Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

3087 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 04:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 37238 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://nguyentandung.org/bien-dao/v...tan-dung-trong-bao-ve-chu-quyen-dat-nuoc.html

    Vai trò của Thủ tướng *************** trong bảo vệ chủ quyền đất nước

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 04/02/2012 0 phản hồi
    Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, trong nhiều năm qua Thủ tướng *************** đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc phòng của đất nước.
    Điều này được thể hiện rõ nét qua các hoạt động củng cố và phát triển nền An ninh Quốc phòng của Thủ tướng Chính phủ:


    [​IMG]

    Thủ tướng ***************



    Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền
    -Tại Tuần lễ biển và hải đảo tối 8/6, Thủ tướng *************** khẳng định: “Việt Nam kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền”. Trong đó nhiệm vụ trước tiên là tiếp tục khẳng định mạnh mẽ, thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong bảo vệ chủ quyền, và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, hải đảo của tổ quốc.
    Người đứng đầu Chính phủ một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Nhân dân, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm, sức mạnh tổng hợp dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển, hải đảo của mình, Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của Việt Nam…
    An ninh – quốc phòng: Mua tàu ngầm hiện đại để bảo vệ đất nước
    -Trong chuyến đi Nga ngày 15/12, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua tàu ngầm, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng với Nga. Thủ tướng *************** trực tiếp đàm phán với Tổng thống Nga ông Dmitry Medvedev mua tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay. Dù Việt Nam không đánh ai nhưng biển nước ta rộng thì phải bảo vệ.


    [​IMG]

    Tàu ngầm KILO

    Thủ tướng *************** khẳng định: Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc. Muốn bảo vệ đất nước thì phải xây dựng quốc phòng – an ninh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Phải xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, trong đó nòng cốt là lực lượng Quân đội Nhân dân. Như vậy thì quân đội phải tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại. Chính quy, tinh nhuệ là phải huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao. Con người là một phần nhưng vũ khí rất quan trọng.
    Quân chủng Phòng không- Không quân: Ngày 1/2, Thủ tướng *************** thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372 – Quân chủng Phòng không Không quân, tỉnh Bình Định. Đồng thời nhấn mạnh vai trò người lính cần làm chủ phương tiện kỹ thuật hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc.


    [​IMG]

    Thủ tướng *************** thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372 – Quân chủng Phòng không Không quân, tỉnh Bình Định



    Chính trị: Phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền lãnh hải
    -Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11, Thủ tướng *************** đã giải đáp rõ ràng, thuyết phục những quan tâm của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước về vấn đề chủ quyền trên biển Đông: “ Việt Nam đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ít nhất từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó…Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, với đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

    Đối ngoại: Liên quan đến tranh chấp trên biển Đông, Thủ tướng Chính phủ *************** nhấn mạnh lập trường: Việt Nam nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan tuân thủ Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, DOC. Đảm bảo tự do, trật tự hàng hải, hòa bình, ổn định ở biển Đông. Đây cũng là mong muốn, lợi ích của tất cả các bên liên quan, bởi khu vực biển Đông có dung lượng vận tải chiếm 50-60% tổng lượng hàng hóa trên cung đường từ Đông sang Tây. Lập trường này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ và đó cũng là chính sách đối ngoại trên biển Đông của Ngoại giao Việt Nam trong năm 2012. Bằng việc tăng cường hoạt động đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, tạo sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước của nhân dân ta.
    Tùng Dương

    =D>=D>=D>=D>=D>
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://truongsahoangsa.info/trung-quoc-loi-dung-nghien-cuu-khoa-hoc-de-ap-dat-duong-luoi-bo.html

    Trung Quốc lợi dụng nghiên cứu khoa học để áp đặt “đường lưỡi bò”

    Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 03/02/2012


    “Xung đột trên biển. Tranh chấp biên giới. Đó không phải là những địa hạt thông thường của khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và tập san khoa học đang bị giật kéo vào những tranh cãi nẩy lửa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Những cuộc đối đầu liên quan tới những con tàu nghiên cứu đang ******** hình căng thẳng hơn khi Chính phủ Trung Quốc bị tố cáo là đã sử dụng các ấn phẩm khoa học để đẩy mạnh những yêu sách đầy tham vọng của họ về lãnh thổ” – nhà báo David Cyranoski của Tạp chí Nature lừng danh đã nhận xét như vậy trên chính tạp chí này ngày 20-10-2011, ngay sau khi Nature bị giới khoa học quốc tế phản đối quyết liệt vì đã cho công bố một bản đồ “đường lưỡi bò” trong bài viết của học giả Trung Quốc trước đó.


    [​IMG]

    Bản đồ có "đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự ý vẽ ra được đăng trên Nature thể hiện yêu sách phi lý về chủ quyền trên Biển Đông của nước này trùm lên hết vùng biển của các nước trong khu vực.

    Các nhà phân tích quốc tế có lý do khi cho rằng giới khoa học Trung Quốc cố ý gửi một thông điệp ra thế giới về việc Trung Quốc “đã làm chủ và có chủ quyền không thể tranh cãi” với “vùng nước lịch sử” mà họ tự ý vẽ thành “đường lưỡi bò” bao chiếm 80% diện tích biển Đông. Họ đã không ngần ngại lợi dụng công tác nghiên cứu và các ấn phẩm khoa học quốc tế để từng bước áp đặt quan niệm này, xem như chuyện đã rồi, dùng các bản đồ “đường lưỡi bò” trên các ấn phẩm khoa học để phục vụ mưu đồ bành trướng lãnh thổ trên biển Đông. Bản đồ “đường lưỡi bò” là một yêu sách về chủ quyền cực kỳ phi lý, phi lịch sử của Trung Quốc không được bất cứ quốc gia hay tổ chức nào trên thế giới thừa nhận, nhưng các học giả Trung Quốc vẫn ra sức phổ biến nó trên các diễn đàn khoa học quốc tế một cách hết sức khiên cưỡng. Mặc dù bản đồ “đường lưỡi bò” đã xuất hiện trong các ấn phẩm tiếng Trung Quốc khá lâu, nhưng sự xuất hiện của bản đồ phi lý này trên các ấn phẩm quốc tế thì chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây đáng quan ngại là mật độ xuất hiện ngày một dày hơn. Kể từ năm 2007 tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất 10 bài báo của các học giả Trung Quốc có chèn bản đồ “đường lưỡi bò” trên các ấn phẩm khoa học quốc tế. Những tập san khoa học có xuất hiện “đường lưỡi bò” này rất đa dạng, từ những tập san chuyên ngành rất kén chọn độc giả cho đến những tập san danh tiếng bậc nhất thế giới (như Nature và Science). Điều đáng chú ý là không hề có những sự liên hệ gì giữa nội dung chính của các bài báo và bản đồ “đường lưỡi bò” được cố ý chèn vào.
    Ngày 2-9-2010, tạp chí khoa học được sử dụng nhiều nhất thế giới Nature cho đăng bài viết của nhóm học giả Trung Quốc nhan đề “Những tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước và ngành nông nghiệp tại Trung Quốc” có kèm theo bản đồ “đường lưỡi bò”, trong khi nội dung bài viết không liên quan gì tới vấn đề này. Cũng tương tự, bài “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của học giả Xizhi Peng đăng trên tạp chí Science số ra ngày 9-7-2011 cũng có kèm theo bản đồ “đường lưỡi bò” trong khi nội dung bài viết cũng không có liên quan gì tới bản đồ này. Ngoài hai tạp chí khoa học lừng danh thế giới nói trên, có thể tìm thấy không mấy khó khăn, không ít các tạp chí khoa học chuyên ngành hơn, ít độc giả hơn cũng xuất hiện bản đồ “đường lưỡi bò” kèm theo bài viết của các học giả Trung Quốc. Chẳng hạn như ngày 19-4-2011, tạp chí khoa học quốc tế chuyên ngành Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy) đã đăng một bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc (Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng Nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện Nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc) với tiêu đề “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở Trung Quốc: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis). Trong bài báo này các tác giả Trung Quốc đã chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam. Theo đó, trang số hai của bài báo, (trang 1674 Tập 31, số 8 (8-2011) của Tạp chí), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ “đường lưỡi bò” vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn “đường lưỡi bò” ở phía dưới bài. Waste Management là tạp chí khoa học chính thống, có uy tín của Nhóm công tác về chất thải quốc tế (International Waste Working Group) có trụ sở tại Padova, Italy, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập năm 2002 bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải. Tuy nhiên thật đáng tiếc, bản đồ của các tác giả người Trung Quốc đăng tải trên tạp chí lại phản ánh một thông tin hoàn toàn sai sự thật về chủ quyền của Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bị thông tin sai lệch. Vụ ghi chú sai về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ mà Hội Địa lý Hoa Kỳ năm 2010 mắc phải vẫn còn là bài học nóng hổi.
    [​IMG]Bản đồ trong một bài báo do 3 học giả Trung Quốc công bố trên tập san Waste Management tháng 8-201, có "đường lưỡi bò” tới 11 đoạn đứt khúc

    Một dẫn chứng đáng lưu ý có liên quan tới Climate Change, một tập san khoa học chuyên ngành về nghiên cứu biến đổi khí hậu, mấy năm trước cũng cho công bố một bài báo của tác giả người Trung Quốc có kèm theo bản đồ “đường lưỡi bò” mặc dù nội dung bài viết chẳng liên quan gì tới bản đồ này. Khi các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài phát hiện và gửi thư phàn nàn đến Tổng biên tập là GS Michael Oppenheimer, ông liền báo cho tác giả Trung Quốc biết về phàn nàn đó và yêu cầu họ chỉnh sửa, theo đúng qui trình xuất bản công trình khoa học. Các tác giả Trung Quốc trả lời rằng họ sẽ không chỉnh sửa hay rút lại bản đồ đó, vì đó là “yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc”. Đây là bằng chứng hùng hồn cho thấy Chính quyền Trung Quốc đứng đằng sau những chiến dịch “cửa sau” để quảng bá một bản đồ phi pháp và phi khoa học. Có thể thấy, một bộ phận người Trung Quốc, kể cả giới học giả nước này đang chủ ý đăng tải bản đồ “đường lưỡi bò” mọi lúc, mọi nơi với mục đích “mưa lâu thấm đất”. Những hình ảnh đường lưỡi bò vô lý được lặp đi lặp lại sẽ khiến người đọc dần quen mắt, rồi tiếp nhận chúng một cách thản nhiên. Chiêu này làm ta nhớ tới câu chuyện “Tăng Sâm giết người” thuở xưa. Sau ba lần nhận được cùng một thông tin sai sự thật, bà mẹ Tăng Sâm ban đầu không tin nhưng rốt cuộc đã tin rằng con mình giết người. Cách làm của Trung Quốc ở đây cũng vậy. Lâu nay, Trung Quốc chủ yếu phổ biến các bản đồ với yêu sách ngang ngược của họ ra đại chúng. Giờ đây, họ bắt đầu tấn công mạnh vào giới hàn lâm. Việc đăng tải bản đồ với yêu sách “đường lưỡi bò” trên các chuyên san khoa học lớn trên thế giới sẽ có tác dụng mạnh, do được cộng hưởng từ uy tín của các tạp chí này. Chúng ta có thể thấy rõ chính sách quảng bá “đường lưỡi bò” của Trung Quốc phổ biến ra cộng đồng thế giới như “một chuyện đã rồi” trong công tác tổ chức Thế vận hội Olympic 2008 khi họ cố tình đưa “đường lưỡi bò” vào bản đồ rước đuốc. Đó chính là chủ trương nhằm bình thường hóa “đường lưỡi bò” vốn rất bất thường trong nhận thức của nhân loại và hợp thức hóa cái gọi là “sự thừa nhận của thế giới” về “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trong phạm vi “đường lưỡi bò” bao chiếm biển Đông, xâm phạm chủ quyền của nhiều quốc gia láng giềng. Việc quảng bá, phổ cập “đường lưỡi bò” trên các diễn đàn quốc tế sẽ góp phần tạo ra ấn tượng là Trung Quốc đã kiểm soát trên thực tế phần lãnh thổ này trên biển Đông như là một sự thật hiển nhiên.
    Mới đây, tạp chí khoa học số một thế giới Nature trong số ra ngày 20-10-2011 đã đăng hai bài viết liên quan đến biển Đông: bài xã luận “Uncharterd Territory” (Lãnh thổ không được công nhận) và một bài khác có tựa đề “Angry words over East Asia Seas” (Những câu chữ tức giận trên biển Đông) của nhà báo David Cyranoski phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tạp chí này. Hai bài viết thể hiện thái độ phản đối cũng như vạch rõ âm mưu của Trung Quốc trong việc lợi dụng khoa học để phục vụ mục đích chính trị của mình, cụ thể trong trường hợp này là nhằm hợp lí hóa bản đồ “đường lưỡi bò” do chính quyền nước này đưa ra trước đó. Bài báo cho biết: “Tháng rồi, một nhóm gồm 57 nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia gốc Việt gửi một lá thư đến tập san Nature phàn nàn về sự việc Nature in bản đồ đó (đường lưỡi bò). Lá thư than phiền rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng “thủ đoạn cửa sau”, và biện luận rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng các tập san khoa học như là phương tiện để hợp thức hóa bản đồ một chiều và thiếu khách quan. Một bản đồ tương tự xuất hiện trong một bài tổng quan trên Science cũng nhận được những phê bình như thế… Một số nhà khoa học Việt Nam khác mà Nature liên lạc phần lớn đều tức giận bởi những trường hợp mà họ xem là sử dụng bản đồ đường lưỡi bò một cách vô lý. TS Phạm Quang Tuấn, một giáo sư thuộc Đại học New South Wales, nói “Họ vẽ một đường chung quanh biển biển Đông và những hòn đảo trong vùng biển đó, mặc dù vùng biển này không có liên quan gì đến chủ đề của bài báo”. Không ai rõ lý do tại sao các nhà khoa học Trung Quốc lồng cái bản đồ còn trong vòng tranh cãi đó vào những bài báo khoa học của họ. Nhưng qua trao đổi email với tác giả, nhận thấy rằng những bản đồ đó quả thật không có liên quan gì đến kết luận của bài báo, và đề nghị tác giả chính là Xuemei Shao của Viện Nghiên cứu Địa lý và Tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Kinh chỉnh sửa. Ông Shao đã từ chối, và giải thích trong một email rằng ông ta lồng bản đồ đó vào bài báo là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc. Jingyun Fang, một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, và cũng là đồng tác giả bài tổng quan trên Nature, cho biết ông ta lồng bản đồ đó vào bởi vì ông ta phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc (tức có luật quy định phải in bản đồ “đường lưỡi bò”). Khi chúng tôi (Nature) liên lạc Fang, Shao và 4 tác giả của những bài báo khác có in bản đồ “đường lưỡi bò”, tất cả đều không trả lời”.
    [​IMG]Ảnh chụp trang web số báo đề ngày 20-10-2011 với trang bìa tập san khoa học Nature

    Liên quan tới các sự kiện này, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sedney (Úc) bình luận: “Có một điều mà người nào trong giới khoa học cũng nghi ngờ nhưng không nói ra, đó là giới khoa học Trung Quốc có vấn đề về đạo đức khoa học. Đạo đức ở đây phải kể luôn cả đạo đức công bố ấn phẩm. Giới khoa học Trung Quốc có thể sẵn sàng theo Chính phủ của họ để “bẻ cong” khoa học, phục vụ cho mục tiêu chính trị mà chúng ta đã thấy qua sự việc liên quan đến bản đồ “đường lưỡi bò”. Sự việc bản đồ “đường lưỡi bò” là cơ hội lý tưởng để Nature lên tiếng và sự lên tiếng của tạp chí này như là một nhắc nhở về đạo đức khoa học. Như Nature viết rõ: “Khoa học nên là một công cụ ngoại giao, chứ không phải công cụ cho xâm lấn lãnh thổ”, đồng thời cảnh cáo những người còn có ý định lợi dụng khoa học cho mục tiêu chính trị. Nhìn một cách thực tế và trực tiếp hơn, Nature đang “lên lớp” Trung Quốc về khoa học và đạo đức khoa học”.
    Hai bài báo trên Nature mới đây của David Cyranoski còn lưu ý Trung Quốc phải phân biệt khoa học và chính trị: “Khi nghiên cứu khoa học và chính trị pha trộn nhau, khoa học nên là một công cụ ngoại giao, chứ không phải công cụ cho xâm lấn lãnh thổ. Hợp tác khoa học vẫn có thể nẩy nở ngay cả trong môi trường chính trị thiếu thân thiện”. Do vậy, Trung Quốc nên nhìn lại khoa học như là một phương tiện góp phần vào việc hóa giải những tranh chấp hơn là để bành trướng lãnh thổ và lãnh hải.
    Nhóm PV biển Đông
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://truongsahoangsa.info/su-30mk2v-moi-cua-khong-quan-viet-nam-hien-dai-nhat-chau-a.html

    Su-30MK2V mới của Không quân Việt Nam hiện đại nhất châu Á

    Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 31/01/2012 0 Phản hồi
    Chuyên gia phân tích Chính trị và Quân sự Anton Chernow của Nga cho rằng, các chiến đấu cơ Su-30MK2V mới là hiện đại nhất châu Á.
    Armyrecognition trích dẫn lời của chuyên gia Chernow, đến từ Viện phân tích Chính trị và Quân sự Nga về các máy bay Su-27 và Su-30 của Không quân Việt Nam.
    Dưới đây là nội dung bài viết:
    Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngoài cấu hình vũ khí, thiết bị điện tử… cơ bản trên các máy bay Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Indonesia, Algeria thì các máy bay Su-30MK2V của Việt Nam có một vài thay đổi nâng cấp, hệ thống điện tử hàng không avionic và hệ thống định vị mới, hệ thống chiến đấu mới giống như ở máy bay Su-30MKM của Malaysia nhưng có sự “vượt trội hơn”.


    [​IMG]

    chiến đấu cơ Su-30MK2V mà Việt Nam mới nhận trong năm 2011

    Ngoài ra, Su-30MK2V của Việt Nam cũng được tích hợp hệ thống đối phó điện tử (ECM) mới để có thể tác chiến trong điều kiện gây nhiễu cao của đối phương. “Với các hệ thống thiết bị tiên tiến này, Không quân Việt Nam đã có được các chiến đấu cơ Su-30 hiện đại nhất ở châu Á”, chuyên gia Chernow cho biết.


    [​IMG]

    Su-30MK2V số hiệu 8536.

    Điểm đặc biệt, chuyên gia Chernow lưu ý, Việt Nam đã bày tỏ quan tâm tới việc mua thêm 30 máy bay Su-30 thế hệ mới sau khi nhận đủ 12 máy bay Su-30MK2V của hợp đồng năm 2010. Nếu như việc mua 30 máy bay mới này là sự thật, Không quân Việt Nam sẽ có tất cả 253 chiến đấu cơ trong biên chế.
    Phạm Thái (theo Armyrecognition/baodatviet)


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://truongsahoangsa.info/chup-anh-hoang-sa-cua-nhiep-anh-gia-mai-phung-luu.html

    Chụp ảnh Hoàng Sa của Nhiếp ảnh gia Mai Phụng Lưu

    Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 26/01/2012 0 Phản hồi
    Những bức ảnh kèm theo bài viết này là của một ngư dân, người mà chỉ cần nhắc đến tên, tất thảy mọi người dân Việt quan tâm đến Hoàng Sa đều biết: Mai Phụng Lưu, 48 tuổi, quê đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, người có những khoảnh khắc không thể nào quên trong những lần hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa.


    [​IMG]

    Cha con ông Mai Phụng Lưu tại đảo Bạch Quy (ảnh do ông Lưu cung cấp).

    * Nghiện Hoàng Sa
    Huyện đảo Lý Sơn hiện có trên 300 tàu đánh cá với 1.000 thợ lặn chuyên nghiệp. Số thợ lặn này vẫn trung thành với vùng biển Hoàng Sa, vì theo họ, đó là ngư trường quen thuộc. Có lẽ từ nhiều thế kỷ trước, bằng những chiếc ghe bầu rất thô sơ, chủ yếu sử dụng bằng buồm, ngư dân Lý Sơn đã có mặt tại Hoàng Sa nên họ quá quen thuộc với con nước nơi ấy rồi. Thứ nữa, vùng biển Hoàng Sa là nơi không chỉ tập trung các loài cá tôm có giá trị kinh tế cao mà còn là “thủ đô” của các loài hải sâm, vú nàng mà mỗi ký trị giá gần triệu bạc. Nhiều chiếc tàu của ngư dân Lý Sơn sau một chuyến đi biển ra Hoàng Sa, chuyên hành nghề lặn hải sâm, thu về 200 – 300 triệu đồng là thường. Đó là câu chuyện cách đây 5-10 năm trước, còn vài năm trở lại đây, ra Hoàng Sa với ngư dân Lý Sơn là đồng nghĩa với những rủi ro mà họ luôn phải đối mặt.
    Tuy nhiên, không vì thế mà ngư dân Lý Sơn “chùn tay chèo” mỗi khi giong buồm ra khơi. Có thể nói, người tiên phong và không hề biết sợ những rủi ro tại vùng biển ấy là Mai Phụng Lưu.
    Ở người đàn ông dạn dày nắng gió biển khơi này có một tình yêu Hoàng Sa đến kỳ lạ. Chính vì “nghiện” vùng biển này nên bây giờ có nhắm mắt, Mai Phụng Lưu cũng không lạc hướng ra Hoàng Sa. Anh thuộc từng con nước, từng bãi cỏ, từng đụn cát nơi này.
    * “Nhiếp ảnh gia” bất đắc dĩ
    Mùa hè vừa qua, sau chuyến biển “mở hàng” con tàu mới tậu nhờ sự giúp đỡ của Ngân hàng Đông Á cho vay 300 triệu, lãi suất “ưu đãi” 14%/năm, Mai Phụng Lưu đã làm tất thảy những anh em nhà báo ở Quảng Ngãi phải sững sờ khi anh rút trong túi chiếc áo ngư phủ mà anh vẫn mặc đi biển ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số, hiệu Olimpia “năm chấm”, khoe: “Rất nhiều ảnh về Hoàng Sa trong này!”. Cứ tưởng Lưu nói chơi, không ngờ là ảnh về Hoàng Sa thật.
    Lưu kể: Có hai địa danh mà bất cứ ngư dân Lý Sơn nào gắn bó với vùng biển Hoàng Sa cũng đều biết. Đó là cù lao Ông Già và đảo Bạch Quy. Bạch Quy thì được ghi trong sách, hòn đảo này chu vi chừng 300 mét vuông nhưng cát trắng chiếm phần lớn. Mùa hè, rùa biển về đây sinh sản nhiều vô kể. Có lẽ dựa vào đặc điểm này mà người ta đặt tên cho nó là Bạch Quy chăng? Riêng cù lao Ông Già thì dân Lý Sơn đặt tên. Cù lao này một thời là trạm dừng chân quen thuộc của ngư dân trong các chuyến hải hành ngang dọc Hoàng Sa.
    Lần đầu tiên vào tháng 8/2011, Mai Phụng Lưu trao tôi bức ảnh mà con trai anh ghi lại cảnh cha mình (tức Mai Phụng Lưu) đang tiếp cận đảo Bạch Quy và cầm trên tay rất nhiều trứng rùa. Trong ảnh, chỉ thấy nhân vật Lưu cầm nhiều trứng rùa nên tôi “khích tướng”: “Ảnh này thì ngay tại Lý Sơn cũng chụp được, chỉ cần cầm mấy cái trứng rùa nữa thôi. Ai mà tin được đó là Bạch Qui!”. Lưu hỏi lại: “Chứ chụp thế nào vậy anh?”. Tôi bày: “Chụp cận có, xa có, miễn sao thấy được một góc hòn đảo này. Hoặc là tìm một nét đặc trưng nào đó của đảo Bạch Quy mà nơi khác không có để chụp thì người ta mới tin được”.
    Y “bài”, trong chuyến ra Hoàng Sa ngay sau đó, Mai Phụng Lưu đã trao cho tôi một serie ảnh nữa. Lần này thì người con rể của anh chụp cảnh hai cha con Lưu đang hốt cát trên đảo Bạch Quy bỏ vào bao. Một ảnh ghi cảnh họ thắp nhang nơi bãi cát của hòn đảo ấy. Biển xanh và cát trắng, có lẽ cả vùng Lý Sơn không thể có được nên tôi tin đó là Bạch Quy – một góc trời của Tổ quốc thân yêu mà chỉ có Mai Phụng Lưu mới ghi lại được trong thời điểm này.
    Lưu đã mang mấy bao cát trắng tại Bạch Quy về “làm quà” cho cả đảo Lý Sơn! Cát thì nơi nào chẳng có trên đất nước Việt Nam mình nhưng cát ở đảo Bạch Quy mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn: Hòn đảo ấy đã từng thấm bao mồ hôi và xương máu của ông cha ta từ mấy trăm năm trước. Vì vậy, mỗi hạt cát mà Lưu mang về là một phần xương thịt của Tổ quốc chúng ta! Bức ảnh ghi lại cảnh hai cha con Mai Phụng Lưu (do người con rể chụp), vì thế đã trở nên thiêng liêng hơn bất cứ tấm ảnh nào mà Lưu ghi được trong chuyến hải hành ấy.
    Trần Đăng (BaoQuangNgai)

    Thật là dũng cảm ! :)>-
    Bởi lẽ khi đang chụp hình mà bọn cẩu khựa xuất hiện thì nguy cơ bị bắt giam hoặc thủ tiêu là rất lớn !

    Mai Phụng Lưu ! Tên anh mãi mãi trong trái tim tôi !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hệ thống tên lửa "lỡ hẹn" với Điện Biên Phủ trên không

    02/02/2012 23:30 (3 ngày trước) - Đã có 2703 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    - Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tháng 12/2011 tại trường bắn quốc gia khu vực 1 (TB1), bên cạnh các loại tên lửa S-75M, 9K35 Strela 10, S-300, pháo phòng không. Việt Nam lần đầu công khai hệ thống tên lửa đất đối không nâng cấp S-125 Pechora-2TM.



    Tag: hệ thống, mục tiêu, diễn tập, có mặt, nội thất, nâng cấp, trường bắn, điện biên phủ, liên xô, bắn đạn thật, tập bắn, tên lửa đối không, độ nhiễu, đất đối không, lỡ hẹn, bệ đặt, pháo phòng không, pk-kq việt nam, tin liên quan cận

    Pechora-2TM là gói nâng cấp hiện đại hóa hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung S-125 do công ty Tetraedr (Belarus) thực hiện.
    S-125 do Liên Xô phát triển sản xuất năm 1963 chuyên dùng đánh chặn tiêu diệt mục tiêu ở tầm gần và tầm trung. So với S-75M, S-125 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay thấp tốt hơn và khả năng kháng nhiễu (môi trường tác chiến điện tử) mạnh hơn.
    S-125 được đưa vào biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ đầu những năm 1970. Thậm chí, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (12 ngày cuối năm 1972), nó đã “có mặt” nhưng không tham gia chiến đấu.
    Hiện nay, S-125 Pechora là một trong những “rồng lửa” chủ lực của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam.
    [​IMG] Trong các cuộc xung đột sau này có sự tham gia của S-125, chiến công vang dội nhất mà loại tên lửa đạt được là năm 1999, tại cuộc chiến Kosovo lữ đoàn 250 Quân đội Nam Tư đã dùng S-125 bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117 của Mỹ.
    Ngày nay, tuy S-125 đã được xếp vào hàng “tên lửa lỗi thời, lạc hậu”. Nhưng đối với những quốc gia có ngân sách chi tiêu quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế từ nền kinh tế như Việt Nam thì việc duy trì S-125 là cần thiết.
    Và để nâng cao khả năng chiến đấu thích ứng với môi trường chiến tranh hiện đại, giải pháp nâng cấp hiện đại hóa đưa yếu tố mới vào thiết kế cũ là việc làm tốt nhất để S-125 tiếp tục bảo vệ vững chắc vùng trời tổ quốc Việt Nam.
    Việt Nam đã lựa chọn Belarus – nước thừa hưởng thành tựu công nghiệp quốc phòng Liên Xô là đối tác nâng cấp S-125 lên chuẩn S-125 Pechora-2TM.
    Thành phần S-125-2TM
    Gói nâng cấp S-125-2TM thiết kế để tiêu diệt mục tiêu (kể cả loại kích cỡ nhỏ) trên không ở tầm thấp và tầm trung trong môi trường gây nhiễu điện tử cao. Ngoài ra, nó có thể phá hủy cả mục tiêu trên mặt đất hoặc mặt biển.
    Hệ thống nâng cấp có thể tác chiến phòng không độc lập hoặc nằm trong phòng không hợp nhất nhờ khả năng tương thích với mọi kiểu loại radar và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không.
    S-125-2TM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cho phép định vị tọa độ, hiển thị vị trí trên bản đồ số. Điều này giúp rút ngắn thời gian thu hồi và triển khai hệ thống.
    [​IMG][​IMG] Thành phần của S-125-2TM gồm:
    - Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2TM gồm 2 xe: xe ăng ten UNV-2TM và xe điều khiển UNK-2TM. Đài này có khả năng theo dõi đồng thời hai mục tiêu cùng lúc, dẫn đường tiêu diệt cả hai mục tiêu bằng 2 tên lửa hoặc một mục tiêu bằng 2 tên lửa.
    - Bệ phóng 5P73-2TM: mỗi bệ đặt 4 đạn tên lửa, mỗi hệ thống trang bị 4 bệ.
    - Đạn tên lửa đối không có điều khiển 5V27 lắp đầu đạn nặng 70kg (33kg thuốc nổ và 4.500 mảnh).
    - Hệ thống tự cung cấp điện năng APSS-2TM
    - Đài trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T có cự ly hoạt động 360km, theo dõi cùng lúc 250 mục tiêu.
    - Thành phần bổ trợ đảm bảo chiến đấu: xe chở và nạp đạn TRV-2TM.
    “Lột xác” hoàn toàn
    Với gói nâng cấp S-125-2TM, nó đã cải thiện đáng kể sức chiến đấu của hệ thống phòng không này. Cụ thể, S-125-2TM có khả năng theo dõi, tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc so với 1 mục tiêu hệ thống cũ.
    Tuy cự ly bắn của tên lửa vẫn là 35km nhưng trần bay tiêu diệt mục tiêu có thể đạt 25.000m (so với 18.000m của S-125). Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa 100km so với 80km hệ thống cũ.
    Đặc biệt, khả năng kháng nhiễu chặn tích cực là 2.700 W/MHz so với 24 W/MHz của S-125 (W/MHz nghĩa là cường độ nhiễu tính bằng công suất phát nhiễu W trên một đơn vị băng thông MHz, chỉ số W/MHz càng cao tính kháng nhiễu càng lớn).
    Nhờ cơ giới hóa mạnh mẽ, thời gian thu hồi triển khai hệ thống rất nhanh 25-30 phút , đây là yếu tố quan trọng trong chiến tranh hiện đại (giúp đơn vị di chuyển trận địa mới để đối phó địch phản kích).
    Các xe điều khiển radar thiết kế với “nội thất” tiện nghi cho kíp trắc thủ với các màn hình màu tinh thể lỏng có độ phân giải cao.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Malaysia đe dọa "độc tôn đất hiếm" của Trung Quốc










    [​IMG]
    Việc Trung Quốc kiểm soát chặt đất hiếm, nguyên liệu tối cần thiết cho việc sản xuất mọi thứ, từ iPod tới tên lửa, có thể sắp kết thúc khi một nhà máy khai thác nguồn nguyên liệu quý này được khai trương ở Malaysia.
    Công ty khai mỏ Lynas của Australia đã giành giấy phép hôm thứ Tư để xử lý đất hiếm nhập khẩu từ Australia tại nhà máy kể trên, hiện đã gần hoàn tất việc xây dựng, bất chấp sự phản đối dữ dội của các nhà hoạt động bảo vệ môi trường và những lo ngại về phóng xạ.

    Giới phân tích nói rằng Nhà máy vật liệu tiên tiến Lynas (LAMP) ở bang Pahang sẽ đi tiên phong trong việc giúp nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu tăng mạnh, và qua đó phá thế độc tôn của Trung Quốc đã làm giảm nguồn cung và khiến giá đất hiếm tăng cao trong mấy năm gần đây.

    Một khi đi vào hoạt động, nhà máy có thể sản xuất khoảng 11.000 tấn đất hiếm mỗi năm, tức bằng 1/3 nhu cầu của thế giới, chưa tính Trung Quốc, trước khi tăng lên mức 22.000 tấn thường niên.

    Theo Dudley Kingsnorth, một chuyên gia đất hiếm tại Công ty Khoáng sản Công nghiệp Australia, thực tế trên, cộng với việc người ta tiếp tục tìm thấy nguồn khai thác đất hiếm mới và việc tăng sản lượng từ các mỏ hiện có, sẽ dẫn tới sản lượng đất hiếm ở ngoài Trung Quốc tăng 10 lần lên mức 60.000 tấn mỗi năm vào năm 2016.

    Kết quả là thế giới sẽ dư thừa đất hiếm vào năm 2016, bởi nhu cầu sử dụng vật liệu này ngoài Trung Quốc chỉ khoảng 55.000 tấn. "Một sự tăng lên tới 10 lần về sản lượng đất hiếm trong có 5 năm là vô cùng lớn" - Kingsnorth nói.

    Trung Quốc, với nguồn khoáng sản giàu có, hiện đang thống trị trong lĩnh vực khai thác đất hiếm và cung cấp hàng cho 95% nhu cầu của thế giới.

    Nhưng việc Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu và giới hạn khai thác nhằm tăng cường kiểm soát các vật liệu giá trị này đã khiến giá đất hiếm tăng cao, buộc thế giới phải tìm nguồn cung khác phù hợp hơn./.


    Theo Vietnam+
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em Tím đâu rùi ?:((:((:((:((
    [r32)][r32)][r32)][};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Em cũng Tím nè anh !

    ;;);;);;);;);;)
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    'Ấn Độ chuẩn bị cho xung đột nhỏ với Trung Quốc'

    06/02/2012 05:45 (4 phút trước) - Đã có 812 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Theo người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh quân sự nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột nhỏ với Trung Quốc.



    Tag: xung đột, bắc kinh, trung quốc, Ấn Độ Dương, thái bình dương, Báo Quốc, sức mạnh quân sự, tình báo
    [​IMG] (ĐVO) Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết, Quân đội Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh cho một cuộc xung đột hạn chế ở biên giới với Trung Quốc.

    “Dù các báo cáo trước công chúng thường làm nhẹ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ nhưng chúng tôi đánh giá rằng Ấn Độ đang gia tăng sự đề phóng trước Trung Quốc dọc vùng biên giới tranh chấp cũng trong khu vực Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương”, ông James Clapper - người đứng đầu cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ phát biểu trước Ủy ban Thượng viện về tình báo.

    “Quân đội Ấn Độ tin rằng cuộc xung đột lớn giữa Trung Quốc - Ấn Độ sẽ không xảy ra nhưng Quân đội Ấn Độ cần tăng cường sức mạnh chuẩn bị cho những cuộc xung đột nhỏ ở biên giới với Trung Quốc cũng như tạo đối trọng với nước này ở Ấn Độ Dương”, báo cáo của ông Clapper có đoạn.

    Cũng theo ông Clapper, Ấn Độ bày tỏ sự ủng hộ với sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Đông Á nói riêng và châu Á nói chung. Giải thích cho thái độ của New Delhi, ông Clapper cho rằng trong năm 2011, Trung Quốc đã thể hiện thái độ quyết đoán. “Dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định cam kết thực hiện các chính sách ngoại giao hòa bình, đặc biệt với các nước có chung biên giới nhưng Bắc Kinh có thể thực hiện các hành động trái ngược nếu nhận thấy rằng chủ quyền và an ninh quốc gia bị thách thức”.

    Bắc Kinh đã đạt được rất nhiều các mục tiêu quân sự khiến cho nước này có một sức mạnh quân sự ấn tượng. Quân đội Trung Quốc nhận được ngân sách và sự ủng hộ chính trị cho quá trình hiện đại hóa của mình nhằm thực hiện các chiến dịch ở châu Á và trên toàn thế giới, ông Clapper đánh giá.



    Theo quocphong.baodatviet.vn
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ... Khi bác trở về xây tổ ấm...
    Thì Bằng Lăng lại phải đi rồi...
    Thôi nhé, tiện đây cho gửi lại...
    Chữ bai cho những bác dỡ hơi !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p

Chia sẻ trang này