đề xướng, được coi như hàm ý chỉ vùng biển nằm trong phạm vi đường "lưỡi bò" (đứt khúc) 9 đoạn thường được thể hiện trên bản đồ TQ từ cuối những năm 1940 trở lại đây, mặt khác lại là một cố gắng tìm ra một cơ sở pháp lý quốc tế mới, hết sức phi lý, để hòng tìm cách duy trì một yêu sách biển trên thực tế là như cũ trong biển Đông.
    Ngày 8.7.2010, Phái đoàn thường trực của Indonesia tại LHQ đã có công hàm phản đối công hàm ngày 7.5.2009 của Phái đoàn thường trực của TQ tại LHQ về cái gọi là bản đồ yêu sách hình chữ U (hay đường đứt khúc 9 đoạn) trong biển Đông.
    Công hàm phản đối của Indonesia có một ý nghĩa lớn vì Indonesia không phải là một nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Indonesia đã theo dõi tranh luận của các bên về đường chữ U và thể hiện quan điểm của mình là TQ đã “không có sự giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý, phương pháp vẽ cũng như quy chế của con đường đứt khúc đó”.
    Việc cho phép sử dụng các đảo đá không người ở, ở xa lục địa và nằm giữa biển như điểm cơ sở để đòi hỏi các vùng biển là tổn hại các nguyên tắc cơ bản của Công ước 1982 cũng như xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế. Phái đoàn thường trực của Indonesia tại LHQ kết luận bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn trong Công hàm ngày 7.5.2009 của Phái đoàn thường trực của TQ tại LHQ hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.
    TS Nguyễn Hồng Thao – Nguồn Báo Thanh Niên
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hoàng Sa - Trường Sa



    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/245/245/245/161001/Default.aspx

    Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa -
    Kỳ 15: Quyền kế thừa bất khả xâm phạm



    QĐND - Thứ Sáu, 30/09/2011, 14:6 (GMT+7)
    Từ năm 1949, thay đổi chính trị của một số nước trong khu vực làm xuất hiện những thực thể nhà nước mới liên quan tới cuộc tranh chấp trên biển Đông. Ở đây, vấn đề quyền kế thừa có tầm quan trọng của nó.
    Ngay sau khi chấm dứt Thế chiến thứ II, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã khôi phục lại sự có mặt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - từng bị quân đội Nhật chiếm đóng trong chiến tranh thế giới. Các tàu chiến Escarmouche và Savorgnan de Blazza trong thời gian từ ngày 20.5 đến ngày 6.6.1946 đã ra thám sát lại quần đảo Hoàng Sa. Các đảo đều bị bỏ hoang. Hải quân Nhật đã rời các đảo này sau khi đã phá hủy tất cả các công trình xây dựng và các cảng tại đó [1].
    [​IMG]
    Bảo vệ chủ quyền trên đảo Trường Sa - Ảnh: Đình Phú

    Một phân đội của Pháp đã đổ bộ lên đảo Hoàng Sa để chiếm lại quần đảo [2]. Họ đã thực hiện việc chiếm đóng lại cho An Nam, đồng thời khẳng định cả hai yếu tố vật chất và tinh thần. Ngày 1.10.1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. Phía Pháp, trại đồn trú vẫn tiếp tục được duy trì trên đảo Hoàng Sa để bảo vệ trạm khí tượng “bằng mọi phương tiện” trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài [3].
    Thỏa ước 8.3.1949 đã lập ra một Quốc gia VN nằm trong Liên hiệp Pháp. Trong một cuộc họp báo sau đó, Chánh văn phòng Vua Bảo Đại đã khẳng định lại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Vương triều An Nam.
    Ngày 14.10.1950, Chính phủ Pháp đã trao lại chính thức cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý và phòng thủ quần đảo Hoàng Sa. Tổng quản Trung Bộ, ông Phan Văn Giáo đã ra Hoàng Sa chủ trì lễ chuyển giao quyền lực. Các nhóm quân Pháp ở lại quần đảo Hoàng Sa cho tới năm 1956. Trong các thỏa thuận tại Geneva năm 1954, các quần đảo này đã được chuyển giao cho chính quyền miền Nam VN kiểm soát. Sau khi quân Pháp rút đi, ngày 22.8.1956 chính quyền Sài Gòn đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát tại hai quần đảo.
    Trong thực tế, chính quyền Sài Gòn đã là người kế nhiệm hợp pháp các danh nghĩa, các quyền và các yêu sách do Pháp để lại trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với tư cách là quốc gia sở hữu danh nghĩa, họ đã tiến hành tổ chức hành chính, điều tra và khai thác kinh tế và bảo vệ hai quần đảo này. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa, trước thuộc tỉnh Thừa Thiên đã được sáp nhập vào tỉnh Quảng Nam bằng Nghị định N174-NV ngày 13.7.1961. Đối với Trường Sa, các lực lượng hải quân chính quyền Sài Gòn đã đổ bộ lên đảo chính Trường Sa ngày 22.8.1956. Họ đã cắm cờ và dựng bia chủ quyền trên đảo Trường Sa. Bằng Nghị định 143/VN ngày 20.10, chính quyền Sài Gòn ghép quần đảo này thuộc tỉnh Phước Tuy. Từ 1962 đến 1964, lực lượng Hải quân Sài Gòn đã đổ bộ lên các đảo Trường Sa, An Bang, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông và Song Tử Tây, Nam Yết… và đã dựng bia chủ quyền trên các đảo đó. Ngày 6.9.1973, bằng Nghị định N 420 - BNV/HCDP/26, chính quyền Sài Gòn đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
    Quân chính quyền Sài Gòn cũng đã đối đầu với chiến dịch quân sự từ phía Trung Quốc ngày 19.1.1974 nhằm xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
    Tại hội nghị lần thứ ba của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, khóa họp hai, tổ chức tại Caracas ngày 2.7.1974, đại biểu Sài Gòn tố cáo sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là “bộ phận hữu cơ của lãnh thổ VN” và “chủ quyền của VN trên các quần đảo này là không thể tranh cãi và không thể chuyển nhượng”.
    Tháng 3.1965 Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN tuyên bố: “Nhân dân miền Nam Việt Nam anh hùng đã quyết định… giải phóng lãnh thổ của mình và lập nên một quốc gia độc lập”. Tháng 6.1969, Chính phủ cách mạng lâm thời CH miền Nam VN chính thức ra mắt và hoạt động. Sau đại thắng mùa xuân 30.4.1975, từ tháng 5.1975, Chính phủ CH miền Nam VN đã ra các tuyên bố về vấn đề kế thừa chính quyền Sài Gòn trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới, UNESCO, UTT… Sự kế thừa này phản ánh nguyên tắc liên tục của các quốc gia khi thay thế chính phủ.
    Ngày 2.7.1976, nhân dân VN đã sử dụng quyền dân tộc tự quyết của mình lựa chọn con đường thống nhất đất nước dưới tên gọi của một nhà nước mới. Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó là Việt Nam dân chủ cộng hòa và cộng hòa miền Nam VN, thay thế danh nghĩa thường xuyên của chính quyền Sài Gòn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các quyền và nghĩa vụ trên đó sẽ tiếp tục được thực hiện bởi Cộng hòa XHCN Việt Nam mà sự liên tục là hoàn toàn hợp lý, hợp pháp và bất khả xâm phạm.
    TS Nguyễn Hồng Thao – Nguồn Báo Thanh Niên
    [1] Công văn N 5454 của Cao ủy Pháp tại Đông Dương gửi Paris, ngày 3.6.1946. Lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, AO 44 - 45, Hồ sơ 214, tr.1.
    [2] J.P. Ferrier, Sđd, tr.191.
    [3] Heinzig, Sđd, tr.35.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/32/32/174685/Default.aspx

    Kỷ niệm 62 năm quan hệ Ngoại giao Việt – Nga
    Đối tác truyền thống và tin cậy nhất của LB Nga ở Đông Nam Á



    QĐND - Thứ Ba, 31/01/2012, 18:13 (GMT+7)
    QĐND - Ngày 30-1-2012, Việt Nam và LB Nga kỷ niệm 62 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại Hà Nội An-đrây G. Cốp-tun (Adrey G. Kovtun) đã dành cho Báo Quân đội nhân dân bài trả lời phỏng vấn về quan hệ giữa hai nước. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
    - Phóng viên (PV): Xin Ngài cho biết nhận xét của Ngài về sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga trong 10 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược?
    - Đại sứ A. G. Cốp-tun: Như chúng ta đều biết, Liên Xô ở trong số những nước đầu tiên công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia non trẻ này vào ngày 30-1-1950. Chúng ta tự hào rằng, trong suốt hơn sáu thập kỷ qua, quan hệ giữa đất nước và nhân dân hai nước đã phát triển mạnh mẽ thông qua việc thường xuyên tăng cường tình hữu nghị, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Cả Nga lẫn Việt Nam đều đã trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau không phải khi nào cũng đơn giản, song dù thế nào đi nữa chúng ta đã tập trung nỗ lực không chỉ cùng nhau gìn giữ mà còn phát huy được tài sản chung quý báu đó.
    [​IMG]
    Đại sứ A. G. Cốp-tun. Ngày 1-3-2001 trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Nga V.V.Pu-tin tới Việt Nam, hai nước đã ký kết Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược trong thế kỷ XXI, văn kiện đã đưa quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước chúng ta lên một tầm cao mới về chất. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước chúng ta không ngừng phát triển, đặc biệt đạt được bước tiến lớn trong những năm gần đây. Nhiều văn kiện quan trọng đã được ký kết trong chuyến thăm Nga của ************* CHXHCN Việt Nam ***************** vào tháng 10-2008 và của Thủ tướng Chính phủ *************** vào tháng 9-2007.
    Chuyến thăm làm việc tại Mát-xcơ-va của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào tháng 12-2009 có ý nghĩa lịch sử, với việc hai bên đạt được những thỏa thuận song phương vô cùng quan trọng giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực then chốt - năng lượng, dầu khí, quốc phòng và an ninh. Chính trong chuyến thăm đó, hai bên đã thông qua quyết định bắt đầu hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam. Trong vòng một năm, hai bên đã thực hiện được một khối lượng công việc to lớn, và cho tới trước khi diễn ra chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Đ. A. Mét-vê-đép (D.A.Medvedev) vào tháng 10-2010 đã thỏa thuận được những văn kiện tạo lập nền móng vững chắc để phối hợp công tác trong những ngành mới có tính công nghệ cao. Trước hết, tôi muốn đề cập đến Hiệp định Hợp tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận. Trong chuyến công tác tới Hà Nội của ông I. I. Su-va-lốp (I.I.Shuvalov) - Phó thủ tướng thứ nhất Chính phủ Nga, Chủ tịch phân ban Nga của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học-kỹ thuật (ngày 21-11-2011), hai bên đã ký kết Hiệp định liên chính phủ về việc cung cấp tín dụng xuất khẩu nhà nước Liên bang Nga cho dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, tạo mọi điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện dự án này. Đến ngày 2-12-2011, máy móc thi công đã được đưa ra hiện trường và chuyên gia hai nước đã cùng nhau bắt tay vào công tác khảo sát.
    Rõ ràng năng lượng nguyên tử là một trong những hướng ưu tiên chính trong quan hệ hợp tác song phương nhiều năm tới. Trong đó, tôi muốn nhấn mạnh tới cách tiếp cận mang tính tổng hợp của phía Nga trong vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Công tác đào tạo cán bộ được đặc biệt chú trọng. Trung tâm đào tạo chuyên gia năng lượng nguyên tử Việt Nam tại thành phố Ốp-nin-xcơ đang tăng cường hoạt động, dần trở thành cơ sở đào tạo cán bộ cho ngành năng lượng nguyên tử đang hình thành ở Việt Nam. Hợp tác khoa học công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hòa bình đang được đẩy mạnh. Cụ thể, vào tháng 11-2011 hai bên đã ký Hiệp định xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân ở Việt Nam, dự kiến sẽ trở thành nguồn tích lũy những thành tựu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành này.
    Chúng ta cũng hoàn toàn có thể hãnh diện về những kết quả đạt được trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại. Kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa Nga và Việt Nam năm 2011 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010. Việc Nga gia nhập WTO cũng như triển vọng ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh thuế quan (Nga, Bê-la-rút và Ka-dắc-xtan) và Việt Nam chắc chắn sẽ tạo điều kiện giúp giá trị trao đổi thương mại tiếp tục gia tăng. Trong tương lai chúng tôi dự định xây dựng quan hệ đối tác tương tự với toàn bộ khối ASEAN.
    [​IMG]
    Tàu đô đốc Vinogradov cập cảnh Tiên Sa (Đà Nẵng) tháng 5-2011. Ảnh tư liệu. Sự hợp tác hai bên cùng có lợi trong ngành dầu khí tiếp tục được duy trì. Công trình chính của lĩnh vực hợp tác này là Liên doanh Vietsovpetro, đơn vị đã có 30 năm hoạt động tại thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Rất phấn khởi là vào tháng 10-2010 hai bên đã đạt được thỏa thuận duy trì hoạt động của Liên doanh này tới năm 2030. Công ty Zarubezhneft và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PetroVietnam đang khai thác thành công các mỏ dầu ở Khu tự trị Ne-nét của Liên bang Nga trong khuôn khổ Công ty Rusvietpetro được thành lập năm 2008. Chỉ trong mấy năm hoạt động, doanh nghiệp này đã khai thác được 1 triệu tấn dầu (vào tháng 8-2011). Công ty liên doanh điều hành Vietgazprom đang hoạt động ở Việt Nam với sự tham gia của Tập đoàn Gazprom. Một số công ty lớn khác của Nga cũng đã tham gia thị trường Việt Nam. Trong số những đơn vị triển khai dự án dầu khí tại Việt Nam có Công ty Lukoil (ở Vịnh Bắc Bộ) và Công ty TNK-BP (tại thềm lục địa miền Nam).
    Ở Việt Nam nhiều người biết đến thương hiệu Beeline hình sọc đen - vàng thuộc về Công ty liên doanh Gtel-Mobi với sự tham gia của Công ty Nga Vympelcom, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Đó là lĩnh vực hợp tác công nghệ cao mới và đầy triển vọng. Chúng tôi dự kiến dành cho lĩnh vực hợp tác này sự quan tâm cao độ.
    Cũng cần nhắc đến dự án lắp ráp ô tô KAMAZ ở Việt Nam, loại xe đã có uy tín sau nhiều năm hoạt động. Dự án lắp ráp máy ủi từ tổng thành của Công ty ChTZ-Uraltrak đang được triển khai mở rộng. Tập đoàn GeoProMining sản xuất dioxit titan ở miền Nam Việt Nam đã đạt được những kết quả đầu tiên rất tích cực. Công ty này cũng đang thực hiện một dự án lớn xây dựng nhà máy luyện đồng ở miền Bắc.
    Việc đánh giá hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước sẽ không đầy đủ nếu không kể đến đóng góp của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), đơn vị đang tích cực góp phần phát triển thương mại và triển khai các dự án song phương.
    Tôi sẽ không nói dài về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước chúng ta trên phương diện chính trị. Trong đại đa số các vấn đề nghị sự quốc tế và khu vực, lập trường của Nga và Việt Nam là gần gũi hoặc tương đồng. Điều đó, cùng với độ tin cậy lẫn nhau cao, đang tạo ra những tiền đề hết sức thuận lợi để tiếp tục tăng cường hợp tác trên diễn đàn quốc tế. Nhất là năm 2010, nhờ những nỗ lực chung, trong đó có đóng góp Việt Nam, Nga đã trở thành thành viên bình đẳng của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và cơ chế hợp tác Âu - Á (ASEM).
    Trong sự phát triển quan hệ hợp tác về giáo dục, văn hóa, khoa học, du lịch v.v.. cũng có những tín hiệu rất khả quan.
    Tóm lược lại những điều nêu trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong thập kỷ vừa qua quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Việt Nam đã được tăng cường và mở rộng về thực chất. Dĩ nhiên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Song, tôi tin tưởng rằng, chúng ta có đầy đủ mọi cơ sở để lạc quan hướng tới tương lai. Chắc chắn cả chúng tôi cũng như các đồng nghiệp Việt Nam sẽ không thể rỗi rãi công việc trong thời gian tới.

    - PV: Theo Ngài, để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới, hai bên cần tập trung ưu tiên vào những lĩnh vực nào?
    - Đại sứ A. G. Cốp-tun: Trước hết, tôi cho rằng hướng chủ yếu hai bên cần phối hợp là tập trung nỗ lực thực hiện một cách có hệ thống những thỏa thuận quy mô đã đạt được. Đó là năng lượng, bao gồm cả năng lượng nguyên tử, dầu khí, là hợp tác khoa học kỹ thuật cũng như các ngành công nghệ cao khác. Tôi cũng đã đề cập đến những kế hoạch quan trọng về ký kết Hiệp định thương mại tự do. Trong tất cả những lĩnh vực kể trên chúng ta đều đã có những thành quả tốt, những dự án đã đi vào hoạt động, trong đó có những dự án lớn. Nhiệm vụ của chúng ta là phấn đấu thực hiện tất cả những kế hoạch đã đề ra với hiệu quả tối đa.
    Ngoài ra, chắc chắn chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm những phương hướng mở rộng hợp tác song phương theo những hình thức và lĩnh vực mới.
    Chúng tôi sẽ cố gắng vận dụng tiềm năng của quan hệ hợp tác giữa các địa phương. Tiềm lực về công nghiệp và khoa học của các địa phương Nga, trước hết là vùng Xi-bi-ri và Viễn Đông, rất phù hợp với Việt Nam. Chúng tôi quan tâm thu hút các nhà đầu tư Việt Nam để hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ ở địa phận vùng Pri-mô-ri-e. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Nga đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Diễn đàn APEC năm 2012. Như chúng ta đều biết, hội nghị thượng đỉnh tới đây của diễn đàn APEC sẽ diễn ra ngay tại Vla-đi-vô-xtốc, thủ phủ của vùng này.
    Một hướng ưu tiên quan trọng nữa là hợp tác về giáo dục và đào tạo. Dự án Trường đại học hợp tác công nghệ Việt - Nga nếu được triển khai thành công hoàn toàn có thể trở thành ngọn cờ đầu trong lĩnh vực hợp tác này.
    Tóm lại, chúng tôi quyết tâm tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam - đối tác truyền thống và tin cậy nhất của chúng tôi ở Đông Nam Á.
    - PV: Có ý kiến cho rằng, vị thế của tiếng Nga ở Việt Nam đang bị giảm do hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-kỹ thuật... còn ở mức thấp. Ngài có đồng ý với ý kiến đó không?
    - Đại sứ A. G. Cốp-tun: Một mặt, trong điều kiện toàn cầu hóa, công nghệ thông tin - truyền thông phát triển vượt bậc, trao đổi văn hóa quốc tế ngày càng tích cực, tiếng Nga đã không còn phổ biến ở Việt Nam như trước kia. Tuy nhiên, nếu nói rằng tiếng Nga không còn cần đến nữa thì đó là quan niệm nông cạn. Thậm chí chỉ liệt kê tóm lược những dự án song phương đang được triển khai và triển vọng phát triển quan hệ hợp tác Nga - Việt Nam cũng đã chứng tỏ một cách rõ rệt sự cần thiết phải mở rộng việc nghiên cứu tiếng Nga ở Việt Nam. Cho phép tôi nhắc đến con số tăng trưởng một cách đáng kể dòng khách du lịch Nga tới Việt Nam. Tất cả những khách du lịch này đều cần những hướng dẫn viên du lịch trình độ cao và những cán bộ làm việc trong ngành du lịch nắm vững tiếng Nga. Đó mới chỉ xét trên khía cạnh kinh tế thuần túy.
    Chúng ta đã đề cập đến những triển vọng rất khả quan trong lĩnh vực giáo dục. Các bạn cũng biết, trường phái giáo dục Nga được vinh danh toàn thế giới về chất lượng và quan điểm mang tính cơ bản và tổng hợp trong đào tạo cán bộ. Hợp tác giữa các trường đại học đang triển khai rất tích cực. Hiện nay, có khoảng 5 nghìn sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học của Nga. Niên học 2011 - 2012 chúng tôi cấp 345 học bổng từ ngân sách liên bang dành cho các sinh viên Việt Nam nhập học tại các trường đại học Nga. Chúng tôi sẵn sàng tăng đáng kể số lượng học bổng này tùy theo nhu cầu thực tế từ phía Việt Nam.
    Những hoạt động văn hóa đa dạng của các đoàn nghệ thuật Nga tại Việt Nam - những buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, các buổi hòa nhạc, chiếu phim, đều đông chật khán phòng, trong đó phần lớn khán giả là thanh niên. Nói chung, rất mừng là ở Việt Nam chưa hề lụi tắt sự quan tâm đến tiếng Nga - ngôn ngữ của một nền văn học vĩ đại, nền điện ảnh tầm cỡ, ngôn ngữ giao tiếp quốc tế và là một trong những thứ tiếng được sử dụng chính thức tại LHQ.
    Việc phổ biến ngôn ngữ và văn hóa Nga - đó là một trong những yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của đất nước chúng tôi. Chúng tôi đang triển khai một loạt những chương trình chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hiện nay đang tích cực xem xét vấn đề cử giáo viên tiếng Nga sang giảng dạy tại các trường đại học lớn của Việt Nam. Dĩ nhiên, để đạt được bước tiến căn bản theo hướng này cần có sự nỗ lực triệt để từ cả hai phía. Chúng tôi rất trông cậy vào sự hợp tác và hỗ trợ trong vấn đề này từ phía các đối tác Việt Nam.
    - PV: Nhận xét của Ngài về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và LB Nga?
    - Đại sứ A. G. Cốp-tun: Lĩnh vực quốc phòng và an ninh, cùng với ngành dầu khí và năng lượng đã nói ở trên, được coi là những "trụ cột" chiến lược quan trọng của quan hệ Nga - Việt Nam.
    Những vấn đề cấp bách của quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này đã được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga vào tháng 3-2010 (chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Nga sau hơn một thập kỷ gián đoạn). Hằng năm, hai bên đều có những cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ Ủy ban liên chính phủ Nga - Việt Nam về hợp tác kỹ thuật quân sự.
    Về tổng thể, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước phát triển một cách tích cực, trong đó có việc đề xuất cung cấp cho Việt Nam những loại vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại do Nga sản xuất. Công tác đào tạo cán bộ cũng được chú trọng.
    Mới đây chúng tôi đã khôi phục hoạt động thăm cảng biển Việt Nam một cách thường xuyên của các tàu hải quân Nga. Chuyến thăm gần đây nhất diễn ra vào tháng 5 năm 2011, khi một đội tàu chiến thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm cảng Đà Nẵng, bao gồm chiến hạm chống ngầm hạng nặng mang tên "Đô đốc Vinogradov", tàu chở dầu hạng trung "Pechenga" và tàu cứu hộ SB-522. Chuyến thăm mang ý nghĩa biểu tượng khi diễn ra đúng dịp kỷ niệm 66 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
    Phía Nga tích cực tham gia hoạt động của nhiều cơ chế hợp tác khu vực khác nhau trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trong đó có những cơ chế được triển khai theo sáng kiến của Việt Nam. Như các bạn đều biết, Chỉ huy Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga N. E. Ma-ca-rốp (N.E.Makarov) đã tham dự phiên họp đầu tiên của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với các nước đối tác đối thoại diễn ra vào tháng 10-2010.
    Nói chung sự phát triển năng động và sâu rộng của mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là một bằng chứng hùng hồn nữa về mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau hết rất giữa hai nước chúng ta.
    - PV: Trân trọng cảm ơn Đại sứ!
    KIM TÔN (thực hiện)
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120205/truong-luy-bien-dong.aspx

    Trường lũy biển Đông


    05/02/2012 3:03
    Ngày Thơ Việt Nam năm nay tại Quảng Ngãi mang một cái tên khá lạ: “Trường lũy biển Đông”. Có người sẽ hỏi: “Trường Lũy ở trên núi, còn biển Đông ở… ngoài biển, cớ làm sao lại ghép vào với nhau?”.
    Xin thưa: Quảng Ngãi bây giờ có di tích Trường Lũy bắt đầu nổi tiếng, nhưng biển Đông - trong đó có vùng biển Việt Nam - đã có một phần biển thuộc Quảng Ngãi từ ngàn đời. Và cũng từ bao đời nay, những ngư dân Quảng Ngãi, đặc biệt là ngư dân đảo Lý Sơn chính là “trường lũy hòa bình” trên biển Đông. Ngư dân ra khơi là để đánh cá, nhưng khi họ đánh bắt hải sản trên những ngư trường truyền thống nằm trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam, thì chính những ngư dân đã mạnh mẽ khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Bằng những hoạt động sản xuất và khai thác hợp pháp, lương thiện và hòa bình, ngư dân Quảng Ngãi đã thể hiện sức mạnh tiềm ẩn qua bao đời của những “biệt đội Hoàng Sa” thuở trước.
    Ngày Thơ Quảng Ngãi năm nay lấy tên “Trường lũy biển Đông” là nhằm biểu dương, kết nối sức mạnh lòng yêu nước của người dân Quảng Ngãi nói chung, của ngư dân Quảng Ngãi nói riêng trong suốt hành trình bảo vệ và giữ yên từng tấc đất tấc biển, từng rạn san hô từng bãi cát vàng trên những quần đảo cùng vô vàn tài nguyên trong lòng biển của Tổ quốc.
    Thơ là của cả nhân loại, nhưng thơ Việt vẫn có nét đặc thù của nó, bởi nó không ra ngoài số phận của đất nước Việt và của dân tộc Việt. Thơ Việt yêu nước một cách tự nhiên, như “Từ thuở mang gươm đi mở cõi” nó đã là như vậy. Thơ Việt đồng hành với người Việt yêu nước, đồng hành với người lính Việt dầm sương dãi gió hy sinh vì dân vì nước. Dù thơ Việt đương đại có phát triển tới đâu, thì nó vẫn là tiếng nói của tâm hồn người Việt, nó thăng trầm cùng số phận người dân Việt, và trong những lúc tận cùng cơ cực nó vẫn cất cao lên “tiếng sắt tiếng đồng” của một tình yêu mãnh liệt và không khoan nhượng: tình yêu đất nước.
    Có gì như tương đồng, tương tác giữa số phận những ngư dân Việt lênh đênh ngoài biển cả và những nhà thơ Việt lênh đênh trong cuộc sống hằng ngày. Họ mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc, họ đối mặt với những hiểm nguy hữu hình và vô hình, nhưng họ biết xả thân vì biển và vì nước. “Trường lũy biển Đông”, vì vậy, đã giăng sừng sững trong tâm hồn mỗi người dân Việt, mỗi ngư dân Việt và mỗi nhà thơ Việt. Chúng ta tự hào vì điều đó. Từ nhiều năm nay, Ngày Thơ ở Quảng Ngãi là “ngày của lòng yêu nước”, ngày biểu dương, kết nối lòng yêu nước từ mọi con người yêu thơ, yêu đất, yêu biển và yêu nước. Và bên cạnh thơ, âm nhạc cũng luôn đồng hành với những người yêu nước, và đồng hành với thơ. Tất cả làm nên một bản giao hưởng vừa hào hùng, xúc động vừa mênh mang những bi thương, kiêu dũng.
    Đó là một ngày thơ mang tính giáo dục cao, và giáo dục bằng chính nghệ thuật của lòng yêu nước.
    Thanh Thảo
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/475854/Ra-quan-xay-dung-duòng-Hoàng-Sa-và-Truòng-Sa.html

    Ra quân xây dựng đường Hoàng Sa và Trường Sa


    TT - Ngày 2-2, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - TP.HCM tổ chức lễ ra quân thi công dự án nâng cấp mở rộng đường Hoàng Sa và Trường Sa - hai đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thuộc các quận 1, 3, Phú Nhuận và Bình Thạnh.

    [​IMG]
    Mặt đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có chiều dài 10km đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ, quận 3 đến đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM tiếp tục được cải tạo nâng cấp - Ảnh: THANH ĐẠM

    Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín nhấn mạnh việc mở rộng này có ý nghĩa đặc biệt là kết thúc toàn bộ dự án vệ sinh môi trường TP trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã đầu tư trong suốt 10 năm qua. Dự kiến hai tuyến đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ hoàn thành vào dịp Quốc khánh 2-9-2012.
    N.ẨN
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/Chung-toi-co-y-kien/475523/Truyen-lua-Truong-Sa.html

    Chúng tôi có ý kiến
    Thứ Tư, 01/02/2012, 05:51 (GMT+7)
    Cảm xúc Trường Sa
    Truyền lửa Trường Sa


    TT - Tôi cũng như phần lớn học trò chưa may mắn một lần được đặt chân đến Trường Sa, vậy mà tôi lại lấy ví dụ về Trường Sa trong bài giảng “Ý chí” của mình.
    Có người cho rằng sẽ khó hình thành niềm tin cho người học khi mà các minh họa của tôi dựa trên những tài liệu, sách vở, phim tư liệu, qua các câu chuyện chiến đấu về quần đảo thiêng liêng này.
    Vậy mà các học trò của tôi lại rất hào hứng với bài giảng này, có lẽ nhờ đó những chiến sĩ của tôi thấu hiểu và họ thật sự muốn được trải nghiệm tại Trường Sa. Họ đã tranh luận sôi nổi các câu hỏi trong bài giảng, đó là: Hãy nêu lên một số ví dụ về sự dũng cảm của các lính đảo Trường Sa trong lịch sử? Hình ảnh các lính đảo Trường Sa có phải là những biểu tượng về ý chí con người hay không? Vậy ý chí được hình thành từ đâu? Hình thành như thế nào?...
    Để các em hiểu thêm về Trường Sa và có thể nắm vững nội dung bài học, tôi nhấn mạnh: Đó là những người lính mà ý chí của họ đã được tôi luyện qua những thử thách khắc nghiệt nhất.
    Trong lịch sử, hình ảnh 64 anh hùng liệt sĩ đã dũng cảm hi sinh trong trận “Hải chiến Trường Sa” năm 1988 đến phút cuối nhưng vẫn quyết tâm bám đảo, tấm gương thiếu úy Trần Văn Phương với câu nói nổi tiếng: “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của quân chủng hải quân anh hùng” là một biểu tượng về ý chí sáng ngời của người lính.
    Tôi dừng lại vài giây rồi tiếp tục: Những người lính Trường Sa có được ý chí phi thường này bởi họ hiểu rõ về chủ quyền biển đảo, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. Lòng yêu nước và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của các anh sẽ lên cao bất kỳ lúc nào, tinh thần đó luôn được tôi luyện, rèn giũa để kết thành sức mạnh phi thường sẵn sàng đối phó với kẻ thù có âm mưu gây hấn, xâm lược. Ngày nay, không kể ngày hay đêm, các chiến sĩ Trường Sa vẫn đứng hiên ngang giữa sóng cồn bão dạt để canh giữ giữa biển khơi.
    Đến đây các học trò của tôi dường như đều cảm nhận được những nội dung mà tôi muốn truyền đạt. Những ánh mắt và niềm xúc động biểu hiện rõ trên khuôn mặt từng chiến sĩ trẻ. Kết thúc buổi học, các em bày tỏ nguyện vọng của mình là khao khát cháy bỏng được làm lính đảo Trường Sa, đó cũng là thể hiện phẩm chất của người lính thời bình cũng như thời chiến: “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Lúc này tôi lại nhớ đến câu nói của nhà giáo dục A.X. Makarenko: Muốn trở thành người dũng cảm thì hãy để anh ta trong môi trường có thể bộc lộ lòng dũng cảm.
    NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bội thu từ ngư trường Hoàng Sa


    TT - Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) những ngày này nhộn nhịp các đoàn tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng trở về từ ngư trường Hoàng Sa.
    Hàng chục tàu cá cùng hàng trăm ngư dân các tỉnh miền Trung đã đón tết trên biển và trở về với một vụ cá bội thu, được giá.

    [​IMG]
    Mua cá ngừ đại dương tại cảng cá Thọ Quang - Ảnh: Đăng Nam


    Xem video clip do phóng viên Tuổi Trẻ thực hiện Tàu cá QNg 98979 của ông Hồ Hồng (Quảng Ngãi) bội thu với 7 tấn cá (chủ yếu là cá ngừ, cá cờ, cá thu). Vừa cập bến Thọ Quang, lập tức những con cá cờ nặng khoảng 30kg đã được các thương lái xuống tận thuyền mua ngay. “Tụi tui ra khơi từ 20 âm lịch, gần nửa tháng thì vô bến, thu hoạch 7 tấn cá, bán được gần 350 triệu đồng. Mỗi bạn đi thuyền kiếm được 10 triệu đồng. Như vậy là trúng lớn rồi” - ông Hồng vui vẻ nói.
    Tương tự, tàu cá BĐ 95561 cũng thu gần 7 tấn cá. Vừa cập cảng và bán hết 6 tấn cá (chủ yếu cá ngừ sọc dưa) thu về gần 300 triệu đồng, ông Trần Bay - thuyền trưởng tàu QNg 98759 (Quảng Ngãi) - đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi để đánh bắt. “Đêm giao thừa, tôi cùng chín ngư dân đón tết ở vùng biển Hoàng Sa. Xa nhà, không bánh chưng, bánh tét nhưng ai cũng thấy vui vì được mùa cá ở trên chính vùng biển của mình” - ông Bay tâm sự.
    Theo ông Huỳnh Văn Phương - trưởng Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, những ngày qua mỗi đêm có khoảng 15 tàu cá của ngư dân miền Trung cập bến. Mỗi tàu thu về 6-8 tấn cá. Giá cả cũng khá cao, cá thu 150.000 đồng/kg, cá ngừ 55.000 đồng/kg...
    Với những đoàn tàu đánh cá của ngư dân miền Trung thì mùa tết là mùa biển động, sóng rất săn (sóng lớn) nhưng cũng là mùa làm ăn vì cá nhiều, nhất là khu vực quanh ngư trường Hoàng Sa. Ngay trong sáng 30-1, nhiều tàu cá sau khi tiếp nhiên liệu, nhu yếu phẩm đã giong cờ quay trở lại Hoàng Sa.
    ĐOÀN CƯỜNG
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/473963/Dien-mao-moi-cua-Hai-quan-Viet-Nam.html

    Thiếu tướng, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh - phó tư lệnh Hải quân:
    Diện mạo mới của Hải quân Việt Nam



    TT XUÂN - “Ngày trước cứ nói đến hải quân là nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân mặc áo lính trần mình đối mặt với biển cả bao la và bất trắc, vất vả, gian nan, vợ con ở nhà tần tảo sớm hôm...".
    >> Read this on Tuoitrenews.vn
    "Nhưng hình ảnh, diện mạo của người lính hải quân Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều như: hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đẹp hơn, lãng mạn và hấp dẫn hơn”.



    [​IMG]

    Một cuộc diễn tập của hải quân trên vùng biển quê hương có sự tham gia của tàu Lý Thái Tổ - Ảnh: Trọng Thiết


    Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, phó tư lệnh Quân chủng hải quân, đã hào hứng chia sẻ với chúng tôi như vậy. Có thể thấy năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại đối với hải quân nhân dân Việt Nam, nổi bật là đã tổ chức thành công các hoạt động cấp nhà nước về kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, đồng thời tập trung mọi nỗ lực triển khai xây dựng hải quân theo hướng hiện đại, thông qua việc tiếp nhận các trang bị vũ khí kỹ thuật mới, hiện đại và tuyển chọn đội ngũ cán bộ đi đào tạo cả trong và ngoài nước.
    Là một người am hiểu sâu về các loại tàu hải quân, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh đã trực tiếp tham gia các chương trình hiện đại hóa hải quân Việt Nam, người từng giành huy chương vàng khi tốt nghiệp Đại học Hải quân ở Liên Xô. Tuổi Trẻ Xuân đã tìm đến ông với kỳ vọng mang đến cho bạn đọc, nhất là những lớp người trẻ, về hình ảnh của lực lượng hải quân Việt Nam hiện đại hôm nay.
    Tiến thẳng lên hiện đại

    "Thật đáng mừng là bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của người lính hải quân thì thời nào cũng vậy, đến bây giờ cũng vậy"
    Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh
    * Thưa chuẩn đô đốc, không phải chỉ khi vấn đề biển, đảo nổi lên thì người dân mới nhìn về lực lượng hải quân như một lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nhưng cũng phải thấy là lâu nay những thông tin về hải quân còn ít. Người dân, nhất là những thanh niên trẻ có khả năng trở thành chiến sĩ hải quân, rất muốn được tìm hiểu và biết về sự đổi thay của hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay như thế nào? - Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 7-5-1954, trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, được sự quan tâm của Đảng, quân đội và nhân dân cả nước, Quân chủng hải quân đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, thật sự là lực lượng nòng cốt và trực tiếp trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
    Nhìn lại giai đoạn đầu mới thành lập, gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, cả về cơ sở vật chất, con người và vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhưng hiện nay diện mạo của Quân chủng hải quân đã có bước phát triển mới. Gần đây nhất, trong phương hướng chung của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ quân đội nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hải quân nhân dân Việt Nam tiến lên hiện đại. Chủ trương xây dựng lực lượng hải quân hiện đại là đòi hỏi tất yếu khách quan, là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình hiện nay nói riêng.
    * Thưa chuẩn đô đốc, ông có thể cung cấp những thông tin cụ thể hơn mà không đụng chạm đến điều người ta vẫn e ngại - “bí mật quân sự”?
    - Như đã đề cập ở trên, xây dựng Quân chủng hải quân hiện đại là yêu cầu tất yếu khách quan, là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc trong Quân chủng hải quân, làm quân chủng chuyển sang một trạng thái mới về chất. Đó là sự ổn định, vững mạnh về chính trị, tổ chức biên chế tinh gọn, nghệ thuật quân sự phù hợp với hệ thống cơ sở vật chất, huấn luyện, bảo đảm mọi mặt, vũ khí trang bị kỹ thuật được trang bị đồng bộ, hiện đại. Trong đó nguồn lực con người phải đủ về số lượng, được chuẩn hóa về chất lượng và con người là động lực, là yếu tố tác động trực tiếp đến tiến trình xây dựng Quân chủng hải quân hiện đại.
    Còn về đầu tư vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại là nhân tố hết sức quan trọng bảo đảm có đủ sức mạnh trong tác chiến và thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài yếu tố về con người và tổ chức biên chế tinh gọn đủ sức làm chủ vũ khí trang bị mới thì Quân chủng hải quân cần phải được trang bị các loại vũ khí trang bị kỹ thuật, xây dựng Quân chủng hải quân có đủ các thành phần lực lượng binh chủng hiện đại. Nhận thức rõ vấn đề trên, những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và quân đội, Quân chủng hải quân đã được trang bị nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại như: tàu ngầm lớp Kilo, tàu hộ vệ tên lửa, các tàu tên lửa, tàu pháo tuần tiễu...
    Các tổ hợp chống ngầm, rađa thông tin và hệ thống trinh sát mới, trang bị máy bay hiện đại, trang bị cho hải quân đánh bộ, đặc công nước với nhiều loại vũ khí có độ chính xác cao, gọn nhẹ, có khả năng chịu đựng tốt hơn trong môi trường hoạt động dưới nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở bảo đảm như: doanh trại, nhà máy, trạm xưởng, công trình cầu cảng quân sự; hệ thống mô phỏng huấn luyện, thao trường bãi tập, khu học tập, khu an dưỡng, nghỉ dưỡng cho cán bộ chiến sĩ trong quân chủng. Tất cả yếu tố trên là cơ sở, là điều kiện để Quân chủng hải quân tiến lên hiện đại, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

    [​IMG]
    Phó tư lệnh hải quân Việt Nam - chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh - Ảnh: N.Khánh Tình yêu nước vẫn nguyên vẹn
    * Thưa phó tư lệnh, mua sắm vũ khí hiện đại là tối cần thiết để hiện đại hóa hải quân, nhưng điều kiện quan trọng nhất vẫn là con người. Mới đây, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí, đô đốc Nguyễn Văn Hiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh hải quân - đã cho biết điểm chuẩn vào các trường đại học thuộc khối quân sự đã xuống chỉ còn 15 điểm và rất khó tuyển dụng nhân tài trẻ tuổi vào quân đội?
    - Đúng là thời hiện đại không còn có chuyện những thanh niên trí thức trẻ trung, giỏi giang và nhiệt huyết nhất nô nức ghi danh vào các trường quân sự như thời của tư lệnh chúng tôi (đô đốc Nguyễn Văn Hiến từng tốt nghiệp hai lần tại Liên Xô, giành huy chương vàng với 100% điểm tuyệt đối trong suốt cả khóa học tại Học viện Hải quân ở Liên Xô cũ). Nhưng chúng ta vẫn phải quyết tâm đào tạo những sĩ quan - trí thức trẻ cho công cuộc hiện đại hóa hải quân nước nhà.
    Chúng tôi đã có chương trình, đề án xây dựng lực lượng con người, trong đó có đào tạo. Mỗi lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước, tên lửa, không quân… đều có một đề án đào tạo. Bắt đầu từ khâu tuyển chọn. Ví dụ như tàu ngầm và không quân, phải kiểm tra sức khỏe rất gắt gao, sức khỏe về thể chất, sức khỏe về tâm lý rồi đến chọn trình độ. Tâm lý của người làm việc với tàu ngầm là quanh năm trong một không gian hẹp, xa cách hoàn toàn với môi trường tự nhiên, đừng nói đến gia đình, bè bạn. Qua sự lựa chọn khắt khe mới chọn được người đủ trình độ có sức khỏe, tâm lý vững. Không quân hải quân và các ngành khác cũng thế. Sau đó, mở các lớp đào tạo trong nước, đào tạo ngoại ngữ rồi bắt đầu đưa đi học ở nước ngoài. Đi học ở các nước khác nhau, học cả ở Nga, Ukraine, Ấn Độ, Belarus, Anh, Pháp, Úc…
    Chính vì yêu cầu cao nên lực lượng Quân chủng hải quân hiện có khó khăn về con người, nhưng hải quân sẽ vượt qua được khó khăn này. Chúng tôi đã được cho phép tuyển từ sinh viên đang học ở các trường quân đội, sắp tới sẽ tuyển cả sinh viên đang học ở các trường ngoài quân đội. Tuy nhiên tất cả đều phải là tình nguyện.



    [​IMG]

    Hải quân đánh bộ tập luyện - Ảnh: Trọng Thiết
    * Trước tình hình như vậy, hải quân có được sử dụng một cơ chế linh hoạt hơn để hấp dẫn người tài?
    - Thật đáng mừng là bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của người chiến sĩ hải quân thì thời nào cũng vậy, đến bây giờ cũng vậy. Tất cả trường hợp được điều động vào các đơn vị mới để sử dụng khí tài quân sự mới đều viết đơn tình nguyện chứ không bắt buộc. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nghị định ban hành chế độ chính sách cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở, tuổi phục vụ... Hải quân đang bắt đầu triển khai xây dựng nhà công vụ cho tất cả sĩ quan hải quân đang tại ngũ - một kiểu “thành phố quân sự” để anh em yên tâm chuyện gia đình mà lo tập trung huấn luyện chiến đấu. Chế độ lương mới cho sĩ quan và chiến sĩ tàu ngầm cũng đã có. Theo tôi, mức lương 35 triệu đồng cho một trung úy và 55 triệu đồng cho một đại tá phục vụ dưới tàu ngầm (gấp hơn hai lần so với lương chuẩn đô đốc của tôi) đủ cho một sĩ quan yên tâm lo cho một gia đình nhỏ để phục vụ quân đội và quân chủng lâu dài.
    * Hiện đại, lương cao, đãi ngộ nhiều, liệu chuẩn đô đốc có lo những sĩ quan - trí thức trẻ có giữ được tinh thần của thế hệ cha anh?
    - Đúng là hiện nay mức sống thời bình cao hơn trước rất nhiều, tư tưởng hưởng thụ là có. Nhưng truyền thống của người dân Việt Nam từ ngàn đời nay vẫn không đổi: khi cần bảo vệ Tổ quốc thì chẳng ai từ chối, chẳng ai tiếc gì. Bây giờ vẫn thế. Những người lính hải quân đều xác định ngay bây giờ có lệnh thì lên tàu ra khơi được ngay, dù hiện tại nhiều người trong số họ đã ở trong những căn phòng làm việc tiện nghi, đang cùng gia đình hưởng cuộc sống thời bình. Và những người lãnh đạo phải luôn đi đầu, phải là những người sẵn sàng lên đường trước nhất. Và thực tế đã là như thế. Trong những thời điểm khó khăn nhất, vị trí, nhiệm vụ khó khăn nhất, lúc nào cũng có mặt chỉ huy lãnh đạo cùng với bộ đội.
    Nhớ lại những năm khó khăn, khi chúng ta chỉ có những con tàu nhỏ, cũ hỏng, tôi từng là máy trưởng của một con tàu và lăn lộn nhiều năm ở đơn vị nên cũng thấu hiểu những khó khăn thử thách. Lính đảo từng tròn mắt không tin nổi một sĩ quan trẻ “bạch diện thư sinh” lại có thể lặn ngụp xuống biển sửa tàu, hàn luôn dưới nước hoặc nằm ngay dưới gầm một cỗ máy khổng lồ hàng vạn mã lực đang hoạt động để trực tiếp kiểm tra, sửa chữa. Nhưng rồi họ đã tin mình, yêu mình, trọng mình. Không phải chỉ vì mình là chỉ huy, mình hiểu biết về tàu chiến, tàu ngầm mà còn vì mình đã sống trong họ, cùng với họ trải qua mọi gian khó. Những giá trị đã được người lính và biển thử thách qua thời gian thì không gì lay chuyển được. Ngày mai ngoài biển có biến thì anh Hiến (tư lệnh) và anh Huyền (chính ủy) vẫn đi, tôi và các đồng chí khác cũng vậy.
    Tôi nghĩ rằng dù cho cuộc sống thay đổi nhiều giá trị thay đổi thì tình yêu nước và tình đồng đội vẫn còn nguyên vẹn ở nơi đây, với những người lính hải quân.
    THU HÀ thực hiện

Chia sẻ trang này