Nóng trong ngày ..., tập II

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 04/02/2012.

5082 người đang online, trong đó có 458 thành viên. 22:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36945 lượt đọc và 1059 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://truongsahoangsa.info/xay-xong-hon-2-000-km-duong-tuan-tra-bien-gioi.html

    Xây xong hơn 2.000 km đường tuần tra biên giới

    Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 14/02/2012 0 Phản hồi
    Bộ Quốc phòng tiếp tục xây dựng đường tuần tra biên giới ở 17 tỉnh để tiến tới hoàn thiện hơn 10.000 km đường biên giới trên đất liền.
    Ngày 13/2, thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý Dự án 47, Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) cho biết, nhằm củng cố quốc phòng an ninh biên giới trên đất liền, Bộ đã lập đề án “Quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2011-2015″.


    [​IMG]

    Chiến sỹ Đồn Biên phòng Hữu Nghị tuần tra kiểm soát đường mòn biên giới thuộc địa bàn huyện Cao Lộc. Ảnh: TTXVN.

    Địa bàn quy hoạch gồm 17 tỉnh biên giới đất liền: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
    Trước đó, Bộ Quốc phòng đã xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2006-2010 ở 20 tỉnh, với chiều dài 2.070 km và được chia thành 56 dự án. Hiện, đã triển khai được 53/56 dự án với tổng chiều dài 2.042; trong đó 32 dự án có tổng chiều dài tuyến 1.542 km theo tiêu chuẩn đường Tuần tra biên giới.
    Các dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Khi đó, hệ thống đường tuần tra biên giới sẽ thông được 2 tuyến, tuyến 1 từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) dài khoảng 215 km; tuyến 2 từ Kon Tum đến Gia Lai dài khoảng 550 km.
    Đề án “Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo” có tổng chiều dài theo quy hoạch là 10.196 km. Trong đó, đường dọc biên được xây dựng trong khu vực vành đai biên giới trong phạm vi 1.000 m tính từ đường biên giới quốc gia trở vào, với nền đường rộng 5,5 m; mặt đường rộng 3,5m; kết cấu mặt đường bằng bêtông ximăng hoặc đá dăm nhựa. Toàn bộ công trình trên đường xây dựng vĩnh cửu.
    Dự án được triển khai phù hợp với tình hình thực tế, gắn kết với hệ thống đường giao thông trong khu vực, tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn ở khu vực biên giới, vành đai biên giới, đồng thời góp phần ổn định an ninh, chính trị tại đây, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng biên.
    (Theo TTXVN)
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://truongsahoangsa.info/viet-nam-tiep-can-voi-cac-cong-nghe-quoc-phong-hien-dai.html

    Việt Nam tiếp cận với các công nghệ quốc phòng hiện đại

    Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 13/02/2012 0 Phản hồi
    Việt Nam đang đàm phán với một số nhà cung cấp vũ khí của phương Tây để có thể tiếp cận với các công nghệ quốc phòng hiện đại, Reuters cho biết hôm 10/2.
    Reuters dẫn lời các chuyên gia cao cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng Pháp cho biết, Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đang tìm cách mở rộng khả năng giám sát và tuần tra trên biển. Các hợp đồng vũ khí được dự đoán lên tới hàng trăm triệu USD.
    [​IMG]Việt Nam có thể mua hệ thống radar giám sát hiện đại của phương Tây.

    “Việt Nam đang bắt đầu cởi mở hơn đối với các nhà cung cấp vũ khí phương Tây từ 2 – 3 năm trước”, bà Marie-Laure Bourgeois, Phó Chủ tịch tập đoàn Thales, chuyên gia phụ trách các dự án mua bán quốc phòng ở Nam và Đông Nam Á của hãng này cho biết.
    “Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều muốn có đủ các phương tiện này để biết rõ những gì đang diễn ra ở trên biển và trên không”, bà Bourgeois nói thêm.
    Theo lời bà Bourgeois, Israel được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất để ký được hợp đồng cung cấp hệ thống radar tiên tiến cho Việt Nam, dù Tập đoàn Thales của Pháp cũng đang xúc tiến đàm phán với Việt Nam để có thể giành chiến thắng trong gói đấu thầu này. “Cơ hội của Thales vẫn còn ở phía trước”, bà Bourgeois nói.
    “Việt Nam sẽ không chỉ mua vũ khí của Nga. Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc thảo luận với các quan chức Việt Nam về việc cung cấp hệ thống radar và vẫn còn một số cuộc thảo luận”, bà Bourgeois nói với các phóng viên Reuters nhân sự kiện chuẩn bị diễn ra Triển lãm hàng không Singapore từ ngày 14-19/2 tới đây.
    Israel và Vệt Nam đã tăng cường các cuộc đàm phán song phương vào hồi cuối năm 2011, nhưng vài tháng nữa thỏa thuận mới được ký kết, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Israel nói với Reuters.
    Hôm 9/2 vừa qua, Israel đã công bố một hợp đồng cung cấp radar trị giá 150 triệu USD cho một quốc gia giấu tên ở châu Á.
    Ông James Hardy, Biên tập viên của tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa ra bình luận, Việt Nam có truyền thống mua vũ khí của Liên Xô (nay là Nga), trong đó có hợp đồng gần đây là mua 6 tàu ngầm Kilo 636, nhưng Hà Nội đang nổi lên là một thị trường vũ khí cho các quốc gia phương Tây.
    “Chúng tôi thấy rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ với các nước phương Tây trong vài năm qua, Việt Nam nổi lên là một thị trường tiềm năng cho chúng tôi”, ông Hardy nói.
    Reuters cũng cho biết rằng, tại triển lãm hàng không Singapore Air Show sắp tới, các nhà cung cấp vũ khí phương Tây sẽ trưng bày các hệ thống phòng thủ và hệ thống giám sát biên giới của họ để mong ký thêm được các hợp đồng với các đối tác Đông Nam Á.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ai bảo chỉ có con trai mặc áo lính

    Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 09/02/2012 0 Phản hồi
    Trong 2.880 bạn trẻ TP.HCM lên đường thi hành nghĩa vụ Quân sự đợt 1-2012 sáng qua (8-2), có 10 nữ thanh niên đã tình nguyện nhập ngũ.
    Người đang có công việc ổn định, người vừa rời trường phổ thông, người là dân quân tự vệ, nhưng khi biết tin tuyển quân năm nay có chỉ tiêu dành cho nữ, họ đều gác mọi chuyện riêng tư để lên đường.


    [​IMG]

    Các nữ tân binh tại lễ giao quân sáng 8-2

    Nào có kém ai…
    23 tuổi, Phan Thị Thùy Dung (Q.12) hiện đang làm kế toán cho một khách sạn tại quận 1. Nghe thông tin tuyển quân, dù có chút băn khoăn vì công việc đang ổn định nhưng nhớ về hình ảnh người cha ******* quá cố từng làm nhiệm vụ nơi biên giới, Dung bảo như được tiếp thêm sức mạnh để quyết định lên phường đăng ký nhập ngũ.
    “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Giờ tuy không phải đánh giặc nhưng tôi mơ ước được khoác trên mình bộ quần áo lính, làm mọi việc có thể để cống hiến cho Tổ quốc”, Nguyễn Đặng Bảo Trân – cô sinh viên cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin (19 tuổi, H.Bình Chánh), chia sẻ.
    [​IMG]Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, thứ trưởng Bộ Quốc phòng (bìa trái) tặng hoa, động viên các nữ tân binh trước khi lên đường nhập ngũ

    Trong gia đình Trân, ông nội, ông ngoại, các chú các bác đều theo quân đội khiến từ nhỏ Trân đã ước mơ được khoác trên mình bộ quân phục. “Tôi ở gần bà nội. Bà xem tivi thấy các phát thanh viên mặc quần áo bộ đội thì hay nói: “Con ơi! Con gái mặc đồ lính đẹp lắm. Nội muốn cháu gái của nội xinh như thế. Bao giờ con vào bộ đội, nội sẽ tiễn con đi!” – Bảo Trân chia sẻ. Trân cho biết từ những lời dạy của bà, cô thêm quyết tâm vào bộ đội.
    Nguyễn Thị Trường Kha (H.Bình Chánh) thì chia sẻ Kha cũng có ước mơ mặc áo lính từ nhỏ vì thấy các chú bộ đội rất kỷ luật, nghiêm túc và mạnh mẽ, quyết đoán. Kha thích những đức tính đó, từ khi học trung học phổ thông đã tìm cách nhập ngũ để thử sức nhưng không thấy tuyển nữ. Năm nay đang ôn thi đại học, biết tin có tuyển nữ vào quân đội là Kha đăng ký ngay. Kha tự tin dù khó khăn gian khổ thế nào cũng sẽ vượt qua tất cả và cống hiến được nhiều nhất cho đất nước.
    Từ vùng núi Cao Bằng, cô đảng viên trẻ dân tộc Tày Dương Thị Nguyệt vào Sài Gòn thi đại học nhưng không đỗ. Duyên may lại đưa Nguyệt đến với nghiệp quân nhân, trở thành dân quân tự vệ, công tác tại bộ phận văn thư bảo mật của Quận đội Gò Vấp. Nguyệt khoe: “Những câu chuyện của ông nội kể lúc còn sống về quá trình tham gia kháng chiến của ông đã xây dựng hình ảnh bộ đội ***** quá đẹp, nên mình đã ước mơ được trở thành bộ đội từ ngày bé”. Cô cháu gái ngày ấy nay đang chuẩn bị tiếp bước ông nội và các bác, viết tiếp trang sử truyền thống quân nhân của gia đình.
    [​IMG]Nguyễn Thị Trường Kha (xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh), nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, trong buổi giao lưu “Hội trại tòng quân” tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.

    “Phải mất một tuần thuyết phục, cuối cùng mẹ mới xiêu lòng, ủng hộ con gái nhập ngũ đợt này đó”, Nguyễn Thị Đoan Trang – nữ dân quân P.Thới An (Q.12) – cho biết. Dù đang buôn bán tại cửa hàng thời trang và luyện thi đại học, nhưng Trang quyết định gác lại hết mọi việc để kịp có mặt trong quân đội kỳ này. Cô bạn lý giải: “Quân đội là một trường học lớn, chắc chắn sẽ cho mình nhiều điều”.
    Ai cũng có trách nhiệm
    Hỏi các bạn có ngại những gian khó sẽ gặp và cả kỷ luật sắt trong quân đội, họ đều lắc đầu bảo có hề gì. “Mình nghĩ các bạn nam làm được thì cớ gì nữ lại không thể chứ, nếu khó thì tập dần rồi cũng quen. Hơn nữa, trách nhiệm nào có phân biệt nam hay nữ” – Thùy Dung cười tươi nói.
    Còn Dương Thị Nguyệt tự tin: “Mình có điều kiện làm quen với kỷ luật quân đội hai năm qua và cũng rất quyết tâm, vì còn gì sướng hơn khi ước mơ được trở thành bộ đội từ ngày bé nay sắp thành hiện thực. Vậy có còn gì là khó khăn đâu nào”.
    Nắng gió thao trường, thử thách huấn luyện trong những tháng quân trường các cô gái đều đã được chia sẻ nên dường như chẳng còn gì là trở ngại với họ. Nguyễn Thị Đoan Trang nói: “Đã chia tay những người bạn thân thiết, ngay người yêu ban đầu không ủng hộ nhưng thấy mình kiên quyết quá nên cũng chuyển sang ủng hộ luôn. Có lẽ cuộc sống khi đi vào kỷ luật sẽ vất vả hơn một chút nhưng có sá gì, chắc chắn sẽ vượt qua hết”.
    Q.LINH – M.ĐỨC

    Đẹp quá , người nữ chiến sĩ Việt Nam ! :x

    Tiếc thay ... ta đã già rồi !
    Cựu binh hết cửa yêu người tân binh !
    Năm xưa mê mãi chiến chinh ...
    Hai lăm tuổi vẫn chưa tình vắt vai !

    ~X~X~X~X~X~X~X~X

  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://truongsahoangsa.info/cong-an...uc-phan-dong-lat-do-chinh-quyen-nhan-dan.html

    ******* Phú Yên: Triệt phá một tổ chức phản đ ộng lật đổ chính quyền nhân dân

    Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 06/02/2012 0 Phản hồi
    ******* Phú Yên vừa lập công đầu năm xuất sắc triệt phá một tổ chức p hản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”; ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân” và bắt 10 đối tượng cầm đầu.

    [​IMG]
    Thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc ******* Phú Yên chủ trì họp báo và cho biết thông tin về tổ chức
    p hản động

    Sáng ngày 6-2, tại buổi họp báo với các cơ quan thông tấn, báo chí Thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc ******* tỉnh Phú Yên cho biết: “Tổ chức p hản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” có tiền thân là tổ chức “Ân đàn đại đạo” (thành lập năm 1975) do Trần Công, (tức Phan Văn Thu), sinh năm 1948, ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cầm đầu. Thu bị bắt, đưa đi tập trung cải tạo 10 năm tại A30 Phú Yên (nay là cơ sở giáo dục A1, Bộ *******), nhưng đến năm 1976 thì trốn trại và bị bắt lại ngày 26-8-1978; tháng 5-1983 ra trại và bị quản thúc tại địa phương nhưng đến năm 1984, Thu trốn khỏi nơi quản thúc vào Đồng Nai.
    Tại đây, từ năm 1985 -1990, Thu đổi tên là Trần Công và làm việc tại khu du lịch sinh thái Đá Bia, lấy nơi đây làm trung tâm chỉ huy hoạt động để bí mật phát triển tổ chức có danh xưng “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước với trên 300 đối tượng tham gia, trong đó có cả Việt kiều. Mỗi tỉnh, thành đều hình thành một đội hình thức “pháp hội” và hoạt động dưới danh nghĩa “bất bạo động”, nhưng thực chất của tổ chức này là một tổ chức chính trị p hản động nhằm âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân do Đảng ta lãnh đạo theo phương thức “bất chiến tự nhiên thành”. Chúng cho rằng năm 2013 chế độ Cộng sản Việt nam sẽ bị lật đổ và chúng sẽ có thời cơ để thay thế, cầm quyền ở Việt Nam.
    Sáng ngày 5-2, Cơ quan an ninh ******* Phú Yên đã phá tan bộ máy Trung ương của tổ chức p hản động này, bắt đối tượng cầm đầu Trần Công và một số tên tay chân khác
    Qua khám xét, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm tập tài liệu thể hiện nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức p hản động này; đồng thời thu giữ 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, một ống nhòm, hai máy tính xách tay, một máy ảnh, một máy quay phim, trên 12.000 USD và gần 190 triệu VND.
    Tin, ảnh: Xuân Hiếu/QDND

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Cho tui nó gỡ lịch chung thân là yên chuyện !


    Biết tin này , ballua , gialongVT buồn và lo lắng lắm đây !

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/477818/Qua-cua-ban-doc-Tuoi-Tre-den-Truong-Sa.html

    Quà của bạn đọc Tuổi Trẻ đến Trường Sa


    TT - 11g ngày 15-2, quà xuân của bạn đọc báo Tuổi Trẻ theo tàu Trường Sa 01 đã được trao đến tay các chiến sĩ công binh thuộc trung đoàn công binh 131 hải quân đang xây dựng tại đảo Đá Tây, Trường Sa.

    [​IMG]


    Quà xuân của bạn đọc báo Tuổi Trẻ đến đảo Đá Tây - Ảnh: Sơn Lâm
    Đại diện báo Tuổi Trẻ thay mặt bạn đọc gần xa đã gửi đến 76 chiến sĩ công binh mỗi người 1 triệu đồng. Đồng thời gửi tặng các chiến sĩ một tivi, đầu thu kỹ thuật số, quần áo, sách báo... cùng các nhu yếu phẩm với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là tấm lòng của đông đảo bạn đọc xa gần và của báo Tuổi Trẻ nhằm động viên, cảm ơn các chiến sĩ công binh đã không quản khó khăn, liên tục làm việc trong Tết Nguyên đán vừa qua để sớm hoàn thành công trình “Góp đá xây Trường Sa” đợt 1.
    Thay mặt các chiến sĩ, trung tá Nhữ Phi Phương chia sẻ: “Xin cảm ơn và gửi lời chúc: luôn mạnh khỏe và phát đạt trong năm mới của anh em ở đảo đến bạn đọc báo Tuổi Trẻ”.
    SƠN LÂM
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Có thể có người chưa biết rõ ?

    http://chuyentrang.tuoitre.vn/tuhaovietnam/chaoco/lich_su_quoc_ky.htm
    LỊCH SỬ QUỐC KỲ

    Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
    Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
    Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông


    Hỡi những ai máu đỏ da vàng

    Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc

    Nền cờ thắm máu đào vì nước

    Sao vàng tươi, da của giống nòi

    Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi

    Hỡi sỹ nông công thương binh

    Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

    Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào ********* (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".
    Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...


  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    LỊCH SỬ QUỐC CA


    Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".
    Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".
    Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."
    Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...
    Gần bảy mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    TÀI LIỆU LƯU TRỮ
    VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TÁC GIẢ QUỐC HUY VIỆT NAM
    Trần Hoàng - Nguyễn Minh Sơn
    Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm của sáng tác hội hoạ, là biểu tượng cô đọng, súc tích và đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam, nó hàm chứa khát vọng tha thiết của một dân tộc yêu chuộng hoà bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập. Quốc huy của chúng ta thật đẹp về hình thức, hàm súc về nội dung, thật sự không thua kém bất cứ quốc huy nào trên thế giới. Tác giả Quốc huy từ mấy chục năm nay được xác định là của Cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Tuy nhiên, từ sau ngày 9 tháng 9 năm 2001, khi hoạ sĩ Lê Lam có bài “Người vẽ Quốc huy” đăng trên báo Nhân dân cuối tuần khẳng định: Hoạ sĩ Bùi Trang Chước là người sáng tác và thực hiện các phác thảo Quốc huy... Đặc biệt, khi gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng đề nghị xét công nhận tác giả Quốc huy cho Ông Bùi Trang Chước với những tài liệu gốc do gia đình có được hoặc sưu tầm được thì vấn đề đòi hỏi xác định lại tác giả Quốc huy đã thật sự trở nên nóng bỏng và bức xúc. Từ năm 2001 tới nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục cuộc họp của các cơ quan chức năng với gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước để xem xét việc xác định tác giả Quốc huy. Do vậy, một số tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III và cả những tài liệu cá nhân của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước do gia đình biếu tặng đã được đưa ra nghiên cứu, thẩm định. Bài viết này đề cập sơ bộ đến quá trình sáng tác mẫu Quốc huy của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và một số tài liệu hiện đang lưu giữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (những tài liệu đã góp phần vào việc xác định tác giả Quốc huy Việt Nam).
    Họa sĩ Bùi Trang Chước sinh năm 1915 ở Phú Thượng, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1941. Trong thời gian học tập, ông đã tỏ ra là người rất có năng khiếu về đồ hoạ. Ra trường, ông được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt. Ngoài việc giảng dạy, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã dành nhiều thời gian cho việc sáng tác tem thư và ở thời điểm đó, ông là người Việt Nam đầu tiên ở Đông Dương vẽ tem thư. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Sau toàn quốc kháng chiến, ông lên Việt Bắc theo cách mạng, giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Liên khu Việt Bắc. Trong những năm 1951 - 1952, do có biệt tài về đồ hoạ, ông được điều về vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng. Đầu năm 1953, Nhà in Bộ Tài chính đã biệt phái ông sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ sáng tác Bằng khen, Huân, Huy chương cho Chính phủ. Tại đây, ông bắt đầu tham gia cuộc vận động sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam được phát động tháng 6-1951. Từ năm 1953 đến 1955, bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã có 94 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và hàng chục bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy. Từ những nghiên cứu đó, Ông đã hoàn thành 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10/1954, từ hơn 300 mẫu quốc huy của các hoạ sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được lựa chọn để trình Chính phủ. Mẫu số 1 có nền đỏ sao vàng, tượng trưng cho quốc kỳ của Việt Nam dân chủ cộng hoà; mặt trời mọc tượng trưng cho nước ta ở phương Đông, tượng trưng cho buổi bình minh của một kỷ nguyên mới và là tương lai của nền dân chủ cộng hoà; bông lúa tượng trưng cho nông nghiệp và giai cấp nông dân và cái đe tượng trưng cho công nghiệp và giai cấp công nhân (mẫu số 1 qua 3 lần chỉnh sửa sau này trở thành mẫu 18).
    Qua những tài liệu do gia đình gửi tặng Trung tâm LTQG III, có thể thấy một số tài liệu, tư liệu, hiện vật gốc của cố Hoạ sĩ Bùi Trang Chước để lại liên quan trực tiếp đến quá trình sáng tác Quốc huy như:
    - Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước.
    - Văn bản 237/MT ngày 24/11/1954 của Ban Mỹ thuật Trung ương gửi Bộ tuyên truyền do họa sĩ Trần Văn Cẩn ký;
    - Toàn bộ 94 bản phác thảo chì thể hiện quá trình tìm tòi và sáng tạo mẫu Quốc huy từ năm 1953 đến 1955;
    - 15 mẫu Quốc huy thể hiện màu, đã được Ban Mỹ thuật chọn trình Trung ương duyệt vào tháng 10 /1954.
    - 2 bản vẽ đen trắng (số 16, 17) đã thể hiện các bước chỉnh sửa để dẫn tới bản mẫu cuối cùng (số 18) và hai bản vẽ tách màu đen trắng bản mẫu Quốc huy cuối cùng mà hoạ sĩ Bùi Trang Chước sáng tác giữa năm 1955 chắt lọc từ 15 mẫu trước đó.
    Theo Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 26/ 4/1985, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại” sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1 bản màu và 2 bản tách màu đen trắng. Về mẫu vẽ Quốc huy cuối cùng này, trong Di bút của mình, Ông Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh 2 bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới, giải lụa ở giữa có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót 2 đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”. Sau khi hoàn thành bản vẽ mẫu Quốc huy cuối cùng này, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật của Chính phủ giao, ông lên đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Chính vì vậy, Ông không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của Trung ương sau kỳ họp Quốc hội vào tháng 9/1955. Nhiệm vụ chỉnh sửa, hoàn thiện này sau đó được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
    Một tài liệu lưu trữ rất quan trọng trong Phông Bộ Tuyên truyền là Văn bản số 237/MT ngày 24/11/1954 do chính Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn phụ trách Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương ký, gửi Bộ Tuyên truyền, trong đó cũng khẳng định rõ 15 mẫu mà Ban Mỹ thuật trình Bộ Tuyên truyền là của Họa sĩ Bùi Trang Chước. Văn bản nói rõ: “Khoảng trung tuần tháng 10/54, chúng tôi có gửi sang quí Bộ một số 15 mẫu quốc trưng để quí Bộ đưa trình Thủ Tướng phủ xem và cho ý kiến quyết định. Chúng tôi chờ đợi đã lâu mà chưa có tin tức gì về việc đó. Gần đây Vụ Lễ tân bên Thủ Tướng phủ có cho người dục luôn nên chúng tôi cử hoạ sĩ Bùi Trang Chước, tác giả những mẫu ấy, sang đề nghị quý Bộ cho biết tin tức về các mẫu đã được chọn. Cũng đề nghị quí Bộ trao lại cho hoạ sĩ Chước những mẫu đã gửi để đem về sửa lại và hoàn thành”.
    Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cung cấp cho các cơ quan chức năng và gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước một tài liệu quan trọng khác từ Phông Quốc hội. Đó là hình mẫu Quốc huy mà Chính phủ đệ trình Quốc hội để thông qua tại kỳ họp thứ 5/1955 (Hồ sơ 18, trang 66). Tài liệu này trong quá trình thẩm định khoa học hình sự đã trở thành tài liệu gốc chuẩn để so sánh đối chiếu với tài liệu của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
    Sau nhiều công văn, cuộc họp của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Cục Bản quyền tác giả... để giải quyết vấn đề xác định tác giả Quốc huy nhưng vẫn chưa có kết quả. Nguyên nhân là do: về phía gia đình cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và một số hoạ sĩ căn cứ trên một số tài liệu cho rằng hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả Quốc huy. Về phía gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước, nhiều hoạ sĩ căn cứ trên những tài liệu, hiện vật gốc về Quốc huy mà gia đình có được cũng như tài liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cương quyết cho rằng tác giả Quốc huy Việt Nam không thể ai khác ngoài hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Chính do còn giữ được nhiều văn bản, tài liệu gốc, gia đình Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đề nghị Chính phủ cho phép thẩm định bằng khoa học hình sự những tài liệu, hiện vật gốc liên quan đến Quốc huy Việt Nam. Tháng 6/2003 Viện Khoa học hình sự - Bộ ******* đã chính thức tiến hành công tác thẩm định và đã trả lời kết quả cho Cục Bản quyền tác giả. Ngày 28/10/2003 Cục Bản quyền tác giả đã thông báo chính thức kết quả giám định khoa học hình sự như sau: “Bản viết tay “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và bản viết tay “Chúng tôi làm Quốc huy” của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là do chính các cố hoạ sĩ viết”.
    Mẫu phác thảo Quốc huy số 18 của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước (do gia đình cung cấp) có 04 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp; gồm: hình bông lúa, ngôi sao, dải băng và phần gốc bó lúa;
    Mẫu phác thảo Quốc huy của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (do bà Trần Thị Hồng, người được hưởng thừa kế của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và ông Triều Dương cung cấp) có 02 chi tiết cơ bản giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà in trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955 “do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp ; gồm: hình ngôi sao và bánh xe hình răng cưa”.
    Ba tuần sau đó, ngày 19/ 11/2003 bằng Văn bản số 227/BQTG-VHNT, Cục Bản quyền tác giả cho rằng: “Kết quả giám định đó không trái với các nguồn tư liệu, chứng cứ và các ý kiến đã được các thành viên trong tổ Tư vấn và những người có liên quan trao đổi, thảo luận. Kết quả giám định cũng phù hợp với ý kiến của đa số thành viên của Tổ Tư vấn và ý kiến của Bộ Văn hoá - Thông tin, làm rõ hơn căn cứ xác định tác giả Quốc huy Việt Nam. Vì vậy Bộ Văn hoá - Thông tin cho rằng Quốc huy Việt Nam do đồng tác giả sáng tạo gồm cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là kết luận thoả đáng và hoàn toàn có căn cứ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
    Tất nhiên, sau đó gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước không thoả mãn với kết luận đó và tiếp tục đề nghị xem xét lại. Ngày 9/02/ 2004, tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện Bộ Văn hoá - Thông tin báo cáo, nghe ý kiến cuả các Phó Thủ tướng và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến kết luận. Ngày 27/02/2004 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam như sau: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam”.
    Như vậy, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu, thẩm định khoa học hình sự những tài liệu lưu trữ, các cơ quan chức năng và người đứng đầu Chính phủ đã có ý kiến rõ ràng về tác giả Quốc huy Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng đã xem xét nhiều lần và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến như trên nhưng rất tiếc đến nay vấn đề này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tuy vấn đề xác minh ai là tác giả đích thực của Quốc huy Việt Nam là vấn đề hệ trọng và rất nhạy cảm, nhưng mong rằng, vấn đề này sớm được giải quyết dứt điểm.
    Qua sự việc này cũng như việc xác định tác giả Quốc ca Việt Nam trước đây, một lần nữa, chúng ta lại càng thấy giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ. Nhờ đó mà các cơ quan chức năng có thêm nhiều cơ sở, bằng chứng tin cậy để xem xét lại một cách khoa học vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam. Cũng qua sự việc này, khi những tài liệu lưu trữ cá nhân góp phần quan trọng để xác minh những con người, sự kiện thì việc sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ cá nhân lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Mong rằng Dự án “Sưu tầm tài liệu quí, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam ở nước ngoài” sẽ sớm được xây dựng, phê duyệt để có thêm tài liệu lưu trữ - những sử liệu tin cậy góp phần làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử đúng như chúng đã diễn ra trong quá khứ./

Chia sẻ trang này