Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4616 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 17:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30564 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Tiếng vọng của đất liền...


    TT - Lúc 21g30 ngày 4-1-2012, trên VTV1, Đài truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu Đồng vọng với đảo xa.

    [​IMG]
    Cảnh trong phim tài liệu Đồng vọng với đảo xa - Ảnh do đạo diễn cung cấp
    “Không thể chia sẻ hết sự quan tâm của cộng đồng đối với Trường Sa trong những cuộc gặp mặt ở bất kể đâu. Chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ là một trong những nội dung thể hiện được rất rõ sự quan tâm, tình cảm của mọi người đối với huyện đảo này”.
    Đạo diễn Bùi Tuấn
    “Không đâu như đất nước Việt Nam mình, và không đâu được quan tâm và chia sẻ nhiều như Trường Sa. Trong rất nhiều ngày, nhiều tháng mỗi khi ngồi ở quán cà phê, trà đá vỉa hè hay quán bia... chỗ nào người ta cũng nói chuyện về Trường Sa. Đề tài này là câu chuyện bất tận có thể bàn mọi nơi mọi lúc, mọi thành phần... Có lẽ chính lòng yêu nước và tự hào dân tộc đã tạo nên những diễn đàn vỉa hè này. Đó chính là tiếng “vọng” của đất liền đối với vùng đảo thân yêu” - đạo diễn Bùi Tuấn nói như vậy về Đồng vọng với đảo xa. Có lẽ chính bởi những buổi trà đá vỉa hè nghe người dân bàn về Trường Sa nên đạo diễn Bùi Tuấn có ý định làm một bộ phim nói về tấm lòng của người dân Việt dành cho đảo. “Nhưng thật khó để thực hiện được nội dung ấy nếu như không có chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ”, đạo diễn Bùi Tuấn nói. Thông qua cuộc vận động này, có thể thấy được tinh thần của tất cả người Việt trên khắp đất nước khi dành dụm những đồng tiền nhỏ nhất của mình để đóng góp.
    Đó là hình ảnh bà Nguyễn Thị Lan, 85 tuổi, dành dụm lương hưu của mình để góp 100 triệu đồng; là hình ảnh chị Nguyễn Thị Quý, sống tại quận 12, TP.HCM, làm nghề mua ve chai mỗi ngày kiếm được 50.000 đồng nhưng vẫn đến báo Tuổi Trẻ góp 200.000 đồng; là nhóm bán vé số khuyết tật ở Cần Thơ dành riêng những ngày bán vé số để chung tiền góp đá, hay điều ước từ 1.000 con hạc giấy của bạn Nguyễn Thị Liễu gửi các anh lính đảo với mong muốn các anh chân cứng đá mềm mà giữ vững biển trời của Tổ quốc.
    Không chỉ là chương trình góp đá, mà còn là những hình ảnh anh chị em văn nghệ sĩ, nhà báo hằng năm ra Trường Sa để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho lính đảo. Và núm ruột ngoài khơi của đất mẹ Việt Nam không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tác mà còn là điểm tựa của niềm tin, là điểm hướng đến thiêng liêng của nhiều người.
    Trong lời bình cuối phim, những lời tha thiết đã vang lên: “...Ánh sáng cứ bừng lên về phía biển đảo, và qua những bóng tối như chực bao phủ, chúng ta vẫn hiên ngang vững bước. Và chừng nào người Việt Nam còn thì biển đảo vẫn còn. Chừng nào những thương yêu, đoàn kết từ đất liền vẫn nối liền với đảo xa qua biển khơi cuộn sóng, chừng ấy những lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay trên những hòn đảo, những nhà giàn, những trái tim người ở đất liền vẫn nối liền tiếng gọi với bao trái tim chiến sĩ biên cương và đảo xa, những người vẫn đêm ngày chắc tay súng, mắt dõi nhìn phương xa, lưng dựa vào Tổ quốc”.
    HOÀNG ĐIỆP


    Mấy hôm nay bận quá , giờ mới đọc thấy tin này !
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Truy bắt các đối tượng bắn bị thương 6 ******* và bộ đội


    05/01/2012 17:11
    (TNO) Khoảng 7 giờ 30 phút sáng 5.1, tại khu vực cống Rộc (khu vực đất bồi để nuôi trồng thủy sản) thuộc xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng, Hải Phòng, xảy ra vụ nổ súng làm 4 ******* và 2 bộ đội bị thương.
    Nguyên nhân được xác định là do vào thời điểm trên, khi một số cán bộ, chiến sĩ thuộc ******* và Ban Chỉ huy quân sự huyện đang thực hiện việc rà soát vật liệu nổ để lực lượng cưỡng chế của H.Tiên Lãng tiến hành thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng của chủ đầm Đoàn Văn Vươn, SN 1963, ở xã Bắc Hưng (H.Tiên Lãng) thì vấp phải sự phản ứng dữ dội của chủ đầm.
    Một người dân chứng kiến cho biết khi lực lượng cưỡng chế tiếp cận khu đầm, một quả mìn tự tạo đã phát nổ.
    Một số đối tượng có mặt tại khu đầm đã dùng súng hoa cải bắn nhiều phát về phía lực lượng đang làm nhiệm vụ.
    Hậu quả, 4 ******* huyện trong đó có thượng tá Lê Văn Mải, Trưởng ******* huyện và 2 bộ đội thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện bị thương.
    Có mặt tại hiện trường ngay từ sáng 5.1, Thanh Niên Online ghi nhận có tới hàng nghìn người dân hiếu kỳ đứng trên bờ đê để theo dõi vụ việc.
    Lúc này lực lượng ******* đã được huy động tới hàng trăm cán bộ chiến sĩ, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiếp cận căn nhà được nhận định là các đối tượng chống trả lực lượng cưỡng chế đang cố thủ.
    Mặc cho loa kêu gọi, súng bắn chỉ thiên hàng loạt... trong căn nhà vẫn im ắng. Khi lực lượng ******* tiếp cận được ngôi nhà thì các đối tượng trên đã trốn chạy.
    Tại Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp, các bác sĩ cho biết, 4 ******* và 2 bộ đội được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, chủ yếu vào cổ, ngực, bụng và mặt, hiện đang được cấp cứu và điều trị tích cực.
    ******* Hải Phòng đang tiếp tục truy bắt các đối tượng tham gia nổ súng vào lực lượng cưỡng chế.
    [​IMG]
    Đưa chiến sĩ ******* bị thương đi cấp cứu
    [​IMG]
    Lực lượng ******* chuẩn bị các thiết bị chữa cháy
    [​IMG]
    Chuẩn bị mặt nạ chống độc
    [​IMG]
    Dò tìm mìn
    [​IMG]
    Ngôi nhà được cho là nơi các đối tượng cố thủ

    [​IMG]
    Tiếp cận ngôi nhà
    [​IMG]
    Lực lượng ******* tìm cách tiếp cân ngôi nhà từ nhiều phía

    [​IMG]
    Ném lưu đạn cay để khống chế đối tượng
    [​IMG]
    Bình ga đối tượng dùng để kích nổ
    [​IMG]
    Hàng ngàn người dân hiếu kỳ kéo đến xem

    Bài ảnh: Phạm Hải Sâm

    Đã nhiều năm không đóng thuế đất trên mãnh đất đã hết hạn thuê , nay nhà nước thu hồi là đúng , vậy mà còn đặt mìn và nổ súng chống lại người thi hành công vụ !
    Vậy mà một đám dỡ hơi lại cười cợt , thậm chí còn bênh vực tội phạm , khen ngợi tội phạm là anh hùng !
    Dẫu sao xem cách comment cũng hiểu thêm quan điểm chính trị và tầm văn hóa , đạo đức của nhiều thành viên F319 !
    Tôi đã xem và lắc đầu ngán ngẫm ! Miễn tranh luận với bọn lưu manh vô học ở đó !

    http://f319.com/giaoluu/1494865

  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Kỷ niệm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Cam-pu-chia (7-1-1979) và Năm hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia 2012
    Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu:
    Một thực tế lịch sử không thể phủ nhận



    QĐND - Thứ Năm, 05/01/2012, 22:52 (GMT+7)
    QĐND - Nhân dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979) và Năm Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia 2012, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - người đã có hơn 11 năm công tác, chiến đấu, giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia đã dành thời gian trò chuyện với phóng viên Báo Quân đội nhân dân một số vấn đề xung quanh sự kiện này. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nội dung cuộc trò chuyện trên.
    Phóng viên (PV): Kính thưa đồng chí, sự kiện ngày 7-1 gợi lại cho đồng chí điều gì nhớ nhất về nhân dân Cam-pu-chia?
    Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Trước hết, tôi phải khẳng định lại điều này: Ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia có lịch sử gắn bó rất lâu đời với nhau trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc. Trong chiều dài lịch sử ấy, nhân dân ba nước đã “chung lưng đấu cật” để xây dựng mỗi nước phát triển. Đặc biệt, trong nhiều giai đoạn lịch sử, ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia đều có chung một kẻ thù xâm lược. Vị trí địa lý và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của mỗi dân tộc đã gắn kết ba nước trở nên gần gũi, thân thiện. Theo đó, quá trình chiến đấu của mỗi nước phải dựa vào nhau để chống kẻ thù chung, bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước. Vì vậy, nhân dân Cam-pu-chia đối với nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân Cam-pu-chia đối với Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam luôn sát cánh bên nhau chống lại kẻ thù chung vì độc lập của mỗi nước, vì hạnh phúc của nhân dân và mỗi dân tộc.
    Đặc biệt, trong các cuộc kháng chiến trường chinh của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, QĐND Việt Nam luôn được nhân dân Cam-pu-chia ủng hộ, giúp đỡ với một sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, hết mình. Sự giúp đỡ của nhân dân Cam-pu-chia cũng giống như nhân dân Lào giúp đỡ chúng ta trong kháng chiến là điều hết sức đáng quý, đáng trân trọng. Vì thế, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của nhân dân Cam-pu-chia. Cũng như nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của nhân dân Lào. Đó là sự tiếp nối lịch sử truyền thống của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia. Tuy quá trình phát triển đất nước mỗi nước có đặc thù riêng, nhưng cái chung là khát vọng hòa bình và trong nhiều thời điểm có chung một kẻ thù xâm lược. Khi đã nói tới ba nước cùng chống kẻ thù chung thì không thể đặt vấn đề là ai giúp ai mà đó là trách nhiệm chung của nhân dân ba nước. Nhân dân Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia và ngược lại. Vì thế, khi QĐND Việt Nam chiến đấu, công tác trên đất Cam-pu-chia được nhân dân Cam-pu-chia coi như con em của mình. Tình cảm và sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của nhân dân Cam-pu-chia đối với nhân dân Việt Nam, QĐND Việt Nam là điều không phải riêng tôi, mà tất cả những ai đã từng có thời gian ở Cam-pu-chia đều luôn ghi nhớ. Điều này không chỉ là sự ghi nhớ đơn thuần mà trong sâu thẳm còn là sự biết ơn nhân dân Cam-pu-chia.
    [​IMG]
    Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu PV: Thưa đồng chí! Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng việc quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt vẫn bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc. Vậy, theo đồng chí, sự kiện này được hiểu như thế nào cho đúng?
    Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Để có được cái nhìn đúng đắn, khách quan về sự kiện này, cần phải nhìn rộng hơn, xa hơn. Thực tế, trước ngày 17-4-1975, QĐND Việt Nam cũng đã giúp các lực lượng của Cam-pu-chia giải phóng đất nước, trong đó có cả Pôn Pốt. Thậm chí, lúc đó QĐND Việt Nam và các lực lượng giải phóng của Cam-pu-chia còn cùng ăn, cùng ở với nhau. Lý do để giải thích điều này như phần trên tôi đã đề cập. Phải khẳng định rằng: Đó là sự giúp đỡ hết sức vô tư, trong sáng của QĐND Việt Nam, của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Cam-pu-chia vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân Cam-pu-chia. Thời điểm đó, nhân dân Cam-pu-chia đối với QĐND Việt Nam cũng chính như nhân dân Việt Nam đối với quân đội mình. Chúng tôi cũng ở trong nhà dân, sinh hoạt cùng nhân dân, lao động cùng nhân dân, được nhân dân che chở để đánh giặc cứu nước. Nhân dân Cam-pu-chia không chỉ giúp đỡ, nuôi dưỡng, ủng hộ, mà còn hy sinh tính mạng để bảo vệ QĐND Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, sau ngày 17-4-1975, khi đã giành được chính quyền, thì tập đoàn Pôn Pốt trở mặt, ra tay sát hại chính đồng bào mình, nhân dân mình. Điều này lúc đầu chúng ta không thể hiểu nổi và cũng chưa bao giờ dự tính tới. Bởi chính nhân dân Cam-pu-chia là những người đã sát cánh cùng các lực lượng, trong đó có cả lực lượng của Pôn Pốt, không tiếc của cải, máu xương của mình đứng lên chống kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Đặc biệt, sau này khi QĐND Việt Nam theo lời gọi khẩn thiết của nhân dân Cam-pu-chia tiến công đánh đuổi Pôn Pốt, được chứng kiến những gì mà chúng gây ra cho chính nhân dân Cam-pu-chia thì hết sức ghê tởm và căm phẫn. Càng căm phẫn Pôn Pốt bao nhiêu, chúng tôi càng thương người dân Cam-pu-chia bấy nhiêu.
    Tôi xin trở lại thời điểm ngày 17-4-1975 - ngày mà thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Sau ngày đó, nhân dân Cam-pu-chia đang hết sức vui mừng thì Pôn Pốt thực hiện chính sách đuổi nhân dân, giết hại đồng bào mình, lập trại lính. Đặc biệt, Pôn Pốt sử dụng các hình thức giết hại nhân dân Cam-pu-chia hết sức dã man. Tiếp đó, chúng mở cuộc tiến công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Trước tình hình đó, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn kẻ thù xâm lược đất nước, giết hại đồng bào ta trên dọc tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia; đặc biệt càng không thể chấp nhận sự tàn sát dã man của Pôn Pốt đối với nhân dân Cam-pu-chia. Bởi vậy, chúng ta đã đáp trả bằng những trận phản công, đánh bật kẻ thù ra khỏi biên giới. Mặt khác, với tình cảm, trách nhiệm và những giá trị lịch sử đã được nhân dân hai nước vun đắp, tạo dựng nên trong suốt chặng đường dài, cùng lời đề nghị khẩn thiết của chính người dân Cam-pu-chia, QĐND Việt Nam đã tiến công tiêu diệt lực lượng Pôn Pốt đến sào huyệt cuối cùng. Việc làm đó không chỉ là hành động bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta, mà còn là trách nhiệm của lương tri, là ý nguyện của người dân Cam-pu-chia và là hành động diệt trừ một mầm họa lớn cho nhân loại. Đó là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận.
    Sau chiến thắng 7-1-1979, nhân dân Cam-pu-chia thực sự được giải phóng. QĐND Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia xây dựng lại cuộc sống của mình. Một cuộc sống mới mà suốt những năm Pôn Pốt cầm quyền, họ chưa từng một ngày ăn ngon, ngủ yên. Tôi nêu một ví dụ này để minh chứng. Nhiều em bé vì đói, vì rét, vì bị thương đang kêu khóc thảm thiết, nhưng nếu nghe ai đó nhắc tới hai tiếng “Pôn Pốt” là nó im bặt. Nỗi khiếp đảm do Pôn Pốt gây ra không chỉ đối với người lớn mà còn hằn rõ trong bộ óc ngây thơ của các em nhỏ. Chúng tàn ác đến thế, sao mình lại không giúp nhân dân Cam-pu-chia trừ họa. Quả thật, trong điều kiện ấy, chỉ những ai không có lương tri; chỉ những ai không phải là “con người” mới thờ ơ khoanh tay đứng nhìn nhân dân Cam-pu-chia bị giết hại. Thật đáng xấu hổ cho những suy nghĩ bẩn thỉu và bần tiện đó.
    PV: Đến nay, vẫn có ý kiến cho rằng: Thời điểm đó, chỉ cần chúng ta giúp Cam-pu-chia lật đổ chế độ Pôn Pốt là hoàn thành nghĩa vụ và không cần có một thời gian ở lại Cam-pu-chia lâu đến thế. Vậy đồng chí có nhận xét gì về điều này?
    Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Nếu vẫn suy nghĩ như thế tôi cho rằng, đó là những người chỉ thấy được cái trước mắt, mà không nhìn ra cái lâu dài, cái căn bản. Ngày đó, đất nước Cam-pu-chia dưới chế độ do Pôn Pốt cai trị trở nên hết sức tan hoang, kiệt quệ về nhiều mặt. Thậm chí, khi chúng tôi có mặt ở Phnôm Pênh, nhân dân không còn một chiếc bát tử tế để dùng. Họ chủ yếu lấy vỏ quả dừa để làm bát. Đặc biệt, lực lượng cách mạng do Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia lãnh đạo còn hết sức non trẻ. Nếu khi đó, QĐND Việt Nam rút về ngay thì thảm họa do Pôn Pốt trút xuống đầu người dân Cam-pu-chia còn tàn bạo hơn, dã man hơn trước đó. Đặc biệt, khi đó QĐND Việt Nam không chỉ tiếp tục giúp đỡ lực lượng cách mạng truy đuổi tàn quân Pôn Pốt, mà còn trực tiếp tham gia tổ chức lại cuộc sống cho nhân dân. Nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi, thậm chí là những công cụ lao động thô sơ nhất như cái cuốc, cái cày, con trâu… đều được đưa từ Việt Nam sang để giúp bạn. Đó là lý do vì sao mãi tận năm 1989, chúng ta mới quyết định rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam từ Cam-pu-chia về nước. Và kể từ ngày đó, mối đoàn kết, gắn bó giữa hai nước, nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia càng trở nên mật thiết. Mối đoàn kết gắn bó đó không phải ngẫu nhiên mà có, mà nó được xây đắp bằng những giá trị của lịch sử, bằng máu xương của nhân dân và quân đội hai nước. Một sự hợp tác toàn diện, thủy chung, vô tư, trong sáng vì mục tiêu cao cả: Sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích của mỗi dân tộc. Tôi cho rằng: Dù có nói bao nhiêu cũng không hết, viết bao nhiêu cũng không đủ, lịch sử phát triển của hai dân tộc, hai nước chính là bằng chứng sinh động, cho chúng ta câu trả lời xác thực nhất. Đúng như Thủ tướng Hun Xen đã khẳng định tại lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 vừa qua: Đó là một phần lịch sử không thể lãng quên…
    PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
    NGỌC LONG DUY THÀNH (thực hiện)

    Tú Gân tự hào đã có mặt trong đoàn quân tình nguyện Việt Nam giải phóng Kampuchia , trực tiếp chiến đấu , bắt tù binh thu vũ khí ! :-bd
    Tiếc là dòng đời đưa đẩy , thời gian không có nên chưa có dịp quay lại chiến trường xưa thăm lại những mẹ nuôi cha nuôi người Khmer và Lào ở đấy ! ~X
    Trong trái tim tôi có một góc lưu trữ những kỷ niệm của thời thanh xuân tươi đẹp ấy ! Từ 18 đến năm 23 tuổi .
    Không biết những người thân Khmer và Lào mà tôi từng gặp , từng xem tôi như con , như anh như em một nhà bây giờ ra sao , ai còn ai mất !
    Ba mươi năm đã qua ... :-<
    :-<:-<
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Kỷ niệm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979) và năm Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia 2012
    Biết ơn "Bộ đội nhà Phật"

    QĐND - Thứ Tư, 04/01/2012, 21:17 (GMT+7)
    QĐND - Trong chuyến công tác mới đây tại Cam -pu-chia, khi đến thăm Đài Tưởng niệm hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia tại thủ đô Phnôm Pênh và Khu tưởng niệm Chiến sĩ tình nguyện Việt Nam ở tỉnh Xi -ha-núc Vin, chúng tôi gặp các nhà sư Cam -pu-chia thắp hương tưởng niệm Bộ đội tình nguyện Việt Nam. Các nhà sư gọi Bộ đội tình nguyện Việt Nam là “Bộ đội nhà Phật” đã giúp nhân dân Cam -pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng và giúp cho dân tộc này hồi sinh sau hậu quả khủng khiếp mà chế độ Pôn Pốt đã gây ra cho đất nước này.
    [​IMG]
    Khu Tưởng niệm Chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại tỉnh Xi -ha-núc Vin.
    Cam -pu-chia là đất nước của Phật giáo. Tại đây, các nhà sư được kính trọng đặc biệt. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Cam -pu-chia, hiện đất nước này có tới 4000 ngôi chùa và khoảng 50.000 sư sãi. Trong giới sư sãi có Vua sư lãnh đạo. Hỏi chuyện nhà sư Tép -xim bên tượng đài chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở tỉnh Xi -ha-núc Vin, nhà sư cho biết:
    - Phật giáo là quốc đạo ở Cam -pu-chia, vậy mà chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã giết hại hai vạn sư sãi. Sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam -pu-chia cùng với sự giúp đỡ của Bộ đội tình nguyện Việt Nam đã giúp Cam -pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng và Phật giáo được hồi sinh trên đất nước ăng -ko. Chúng tôi coi Bộ đội tình nguyện Việt Nam là “Bộ đội nhà Phật” vì đã mang lại sự sống và hạnh phúc cho nhân dân đất nước tôi.
    Nhà sư Tép -xim kể với chúng tôi: Từ sau ngày đất nước Cam -pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng, trong các ngày lễ của Nhà nước đều có nghi thức Phật giáo để tưởng nhớ, cầu siêu cho người đã khuất, trong đó có các liệt sĩ Bộ đội tình nguyện Việt Nam.
    Nghe nhà sư Tép -xim nói chuyện, chúng tôi nhớ lại hơn chục năm trước, trong cuộc Hội thảo quốc tế "Việt Nam trong thế kỷ XX" tại Hà Nội, Tiến sĩ Chay -y-Hiêng, Cố vấn Chính phủ Hoàng gia Cam -pu-chia, đọc tham luận đã khẳng định: "Điều gì còn đọng lại trong trái tim người dân Cam -pu-chia về Việt Nam trong thế kỷ XX? Đó là lòng biết ơn, đó là tình hữu nghị, là hình ảnh về một đội quân nhà Phật từ cõi thiện xa xôi đến cứu giúp nhân dân Cam -pu-chia".
    Đại sứ Việt Nam tại Cam -pu-chia Ngô Anh Dũng kể với chúng tôi rằng, với nhân dân Cam -pu-chia, ngoài những ngày lễ, tết theo nghi thức truyền thống của bạn, bạn còn quan niệm một số ngày lễ trọng đại của Việt Nam cũng là ngày lễ của mình như: Ngày Quốc khánh Việt Nam (2-9), Ngày Thương binh -Liệt sĩ của Việt Nam (27-7), Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12) …
    [​IMG]
    Đài Tưởng niệm hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia ở thủ đô Phnôm Pênh
    Ông Xba-ông Xa -rát (Sbaong Sarath), Tỉnh trưởng tỉnh Xi -ha-núc Vin nói với chúng tôi: Tỉnh Xi -ha-núc Vin ghi nhiều dấu ấn của quân đội Việt Nam. Cảng Xi -ha-núc Vin đã từng là nơi tập kết hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây cũng chồng chất những tội ác của Khơ -me Đỏ gây ra và cũng tại đây đã chứng kiến những trận chiến đấu anh dũng của Bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân trong tỉnh thoát khỏi họa diệt chủng. Trong những trận chiến đấu ấy, rất nhiều người con ưu tú của Bộ đội Việt Nam đã ngã xuống. Để tưởng nhớ Bộ đội tình nguyện Việt Nam, thể theo nguyện vọng của nhân dân, tỉnh đã xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam.
    Khu Tưởng niệm Chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam được xây dựng trong khuôn viên khá rộng. ở vị trí trung tâm của Khu là tượng đài Chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam có hình ngôi sao vàng trên nền đỏ.
    Trò chuyện với người dân ở gần Khu Tưởng niệm Chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tỉnh Xi -ha-núc Vin, chúng tôi rất cảm động khi được biết, Khu Tưởng niệm này hầu như ngày nào cũng được người dân địa phương đến thắp hương. Những ngày Tết cổ truyền của Cam -pu-chia và Việt Nam, người dân đều đến đây mời các vong linh Bộ đội tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh vì sự hồi sinh của đất nước Cam -pu-chia về ăn Tết với gia đình của họ.
    Bài và ảnh: Phú Quý
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Việt Nam giúp Cam-pu-chia xóa bỏ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước
    Một sự nghiệp cao cả, sáng ngời chính nghĩa



    QĐND - Thứ Ba, 04/01/2011, 22:23 (GMT+7)
    QĐND - LTS: Ngày 7-1, nhân dân Cam-pu-chia sẽ kỷ niệm 32 năm Ngày Chiến thắng chế độ Khơ-me Đỏ (7-1-1979/7-1-2011). Việc quân và dân Việt Nam không quản khó khăn, hy sinh xương máu để giúp Cam-pu-chia xóa bỏ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước là một nghĩa cử hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Nhân dịp này, Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu bài viết của đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Cam-pu-chia.
    Ngày 17-4-1975, Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ của Xăm-đéc Nô-rô-đôm Xi-ha-núc sau biết bao hy sinh, gian khổ.
    Nhân dân Cam-pu-chia chưa kịp mừng chiến thắng thì lập tức bè lũ Pôn Pốt đã ra lệnh đuổi tất cả người dân ra khỏi thành phố, làng mạc quê hương. Pôn Pốt – I-êng Xa-ri – Khiêu Xam-phon lên cầm quyền đã thi hành một đường lối, chính sách cực kỳ p hản động . Về đối ngoại, chúng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Về đối nội, chúng thi hành chính sách diệt chủng trên quy mô lớn với những người Cam-pu-chia mà chúng cho là không thể cai trị, thực hiện chủ trương xây dựng đất nước Cam-pu-chia thành một xã hội không tưởng: Không tiền, không chợ, không trường học, không tôn giáo. Mọi người dân đều ở chung, ăn chung, làm việc tập thể trong các trại tập trung. Chúng đã biến xã hội Cam-pu-chia từ một “ốc đảo hòa bình” trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước thành trại khổ sai khổng lồ đầy những hố chôn người. Người dân không được đi chùa, đi nhà thờ, không có sự giao lưu với bên ngoài, không được nói chính kiến của mình, không được vui, buồn, khóc; chỉ được cúi đầu tuân lệnh, sống trong căm hận và hồi hộp chờ nghe bọn Pôn Pốt gọi đến tên mình đưa đi hành quyết. Nền văn hóa lâu đời của đất nước Cam-pu-chia bị bè lũ Pôn Pốt hủy hoại hoàn toàn.

    [​IMG]

    Bộ đội tình nguyện Việt
    Nam giúp chiến sĩ cách mạng Cam-pu-chia huấn luyện quân sự. Ảnh tư liệu

    Trong nước Cam-pu-chia, theo thống kê của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, bọn diệt chủng Pôn Pốt đã giết hại hơn 2.700.000 người, trong đó có gần 200 nhà văn, nhà báo, 600 bác sĩ, dược sĩ, 18.000 thầy giáo, giáo sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1000 văn nghệ sĩ. Hơn 1000 trí thức ở nước ngoài về chỉ còn sót lại vài chục người. Gần 6000 trường học, hơn 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên chúa, đạo Hồi bị phá hủy, biến thành nhà kho, thành trại giam. Người Cam-pu-chia bị tàn sát hết sức dã man, những người còn sống sót chúng dồn vào các trại tập trung dưới cái tên “công xã”. Tuyệt đại đa số những cán bộ, đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Cam-pu-chia (thành lập từ năm 1951) đã bị tiêu diệt. Sự khủng bố và kìm kẹp dã man của Pôn Pốt đã làm bùng lên hàng loạt cuộc nổi dậy chống chế độ diệt chủng ở khắp nơi. Hàng vạn người dân Cam-pu-chia đã chạy thoát sang Việt Nam. Các ông Hêng Xom-rin, Chia Xim, Bu Thoong, Xại Phu-thoong, Hun Xen…, sớm nhận rõ bản chất p hản động của Pôn Pốt, đã tập hợp những người yêu nước Cam-pu-chia, xây dựng, huấn luyện những đơn vị vũ trang, lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống Pôn Pốt ở các nơi, xây dựng lực lượng cứu nguy dân tộc.
    Mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ tháng 5-1975 đến 23-12-1978, bè lũ Pôn Pốt đã giết hại hơn 5000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5000 người, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Hàng trăm trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, chùa chiền ở vùng giáp biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia bị đốt phá. Hàng nghìn con trâu bò bị cướp, giết, hàng nghìn héc-ta lúa, màu bị phá hoại, hàng vạn héc-ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới Tây Nam bị bỏ hoang. Nửa triệu người dân Việt Nam sát biên giới phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng để chạy về phía đông.
    Trước tình hình bọn Pôn Pốt gây hấn ở biên giới Tây Nam đất nước, vì lợi ích dân tộc và tình hữu nghị chiến đấu lâu năm, Đảng và Nhà nước ta đã tự kiềm chế, kiên trì thuyết phục, thương lượng giải quyết những vấn đề cụ thể thuộc quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc. Nhưng mọi sự cố gắng của chúng ta đều không có kết quả, bọn Pôn Pốt vẫn ngoan cố thực hiện chính sách xâm lược và diệt chủng. Khi những người cách mạng chân chính Cam-pu-chia đề nghị ủng hộ, Đảng và Nhà nước ta chủ trương giúp đỡ, đáp ứng các yêu cầu và coi đó cũng chính là sách lược để bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam triển khai giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, đào tạo cán bộ, thành lập các ban vận động cách mạng ở từng địa phương, từng địa bàn, tiến tới thống nhất dưới sự chỉ đạo của một ban vận động cách mạng chung, thực hiện chi viện vật chất, bảo đảm việc quản lý, bồi dưỡng, huấn luyện, trang bị và giúp bạn hoạt động.
    Ngày 2-12-1978, tại Snun, tỉnh Kra-chê, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, do ông Hêng Xom-rin làm Chủ tịch và ông Rua Xa-may làm Tổng thư ký, ra mắt nhân dân Cam-pu-chia với một cương lĩnh thể hiện sự quyết tâm đoàn kết với nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, xây dựng lại đất nước Cam-pu-chia hòa bình và phồn vinh. Ngay sau khi ra mắt, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia đề nghị với Việt Nam: “Hãy cứu giúp chúng tôi, không phải chỉ cứu giúp mấy vạn người tị nạn mà phải cứu giúp cả một dân tộc”.
    (còn nữa)
    VŨ OANH
    Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị
  6. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Ây Zaa. Tui zà rùi mà. Nhưng nhờ đánh CK, nên tập tennis đều đặn gân cốt còn tốt đó à. [};-=))=))=))=))=))[};-
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Gân cốt còn tốt , thận tốt , ngũ chi đều tốt ! :-bd
    Thế là tất cả đều tốt !
    :)>-:)>-:)>-
  8. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Hề hề. Bác nắm vững điều này quá hà. Cuộc đời tôi chinh chiến Nam Bắc đều để lại dấu ấn, riêng Trung thì chỉ hoạt động mạnh ở Quảng Bình. Huế, Đà Nẵng không có dấu ấn nào.
    Trộm nghĩ thế đã đủ. Nhưng ngũ chi, thận hoạt động vẫn trơn tru lắm bác ạ. Vẫn còn thòm thèm.\:D/
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [​IMG]

    Hết tuần giao dịch ta lại vào đây ...>:D:D:D<
    em hoatimbanglang iu ! và .... [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Ngũ chi còn tốt , vẫn thòm thèm !
    Thận khỏe , TALATA ăn nem !
    Ăn nem nhớ giấu lá cho kỹ !
    Sư tử bắt được thì xương mềm !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này