Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

4413 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 36528 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://f319.com/giaoluu/1500609

    Thành ngữ dân chơi


    [​IMG]






    (ĐTCK-online) Càng nghĩ mình càng phục bậc tiền bối nào phát minh ra từ “vại” để chỉ cái cốc đựng bia hơi. Dùng từ đắt không thể chịu nổi. Chẳng ai gọi là vại nước lọc, vại pepsi, hay gọi là vại bia khi uống ở nhà cùng vợ… Đối với đàn ông, bia là một thứ nước thánh, không khí ở bãi bia là một thiên đường thoát tục…

    • [FONT=&quot]- Buồn quá… đi làm tí bia đi…!!!

    • [FONT=&quot]- Hôm nay có hứng quá, làm vại bia đê…[/FONT]
      [FONT=&quot]- Rỗi việc quá…, đi làm vại bia cho khí thế nào…[/FONT]
      [FONT=&quot]Mọi con đường, mọi tâm trạng đều có thể dẫn anh em ta đến với thế giới của bia. Chẳng còn gì vô duyên hơn vào quán bia gọi cô ca, fanta, rồi ngồi ngậm ống mút… Và cũng chỉ ở các bãi bia, dùng từ vại mới hợp cảnh. Cái cảnh “ăn thùng, uống vại” nơi ấy sao mà hừng hực khí thế. Chỉ có vào quán bia, anh em mới có thể chém gió thành bão, chém bão thành động đất, mới thể hiện được hết những năng lực siêu phàm đã bị hết vợ con lẫn lãnh đạo cơ quan vùi dập… he he…[/FONT]
      [FONT=&quot]Đấy, đang tập trung nghiên cứu chuyên đề bia và khái niệm “vại” thì gã bạn bia cỏ kiêm dân mánh mung bất động sản, chứng khoán đã ời ời gọi: ông ra ngay bãi “Hiếu béo” Kim Liên, có chuyện này hay lắm… [/FONT]
      [FONT=&quot]Ôi dào, chắc định rủ rê nhượng cho lô đất ế đây. Ông thèm vào, mà có thèm cũng chẳng có tiền. Nhưng uống bia thì được… Lò dò ra đến nơi đã thấy dăm ông đang khoát tay vù vù.[/FONT]
      [FONT=&quot]Một gã nhìn thấy mình, rống lên: A, anh xuất hiện vào một đêm… mất điện.[/FONT]
      [FONT=&quot]Gớm, bình thường cạy mồm chẳng nói, làm dăm vại vào lại còn vần vè… Lại nhiễm thành ngữ teen trong “Sát thủ đầu mưng mủ” đây mà. Thôi thì cưa sừng làm nghé tí cũng vui. Sẵn đà, mình sáng tác thêm vài câu xả xì trét đi các ông.[/FONT]
      [FONT=&quot]Làm luôn, nhưng chủ đề nào mà anh em phải am hiểu ấy. Ví dụ, “Trăm năm bia đá thì mòn…”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Câu này cũ mèm. Chuyển sang đề tài chứng khoán đi - gã bạn bia cỏ nghe chừng vẫn bị mấy cái mũi tên xanh đỏ ám ảnh. Tôi trước nhé: “Muốn vay tiền thì hỏi chị Như, muốn đi tu (huyền) thì theo anh Dũng”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Quá hay, hai cá mập này đúng là… cao thủ đầu mưng mủ rồi. Nhưng cứ lừa đảo thế thì cuối cùng cũng “cao thủ ngồi trên nóc tủ” thôi.[/FONT]
      [FONT=&quot]Thì “Đi đêm lắm có ngày gặp thanh tra” mà lại. [/FONT]
      [FONT=&quot]Thế xin hỏi các ông, chứng khoán là gì?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Là “Mua của người chán, bán cho người thèm”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Thế còn tay chơi chứng khoán?[/FONT]
      [FONT=&quot]Dễ ợt - một ông… nguyên tỷ phú chứng khoán góp gió: “Dân chơi không sợ mưa rơi. Mưa rơi to quá dân chơi đi về”. Khi thị trường lên thì cả quyết: “Một khi đã máu, đừng hỏi bố cháu là ai”, đến khi xuống xề: “Còn ham hố thì còn đi bằng nạng gỗ”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Thế thành ngữ nào mang tính rủ rê nhất?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Càng dễ: “Bán là thua, mua là thắng”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Dân lướt sóng gọi là gì?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Tranh thủ hơn cao thủ. [/FONT]
      [FONT=&quot]Chứng sĩ thua lỗ thì hay than thở thế nào?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Kiếp sau xin chớ làm người. Làm anh cổ phiếu cho đời lao đao! [/FONT]
      [FONT=&quot]Tâm trạng sau khi đua trần?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Mưu sự tại nhân, thành sự tại sàn. [/FONT]
      [FONT=&quot]Đời chứng lúc nào thì thê thảm nhất?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Anh dìu em đi dưới bóng nợ nần.[/FONT]
      [FONT=&quot]Các chủ DN đua nhau phát hành thêm?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Mọi lý luận đều màu xám, chỉ có tiền là màu xanh.[/FONT]
      [FONT=&quot]Vợ các nhà đầu tư chứng khoán hay than điều gì?[/FONT]
      [FONT=&quot]-Từ ngày có chứng về, cả nhà toàn tiếng chửi thề. [/FONT]
      [FONT=&quot]Động tác cưa chân bàn, bình quân giá gọi là gì?[/FONT]
      [FONT=&quot]Cố gắng lấy lại những gì đã mất, nhưng lại mất nốt những gì đang có...”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Công tác quản lý thị trường thì thế nào?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản![/FONT]
      [FONT=&quot]Về các chuyên gia chứng khoán:[/FONT]
      [FONT=&quot]- Chém gió là một nghệ thuật và người chém gió là một nghệ sỹ...[/FONT]
      [FONT=&quot]Nhà đầu tư mới thì: [/FONT]
      [FONT=&quot]Bé bé bồng bông[/FONT]
      [FONT=&quot]Mua chứng hồng hồng[/FONT]
      [FONT=&quot]Bé đi lăn chốt bế em theo cùng”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Còn sau dăm năm chơi chứng: [/FONT]
      [FONT=&quot]Con ơi nhớ lấy lời cha[/FONT]
      [FONT=&quot]Mười người chơi chứng chỉ ba người lời”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Đánh giá về cổ phiếu trên sàn, người ta gọi là gì?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Xấu đều còn hơn tốt đểu. [/FONT]
      [FONT=&quot]Kinh nghiệm chơi chứng, các ông đúc kết đi?[/FONT]
      [FONT=&quot]Quá đơn giản: [/FONT]
      [FONT=&quot]Không xoắn quẩy trước cổ ngon [/FONT]
      [FONT=&quot]Không vỡ giòn khi chứng xuống[/FONT]
      [FONT=&quot]Không tan tác lúc (tài khoản) về mo[/FONT]
      [FONT=&quot]Không lung lay khi lăn chốt”.[/FONT]
      [FONT=&quot]Nhưng khi bị lừa nhiều quá thì: Biển cổ mênh mông, quay đầu là bờ.[/FONT]
      [FONT=&quot]Thế nào là một nhà đầu tư thành công?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Nhà đầu tư thành công không phải là kiếm được nhiều tiền cho vợ tiêu, mà là người kiếm được vợ ít tiêu tiền.[/FONT]
      [FONT=&quot]Thế còn chuyện sáp nhập hai TTCK?[/FONT]
      [FONT=&quot]- Trăm năm trong cõi người ta. Tách ra rồi lại nhập vào, nói chơi… [/FONT]
      [FONT=&quot]Quá hay. Bia đúng là thứ nước khai sáng các ông nhỉ? Ngồi một lúc mà anh em mình đẻ ra nhiều câu đáng đưa vào từ điển chứ chả đùa… Mà này, đang khí thế, tại sao ta không in một cuốn “Thành ngữ chứng khoán” nhỉ? Từ lúc nãy đến giờ được non nửa bộ rồi đấy. [/FONT]

      [FONT=&quot]Sáng kiến quá vĩ đại - cả bọn đồng thanh rú lên. Tiếp tục là một hiện tượng xuất bản của năm chứ chả chơi![/FONT]
      [FONT=&quot]Nhưng rồi lại có ông băn khoăn: nhưng không hiểu khi vẽ tranh minh họa cái vụ “khắc nhập, khắc xuất” ấy thì vẽ cái gì nhỉ. Chả lẽ lại là gấu - bò húc nhau??? [/FONT]
      [FONT=&quot]Thế thì bị thu hồi khẩn trương như “Sát thủ….” ấy. Chuyện này nhạy cảm lắm. [/FONT]
      [FONT=&quot]Nhạy nhạy cái gì. Một con người biết tự cười mình là một con người đang trưởng thành, một thị trường biết tự cười mình cũng là một thị trường đang trưởng thành! Cứ suốt ngày ỉu xìu như chứng khoán gặp lạm phát cao thì… chán như con gián![/FONT]

    Phí Trọng Hiếu, tronghieu@vir.com.vn
    Thơ ... chưa chuẩn !

    Trăm năm trong cõi người ta
    Nhập vào rồi lại tách ra mấy hồi
    Nhập vào thì sướng tê người ...
    Tách ra ta lại ngậm ngùi thở than ...

    Là nói chuyện sát nhập TTCK , không nói chuyện khác ! Các bác đừng có mà ... ăn dưa bở !

    :p:p:p:p:p
    [/FONT]
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin này thì có nóng không ?

    http://cafef.vn/20120217060759422CA31/ttck-viet-nam-co-the-tang-120-trong-2-nam-toi.chn
    "TTCK Việt Nam có thể tăng 120% trong 2 năm tới"




    [​IMG]
    David Roes, CEO của Asean Investment Management

    Đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng, bất động sản, ngân hàng, môi giới có thể kỳ vọng mức “siêu lợi nhuận” tới 400 – 800% trong vòng 36 tháng tới. CEO của Asean Investment Management nói.
    Trả lời phỏng vấn của hãng CNBC ngày 17/2, David Roes, CEO của Asean Investment Management nhận định, TTCK Việt Nam đang được định giá thấp hơn giá trị thị trường nhiều nhất ở Đông Nam Á. Năm ngoái, thị trường sụt giảm gần 30% do lạm phát và tiền đồng mất giá.
    Ông cho rằng, thị trường đang hồi phục và sẽ tăng gấp đôi, thậm chí là hơn thế trong vòng 2 năm tới nhờ lạm phát hạ nhiệt và lãi suất tiền gửi giảm.
    "Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, các nước như Indonesia, Thái Lan có mức lạm phát và lãi suất ở mức “rất cao”, tương tự như Việt Nam hiện nay”, Roes nói và cho biết thêm, “chúng ta sẽ thấy kịch bản hồi phục ở các nước đó lặp lại ở Việt Nam trong thời gian tới”.
    Chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng 17,3% trong tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, song mức tăng đã chậm lại tháng thứ 5 liên tiếp. Ông Roes thừa nhận rằng lãi suất ở Việt Nam hiện vẫn cao, nhưng với nhà đầu tư chứng khoán thì xu hướng quan trọng hơn.
    Cũng theo Roes, các nhà đầu tư ngoại đang đưa dòng tiền trở lại Việt Nam. Chỉ số chứng khoán cơ bản đã tăng gần 15% kể từ đầu năm.
    Khi nói về mảng doanh nghiệp nào sẽ được quan tâm, ông Roes đặc biệt lưu ý tới các ngân hàng, công ty môi giới chứng khoán, bất động sản và công ty xây dựng – những doanh nghiệp đã bị thiệt hại bởi khối lượng giao dịch thấp, chi phí tài chính cao và mất niềm tin trong năm ngoái. Ông kỳ vọng nhà đầu tư đổ tiền vào các lĩnh vực này sẽ có “siêu lợi nhuận” với mức tăng 400 – 800% trong vòng 36 tháng tới.
    Ông Roes còn nhìn thấy triển vọng sáng sủa đối với các doanh nghiệp nằm trong nhóm ngành nhạy cảm với lãi suất như tài chính tiêu dùng và hàng hóa lâu bền.
    CEO của Asean Investment Management cũng chỉ ra một nhược điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam đó là tình trạng biến động lớn. "Khi cổ phiếu biến động tới 100% chỉ trong 1 thời gian ngắn là điều bất thường", ông nói. Tuy nhiên theo ông, việc đa dạng hóa đầu tư và có lợi nhuận vẫn quan trọng hơn.
    Thanh Bình

    Theo TTVN/CNBC
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Thứ Bảy, 18/02/2012, 07:44 (GMT+7)

    Con làm “công chức ma”, cha mất chức



    TT - Chính quyền tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vừa cách chức trưởng Phòng giáo dục huyện Trường Tử do khai khống tên con mình vào danh sách công chức chính quyền để lãnh lương trong năm năm qua.
    Điều tra cho thấy Lý Nam, con trai trưởng phòng giáo dục Lý Phúc Cương, đã là “công chức ma” từ năm 2006 cho đến nay khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông.
    Đây là lần thứ hai một quan chức tỉnh này mất chức vì có con lãnh lương khống. Tháng trước, bí thư Huyện ủy Tĩnh Lạc cũng bị mất chức do bòn rút của nhà nước 100.000 nhân dân tệ (15.900 USD) từ lương khống của con gái trong năm năm.
    Công chức là một trong những “nghề” có thu nhập cao nhất hiện nay tại Trung Quốc. Lương tháng của công chức Bắc Kinh khoảng 8.000 nhân dân tệ (1.270 USD).
    ĐÔNG PHƯƠNG (Theo Chinanews, THX)


    Hợp pháp hay phi pháp cũng được , miễn là giàu nhanh !

    Một trong nhiều hệ lụy của câu nói " Mèo đen hay mèo trắng , miễn là bắt được chuột ! "
    Ý đồ bốn hiện đại hóa Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình đã được người Trung Quốc hiểu theo cách của mình !


    :-":-":-":-":-"
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Một mình tui vẫn cứ vui !
    Ngồi ôm máy tính mà cười với thơ !
    Hai mình ... tui sẽ mộng mơ ...
    Lãng du cùng Tím , mặc Dũng ngơ ngẫn buồn !
    Buồn thì đi bắt chuồn chuồn ...
    Chuồn vù bay mất Dũng tuông lệ sầu !
    Dũng ơi có thấy lòng đau ?
    Người mình thương mến ... tình trao Tú rùi !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))


  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hờ hờ ! Không có Tím iu kể cũng buồn !!!b-(b-(b-(b-(
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/...477919/Trung-Quoc-doi-mat-voi-thieu-nuoc.html

    Thứ Năm, 16/02/2012, 15:23 (GMT+7) Trung Quốc đối mặt với thiếu nước


    TTO - Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước gay gắt trong tương lai do nhu cầu tăng cao khi nước này tiếp tục công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhận định của Thứ trưởng Bộ tài nguyên nước Trung Quốc ngày 16-2.

    [​IMG]
    Gần 300 triệu người Trung Quốc ở nông thôn hiện không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn - Ảnh: Reuters Theo Thứ trưởng Hu Siyi, cùng với thiếu nước, sông ngòi ô nhiễm trầm trọng và hệ sinh thái nước ngọt biến đổi xấu đang là “vấn đề lớn” có thể đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước. Ông cho biết với dân số 1,3 tỉ người, Trung Quốc hiện tiêu thụ hơn 600 tỉ m3 nước mỗi năm, tức 1/3 nguồn nước có thể khai thác của đất nước.
    Theo Bộ tài nguyên nước, trung bình mỗi người dân Trung Quốc chỉ được dùng 2.100m3 nước, bằng khoảng 28% so với mức trung bình của thế giới. Thống kê cũng cho biết hiện có khoảng 2/3 các thành phố Trung Quốc đang thiếu nước, trong khi gần 300 triệu người ở nông thôn không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn.
    MINH ANH
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Còn tui , không có Tím thì chọc Dũng cho dzui !

    Ke ke !!! :))

    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/The-gioi/478009/Chau-A-tang-hoat-dong-quan-su.html

    Thứ Sáu, 17/02/2012, 06:10 (GMT+7)
    Châu Á tăng hoạt động quân sự


    TT - Những cuộc tập trận liên tiếp của Hàn Quốc, sự mạnh tay trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực đang ******** hình quân sự châu Á nóng lên.


    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet trên boong tàu sân bay USS George Washington trong cuộc tập trận chung với Hàn Quốc ngày 29-11-2010 - Ảnh: Reuters
    Ngày 16-2, Seoul cho biết vào tuần tới (từ ngày 20 đến 24-2), Hàn Quốc và Mỹ sẽ tập trận phối hợp chống tàu ngầm của CHDCND Triều Tiên. Tháng 12-2011, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí sẽ tổ chức tập trận chống tàu ngầm hai lần trong một năm.
    “Cuộc tập trận nhằm tăng cường sự sẵn sàng, các khả năng tác chiến, chiến thuật của hai bên trong việc phản ứng với các tàu ngầm của CHDCND Triều Tiên” - một quan chức Hàn Quốc cho biết.
    Tập trận lớn nhất từ trước đến nay
    Theo Yonhap, cuộc tập trận sẽ diễn ra trên biển Hoàng Hải, gần vùng biển hai miền Triều Tiên tranh chấp. Chính quyền Seoul tiết lộ sẽ có sự tham gia của hai tàu khu trục 7.600 tấn Aegis của Mỹ và một tàu “Yulgok Yi I” của Hàn Quốc cùng khoảng 20 tàu chiến các loại, máy bay trực thăng Lynx và máy bay do thám chống tàu ngầm P3-C.
    Báo JoongAng Ilbo dẫn lời một quan chức quân đội mô tả đây là “cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay” của Mỹ và Hàn Quốc.
    Quân đội Hàn Quốc đã cho thành lập bộ chỉ huy đội tàu ngầm vào năm 2015. Quốc hội đã phê duyệt khoản chi 569.520 USD cho chương trình này từ năm 2012. Hàn Quốc hiện có khoảng chục tàu ngầm so với 70 tàu ngầm mà CHDCND Triều Tiên đang sở hữu.
    Theo Yonhap, ngay sau cuộc tập trận này, từ ngày 27-2 Mỹ và Hàn Quốc lại tiếp tục cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính Key Resolve thường niên kéo dài đến ngày 9-3. Cùng lúc, cuộc tập huấn thao trường phối hợp giữa hải quân, bộ binh và không quân Đại bàng non (Foal eagle) sẽ diễn ra từ ngày 1-3 đến 30-4-2012.
    CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng cáo buộc các cuộc tập trận này là hành động “hiếu chiến”.
    Trung Quốc tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng
    Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2011-2015. Báo cáo của Hãng nghiên cứu IHS (Mỹ) vừa được công bố ngày 14-2 tại Singapore cho biết ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng từ 119,8 tỉ USD năm 2011 lên 238 tỉ USD vào năm 2015, tức tăng trung bình hằng năm 18,75%. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trung bình 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2009.
    “Trung Quốc sẽ đầu tư vào quốc phòng vượt qua cả Nhật Bản và Ấn Độ”- báo Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia IHS Paul Burton nhận định.
    IHS ước tính với mức chi tiêu này, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 sẽ cao hơn tổng mức chi tiêu quốc phòng của 12 nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cộng lại (khoảng 232,5 tỉ USD) và gấp gần bốn lần ngân sách quốc phòng của Nhật, nước đứng thứ hai trong khu vực. “Bắc Kinh đang chi một khoản ngân sách khổng lồ cho quốc phòng, nước này cũng đã liên tục tăng cường các khả năng của quân sự trong hơn 20 năm qua. Bắc Kinh sẽ vẫn tiếp tục điều này trừ khi xảy ra một thảm họa kinh tế” - nhà kinh tế chuyên về châu Á - Thái Bình Dương của IHS Rajiv Biswas cho biết.
    Báo Le Monde cho rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, cùng tốc độ tăng nhanh của nó, từ lâu đã gây quan ngại cho nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Trung Quốc luôn lên tiếng cho rằng công nghệ quốc phòng của họ đã lạc hậu từ 20-30 năm so với Mỹ, và việc hiện đại hóa quân đội của họ chỉ có một mục đích duy nhất là “bảo vệ đất nước”. “Chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc đã gây quan ngại cho các nước trong khu vực”- bà McDowall nhận định.
    Báo cáo của IHS cho biết không chỉ Trung Quốc mà cả Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, Malaysia và New Zealand đều tăng ngân sách quốc phòng.
    Theo các nhà phân tích, lo ngại trước Trung Quốc đang và sẽ thúc đẩy các nước châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng nhanh và tăng mạnh ngân sách quốc phòng của mình. Nhưng đó chỉ là một nguyên nhân. “Ngoài sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự cạnh tranh về các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác ở châu Á - Thái Bình Dương đã thúc đẩy nhiều nước tăng chi tiêu quốc phòng” - chuyên gia Paul Burton nhấn mạnh.
    MỸ LOAN


  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/The-gioi/478156/My-rut-11000-quan-khoi-chau-Au.html

    Thứ Bảy, 18/02/2012, 07:25 (GMT+7)
    Mỹ rút 11.000 quân khỏi châu Âu



    TT - Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố kế hoạch rút 11.000 quân khỏi châu Âu từ năm 2012 đến 2015. Một bước tiếp theo trong chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á.

    [​IMG]
    Lực lượng phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và trung đoàn bộ binh miền Tây của Mỹ trong cuộc tập trận “Nắm đấm thép” 2012 tại căn cứ ở California tháng 1-2012 - Ảnh: Reuters Theo AFP, Lầu Năm Góc cho biết trong năm nay sẽ rút lữ đoàn bộ binh 170 đóng tại Baumholder, Đức, và trong năm sau sẽ rút tiếp lữ đoàn bộ binh 172 ở Grafenwoehr. Về lực lượng không quân, Lầu Năm Góc cũng sẽ tinh gọn phi đội chiến đấu 81 chống xe tăng A-10 thuộc căn cứ Spangdahlem (Đức) và phi đội kiểm soát trên không 603 thuộc căn cứ Aviano (Ý). Được biết mỗi lữ đoàn có khoảng 3.850 quân, còn hai phi đội bay có hơn 850 phi công.
    Ngoài ra, Washington cũng cho biết sẽ đóng cửa các đơn vị đồn trú quân sự ở Schweinfurt, Bamberg và Heidelberg ở Đức trước năm 2015 và rút khoảng 2.500 quân thuộc các đơn vị hỗ trợ trong năm năm tới. Các căn cứ của quân đoàn 5 tại Wiesbaden cũng sẽ bị đóng cửa.
    Như vậy, tổng quân số của Mỹ ở châu Âu sẽ giảm xuống còn 70.000 quân so với 81.000 hiện nay và 270.000 từ thời chiến tranh lạnh.
    Việc cắt giảm hai lữ đoàn lớn tại châu Âu, thay thế bằng các đơn vị hậu cần, nằm trong kế hoạch xây dựng quân đội tinh gọn, phản ứng nhanh của Lầu Năm Góc, giúp tiết kiệm gần 500 tỉ USD ngân sách trong thập niên tới. Trong vài tháng qua, Washington đã thảo luận kế hoạch này với các nước đồng minh của mình trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và châu Âu.
    Rút quân không có nghĩa là giảm cam kết
    “Không nên đánh đồng việc giảm số quân Mỹ đồn trú thường trực ở châu Âu với việc hạ thấp cam kết đối với các đối tác châu Âu của chúng ta” - AFP dẫn lời thư ký báo chí George Little của Lầu Năm Góc khẳng định. Phát biểu tại cuộc gặp với Bộ trưởng quốc phòng Đức Thomas de Maiziere, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết vẫn còn 40.000 quân Mỹ đóng tại Đức.
    Lầu Năm Góc cũng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh NATO và luân chuyển các đơn vị tại châu Âu để tham gia các đợt tập trận chung. Bộ trưởng de Maiziere nhận định động thái này của Mỹ chỉ là bước chuyển “số lượng sang chất lượng” và không có gì phải phàn nàn, bởi Berlin cũng đang cắt giảm lực lượng quân sự của mình.
    Ngược lại, Mỹ đang tăng cường hệ thống phòng chống tên lửa tại châu Âu và mới đây đã quyết định neo tàu chiến tại căn cứ hải quân Rota của Tây Ban Nha. Trước mắt, ba tàu khu trục trang bị tên lửa đạn đạo sẽ từ Mỹ đến Rota để hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ và NATO.
    Giới quan sát nhận định bước đi của Mỹ phù hợp với chiến lược chuyển tăng cường sự hiện diện quân sự sang châu Á - Thái Bình Dương trong thời điểm Trung Quốc đang trỗi dậy. Tuyên bố của Mỹ diễn ra cùng thời điểm với các hoạt động quân sự liên tục tại khu vực châu Á gần đây.
    Trung Quốc sẽ chiếm 1/3 kinh tế thế giới năm 2050
    Trung tâm Nghiên cứu triển vọng và thông tin quốc tế của Pháp (CEPII) ngày 14-2 đã đưa ra những dự báo cho rằng vào giữa thế kỷ này (2050) Trung Quốc sẽ nắm giữ khoảng 33% kinh tế toàn cầu, tức lớn hơn 21 lần so với hiện tại. Kinh tế Trung Quốc sẽ gần tương đương với nền kinh tế châu Âu (12%), Mỹ (9%), Ấn Độ (8%) và Nhật Bản (5%) cộng lại.
    Theo CEPII, tốc độ tăng trưởng trung bình của Bắc Kinh trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2025 sẽ giảm từ 7,2% xuống còn 4,3%. Nguyên nhân là “do dân số Trung Quốc sẽ giảm nhanh, tỉ lệ tiết kiệm giảm, đầu tư kém hiệu quả và thặng dư thương mại biến mất vào năm 2030”. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ còn ảm đạm hơn với tỉ lệ tăng trưởng trung bình chỉ khoảng 1,6%, cao hơn một chút so với tốc độ 1,5% của châu Âu. CEPII dự báo Washington sẽ mất ngôi vị số 1 thế giới vào tay Bắc Kinh vào khoảng năm 2020. Tuy nhiên, tốc độ của sự biến đổi này có thể bị chậm lại nếu có những thay đổi xã hội sâu sắc.
    TRẦN PHƯƠNG
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/The-gioi/477796/My-keu-goi-Trung-Quoc-“choi-theo-luat”.html



    Thứ Năm, 16/02/2012, 07:30 (GMT+7)
    Mỹ kêu gọi Trung Quốc “chơi theo luật”


    TT - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng “các luật chơi hiện hành” trong kinh tế thế giới khi tiếp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng ngày 14-2.
    >> “Phép thử” cho hai bờ Thái Bình Dương
    >> Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ
    >> Kỷ niệm cũ của ông Tập Cận Bình ở Mỹ



    [​IMG]

    Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đón tiếp long trọng ở Lầu Năm Góc -Ảnh: AFP
    Lên tiếng chúc mừng “sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong hai thập niên qua”, ông Obama cũng mong muốn Bắc Kinh “càng mạnh hơn, càng phồn vinh hơn, càng có trách nhiệm hơn”.

    Ngày 15-2, thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết nước này tiếp tục đầu tư vào nợ công của các nước khu vực đồng tiền chung euro, và kêu gọi các nước này đưa ra các sản phẩm thu hút đầu tư của Trung Quốc hơn nữa.
    Ông Chu nói thêm Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào châu Âu và sẵn sàng tham gia hành động chung để giúp châu Âu thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhóm G20.
    “Chúng tôi muốn làm việc với Trung Quốc để mong sao mọi người đều cùng chơi theo những luật chơi hiện hành liên quan đến hệ thống kinh tế thế giới. Điều này có nghĩa là cần có một dòng chảy thương mại cân bằng, không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc mà cho cả thế giới” - ông Obama giải thích. Tỉ giá đồng nhân dân tệ, điều mà Washington cho rằng Bắc Kinh đang can thiệp để tạo lợi thế cạnh tranh thương mại có lợi cho mình, đang là một trong những chủ đề bất đồng chính giữa hai cường quốc. Năm 2011, Mỹ đã ghi nhận một sự thâm hụt thương mại kỷ lục với Trung Quốc, mà như Reuters cho biết, là 295,5 tỉ USD. Quốc hội Mỹ vẫn quan ngại chính sách tiền tệ và các hoạt động thương mại của Trung Quốc đang đặt các công ty Mỹ vào thế bất lợi.
    Đáp lời, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn nhận Bắc Kinh và Washington cần sát cánh với nhau để tìm kiếm một quan hệ thương mại “cân bằng hơn”.
    Tại Nhà Trắng, ông Obama cũng nói Mỹ “sẽ tiếp tục nhấn mạnh đến điều mà chúng tôi cho là quan trọng, là việc cụ thể hóa những khát vọng và nhân quyền cho mọi người” ở Trung Quốc.
    Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc “sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể và hiệu quả để thúc đẩy công bằng, công lý, sự hòa hợp và cải thiện tình hình nhân quyền”, song ông cũng nhấn mạnh Trung Quốc hiện đang phải quản lý “một dân số khổng lồ” và “những chênh lệch đáng kể giữa các khu vực”.
    Theo người phát ngôn của Tổng thống Obama, Jay Carnay, trong cuộc tiếp ông Tập Cận Bình, ông Obama đã nêu lên vấn đề Syria và tình hình của nước này 10 ngày sau khi Bắc Kinh và Matxcơva phủ quyết một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
    Ông Tập Cận Bình cũng đã đến thăm Lầu Năm Góc, nơi ông được chào mừng bằng 19 loạt đại bác. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta mong muốn tăng cường hơn nữa “sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa hai quân đội”. Ông kêu gọi hai bên cần thật sự thúc đẩy “một sự minh bạch về an ninh”. Washington đang lo ngại về sự tăng cường sức mạnh của quân đội Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình nói ông “đồng tình” với việc tăng cường các quan hệ về quân sự của hai nước. “Hai bên đã nhất trí quân đội hai nước sẽ thảo luận cụ thể về chương trình trao đổi quân sự trong tương lai” - CNN cho biết.
    Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ông hi vọng mùa bầu cử năm nay ở Mỹ không có “tác động đáng tiếc” đến quan hệ giữa hai nước. Trong chiến dịch tranh cử bầu lại một phần quốc hội, đã có nhiều quảng cáo công khai chống Trung Quốc.
    Cùng ngày, Trung Quốc và Mỹ đưa ra tuyên bố chung về kinh tế. Trung Quốc quyết định mở cửa cho các công ty bảo hiểm nước ngoài đối với loại hình bảo hiểm bắt buộc. Sau khi hoàn tất thủ tục sửa đổi quy định pháp luật liên quan, Trung Quốc sẽ công bố thực thi. Bắc Kinh cam kết sẽ tăng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm các sản phẩm công nghệ cao.
    MỸ LOAN

Chia sẻ trang này